Nhảy, Nhảy, Nhảy
Chương 3
Chương 3 Không cần phải mất quá nhiều công sức thì mới tìm được việc làm trong cái xã hội tư bản phát triển cao như một cái tổ kiến khổng lồ này. Dĩ nhiên, miễn là anh không đòi hỏi những thứ không thể. Hồi còn điều hành văn phòng riêng, tôi phụ trách phần biên tập và viết lách, nên cũng quen biết vài tay kỳ cựu trong ngành. Thế nên khi bắt đầu hành nghề tự do, tôi không cần phải trang bị lại quá nhiều. Dù gì thì tôi cũng chẳng cần quá nhiều để sống. Tôi lấy sổ điện thoại ra và gọi tới vài người. Tôi dò hỏi liệu có công việc nào không. Tôi nói mình đang nghỉ ngơi nhưng cũng đã sẵn sàng làm việc trở lại. Gần như ngay lập tức, công việc đổ dồn tới. Dẫu vậy, đều không phải những việc thú vị cho lắm, chủ yếu là viết bài lấp chỗ trống cho các bản tin PR và các tập tờ rơi quảng cáo cho công ty. Nói theo kiểu bảo thủ, tôi thừa nhận một nửa những thứ mình viết ra là vô nghĩa, chẳng có tác dụng với bất kỳ ai. Một sự phí phạm giấy mực. Nhưng tôi vẫn làm vậy, rất máy móc, không suy nghĩ gì. Ban đầu, khối lượng công việc không nhiều lắm. Có lẽ chỉ tốn vài giờ một ngày. Thời gian còn lại, tôi đi dạo hoặc xem phim. Tôi xem rất nhiều phim. Trong ba tháng, tôi đã có một khoảng thời gian tương đối dễ chịu. Tôi dần nối lại các mối quan hệ. Rồi, đầu mùa thu, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đơn đặt hàng tăng đột biến. Điện thoại kêu không ngừng, hòm thư của tôi đầy ụ. Tôi gặp gỡ trao đổi công việc với nhiều người và ăn trưa cùng họ. Họ hứa sẽ giao cho tôi nhiều việc hơn. Lý do thật đơn giản. Tôi không bao giờ kén chọn công việc. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì, luôn hoàn thành mọi thứ đúng hạn, không bao giờ phàn nàn, viết lách rõ ràng. Và tôi rất chu đáo. Chỗ người khác thiếu nhiệt tình, tôi lại viết rất nhiệt tình. Tôi không bao giờ làm ăn gian dối, kể cả khi nhuận bút thấp. Nếu hai rưỡi sáng tôi nhận được cuộc gọi yêu cầu đến sáu giờ sáng phải nộp hai mươi trang bài viết (ví dụ như về ưu điểm của đồng hồ cơ, sự hấp dẫn của phụ nữ tầm tuổi bốn mươi hoặc những địa điểm đẹp nhất ở Helsinki, nơi tôi chưa từng đặt chân đến), tôi sẽ làm xong trước năm giờ ba mươi. Và nếu họ gọi điện yêu cầu sửa lại, tôi sẽ hoàn thành trước sáu giờ. Tôi dám cá mình rất có uy tín. Cũng giống như là xúc dọn tuyết vậy. Cứ để tuyết rơi rồi tôi sẽ chỉ cho bạn vài chiêu dọn đường hiệu quả. Không một chút háo danh, chẳng mảy may kỳ vọng, tất cả những gì tôi quan tâm là làm việc có hệ thống, xong cái này rồi làm cái khác. Đôi khi tôi tự hỏi không biết điều này có phải là nguyên nhân suy sụp của cuộc đời mình? Sau khi đã tiêu tốn bao nhiêu giấy mực, tôi là ai mà có quyền phàn nàn về sự lãng phí? Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản bậc cao. Lãng phí chính là bản chất, là mỹ đức lớn nhất. Các chính trị gia gọi đây là "nâng cao chất lượng tiêu dùng nội địa." Tôi thì gọi đó là hoang phí vô nghĩa. Một sự khác biệt về quan điểm. Không một chút háo danh, chẳng mảy may kỳ vọng, tất cả những gì tôi quan tâm là làm việc có hệ thống, xong cái này rồi làm cái khác. Đôi khi tôi tự hỏi không biết điều này có phải là nguyên nhân suy sụp của cuộc đời mình? Sau khi đã tiêu tốn bao nhiêu giấy mực, tôi là ai mà có quyền phàn nàn về sự lãng phí? Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản bậc cao. Lãng phí chính là bản chất, là mỹ đức lớn nhất. Các chính trị gia gọi đây là "nâng cao chất lượng tiêu dùng nội địa." Tôi thì gọi đó là hoang phí vô nghĩa. Một sự khác biệt về quan điểm. N.g.u.ồ.n. .t.ừ. .s.i.t.e. .T.r.u.y.e.n.G.i.C.u.n.g.C.o...c.o.m. Dẫu vậy nó cũng chẳng làm thay đổi cách chúng ta sống. Nếu không thích, tôi có thể chuyển tới Bangladesh hoặc Sudan. Bản thân tôi không phải người hào hứng với chuyện sống tại Bangladesh hay Sudan. Vì thế tôi tiếp tục làm việc. Và ít lâu sau, không chỉ còn là công việc PR nữa. Tôi được đề nghị làm vài việc lặt vặt cho các tạp chí định kỳ. Vì một số lý do, hầu hết đều là tạp chí dành cho phụ nữ. Tôi bắt đầu đi phỏng vấn, viết vài bài phóng sự nho nhỏ. Nhưng thực ra công việc này cũng chẳng khá hơn là mấy so với các bản tin PR. Do tính chất của những tạp chí này, phần lớn đối tượng phỏng vấn của tôi đều thuộc giới giải trí. Dẫu có hỏi gì đi nữa thì họ cũng chỉ đáp lại bằng những câu trả lời cũ rích. Thật dễ đoán được họ sẽ trả lời thế nào trước cả khi đặt ra câu hỏi. Trường hợp tệ nhất là, người quản lý cứ nằng nặc đòi xem trước các câu hỏi. Vì thế lần nào tôi cũng đến với mọi thứ đã được viết sẵn. Có lần tôi hỏi một cô ca sĩ mười bảy tuổi điều gì đó không có trong danh sách câu hỏi, người quản lý của cô ta liền hét toáng lên: "Đó không phải những gì chúng ta đã thỏa thuận - cô ấy không phải trả lời câu này." Thật đúng là trò hề. Tôi tự hỏi nếu viên quản lý không ở bên cạnh thì liệu cô gái đó có trả lời nổi sau tháng Mười là tháng mấy không nữa. Dù vậy, tôi đã làm hết sức mình. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều chuẩn bị trước, khảo sát đủ mọi nguồn, cố gắng đặt những câu hỏi mà người khác không nghĩ tới. Tôi mất khá nhiều công sức thiết kế bài viết. Dẫu những cố gắng ấy không được hưởng sự công nhận đặc biệt nào. Họ chưa bao giờ khen tôi lấy một lời. Tôi cố hết sức chỉ bởi với tôi đó là cách đơn giản nhất. Tự rèn luyện bản thân. Tăng cường trao cho ngón tay và cái đầu bỏ đi của mình một công việc thực tế - và nếu được, thì là vô hại. Trở về với xã hội. Sau đó, ngày tháng của tôi bận rộn hơn bao giờ hết. Tôi không chỉ phải cáng gấp hai, gấp ba khối lượng công việc so với thường lệ mà còn cả đống việc gấp. Những việc không ai thèm nhận chắc chắn tìm được đường đến chỗ tôi. Vai trò của tôi trong guồng quay này cũng giống như bãi phế thải ở ria thành phố. Bất cứ thứ gì, đặc biệt nếu phức tạp hoặc khó khăn, đều được tống sang cho tôi. Coi như là để bù lại, tài khoản tiết kiệm của tôi phình lên đến con số cao chưa từng thấy, tuy nhiên tôi quá bận nên chẳng có thời giao mà tiêu xài. Vì thế khi một người quen đề nghị một vụ thỏa thuận khá hời, tôi thải luôn chiếc xe cũ chẳng-làm-gì-ngoài-việc-gây-đau-đầu đi và mua chiếc Subaru Leone đã dùng được một năm của anh ta. Nó hầu như chưa đi được bao dặm, có cả radio và điều hòa. Chiếc xe thực sự đầu tiên của tôi. Và tôi chuyển tới một căn hộ tại Shibuya, gần trung tâm thành phố hơn. Chỗ này hơi ồn một chút - đường cao tốc chạy ngay ngoài cửa sổ - nhưng tôi cũng quen dần. Coi như là để bù lại, tài khoản tiết kiệm của tôi phình lên đến con số cao chưa từng thấy, tuy nhiên tôi quá bận nên chẳng có thời giao mà tiêu xài. Vì thế khi một người quen đề nghị một vụ thỏa thuận khá hời, tôi thải luôn chiếc xe cũ chẳng-làm-gì-ngoài-việc-gây-đau-đầu đi và mua chiếc Subaru Leone đã dùng được một năm của anh ta. Nó hầu như chưa đi được bao dặm, có cả radio và điều hòa. Chiếc xe thực sự đầu tiên của tôi. Và tôi chuyển tới một căn hộ tại Shibuya, gần trung tâm thành phố hơn. Chỗ này hơi ồn một chút - đường cao tốc chạy ngay ngoài cửa sổ - nhưng tôi cũng quen dần. Tôi đã ngủ với vài người đàn bà quen biết qua công việc. Trở về với xã hội. Tôi ý thức được người đàn bà nào mình cần phải ngủ cùng. Những người nào tôi có thể hoặc không thể ngủ cùng. Thậm chí cả những người mà tôi không nên ngủ cùng. Đó là thứ khả năng có được theo tuổi tác. Tôi cũng biết khi nào thì nên kết thúc mối quan hệ, tất cả đều rất dễ chịu và thoải mái, nên chẳng ai bị tổn thương. Thứ duy nhất còn thiếu là rung động thực sự của trái tim. Mối quan hệ sâu sắc nhất tôi từng dính vào là với một phụ nữ làm việc ột công ty điện thoại. Tôi gặp cô tại bữa tiệc mừng năm mới. Cả hai khi ấy đều đã chếnh choáng, chúng tôi trêu chọc nhau, thấy thích nhau và cuối cùng tôi đưa cô về nhà mình. Cô có khuôn mặt đẹp và đôi chân tuyệt vời. Chúng tôi còn đi chơi trên chiếc Subaru tôi mới tậu. Cứ khi nào có hứng, cô gọi điện và đến ở qua đêm, cô là mối quan hệ duy nhất có vẻ gắn bó. Tuy nhiên, cả hai đều biết chuyện sẽ chẳng đi đến đâu. Dù thế, chúng tôi vẫn lặng lẽ chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống. Lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi biết đến những tháng ngày thanh bình. Chúng tôi âu yếm nhau, thầm thì với nhau. Tôi nấu ăn cho cô, tặng cô quà sinh nhật. Chúng tôi đến các câu lạc bộ nhạc jazz và uống cocktail. Chúng tôi không bao giờ cãi cọ, dù chỉ một lần. Tôi và cô biết chính xác những gì mình cần ở người kia. Nhưng dù vậy, mối quan hệ vẫn kết thúc Một ngày kia nó dừng lại, đơn giản như cuộn phim bị trượt khỏi trục quay. Sự ra đi của cô để lại trong tôi nhiều khoảng trống hơn tôi tưởng. Trong một thời gian, tôi lại ở lì trong nhà. Vấn đề nằm ở chỗ tôi đã không muốn cô, không, thực sự muốn. Tôi từng thích cô, thích được ở bên cô. Cô đã cho tôi có lại cảm xúc dịu dàng. Nhưng vấn đề thực sự làtôi chưa bao giờ cảm thấy cần cô. Chưa đến ba ngày sau khi cô bước ra khỏi cuộc đời tôi, tôi đã nhận ra điều đó. Rốt cuộc thì, suốt thời gian tôi ở bên cô, có lẽ tôi cũng đang ở trên mặt trăng. Ngay cả khi cảm thấy bộ ngực cô áp sát người mình, tôi cũng đang mong đợi cái gì đó khác. Mất bốn năm cuộc sống của tôi mới ổn định trở lại. Tôi cẩn thận giải quyết nhanh gọn từng phần việc mình nhận và mọi người dần cảm thấy họ có thể trông cậy vào tôi. Thậm chí một số người, dù rất ít, đã trở nên thân thiện. Dù vậy, chẳng cần nói cũng thấy điều đó vẫn chưa đủ. Hoàn toàn không đủ. Tôi đã dành bao nhiêu thời gian để cố gắng tăng tốc, giờ đây tôi lại quay về nơi mình bắt đầu. Được lắm, tôi nghĩ, ba mươi tư tuổi, quay về điểm xuất phát. Giờ thì mày làm gì? Được lắm, tôi nghĩ, ba mươi tư tuổi, quay về điểm xuất phát. Giờ thì mày làm gì? Tôi không phải nghĩ ngợi nhiều. Tôi biết trước rồi. Câu trả lời lơ lửng trên đầu tôi như một đám mây u ám, nặng nề. Tất cả những gì tôi phải làm là hành động, thay vì cứ lần lữa mãi.Tôi phải tới khách sạn Cá Heo. Đó là nơi mọi thứ bắt đầu. Tôi cũng phải tìmnàng. Người phụ nữ ấy, người đầu tiên dẫn tôi tới khách sạn Cá Heo,nàng, cô gái gọi cao cấp trong thế giới ngầm về đêm của chính nàng. (Trong vài tình huống bất ngờ, ít lâu sau đó tôi đã biết tên người phụ nữ vô danh này, nhưng để tiện theo dõi, dù có vẻ hơi bất hợp lý, tôi sẽ cho các bạn biết ngay bây giờ. Xin hãy thứ lỗi cho tôi. Nàng tên là Kiki). Đúng vậy, Kiki giữ chìa khóa của mọi vấn đề. Tôi phải gọi nàng trở về. Về với cuộc sống cùng tôi mà nàng đã từ bỏ và không bao giờ quay đầu lại. Liệu điều ấy có thể xảy ra? Ai mà biết được, nhưng tôi phải thử. Từ giờ, một vòng tuần hoàn mới sẽ bắt đầu. Tôi thu dọn đồ đạc, gấp rút hoàn thành nốt đống việc còn dang dở, hủy bỏ tất cả những việc đã lên lịch cho tháng tới. Tôi nói mình sẽ rời Tokyo để giải quyết chuyện gia đình. Cũng có vài biên tập viên càu nhàu, nhưng họ làm được gì chứ? Trước đó tôi chưa từng khiến họ thất vọng, ngoài ra tôi đã báo trước ý định nghỉ một thời gian để họ tiện thu xếp. Cuối cùng, mọi việc đều ổn. Tôi sẽ trở lại sau một tháng, tôi nói với họ vậy. Rồi tôi đáp chuyến bay tới Hokkaido. Lúc đó là đầu tháng Ba năm 1983. Dĩ nhiên, công việc gia đình chẳng thể xong xuôi sau một tháng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương