Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu
Chương 30
Vừa nhận được thư của Sen, chưa kịp trả lời, Linh đã phải nhận nhiệm vụ chuyển thương binh nặng ra tuyến ngoài. Công việc bận rộn đến mức anh không có thời giờ ăn và ngủ. Cùng với bác sĩ, anh phải đi kiểm tra lại vết thương và sức khỏe của từng người, tiếp tục điều trị và chuẩn bị cơ sở thuốc và bông băng cho họ. Trong số thương binh, có những người không ngồi được. Những người như thế phải chuẩn bị cho người bệnh một tư thế nằm có thể chịu được một chặng đường dài đầy bom đạn. Ngược lại, có những ca không nằm được, chỉ có thể ngồi và đứng. Linh hiểu ít có những thương binh lành tính. Thường người nào cũng thay đổi tính nết. Vết thương hành hạ cơ thể họ, khiến tất cả các dây thần kinh căng thẳng thường xuyên. Đối với họ, mọi cái bình thường, mọi cái thuộc thói quen đều bị ức chế, bị kìm hãm, đều trở nên bất bình thường. Và để ứng xử được mọi biến đổi ấy, họ mất dần đi khả năng chế ngự. Họ trở nên khó tính, khó nết và luôn có mặc cảm về cuộc đời tàn phế của mình. Linh đã từng chịu đựng những lời chửi rủa thậm tệ, chịu những cái bát cơm đầy ném vào mặt, những chiếc ngậy phang vào lưng… Anh hiểu nỗi nhục của người quân y là ở chỗ ấy và cái vinh cũng chính từ điểm nhục ấy. Hạnh phúc đâu chỉ là niềm vui. Hạnh phúc đôi khi là sự chịu đựng cùng với đồng đội những nỗi đau của mất mát. Ba mươi thương binh được sắp xếp lên ba chiếc xe tải có mui bạt. Đối với người lính thì đây là một đặc ân. Ai cũng hiểu, ở chiến trường, xe rất thiếu, xe chỉ ưu tiên cho đạn và gạo. Linh đi chiếc Zin ba cầu sau cùng. Cạnh anh là những thương binh nặng nhất. Chiếc Zin bò từng tí một, lặng lẽ, kiên nhẫn, tránh từng ổ gà, từng mô đất, từng gốc cây chưa kịp đào hết dưới ánh đèn gầm tù mù. Nhưng cũng không có cách nào giảm bớt nỗi đau của các vết thương. Thỉnh thoảng có những tiếng kêu không kìm giữ nỗi, nghe nhói trong tim. Không hiểu tại sao có người nói đánh giặc là một niềm vui lớn. Linh thấy chua chát cho cái câu tuyên truyền sáo rỗng và vô nhân đạo ấy. Đánh nhau là một sự chẳng đừng, một điều bắt buộc, một nỗi đau lớn và dai dẳng của một dân tộc. Có nhẽ hơn ai hết, người chiến sĩ quân y mới thấm thía nỗi đau mất mát của cuộc chiến tranh qua từng người chiến sĩ hi sinh, từng người lính bị thương ở nhiều dạng khác nhau, từng khuôn mặt khổ đau, quằn quại… Sau chiến tranh, bao nhiêu gia đình sẽ đoàn tụ, người ta chắt chiu từng chút hạnh phúc, còn những người lính què cụt kia sẽ sống như thế nào! Sự đãi ngộ bao giờ cũng có hạn, còn cái vô hạn là sức lao dộng của con người thì họ không bao giờ còn nữa. Linh lo sợ, nếu mai kia, không may, số phận như thế rơi vào anh, không hiểu anh sẽ chịu đựng cái thân phận ấy như thế nào. Cuộc sống nhờ vả người khác có phải là cuộc sống hạnh phúc không? Đánh sống hay không một cuộc sống với những đau khổ triền mien như thế? Lúc bấy giờ, Linh có can đảm kết thức cuộc đời mình hay không? Làm sao trả lời được những câu hỏi oái oăm như thế. Thực tế đã trả lời cho anh, có những chiến sĩ dũng cảm đến cả thế giới phải khâm phục và tôn anh hung. Nhưng khi bị thương, không còn khả năng lao động, không còn khả năng sinh lý, lại không dám dũng cảm kết thúc cuộc đời mình. Đời là thế đấy. Và Linh hiểu đấy cũng chính là nghịch lý của cuộc đời. Cuộc sống dù cơ cực bao nhiêu vẫn có sức lôi kéo con người ở lại với nó bấy nhiêu. Điều Linh lo sợ ấy, ba hôm sau đã đến với anh, nó như một tiên đoán, một linh cảm, một dự báo. Một mảnh bom đã phạt một chân anh, lúc anh đang cõng thương binh tránh khỏi vùng bom của các phản lựu F4 đang bao vây đội xe. Người chiến sĩ bị thương lúc ấy đã quên cả vết thương của mình, tỉnh táo trở lại, lấy bông băng băng bó cho anh. Cho đến bây giờ, cả hai vẫn chưa ai hiểu bằng cách nào một thương binh cụt một chân một tay lại có thể dìu một thương binh khác vượt qua cả một quả dồi và tìm gặp một đơn vị công binh. Người chiến sĩ nhớ lại hồi ấy anh không còn cảm giác đau đớn nữa. Mục tiêu của anh là cứu sống người y tá mà anh rất quý trọng. Anh ta đã vì anh mà bị thương. Sức mạnh của anh bắt nguồn từ ý nghĩ đơn giản ấy. Người chiến sĩ ấy đã đặt Linh lên lưng mình và trườn đi từng tí một cho đến khi chiếc áo bộ đội màu rêu mới được cấp rách te tướp và mảnh da ngực, da bụng, khủy tay và đầu ngối tứa máu… lúc ấy anh mới nằm lịm đi. Linh tỉnh dậy sau bảy ngày đêm miên man. Ánh sáng màu đục của căn nhà hầm cho anh nhận ra gương mặt một cô gái có những nét thân quen. Anh hoàn toàn bất lực khi bắt trí óc hãy còn mông lung, mơ hồ của mình nhận diện con người đang ngồi trước mặt anh như một pho tượng kia là ai. - Anh không nhận ra em ư? Linh mấp máy đôi môi khô lạnh đã một tuần nay không cử động được, nhưng rồi anh chỉ gượng lắc đầu. Với cử chỉ ấy, cô gái hiểu rằng anh chưa nhận ra cô. Nỗi lo về một sự ra đi của người bạn mà cô đã từng cảm mến và chịu ơn năm nào ấy đã làm cho gương mặt trẻ trung của cô vừa ánh lên niềm vui khi nhận ra sự sống bắt đầu trở lại từ đôi mắt anh hé mở và đôi môi mấp máy kia… bỗng sụp suống. Dường như cô đang khóc. Cô không hiểu vì sao như thế. Dù sao cô vẫn nhận ra cái chết đang được đẩy lùi… Con tim của người con gái là thế đấy. Mấy hôm nay cô không có thì giờ để nghĩ đến chuyện vĩnh biệt anh. Mấy hôm nay toàn bộ tâm trí cô dồn vào việc săn sóc anh, làm tất cả những gì để anh vượt qua cái chết. Cô lặn lội hàng chục cây số đường rừng trong đêm tìm người thủ trưởng đơn vị bộ đội, xin cho anh tí sâm. Băng qua hàng hai ba quả đồi, cô đi tìm một y sĩ, một bác sĩ đến cứu giúp anh. Đêm đêm cô ngồi bên anh, nhìn anh thoi thóp trong hơi thở nóng hổi. Cô ra ngoài rừng, giấu bạn bè, vén áo bóp bầu vú trinh nguyên của cô lấy cho anh ít sữa. Cô hiểu những việc làm ấy thất khờ dại, thật phản khoa học. Nhưng thương anh quá, cô không từ nan bất cứ việc gì. Cô nài nỉ người bác sĩ hãy lấy máu của cô truyền cho anh. Nhưng bác sĩ trả lời anh không thể làm điều đó theo ý cô, vì anh chưa có phương tiện để phân loại nhóm. - Em là Nứa, anh không nhớ em à? Linh im lặng. Cô nghĩ anh đang bắt trí nhớ làm việc. Và cô tin anh sẽ nhận ra cô với sự vui mừng vô hạn. Nhưng rồi anh lại lắc đầu. - Nứa ở nông trường Rạng Đông đây mà, anh … Hồi ấy em đã rơi xuống vực… vì cái thằng Bảy Thẹo ấy. Và anh đã tròng dây leo xuống cứu em, anh không nhớ ra ư. Hôm ra trại, anh đến chơi nhà em có đến một tuần. Bố mẹ em thương anh lắm, muốn giữ anh ở lại… nhưng anh nhất định trở về… Anh có còn nhớ cái đêm trước ngày chia tay, lần đầu tiên anh và em đi chơi với nhau dưới ánh trăng đẫm sương không ? Đêm ấy anh nói với em rất nhiều về nỗi bơ vơ của anh. Anh đã kể cho em nghe về người cha đầy nước mắt. Anh đã kể cho em nghe về người mẹ nhẫn nhục, cam chịu trước số phận. Và cũng đêm ấy anh kể cho em nghe về người bố dượng chạy chọt lo cho anh vào lớp mười – ngưỡng cửa của đại học – vượt qua các thủ tục, vượt qua các nguyên tắc của nền giáo dục hiện thời. Nhưng anh đã không thể nào hiểu được, và ngay cả mẹ anh nữa, bà cũng ngơ ngác như một con thỏ giữa rừng sói, không thể hiểu vì đâu anh lại bị xích tay ngay buổi sáng khai trường… Anh nhớ ra em chưa ? Anh vẫn chưa nhớ được gì à. Anh có còn nhớ cái đêm trước ngày chia tay, lần đầu tiên anh và em đi chơi với nhau dưới ánh trăng đẫm sương không ? Đêm ấy anh nói với em rất nhiều về nỗi bơ vơ của anh. Anh đã kể cho em nghe về người cha đầy nước mắt. Anh đã kể cho em nghe về người mẹ nhẫn nhục, cam chịu trước số phận. Và cũng đêm ấy anh kể cho em nghe về người bố dượng chạy chọt lo cho anh vào lớp mười – ngưỡng cửa của đại học – vượt qua các thủ tục, vượt qua các nguyên tắc của nền giáo dục hiện thời. Nhưng anh đã không thể nào hiểu được, và ngay cả mẹ anh nữa, bà cũng ngơ ngác như một con thỏ giữa rừng sói, không thể hiểu vì đâu anh lại bị xích tay ngay buổi sáng khai trường… Anh nhớ ra em chưa ? Anh vẫn chưa nhớ được gì à. Hồi ấy em đã khóc rất nhiều khi anh quyết định ra đi. Anh bảo anh phải tìm bác Phương, bạn bố đẻ anh. Anh tin chắc bác Phương là người duy nhất biết bố anh ở đâu. Chưa một lần anh nhìn thấy người bố ấy. Anh nói, hồi ấy anh mới hơn một tuổi và người ta đã đưa bố anh ra cái sân vận động bỏ hoang của xã cạnh con sông Hồng quanh năm nước màu đỏ. Trước hàng ngàn con người quê hương anh, bố anh cúi đầu bất lực. Trước sau ông vẫn nói ông không có tội gì cả. Lần lượt hết người này đến người khác, theo một sự bố trí nào đấy, kéo nhau lên chỉ tay vào mặt ông, vạch tội lỗi ông, lôi cả dòng họ tổ tông nhà ông ra lăng nhục, kết tội. Có người còn tát vào mặt ông. Có những bàn tay nắm lại, đấm vào mũi ông đến trào máu: ‘‘Mày còn ngoan cố hả tên địa chủ khia, tên phản động kia !’’. Mẹ anh cũng bước ra. Bà đi không vững, đôi chân run rẩy, gương mặt xám bệch, đôi mắt không hồn. Bà đứng hồi lâu trước ông và hai dong nước mắt trào ra. Bà nhận ra tiếng hô đả đảo và ngàn ngàn tiếng nối theo. Sợ quá, bà muốn ngã… Cuối cùng bà lấy được can đảm và chỉ vào mặt ông: ‘‘Mày là… Việt gian…’’ Bà đã không nói được hơn thế nữa. Hai chân bà quỵ dần cho đến lúc không đỡ nỗi tấm thân mềm yếu của bà. Mãi mãi sau này, nỗi ân hận giày vòa bà như một hình phạt. Một lần nào đấy bà tâm sự như sám hối với anh thế. Bà thấy mình bị đẩy vào tội lỗi mà vẫn không cánh nào tránh được. Hồi ấy bà chỉ có một nguyện vọng là làm sao cứu bố anh thoát khỏi cái chết. Bà hiểu trong cuộc đấu tranh giai cấp này, người a giết người vô tội vạ, giết người không cần pháp luật. Họ giết cả những người hôm qua cùng với họ chung một chiến hào, nếu người ấy có gợn một chút nghi ngờ, nếu người ấy không cùng chung thành phần giai cấp theo sự phân định chính họ. Trong cái đêm sương lạnh ở cánh rừng quê em ấy, chúng mình đã ngồi bên nhau trên một tảng đá cạnh một dong suối, anh đã kể với em nhiều điều lắm. Anh nói rằng, anh sẽ không bao giờ trở lại cái ngôi nhà của ông bố dượng ấy nữa. Ông chưa một lần đánh anh, thậm chí lớn tiếng rầy la anh, nhưng không hiểu sao, anh linh cảm rằng, mọi đỗ vỡ của gia đình anh bắt đầu từ con người đằm tính này. Cứ ba thàng một lần, ông đến thăm anh, tiếp tế cho anh từ lon thịt rim mẹ làm, đến lọ thuốc sốt rét cơ quan y tế của ông. Ông khuyên anh chịu khó lao động và cải tạo! ‘‘Đừng học đòi cái bọn tri thức… Ông nói. Bọn họ là loại ăn bám bà con lao động. Phải đưa bọn họ đi lao động cải tạo. Đấy là một lớp tiểu tư sản chỉ biết nói phét và đòi ăn ngon. Cho chúng tự do, chúng sẽ chửi từ ông Mác trở đi…’’ Em hỏi ông Mác là ai, anh nghiêm giọng trả lời: “đấy là ông tổ của chủ nghĩa xã hội”. “Chắc ông Mác tài lắm anh nhỉ?” “Còn phải nói. Thế giới này ông ấy là số một”. “Ông ấy chắc lao động giỏi lắm phải không anh?”. Anh lúng túng. Mãi một lúc sau anh mói trả lời: “Anh cũng không biết nữa…”. Đấy, anh đã nhớ ra em chưa? Anh vẫn lắc đầu ư? Bây giờ em sẽ bón sữa cho anh nhé. Khổ, anh vẫn còn sốt. Buổi sáng nhiệt độ hạ xuống một ít, buổi chiều vẫn còn 39. Bác sĩ bảo vết thương anh thất khó điều trị ở đây. Người ta định đưa anh ra tuyến ngoài. Em đã nài nỉ van xin được đưa anh đi. Em nói dối thủ trưởng đơn vị em, anh là người chồng chưa cưới của em. Anh ấy vẫn lắc đầu không chịu. Em khóc. Anh ấy im lặng. Em tin anh ấy không thể nào từ chối được nguyện vọng của em. Linh cuối cùng đã tỉnh lại trong vòng tay của người con gái. Cô ôm anh và khóc. Những giọt sung sướng, những giọt hạnh phúc cứ trào ra. Anh lau những dòng nước mắt cho cô gái và nói: - Anh nhận ra em rồi. Đừng khóc nữa. Anh sợ nhất tiếng khóc của người phụ nữ. - Em hiểu. Nhưng anh thông cảm. Em mừng quá… Linh đã nhìn vào gương mặt người bạn gái và anh hiểu trong đôi mắt đẫm lệ vẫn anh ánh niềm vui viên mãn. - Anh vào đây từ bao giờ, em? - Gần mười hôm rồi. suốt một tuần anh mê man. - Ai đưa anh vào đây? - Bạn anh, một thương binh… - Chính anh đã cõng anh ấy… - Chính anh đã cõng anh ấy… - Vâng, chúng em cũng không hiểu được nữa. Nhưng sự thật là như thế. - Bạn anh đang ở đâu? - Anh ấy tỉnh trước anh một tuần lễ. Nghĩa là anh ấy chỉ qua hơn một ngày sốt, sau đấy nhiệt độ trở lại như cũ, hơn 37 độ buổi sáng, buổi chiều 38 độ. Nhưng anh ấy ăn được. Vết thương anh ấy có dấu hiệu ổn định hơn anh. Anh có đau lắm không. Vết thương chắc hành hạ anh lắm. Em biết… Em biết. Em lo quá. Anh chẳng hiểu em lo cho anh như thế nào đâu. Đêm nào em cũng khóc. Em dành cô y tá đơn vị anh để săn sóc anh. Anh mê man và trong nhiều cơn mê anh chỉ gọi tên có một người: “Chị Ly nào đấy. Ly là ai thế anh? Chị ấy cùng đơn vị với anh à? Anh nói đi. Anh trả lời em đi. Có gì anh giấu em. Chị ấy là bạn anh hay là gì?” - Chuyện còn dài… Nhưng anh lại mệt quá… Cũng như em… Anh đã giúp cô ấy vượt qua một tai nạn, đúng ra là một khó khăn. - Em biết… Con người anh là thế. Chỉ có giúp người thôi. Anh giúp và anh lẩn trốn sự đền ơn trả ngĩa. Bố mẹ em cứ nhắc anh mãi. - Em vào trong này bao giờ? - Hai năm rồi. Em chẳng viết thư cho anh rồi là gì. - Vâng. Đúng là đầu óc anh bây giờ sao ấy… - Nông trường em, con trai con gái đi sạch. - Cả nước dồn vào con đường này. Em có biết ba xe chở thương binh của anh đã đi rồi hay còn ở lại? Nứa im lặng. - Sao em? Em làm anh lo quá, ba mươi thương binh, ba mươi anh hùng đấy em ạ. Toàn là những người đã hàng trăm lần vượt qua cái chết… Họ đâu rồi, em? - Cả xe và người không còn một ai! Cô gái cố gắng lắm mới thốt ra được một câu mà mãi nhiều năm tháng sau này cô vẫn thấy mình tàn nhẫn. - Anh không tin điều ấy… Nói cho anh rõ đi… - Anh không tin điều ấy… Nói cho anh rõ đi… - Anh đừng hỏi em them một câu nào nữa. Em sợ quá. Em bị ám ảnh… Mà anh cũng không nên biết them làm gì, sức khỏe anh yếu lắm. Anh có thể bị mê man trở lại trước cơn sốt này… Đơn vị anh đã lo chu toàn. Họ gửi anh lại đây. Nay mai họ trở lại đưa anh về tuyến ngoài. Bọn em đề nghị dùng võng cáng hai anh. Xe đi xóc không chịu thấu. Anh thấy người dễ chịu hơn không? - Anh thấy mệt quá… Chắc là đời anh… không ra gì. - Sao anh lại bi thế. Anh ra ngoài chữa trị, vài tháng anh lại trở vào. - Anh biết, vết thương anh nặng lắm. Triệu chứng sốt cao liên tục thế này là nhiễm trùng rồi… - Anh. Anh đỡ…Vâng, đỡ nhiều lắm. Đừng lo anh ạ… Chỉ có điều ở đây thuốc men khan hiếm quá. Anh gắng anh uống. Bọn em sẽ cáng anh về tuyến ngoài thuốc men đầy đủ hơn. Nhưng em cứ sợ người ta không cho em đi phục vụ anh. Em cứ sợ phải xa anh. Ngay ở đây, đi đâu một lúc là em cứ nóng ruột… Nói dại, nhỡ có việc gì. Và… anh ạ, thật tình em cứ nuốn gần anh. Em có ngờ đâu chúng mình lại gặp nhau. Trời xui đất khiến thế nào ấy phải không anh. Anh có biết bây giờ em nghĩ gì không? - Không… - Em nghĩ anh có bị thương thế này, em mới gặp được. Ý nghĩ độc ác quá phải không anh. Em cúng không hiểu sao mình độc ác thế chứ lại. Em có như thế đâu. Con gái mà độc ác, chết xuống âm phủ, Diêm Vương bắt ngồi bàn chông. Mẹ bảo thế. Thôi, anh tha lỗi cho em. Em mong gặp anh quá đấy thôi. Có lẽ… Thôi, em không nói nữa. Em nói nhiều quá, nói hết phần của anh… Anh đừng buồn. Dù anh có thế nào… em cũng sẽ ở bên anh. - Em đi nghĩ một tí… Chắc là em mệt lắm. - Em không mệt tí nào. Anh mệt chứ sao em lại mệt. Em bón cho anh một tí sữa nữa nhé. - Anh chưa muốn ăn. Cảm ơn em. Em tốt quá. Làm sao anh trả được cái ơn này. - Em không chờ đợi ở anh câu nói của người dưng nước lã ấy. Sao anh nỡ nói với em câu nói thế. Cả đời em chịu ơn anh kia mà. Bây giờ, đối với em, anh là tất cả… Anh tàn nhẫn mà không ý thức mình tàn nhẫn. Anh biết không, hôm anh đi rồi, cả nhà như một đám tang. Mẹ ngồi góc nhà, khóc. Bố lầm lì, cả nhà không ai dám hỏi ông câu gì. Mấy đứa em em, mặt buồn thiu. Còn em… Em không khóc một tí nào. Em không hiểu mình sao nữa. Cả mấy tháng liền, em không muốn làm gì cả. Đêm nào cũng mơ gặp anh… Anh ơi, anh đừng giấu em nữa. Em muốn biết chị Ly là ai? Anh có tin em không? - Rồi anh sẽ nói… - Anh còn mệt phải không? Anh nghỉ đi. Khi nào cũng được… Em không ghen đâu. Nhưng em nóng ruột muốn biết lắm…
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương