Nhảy, Nhảy, Nhảy
Chương 16
Chương 16 Sau khi lấy hành lý ở sân bay Haneda, Yuki cho tôi biết địa chỉ nơi nó sống. Hakone. "Khá là xa đấy," tôi nói. Đã hơn tám giờ tối, kể cả nếu tôi có gọi taxi đưa con bé về, chắc nó cũng sẽ kiệt sức trước khi tới được nhà mất. "Cháu có ai ở Tokyo không? Bà con hay bạn bè gì đó?" "Chẳng ai cả, có một chỗ ở Akasaka. Nó nhỏ thôi, nhưng mẹ cháu thường tới đấy ở mỗi khi lên thành phố. Cháu có thể tới đó nghỉ. Hiện giờ không có ai ở đó cả." "Cháu không có người thân nào ngoài mẹ sao?" "Không," Yuki trả lời. "Chỉ có mẹ và cháu thôi." "Hmm," tôi ậm ừ. Một gia cảnh không bình thường, nhưng đó đâu phải là chuyện của tôi. "Hay là tới chỗ chú trước. Rồi ta đi ăn tối ở đâu đó. Sau đó chú sẽ chở cháu về căn hộ ở Akasaka. Vậy được không?" "Tùy chú." Chúng tôi bắt taxi tới căn hộ của tôi tại Shibuya, thay bộ quần áo mặc từ khi tôi còn ở Hokkaido. Áo da, áo len rồi giày thể thao. Sau đó hai chú cháu ngồi lên chiếc Subaru của tôi, mất khoảng mười lăm phút để tới một nhà hàng Ý mà thỉnh thoảng tôi hay tới ăn. Có thể coi đó là kỹ năng nghề nghiệp cũng được; tôi biết cách tìm chỗ nào ăn uống ngon lành. "Giống như bọn lợn ở Pháp ấy," tôi nói với con bé, "chúng được huấn luyện kêu ủn ỉn khi tìm thấy một cây nấm truyp." "Chú không thích công việc của mình à?" "Không. Có gì để mà thích cơ chứ. Tất cả đều vô nghĩa. Chú tìm thấy một quán ăn tốt. Viết bài về nó rồi đăng tạp chí. Hãy đến quán này, thử món này đi. Sao phải làm thế chứ? Sao người ta không tự đến chỗ nào tùy thích và gọi những món họ muốn? Tại sao họ cần ai đó bảo họ những điều ấy. Thực đơn để làm gì? Và rồi, sau khi chú đưa chỗ đó lên tạp chí, nhà hàng ấy bỗng trở nên nối tiếng để rồi đồ ăn và phục vụ rơi xuống địa ngục. Luôn luôn thế. Cân bằng giữa cung và cầu bị phá vỡ. Và người đã làm rối beng lên chính là chú. Cứ thế cứ thế từng nơi một, gọn ghẽ và ngăn nắp. Chú tìm ra chỗ nào sạch sẽ tử tế rồi chiêm ngưỡng cái quá trình nó trở nên bẩn thỉu. Nhưng đó chính là cái người ta gọi là thông tin. Khi lôi ra những vết bẩn trong từng ngõ ngách nhỏ nhất thì người ta gọi là thông tin có giá trị. Có thể nó làm cháu thấy bực mình, nhưng đó là công việc của chú." Yuki nhìn tôi từ phía đối diện, cứ như thể đang ngắm một động vật quý hiếm trong vườn bách thú. "Nhưng chú vẫn làm công việc đó," nó nói. "Đó là nghề của chú," tôi trả lời, rồi chợt nhớ ra rằng mình đang nói chuyện với một cô bé mười ba tuổi. Tuyệt thật. Mình đang làm gì vậy, ba hoa với một con bé thậm chí còn chưa bằng nửa tuổi đời mình ư? "Đi nào" tôi nói. "Muộn rồi đấy. Chú sẽ đưa cháu về căn hộ đó." Cả hai lên chiếc Subaru của tôi. Yuki chọn một cuộn băng trong đống cassette rồi bật lên. Nhạc để nghe khi lái xe. Đường phố vắng tanh, chẳng mấy chốc chúng tôi đã tới Akasaka. "Cháu chỉ đường đi," tôi nói. "Không," Yuki trả lời. "Sao cơ?" "Cháu nói là sẽ không chỉ đường cho chú đâu. Cháu chưa muốn về nhà." "Nào, hơn mười giờ rồi đấy," tôi lý sự. "Hôm nay là một ngày dài vất vả. Chú đang mệt bã cả người ra rồi." Những lời đó dường như không mấy tác động đến Yuki. Con bé thật không thể lay chuyển. Nó cứ ngồi đó, nhìn tôi chằm chằm, tôi thì cố nhìn đường. Không có chút cảm xúc hay bất cứ cái gì tương tự như thế trong ánh nhìn của con bé, nhưng nó vẫn khiến tôi thấy bồn chồn. Sau một hồi, nó nhìn ra ngoài cửa sổ. "Cháu không buồn ngủ," nó lên tiếng. "Với lại, chú đưa cháu về là cháu lại chỉ có một mình, nên cháu muốn cứ đi tiếp thế này và nghe nhạc nữa." Tôi ngẫm nghĩ một lúc. "Thôi được. Chúng ta sẽ đi thêm một tiếng nữa. Rồi sau đó cháu sẽ về nhà ngủ. Được không?" "Được." Yuki trả lời. Thế là hai chú cháu lại dạo xe quanh Tokyo, vừa đi vừa nghe nhạc. Chính vì con người cứ thoải mái làm những điều như vậy nên bầu không khí mới trở nên ô nhiễm, tầng ozone bị thủng, tiếng ồn tăng lên, người người trở nên dễ cáu kỉnh, và nguồn tài nguyên thiên nhiên dần dần cạn kiệt. Yuki ngả đầu ra sau ghế lặng im ngắm nhìn thành phố về đêm. "Mẹ cháu đang ở Kathmandu à?" tôi hỏi. "Vâng," con bé mệt mỏi trả lời. "Vâng," con bé mệt mỏi trả lời. "Nghĩa là cháu sẽ phải ở một mình đến khi mẹ quay về? "Mẹ con cháu có một cô giúp việc ở Hakone." "Hừm, chuyện như thế này là thường xuyên à?" "Ý chú là việc mẹ bỏ mặc cháu?" "Phải." "Lúc nào cũng thế. Công việc là thứ duy nhất mẹ cháu nghĩ đến. Không phải mẹ ích kỷ hay làm sao, chỉ là con người bà ấy là vậy. Bà ấy chỉ nghĩ đến bản thân mình. Đôi khi còn quên mất sự có mặt của cháu nữa. Chú biết đấy, cháu cứ như một cái ô, chỉ thấp thoáng lướt qua óc bà ấy rồi biến mất. Bà ấy vứt cháu ở đâu cũng được. Nếu trong đầu bà ấy nghĩ là cần phải đến Kathmandu, thế là xong, bà ấy đi luôn. Sau đó bà ấy sẽ xin lỗi. Nhưng rồi lần sau cũng lại như thế. Mẹ kéo cháu theo tới tận Hokkaido trong một cơn tùy hứng - chuyện này thật nực cười - nhưng sau đó thì bỏ cháu lại một mình trong phòng suốt ngày. Hiếm khi mẹ quay lại khách sạn và cháu thường phải ăn một mình... Nhưng cháu quen rồi, và cháu cũng không trông chờ gì nhiều hơn thế. Mẹ nói sẽ quay lại trong vòng một tuần, nhưng cũng có thể từ Kathmandu bà ấy sẽ lại bay đến nơi nào khác không chừng." "Tên mẹ cháu là gì?" tôi hỏi. Tôi vẫn không biết mẹ Yuki là ai. "Nghệ danh của mẹ cháu là," con bé nói, "Ame, tức làMưa. N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Thế nên cháu tên là Yuki.Tuyết. Ngớ ngẩn phải không? Nhưng đó là ý tưởng hài hước của mẹ cháu đấy." Tất nhiên tôi đã nghe nói về Ame. Ai lại không chứ? Có lẽ chị ta là nữ nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất đất nước này. Chị ta rất nổi tiếng, nhưng bản thân không bao giờ xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Chị ta giữ kín đời tư. Chỉ nhận làm những việc mình thích. Chị ta cũng nổi tiếng với tính cách lập dị. Những bức ảnh của chị ta nổi tiếng vì chúng khiến người xem kinh ngạc và bị ám ảnh. "Nói vậy tức cha cháu là nhà văn Hiraku Makimura?" tôi hỏi. Yuki nhún vai. "Ông ấy không phải người xấu, chỉ bất tài thôi." Cách đây vài năm, tôi có đọc vài cuốn tiểu thuyết thời kỳ đầu và một tuyển tập truyện ngắn của Hiraku Makimura. Khá được. Văn phong và quan điểm đều mới lạ. Đó là lý do khiến chúng bán chạy. Hồi ấy, ông ta là người được ưa thích trên văn đàn. Makimura thường xuyên xuất hiện trên ti vi, trên các tờ tạp chí, trình bày quan điểm về những vấn đề xã hội. Rồi ông ta kết hôn với một nhiếp ảnh gia đầy triển vọng có nghệ danh là Amé. Đó là đỉnh cao của Makimura. Sau đó là thời kỳ thoái trào. Ông ta không viết được tác phẩm nào ra hồn. Hai hay ba cuốn sách tiếp sau đó chỉ như trò đùa. Giới phê bình tỏ thái độ gay gắt, sách chẳng bán được mấy. Rồi Makimura bắt đầu lột xác từ một tiểu thuyết gia theo trào lưu ngây thơ(22), bỗng ông ta trở thành một cây viết tiên phong. Nhưng những khiếm khuyết trong tác phẩm vẫn không được cải thiện. Makimura dập khuôn phong cách của mình theo trào lưuLàn Sóng Mới(23)của Pháp, nói to tát vậy chứ thực ra cũng chỉ là khoa trương. Thật sự thảm hại. Makimura xoay xở kiếm được sự đồng tình của một vài nhà phê bình bất tài. Nhưng sau hai năm lặp đi lặp lại cùng một vở, đến cả những người ấy cũng chán ngấy ông ta. Tài năng của Makimura đã biến mất, nhưng ông ta vẫn khăng khăng bám trụ, giống một con chó săn đã-từng-dũng-mãnh giờ chỉ biết suốt ngày theo đuôi bọn chó cái nhà hàng xóm. Đó cũng là khoảng thời gian, ông ta và Amé chia tay. Hay nói rõ hơn, là Ame bỏ ông ta. Ít ra thì đó cũng là điều người ta nói trên báo đài. Nhưng đó chưa phải là đoạn kết của Hiraku Makimura. Vào đầu những năm bảy mươi, ông ta dấn thân vào một thể loại mới, viết du ký với tư cách là một nhà thám hiểm tự phong. Tạm biệt phái tiên phong, chuyển sang hành động và phiều lưu. Ông ta tới những nơi xa xôi và nguy hiểm ở tận cùng ngõ ngách hành tinh này. Ông ta ăn thịt hải cẩu sống với dân Eskimo, sống với đám người lùn, xâm nhập vào những trại du kích trên núi Andes. Makimura chê bai đám học giả chỉ biết có bàn giấy và những kẻ suốt ngày ru rú trong thư viện. Ban đầu cũng chẳng tệ lắm, nhưng sau mười năm, văn phong của ông trở nên nghèo nàn. Xét cho cùng, chúng ta đâu còn sống trong thời đại của Livingstone hay Amundsen(24). Những cuộc phiêu lưu không còn thú vị như ngày xưa, dẫu vậy chưa lúc nào văn của Makimura lại khoa trương đến thế. Và điều đáng nói là, chúng không còn là nhũng cuộc phiêu lưu thật sự nữa. Giờ đây, Makimura kéo theo cả một lô một lốc tùy cùng gồm điều phối viên, biên tập viên, cả quay phim nữa. Thỉnh thoảng đài truyền hình cũng tham dự, và thế nào cũng có cả tá nhân viên cùng với các nhà tài trợ bám theo sau. Mọi thứ càng lúc càng giả tạo. Chẳng mấy chốc, ai cũng có số điện thoại của ông ta. Có thể Makimura không phải là người xấu. Nhưng đúng như lời cô con gái nhận xét, ông ta không có tài. Chẳng còn gì để nói về người cha của Yuki nữa. Con bé cũng chẳng muốn nói về cha mình. Tôi áy náy vì đã nhắc đến ông ta. Chúng tôi ngồi yên lặng nghe nhạc. Tôi lái xe, mắt nhìn đèn chiếc BMW màu xanh dương trước mặt. Yuki nhịp chân theo bài Solomon Burke ngắm nhìn cảnh vật trôi đi. "Cháu thích chiếc xe này," Yuki nói sau một hồi im lặng. "Xe gì vậy chú?" "Subaru," tôi trả lời. "Chú mua lại từ một người bạn. Chẳng mấy người thèm ngó qua nó tới lần thứ hai." "Cháu không biết nhiều về xe cộ, nhưng cháu thích cảm giác ngồi trên xe này." "Có thể là vì chú đã chăm sóc nó bằng cả hơi ấm và lòng yêu thương." "Điều đó khiến cho chiếc xe dễ chịu và gần gũi ư?" "Hòa hợp," tôi giải thích. "Sao cơ ạ?" "Sao cơ ạ?" "Chiếc xe và chú là bằng hữu. Chú và nó cùng giúp đỡ lẫn nhau. Chú bước vào xe, khởi động nó nhẹ nhàng. Làm thế tạo ra một bầu không khí dễ chịu. Chiếc xe thấu hiểu điều đó. Và vì thế mà cả chú và chiếc xe đều cảm thấy thoải mái." "Một cỗ máy cũng có thể cảm nhận được sao?" "Cháu không biết sao? Nhưng mà chú cũng không biết diễn tả nó như thế nào. Máy móc cũng biết vui, và cũng biết giận dữ nữa. Chú không có cách giải thích nào logic cả. Chỉ biết điều đó bằng kinh nghiệm của mình thôi." "Ý chú nói là máy móc cũng như con người?" Tôi lắc đầu. "Không, không giống như con người. Với máy móc, ừm, cảm xúc chỉ có giới hạn thôi. Nó không thể đi xa hơn nữa. Nhưng con người thì khác. Cảm xúc luôn luôn biến đổi. Giống như khi ta yêu một ai đó, tình cảm ấy luôn biến đổi và xao động. Nó sẽ luôn ngờ vực, ảo tưởng, bỗng chốc tan biến, thậm chí là chối từ hay tổn thương. Và vấn đề là ta không thể làm gì khác được, ta không kiểm soát được nó. Còn chiếc xe Subaru của chú thì không phức tạp như vậy." Yuki nghĩ ngợi một lát. "Nhưng vợ chú đã không hiểu điều này phải không? Chẳng lẽ cô ấy không hiểu cảm nhận của chú?" con bé hỏi tôi. "Chú nghĩ là không." tôi trả lời. "Hoặc cũng có thể cô ấy có cách nhìn nhận khác trong vấn đề này. Vì vậy, cuối cùng cô ấy đã bỏ chú. Có lẽ với cô ấy, sống cùng người đàn ông khác dễ hơn là phải điều chỉnh quan điểm." "Vậy hai người không thể hòa thuận giống như chú với chiếc Subaru này?" "Cháu nói đúng." Sao lại nói chuyện này với một cô bé mới mười ba tuổi đầu chứ. "Thế còn cháu thì sao?" Yuki đột nhiên hỏi tôi. "Cháu ư? Chú hầu như không biết gì về cháu." Tôi có thể cảm nhận con bé lại đang nhìn tôi chằm chằm. Lâu hơn nữa thì không chừng nó có thể đục cả một lỗ trên má trái của tôi. Tôi nhượng bộ. "Được rồi, trong tất cả những người phụ nữ chú đi cùng, có lẽ cháu là người đáng yêu nhất," tôi nói, mắt dán chặt vào mặt đường. "Không, không phải có lẽ. Rõ ràng cháu là người đáng yêu nhất. Nếu chú mới mười lăm tuổi, chú sẽ phải lòng cháu ngay. Nhưng chú đã ba tư rồi, nên không thể dễ dàng yêu lần nữa. Chú không muốn phải hứng chịu thêm tổn thương. Vì vậy, với cái Subaru này thì an toàn hơn. Được chưa nào?" Yuki nhìn tôi bối rối. "Vô cùng quái gở," con bé chỉ nói vậy. Điều đó làm tôi có cảm giác mình như kẻ cặn bã của loài người. Có lẽ con bé chẳng có ý gì khi nói vậy, nhưng thực sự nó đã giáng cho tôi một cú nặng nề. 11:15 phút, chúng tôi trở lại Akasaka. Yuki giữ đúng thỏa thuận và chỉ cho tôi đường đến căn hộ. Đó là một tòa chung cư nhỏ xinh xây bằng gạch đỏ nằm trên một con phố yên tĩnh gần đền Nogi. Tôi dừng lại phía trước và tắt máy. "Về chuyện tiền nong và các thứ khác," Yuki nói trước, khi mở cửa, "vé máy bay, bữa tối và mọi thứ..." "Tiền vé máy bay cứ đợi cho đến khi mẹ cháu về đã. Những thứ còn lại thứ là phần chú. Đừng bận tâm. Chú không đòi chia tiền khi đi hẹn hò đâu." Yuki nhún vai im lặng, rồi ra ngoài, vứt miếng giấy bọc kẹo cao su vào một chậu cây gần đó. Cảm ơn chú rất nhiều. Không có gì. Tôi tự nói với chính mình. Rồi tôi lấy một tấm danh thiếp từ trong ví ra. "Đưa cái này ẹ cháu khi bà ấy về. Ngoài ra, chừng nào mẹ chưa về, nếu có cần gì, cháu có thể gọi cho chú theo số điện thoại này. Cứ cho chú biết xem chú giúp được gì." Con bé cầm tấm danh thiếp, liếc qua chừng vài giây, rồi nhét vào túi áo khoác. Tôi kéo hai chiếc vali quá tải của con bé ra khỏi xe, rồi vào thang máy lên tầng bốn. Yuki mở khóa cửa, tôi xách va li vào nhà. Đó là một studio kèm theo cả phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phóng tắm. Căn hộ gần như còn mới tinh, gọn gàng như một phòng trưng bày, nội thất cũng như đồ gia dụng sắp xếp rất gọn gàng, rất có gu, đắt tiền và hầu như chưa dùng tới. Căn phòng có vẻ hấp dẫn của nơi lâu ngày không ai sống, tựa như một tờ tạp chí bóng loáng. Rất thanh lịch, rất hư ảo. "Mẹ cháu hầu như không tới đây," Yuki tuyên bố khi thấy tôi quan sát căn hộ. "Mẹ có một studio gần đây, bà ấy thường ở đó khi có việc ở Tokyo. Mẹ ngủ ở đó, ăn ở đó. Bà chỉ đến đây trong khoảng thời gian rảnh giữa các công việc." "Chú hiểu," tôi nói. Một phụ nữ bận rộn. Yuki treo áo khoác lông thú của nó lên và bật lò sưởi. Rồi nó mang ra một bao Virginia Slims và bật lửa rất điệu nghệ. Tôi không thể nói mình tán thành một cô bé mười ba tuổi hút thuốc. Nhưng có gì đó rất cuốn hút khi điếu thuốc lọc nhỏ như cây bút chì đó lơ lửng trên đôi môi mỏng ấy, làn mi dài của con bé thấm đẫm khói thuốc. Một bức tranh tuyệt vời. Tôi cố trấn tĩnh. Nếu là một cậu nhóc mười lăm tuổi, chắc chắn tôi sẽ phải lòng con bé. Tự nhiên như tuyết đọng trên mái nhà rơi xuống vào mùa xuân. Có lẽ tôi sẽ phát cuồng lên và thấy buồn khủng khiếp. Nó khiến tôi quay trở lại nhiều năm về trước. Khiến tôi thấy bất lực, như một cậu bé mới lớn xoay mòng mòng vì một cô bé giống hệt Yuki. "Chú uống cà phê không?" Tôi lắc đầu. "Cám ơn cháu, nhưng muộn rồi. Chú về đây." Yuki đặt điếu thuốc lên gạt tàn rồi tiễn tôi ra cửa. Yuki đặt điếu thuốc lên gạt tàn rồi tiễn tôi ra cửa. "Để ý thuốc lá và lò sưởi trước khi đi ngủ nhé." "Vâng, thưa Bố." con bé đáp. Cuối cùng cũng được về nhà, tôi đổ sụp xuống sofa với một cốc bia. Tôi liếc mắt qua đống thư từ. Chẳng có gì ngoài công việc và hóa đơn. Xếp loại: xử lý sau. Tôi đã chết, không muốn làm cái gì hết. Thế nhưng, tôi thấy bồn chồn, hưng phấn đến nỗi không ngủ được. Thật là một ngày tồi tệ! Tôi đã ở Sapporo bao lâu nhỉ? Những hình ảnh xáo trộn thành một mớ bòng bong, choán hết đầu óc tôi khi ngủ. Bầu trời xám xịt. Những sự kiện và ngày tháng có liên quan. Cuộc hẹn cùng cô lễ tân đeo kính. Cuộc gọi cho anh bạn đối tác cũ hỏi về câu chuyện phía sau khách sạn Cá Heo. Nói chuyện với Người Cừu. Bộ phim có cảnh Gotanda và Kiki. Ban nhạc Beaeh Boys, cô bé mười ba tuổi và tôi. Tokyo. Rốt cuộc bao ngày trôi qua nhỉ? Nói nghe xem nào. Ngày mai, tôi nói với chính mình.Chờ được mà. Tôi xuống bếp và rót một ly whiskey. Mạnh, tuyệt ngon và hơn nữa là không hề pha tạp. Thêm vài chiếc bánh quy giòn nữa. Hơi bị ẩm một chút, giống đầu tôi, nhưng phải thế thôi. Tôi bật một đĩa nhạc cũ trong đó Modernaires hát mấy bài của Tommy Dorsey lên. Đẹp và dịu dàng. Hơi quá đát một chút, cũng như cái đầu tôi vậy. Hơi có tạp âm, nhưng cũng chẳng phiền đến ai. Chất lượng tàm tạm. Không đâu vào đâu. Cũng như cái đầu tôi vậy. Chuyện này là gì vậy?Câu nói của Kiki lặp lại trong đầu tôi. Camera quét xung quanh. Những ngón tay điệu nghệ của Gotanda lướt nhẹ dọc lưng nàng. Tìm kiếm dòng chảy bí ẩn kia. Điều gì đang xảy ra ở đây? Tôi hoàn toàn rối loạn. Tự tin của tôi đi đâu hết rồi. Tình yêu và chiếc Subaru cũ là hai thứ khác nhau. Phải vậy không. Tôi thấy ghen tị với những ngón tay của Gotanda. Yuki đã dập thuốc chưa? Không biết con bé đã tắt lò sưởi chưa?Vâng, thưa Bố. Chẳng sai chút nào. Không chút tự tin. Lẽ nào tôi phải chịu số kiếp kiệt quệ dần mòn, lẩm bẩm một mình trong cái nghĩa địa voi của xã hội tư bản bậc cao này? Để mai đi. Tất cả mọi thứ. Tôi đánh răng, thay bộ pyjamas, rồi uống nốt ly whiskey. Vừa leo lên giường thì chuông điện thoại kêu. Lúc đầu, tôi chỉ biết chăm chăm nhìn vào cái vật phát ra tiếng kêu ở giữa phòng, rồi cuối cùng tôi nhấc máy lên. "Cháu đã tắt lò sưởi." Yuki nói. "Thuốc cũng dập rồi. Mọi thứ đều ổn. Giờ thì chú yên tâm rồi chứ?" "Ừ, cám ơn cháu," tôi trả lời. "Ngủ ngon nhé," con bé tiếp tục. "Ngủ ngon," tôi nói. "Khoan đã," Yuki nói, rồi ngập ngừng, "chú đã trông thấy người đàn ông khoác bộ da cừu trong khách sạn ở Sapporo phải không?" Tôi ngồi xuống giường, giữ chặt điện thoại lên trước ngực như thể ủ ấm ột quả trứng đà điểu vừa nứt đang sắp nở. "Chú không lừa cháu được đâu. Cháu biết chú đã gặp ông ấy. Cháu biết ngay lúc ấy cơ." "Cháu đã nhìn thấy Người Cừu à?" tôi buột miệng. "Hừm," Yuki vòng vo không trả lời, rồi tặc lưỡi. "Ta hãy để chuyện này nói sau. Lần tới nhé? Hai ta sẽ có một cuộc nói chuyện dài. Giờ cháu mệt lắm." Và sau đó, con bé cúp máy.Kịch. Tôi nhói đau vùng thái dương. Tôi xuống bếp rót một ly whiskey nữa. Người tôi run lên bần bật. Như thể có cả một đoàn tàu lượn siêu tốc đang chạy rầm rập dưới chân.Tất cả đều được kết nối, Người Cừu đã nói vậy. Kết nối. Tất cả những mối liên kết lạ lùng đang bắt đầu xán lại gần nhau.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương