Những Ngày Thơ Ấu

Chương 2



Chương 2:

Nhà đã bán mất rồi. Cái nhà gạch hai tầng ở phố Hàng Cau của bà tôi cố dành dụm bao nhiêu năm và vay mượn bao nhiêu nơi mới xây được để làm từ đường. Năm ấy là năm 1927, tôi nhớ rõ như thế, đồng tiền buôn bán còn kiếm được nên nhà tôi mới bán được giá cao đến thế: một nghìn chín trăm đồng. Và cũng vì ở giữa phố sầm uất, có nhà cầm đồ, có hiệu khách xuất cảng và nhập cảng gạo, có nhiều hàng cơm đông người ăn nhất, nếu không nhà tôi sẽ bị dìm giá, chầy chật mới bán được. Bởi nhà đất vừa hẹp, đằng sau không có, cầu rửa và bể nước ở ngay trong nhà, lan can lại bằng gỗ, và chủ nó đương cuống vó, mất ăn mất ngủ vì các món nợ ghê gớm, văn tự viết cầm nhà thì đã đến hạn đoạn mại. ông tôi mất sớm, năm thầy tôi chưa lấy mẹ tôi. Bà tôi cũng sinh nở mười tám bận. Nhưng các cô, các chú tôi đều chết dần chết mòn gần hết, kẻ ngay khi lọt lòng mẹ, kẻ mới bập bẹ nói, kẻ còn trần truồng chạy nhông ngoài đường. Trong sự nuôi nấng cẩu thả và mê muội của một người mẹ luộm thuộm suốt ngày đầu tắt mặt tối, đàn con đông hơn đàn vịt kia sống sót ba người: thầy tôi và một người chị gái thầy tôi, một người em thầy tôi. Công việc mua bán chỉ đi lại trong có nửa tháng là nhà tôi đã về chủ khác.

Tuy vậy, trước ngày mà hai cô tôi ký tên vào giấy bán nhà cùng với bà tôi ở tòa án rồi nhận trước viên lục sự mỗi người một trăm rưởi đồng, gia đình tôi cũng chẳng ổn thỏa nào. Thầy tôi cười một tiếng nói với bà tôi:

-Hai con ấy chính là hai con quỷ. Chúng nó là con gái may sinh vào cái buổi tây tàu này, tôi đã phải ỗi đứa một trăm bạc, hỏi còn bất công gì mà chúng nó oẻ họe dọa không ký. Chúng nó mà cao kỳ quá thì tôi để toàn quyền cho tòa án. Bà tôi chỉ chép miệng:

-Đấy tùy anh, anh muốn làm thế nào cho tôi nhờ thì làm. Hai con kia nó đã được nhờ chồng, thằng làm thông phán, đứa cửa hàng đồ gỗ tiền nghìn, chúng nó cần gì hai trăm bạc của anh chia cho chúng nó một cách xử đối khinh rẻ như thế. Muốn cho chúng nó ký nhận tiền, anh phải nói năng với chúng nó ra nhời ra nhẽ, chúng nó đã vậy, nhưng còn chồng chúng nó. Thôi tôi xin anh, anh đừng cậy mình là ông trưởng, mà giở trò nhờ quan tòa, nhờ thầy kiện. Tôi bảo thật chỉ **c nước béo cò, chia năm sẻ bẩy, rồi cái nhà này đến mất không thôi. Nghe bà tôi nói, thầy tôi càng tím mặt lại.

-Anh sức dài vai rộng, anh thông thạo chữ nghĩa, anh thừa sức làm công nọ việc kia để kiếm miếng đổ vào miệng anh, vợ anh, con anh. Chứ tôi đây đã ngoài bảy mươi tuổi đầu, mấy năm trước Chúa cho còn mạnh chân khỏe tay, còn buôn bán, còn làm cái hàng cái họ được, nhưng từ nay trở đi thì còn làm gì nảy ra tiền nữa. ăn uống, thuốc thang, đóng góp hội hè giỗ tết, một năm, hai năm nếu Chúa còn để tôi sống được ngày nào nữa, và ma chay sau này, nếu không được nhờ cậy các anh các chị thì thôi. Thiệt một xu tôi khổ vì một xu, thiệt một đồng tôi đứt ruột vì một đồng, thiệt hàng chục hàng trăm thì anh cứ cầm dao thí ngay cho tôi một nhát còn hơn. Bà tôi nức lên rồi ôm mặt khóc:

-Anh làm khổ tôi vừa vừa chứ! Anh ỷ mình vừa vừa chứ! Đương nhiên anh bỏ việc nhà nước. Đương nhiên anh vác bàn đèn về nhà, hút ngày hút đêm... Rồi bỗng dưng anh đem văn tự địa đồ đi cầm lấy hàng năm bảy trăm bạc, chịu lãi mười phân để về Sài gòn, Sài chéo, cậy cục hàng trăm bạc để lấy sổ đi làm tàu tây tàu Nhật, tưởng nên vương tướng gì hay đâu không việc hoàn không việc, nghiện ngập hoàn nghiện ngập. Tiếng khóc càng to, và từ trong hai hốc mắt tối những giọt nước mắt tràn ra lai láng trên gò má hóp răn reo, như một đập nước đương khô cạn bỗng đầy ứ đến vỡ lở. Vừa khóc bà tôi vừa réo tên tục của ông tôi và thầy tôi mà kể lể oán trách. Một đời tối tăm của người đàn bà thường dân, nhanh ***ng nhưng thấm thía và rõ rệt, đã kêu lên bằng cái giọng khàn khàn rền rĩ của bà tôi. Ngay khi lọt lòng mẹ, người đàn bà ấy đã phải chịu ngay cái cảnh bất công trong sự chăm nuôi cùng các anh trai, em trai, lớn lên một chút choáng váng u mê vì sự dạy bảo sai khiến của ông bà, cha mẹ và họ hàng... mười bảy mười tám tuổi đã thành một người con gái cằn cỗi, lúc nào cũng khép nép, lo sợ, rồi thì về nhà chồng với một lòng nhẫn nhục ngày càng dạn dầy, một tính khiếp phục ngày càng mạnh mẽ...

Hàng ba bốn mươi năm sau thời kỳ làm dâu con, bước lên địa vị làm mẹ rồi làm bà. Tuổi già kém sút đến. Nhưng rồi ra, cũng được hơi yên ổn, vui sướng. Sự sống thảnh thơi và già cỗi ấy ở giữa những sự sống mê muội tối tăm khác của những lớp con cháu cứ thế kéo dài cho đến phút cuối cùng. Người đàn bà ấy chết. Chết bên một cỗ áo quan thật tốt đóng sẵn từ mươi năm trước để một góc buồng, bên một đống quần áo lành lạnh thơm tho giữ y nguyên những nếp là từ thuở mới bước chân về nhà chồng... chết trong những tiếng khóc rền rĩ của con gái, con dâu, chị em xa gần mượn dịp này để đay nghiến lẫn nhau, khóc mà tưởng như hát lên những khổ cực đau tủi mình đã phải chịu. Thầy tôi đã lạnh lùng đứng dậy, đi vào nhà trong mặc bà tôi ngồi kể lể. Tôi nhìn nét mặt thầy tôi, thấy sao mà dữ, mà sợ. Chờ thầy tôi khuất hẳn, tôi vội trèo lên giường bà tôi, lay vai bà tôi, rơm rớm nước mắt nói:

-Bà! Bà đừng khóc nữa. Cậu bán nhà này của bà đi rồi làm nhà khác mà. Một giọng mếu máo đáp:

-Có làm thêm mấy cái bàn đèn nữa đấy! Bố mẹ mày giết tao... Hồng ơi!.. Tôi càng lay mạnh vai bà tôi:

-Cậu con không làm được thì lớn lên con đi học con làm cho bà. Bà nín đi... Bà tôi ngước mắt lên, hai bàn tay chỉ còn xương bọc da khô róc, hất nhanh mớ tóc điểm bạc ra đằng sau. Những giọt nước mắt đổ dồn về hai thái dương, ròng ròng rớt xuống gáy. Một tháng sau, hết hạn ở lưu, nhà tôi phải dọn đi nơi khác. Hôm đó hai mươi ba hay hai mươi bốn tháng chạp. Một buổi sáng lạnh lẽo tuy khô ráo. Suốt hai dãy phố trừ mấy hàng cau và hiệu cầm đồ là tấp nập còn nhà nào cũng quét rửa xong, bàn thờ hoa cúc, cành đào, chân nến đỉnh đồng bày biện đâu đấy, và bắt đầu cửa đóng, dán giấy hồng điều và tranh rồi. Những năm xưa thái bình ăn tết sớm lắm!

* * * Một sáng sớm tôi bỗng thức giấc thì thấy lạnh và chân tay nhẹ bẫng đi. Tôi bò nhổm dậy, dụi mắt trông: màn đã vắt, chiếc chăn bông cuộn lệch lạc đùn về một góc giường, thầy tôi khi ngủ bao giờ cũng phải cho tôi gác và ủ tay vào nách không thấy nằm bên nữa.

* * * Một sáng sớm tôi bỗng thức giấc thì thấy lạnh và chân tay nhẹ bẫng đi. Tôi bò nhổm dậy, dụi mắt trông: màn đã vắt, chiếc chăn bông cuộn lệch lạc đùn về một góc giường, thầy tôi khi ngủ bao giờ cũng phải cho tôi gác và ủ tay vào nách không thấy nằm bên nữa.

-Cậu ơi! Cậu ơi! Tiếng kêu gọi của tôi đã thành tiếng hét làm rát cả cổ. Bà tôi và mẹ tôi tung màn chạy theo tôi ra vườn. Cả con bé em tôi nữa.

-Làm sao thế? Làm sao thế? Tôi mếu máo nhìn bà tôi:

-Cậu con đi đâu rồi? Bà tôi quát:

-Cậu mày đi sau chứ đi đâu mà phải khóc? Tôi liền chạy vào đạp tung cửa nhà xí.

-Bà ơi! Đâu nào? Bà tôi nắm tay tôi lôi sềnh sệch vào nhà:

-Hay cậu mày đi mua thuốc? Tôi lại vội chạy vào buồng. Không thấy cái bàn đèn để trên mặt bàn kê ở cuối giường và tìm đâu cũng không ra, tôi nức nở:

-Mất bàn đèn rồi! Nhận ra chỗ thầy tôi nằm không bao giờ xếp dọn sớm như thế và quần áo vắt trên màn không còn cái nào lành, bà tôi hốt hoảng hỏi mẹ tôi:

-Mẹ mày có biết bố nó đâu không? Mẹ tôi nhìn bà tôi, không đáp! Bà tôi càng cuống quít:

-Lạ thật! Lạ thật!... Bữa trưa hôm ấy cơm và thức ăn nuốt vào thấy khô đắng quá! Nước canh thịt hòa với nước mắt tôi. Thấy tôi khóc nhiều quá và dỗ mãi cũng không nín, bà tôi cũng khóc theo:

-Mợ Vui

-Mợ Vui

-gọi theo tên tục thầy tôi

-thằng Vui nó vào nhà chung lấy cả năm trăm bạc của tao gửi cha xứ rồi. Cha xứ hỏi nó, nó bảo lấy tiền để làm vốn sang Lào buôn bán. Vậy mợ mày bây giờ nghĩ sao? Mẹ tôi vẫn yên lặng. Một hồi lâu, mẹ tôi mới cúi đầu đáp:

-Thưa mẹ, con chẳng biết nghĩ sao cả. Bà tôi

"hừ

" một cái thật dài rồi đổi giọng:

-Mợ mày nói lạ! Trước khi đi cũng phải dặn dò mợ điều gì chứ? Mẹ tôi quay nhìn cái gian buồng lúc nào cũng mờ tối giường quanh năm màn chỉ vén lên, trong đó thầy tôi hết nằm lại ngồi, hút chán lại ngủ, không bao giờ đi chơi đâu và chẳng bao giờ hỏi đến mẹ tôi. Mẹ tôi nhẹ thở dài. Hai mắt mẹ tôi vẫn lờ đờ mệt mỏi như giọng nói:

-Thưa mẹ không! Cậu nó đi là đi, có dặn gì con đâu.

* * *

Mùa thu ngắn quá, tiếp ngay đến mùa đông dài và buồn. Mùa đông năm ấy mưa phùn liên miên như không bao giờ hết trong cái lạnh lẽo tê buốt của những luồng gió lộng. Người ta như đặc cả phổi dưới làn không khí ướt át của vòm trời thấp tối. Nhà tôi ở chung với nhà bán hàng sũ. Trong nhà, trừ gian bày bàn thờ, còn đâu đâu cũng xếp đầy gỗ phiến, gỗ tấm, gỗ bắp và các thứ săng ván. Quanh năm, mùi gỗ vàng tâm và gỗ dẻ thơm nức không khí. Những ngày mưa gió, khách mua hàng ắng, chủ nhà và thợ đều rỗi. Trưa đến, thợ mộc và thợ xẻ đều chui vào những chỗ trống ở hai chồng ván, kéo những giấc ngủ kỳ no chán. Về những ngày vắng lặng đó, đi học về, ăn cơm xong, mở sách ra học, tôi thấy tâm trí vơ vẩn như muốn bay đi những đâu đâu, mặc dầu ở trong lớp tôi đã lơ đãng nhiều rồi. Nhất là những giờ tập đọc và làm tính, tôi chẳng để ý nghe nghĩa lấy một phút. Một tay khoanh lên bàn để che, một tay tôi vân vê hai mảnh vỏ lạc tây đã tỉa hết nhân và cọ sát rất nhẵn của thầy tôi bỏ lại. Tôi và em gái tôi gọi là hai mảnh gỗ rùa. Tôi còn đặt thêm cho cái tên là

"rùa thần

" vì đêm ngày chầu chực ở hai bên ngọn đèn dầu lạc của thầy tôi. Trí tưởng tượng non nớt của tôi đã dàn xếp ra những cảnh rất kỳ dị trong những giờ yên lặng nhất của buổi học chiều. Mặt bàn gỗ lim nhẵn bóng là tầng mây xán lạn, mênh mông trên đó là hai

" vì đêm ngày chầu chực ở hai bên ngọn đèn dầu lạc của thầy tôi. Trí tưởng tượng non nớt của tôi đã dàn xếp ra những cảnh rất kỳ dị trong những giờ yên lặng nhất của buổi học chiều. Mặt bàn gỗ lim nhẵn bóng là tầng mây xán lạn, mênh mông trên đó là hai

"rùa thần vỏ lạc tây

" kia bơi theo chiều gió. Ngón tay giữa và ngón tay trỏ của tôi đặt lên hai vị tiên đồng: tôi và em gái tôi, cưỡi linh quá bay trên tầng không, hai tiên đồng kia đã bao nhiêu năm tháng tìm kiếm các phương trời một người cha thân yêu bỗng dưng lìa bỏ hai con mà không bảo cho chúng tôi biết chỗ mình ở, ngày mình về. Rồi càng bay xa, càng bay lâu, chỉ càng thấy ruộng nương, sông hồ, rừng núi và biển cả mịt mùng... Nhưng ở nhà trường, giữa những vui chơi của các bạn nhỏ, tôi không thấy sự buồn nhớ thấm thía quá mỗi khi chợt nhớ đến thầy tôi. Về đến nhà, ngồi trên cái giường mọi khi có ngọn đèn vàng ngà ngà im lặng trong cái chụp trong suốt luôn luôn vương vấn làn khói mong manh thơm phức, người tôi càng nao nao cồn cào như sau mấy bữa chỉ ăn có cháo loãng. Những ngày mưa, từng giọt nước lạnh từ ống máng rơi xuống chiếc thau đồng đã thấm từng chút khí lạnh vào lòng tôi; từng tiếng kêu chiêm chiếp của con sẻ lẻ loi rũ lông trên mái ngói đã quáện đi từng hơi êm ấm của hồn tôi. Và những ngày nắng, mây trời xanh bát ngát, mái ngói xanh rêu, tường vôi trắng xóa vẫn cứ vương qua mắt tôi một màng mong manh lạnh lạnh. Tôi buồn ngủ lắm rồi! Không sao học bài được nữa. Vì mỗi câu đọc xong, tôi chưa ôn lại thì những chữ muốn gợi ra trong trí tưởng đã biến đi đâu hết. Não cân tôi tê dại vì nhớ thương đã trở thành như bằng chất sắt, không thể ghi nhớ các bài học dù chỉ rất ngắn, rất dễ học kia.

Ngồi xếp bằng giữa giường trên đệm bông có lò than tàu đỏ rực, bà tôi im lặng trước cây thánh giá bằng đồng treo giữa hai chậu huệ trắng và hai chân nến sơn son thếp vàng. Không có những tiếng lâm râm như tiếng nói của một người gần hấp hối ấy, không có những đầu ngón tay khô róc lẩy bẩy lần chuỗi tràng hạt ấy, bà tôi sẽ thành một pho tượng mà tất cả cái tinh thần chuyên chế và sức đè nén tối tăm của các thành kiến hiện cả lên trên cái gương mặt hốc hác nhăn nheo và trong hai quầng mắt sâu thẳm.

-Chúa tha tội chúng tôi!

-Chúa thương xót chúng tôi! Lời van xin càng rền rĩ.

-Chúa nhận lời chúng tôi!

-Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi!!! Bao nhiêu tia sáng trong cặp mắt bao lâu nay không còn ánh một vẻ vui sướng gì của bà tôi dần tắt đi... Bà tôi nhìn Chúa Giê-su rầu rĩ mệt lả dang hai cánh tay rỉ máu trên cây thánh giá hồi lâu rồi từ từ cúi xuống hôn mẫu ảnh nhỏ, tròn bằng bạc ở tràng hạt. Tiếng nói lào thào càng run run:

-Chúa tha tội chúng tôi! Chúa thương xót chúng tôi!

-Chúa phá mọi sự dữ, ban mọi sự lành cho chúng tôi! Nhiều lần nữa bà tôi rền rĩ nhắc lại mấy câu trên kia mà từ khi tôi bắt đầu nói sõi bà tôi bắt tôi đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu vạn lần.
Chương trước Chương tiếp
Loading...