Phồn Chi (Tập 2)

Chương 33 : Về Thăm Gia Đình



Sắp Tết, cha Từ Văn Diệu phải nhập viện vì bị cao huyết áp. Tối hôm trước có hai chiến hữu cấp dưới tới nhà làm khách, ba người cùng ngồi hào hứng ôn lại những năm tháng chiến đấu hào hùng xưa kia và uống hết những hai chai rượu Mao Đài quý giá. Vì có khách đến nhà nên tối đó gia đình chuẩn bị rất nhiều thức ăn, hầu hết đều nhiều đạm, nhiều béo và nhiều nhiệt lượng. Nhà họ Từ lại có thói quen ăn mặn, bất kể là món xào, rán, hầm hay hấp đều bỏ nhiều muối, rất thích hợp dùng để nhắm rượu. Sau khi rượu hết cơm đầy, hai vị khách lại ngồi cùng uống trà với ông Từ, hàn huyên tới tận nửa đêm mới cáo từ. Ông Từ tiễn khách xong lại thấy váng đầu hoa mắt, cho rằng mình say cũng không chú ý nhiều liền lên giường đi ngủ. Tới đêm tỉnh dậy đi uống nước, đột nhiên mọi thứ trước mắt tối sầm lại, ngã quỵ xuống sàn.

Ông đã từng tham gia cuộc kháng chiến biên giới, chỉ huy giải cứu các đợt tai nạn thảm khốc, thực sự kinh qua mưa bom bão đạn, cũng trải qua chuyện mưu kết tính toán vô cùng nguy hiểm. Cả đời ông luôn sống ngay thẳng và cương trực, mỗi hành động lời nói đều quán triệt chiếu theo sự kiên cường bất khuất của một vị tướng, và cứng rắn của một nam nhân. Chưa bao giờ phải khom lưng cúi đầu trước ai, ấy vậy lại té ngã bởi ốm đau bệnh tật.

Vợ ông khi ấy quýnh quáng cả lên, chết sững đi một lúc mới hoàn hồn gọi người cứu giúp. Người trong quân viện ai nấy cũng lo sợ khôn chừng, vội vàng tìm xe đưa lão tướng quân vào bệnh viện quân khu. Mẹ của Từ Văn Diệu đã làm cán bộ lãnh đạo nhiều năm, chuyện không may ập đến vẫn có thể giữ được bình tĩnh ngồi chờ bên ngoài phòng cấp cứu. Nhưng một hồi lại nhịn không được mà gọi điện thoại cho con trai lúc canh ba nửa đêm, lôi nó ra khỏi giường mắng một trận xối xả nhằm trút đi bớt cơn bất an bấy giờ.

Bà biết lúc này có la mắng con mình cũng vô dụng, người nên bị quở trách nhất chính là ông lão đang nằm cấp cứu trong kia. Người gì cũng đã có tuổi rồi, càng ngày càng cố chấp. Thường ngày để ông ăn ít thịt đi, ăn nhiều rau vào thì luôn bị ông giở thói gia trưởng ra phản bác lại. Riết rồi bà cũng chán không buồn nói, chỉ muốn ở trong cơ quan luôn không về nhà nữa cho nhẹ nợ. Nhưng ai dè đâu người bình thường hùng hùng hổ hổ là thế, ấy vậy nói ngã quỵ liền nằm thẳng đơ, khiến bà lo lắng bồn chồn không an.

Bạn già, đến già vẫn còn bầu bạn bên nhau, người kia nếu đi mất mình còn ở lại làm gì?

Bà Từ bất chợt miên man nghĩ, nếu con trai mình bình thường như bao đứa con trai nhà khác thì tốt quá. Như vậy mấy năm trước nó đã lấy vợ sinh hai đứa con rồi. Nhà cửa mỗi ngày cũng nhờ đó mà bớt quạnh quẽ, ông nhà bà cũng không có cái tính cổ quái lạ lùng. Có lẽ tâm tình ông tốt hơn thì thân thể cũng không dễ gì phát ra bệnh tật như thế này.

Bà ôm điện thoại, khóc lóc với con trai khiến nó chỉ dám im lặng lắng nghe, chờ khi bà nói một hồi, rồi mới âm trầm nói: “ Mẹ, mẹ đừng tức giận, mẹ mà có chuyện gì thì con biết tính sao? Con biết là con bất hiếu, mẹ phải cho con có cơ hội để bù đắp chứ? Giờ con sẽ lập tức về nhà, mai là đến nơi rồi. Mẹ ráng chịu thêm một đêm nữa thôi, ngày mai con trai mẹ sẽ đến thay mẹ!

Giọng nói của Từ Văn Diệu chất đầy sự áy náy, thành công trấn an mẹ mình. Bà Từ rớt nước mắt, nghẹn ngào nói: “ Vậy con mau mau tới đây đi!” .

“ Dạ, dạ!” .

Từ Văn Diệu làm việc vô cùng mau lẹ, bay chuyến bay đầu tiên vào ngày hôm sau, tới trưa thì về tới quê nhà, vừa xuống sân bay liền đi taxi tới thẳng bệnh viện. Lúc này ông Từ cũng đã tỉnh, đang tức giận với bạn già, nói bà dám cắt xén phần ăn, không bỏ thịt cho ông, đây là cố ý chống lại ông mà. Sau đó lại hay tin bà gọi con trai về liền đổi giọng, cằn nhằn bà chuyện bé xé ra to, còn chất vấn, bộ mình bà không lo được xuể, chỉ có chút việc đó phải một hai gọi con nó về? Bây giờ đang lúc cuối năm, ảnh hưởng chuyện làm ăn của nó.

Bà Từ thở dài thườn thượt, nhác thấy bóng con mỏi mệt lao vào phòng liền phủi tay mặc kệ ông nhà, để ông muốn làm gì thì làm, bà không hầu theo nữa.

Từ Văn Diệu dỗ dành mẹ xong, để bà về nhà nghỉ ngơi, sau đó qua bên phía cha tiếp tục nghe giáo huấn, nghe giọng ông vẫn uy lực như tiếng chuông mới có thể nhẹ nhõm được một chút, biết tình hình không nghiêm trọng như đã tưởng. Tiếp đó, anh đi tìm bác sĩ hỏi chuyện. Bác sĩ bảo, may mà ông Từ vốn khỏe mạnh, chỉ vì thói quen ăn uống không tốt nên chỉ số huyết áp và chỉ số mỡ trong máu tăng lên gần ngưỡng nguy hiểm. Sau này phải hạn chế ăn những món có nhiều đạm nhiều béo, đồng thời phải uống thuốc đều đặn, nếu không lần tới sẽ chẳng đơn giản là té xỉu đâu.

Anh nghe chuyện xong chỉ thấy rắc rối tăng chứ không bớt, tính tình cha anh thế nào anh còn không rõ sao. Lão tướng quân cả đời sống rất đơn giản, dù thân ở chức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ tập tành hoang phí hay kiêu ngạo. Ông mặc giản dị, ăn tùy tiện nhưng không thể không có thịt, lúc vui nhất định phải uống một hai chai rượu. Theo lời ông, khi quốc gia còn ở thời kỳ khó khăn, ông đã từng dẫn theo thuộc hạ nghĩ cách đi săn thổ cẩu và thỏ hoang để cải thiện bữa ăn, bây giờ kinh tế phát triển, hà cớ gì phải bạc đãi bản thân nữa?

Đương lúc Từ Văn Diệu lo nghĩ thì người vú già tới hỏi chuyện, nói vốn dĩ mẹ cậu quy định cơm tối cho lão tướng quân là món mộc nhĩ đen xào cần tây, trứng xào dưa chuột và cháo bắp, nhưng giờ ông đang phát hỏa, vậy có làm theo thực đơn trước đó không?

Từ Văn Diệu thở dài: “ Mặc kệ cha con có đòi gì, vú cứ giữ nguyên khẩu phần ăn như thế ạ” .

Anh căn dặn người vú già xong lại tìm chỗ ngồi xuống để dàn xếp công việc. Anh vội vàng quay về, nên lúc này mọi chuyện ở công ty phần lớn đều phải chỉ thị qua điện thoại. Hồi tối, khi mẹ gọi điện tới anh đang lăn qua lộn lại với Vương Tranh. Thế nên buổi sáng anh dậy sớm và đi khỏi nhà, cậu vẫn còn đang mê man ngủ, bây giờ cũng nên gọi điện về báo bình an. Cả ngày vì lo lắng nên vẫn chưa kịp ăn uống gì, lúc này phải đi tìm thứ nào đó bỏ bụng mới được. May mà cảnh vệ của cha cũng biết mặt anh, nên có thể nhờ đối phương đi mua cơm ở nhà ăn bệnh viện ình. Từ Văn Diệu ở đây gọi điện xong thì bên kia vừa lúc mang cơm về. Mở hộp cơm ra, bên trong cơm khô thịt thà mấy lát mỏng dính, lại thêm rau xanh lộn xộn cứ như cỏ dại.

Từ Văn Diệu nhìn thấy liền chán nản thở dài. Suốt hai năm nay khẩu vị đã bị Vương Tranh dưỡng điêu, nay nhìn thấy hộp cơm không có chút dinh dưỡng này lại chẳng còn chút hứng thú nào. Vừa nhớ đến Vương Tranh, lại hồi tưởng tới chuyện ân ái đêm qua của hai người, vừa đổi một tư thế mới thì cậu lại hơi lúng túng và mê man say đắm, đạt được cao trào trước nay không có. Anh chỉ mới liên tưởng tới thôi lại thấy cả người nóng bừng lên, hận bây giờ Vương Tranh không có mặt để anh có thể ôm vào lòng, hôn hít một phen cho thỏa.

Anh lập tức gọi điện về nhà, một lúc sau Vương Tranh mới nghe máy, giọng nói có chút lười biếng, mệt mỏi: “ Anh tới nơi rồi hả? Bác không sao chứ?” .

Giọng nói Từ Văn Diệu không tự chủ có chút ủy khuất: “ Cha anh tỉnh rồi, bị cao huyết áp, may mới giai đoạn đầu, không nghiêm trọng lắm. Ông già rồi lắm bệnh, vừa nãy mẹ bị ông chọc cho tức điên lên, bỏ hết lại cho anh, về nhà rồi. Cục cưng ơi, anh mệt quá, tối qua ngủ không ngon, giờ thì ăn chẳng vô, lại còn rất nhớ em. Đã thế lại còn phải hầu cha anh ăn uống, ông ấy không chịu ăn kiêng, thật là đau đầu” .

Vương Tranh kiên nhẫn lắng nghe, dịu dàng trấn an: “ Anh cứ từ tốn nói lý với bác, bác nhất định sẽ nghe mà” .

“ Anh có thể nói lý được thì chẳng phải là cha anh nữa rồi!” . Từ Văn Diệu khịt mũi mỉa mai, “ Cha anh là một người rất ngoan cố. Em có biết, lúc anh nói thật về giới tính của mình, ông đã cầm roi rượt theo đánh anh khắp nhà đấy, chỉ cần thấy anh liền đánh. Sau đó hai năm không thèm nói với anh một tiếng, ròng rã hai năm trời như vậy, cùng một nhà nếu gặp phải ông thì ông xem như không thấy, cứ xem anh như là không khí. Lúc đó may mắn anh đã không phải dựa dẫm vào ông nữa rồi, không thì ông sẽ không cho ăn không cho uống để ép anh lấy vợ mất thôi” .

“ Anh có thể nói lý được thì chẳng phải là cha anh nữa rồi!” . Từ Văn Diệu khịt mũi mỉa mai, “ Cha anh là một người rất ngoan cố. Em có biết, lúc anh nói thật về giới tính của mình, ông đã cầm roi rượt theo đánh anh khắp nhà đấy, chỉ cần thấy anh liền đánh. Sau đó hai năm không thèm nói với anh một tiếng, ròng rã hai năm trời như vậy, cùng một nhà nếu gặp phải ông thì ông xem như không thấy, cứ xem anh như là không khí. Lúc đó may mắn anh đã không phải dựa dẫm vào ông nữa rồi, không thì ông sẽ không cho ăn không cho uống để ép anh lấy vợ mất thôi” .

Vương Tranh thở dài: “ Mẹ em cũng vậy!” .

“ Khổ thế đó!” . Từ Văn Diệu nghĩ ngợi một lúc lại nói: “ Bất quá năng lực phản kháng của anh mạnh hơn em, cuối cùng cha cũng phải chịu thua anh” .

Vương Tranh cười khẽ một tiếng: “ Vậy thì bây giờ anh phải đối xử với bác tốt lên. Bao nhiêu năm nay bác bị anh chọc tức đủ rồi nhưng chẳng phải tới cuối vẫn thừa nhận anh đấy thôi?” .

“ Đúng là vậy thật!” .

“ Ngoan, mau đi dỗ bác ăn cơm đi!” .

“ Tiểu Tranh, anh rất nhớ em! Hay em cũng tới đây đi, không phải em cũng đang nghỉ sao?” . Từ Văn Diệu khẩn thiết đề nghị. “ Qua đây ăn Tết với gia đình anh cho vui!” .

“ Nhưng mà…” , Vương Tranh nhẹ giọng đáp, “ em sợ em sang đó cha mẹ anh lại thấy không thoải mái” .

“ Vậy để anh đi hỏi ý cha mẹ” . Từ Văn Diệu không dám khinh suất. “ Mất công lại khiến em tủi thân, với lại Tết nhất anh cũng không muốn cha mẹ khó chịu” .

“ Ừm” .

Một ngày rối ren coi như cũng có chút thu hoạch. Lúc Từ Văn Diệu dỗ ông Từ ăn cơm cũng không nói gì nhiều, chỉ việc chỉ vào hai con mắt vừa đỏ vừa mệt mỏi của mình nói: “ Cha, vì lo cho cha nên từ hôm qua tới giờ con không ngủ chút nào. Cha nói xem chỉ có mấy việc ăn uống nhỏ thế này thôi lại khiến con trai mình lo lắng thì không được chuyên nghiệp cho lắm. Cha là ai nào, là quân đội nhân dân, tấm gương anh hùng, không chừng cả mấy mươi năm trước cha còn có thể tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm cùng với cha ông nữa, lại còn là người có công dựng nước. Tóm lại, cha là người làm đại sự, nếu chỉ vì mấy miếng dưa chuột mà dùng dằng với con thì sẽ bị người ta chê cười đó” .

Ông Từ trừng mắt định răn dạy con trai một trận, nhưng sau cũng vì thương nó mà im lặng cầm thìa lên ăn miếng cháo lạt. Từ Văn Diệu thở phào nhẹ nhõm, vui vẻ nói: “ Con gọt trái cây cho cha ăn tráng miệng nhé” .

“ Bớt ở đây nói nhảm đi! Chuyện công ty thế nào? Không còn gì nữa thì về đi, đừng lảng vảng trước mặt ta thêm phiền!” .

“ Sao được ạ! Mẹ bảo con phải ở đây giám sát chuyện ăn uống của cha!” . Từ Văn Diệu vừa gọt táo vừa cười nói: “ Cha cứ yên tâm, con sẽ ở đây qua Tết luôn, con có nói với mẹ rồi, cả nhà mình ba người cùng đón Tết đoàn viên!” .

Mắt ông Từ lộ vẻ vui mừng nhưng lời nói ra lại cứ lạnh lùng: “ Tết thì Tết, cần gì phải báo với ta? Con nói với mẹ con, năm nay gia đình mừng Tết đơn giản thôi, đừng chuẩn bị nhiều bánh mứt hạt dưa quá, kẻo không có ai ăn lại bỏ thì phí lắm!” .

“ Dạ, con nhớ rồi!” . Từ Văn Diệu cắt từng miếng táo cho vào đĩa: “ Con sẽ mua cho cha mẹ mỗi người một bộ đồ mới…” .

“ Đừng có tiêu tiền vào chuyện không đâu! Nếu có đi chúc Tết hay thăm hỏi binh sĩ thì ta mặc quân trang là được!” .

“ Cha mặc như vậy là đủ oai rồi, nhưng còn mẹ thì sao? Mẹ dù lớn tuổi nhưng vẫn thích mặc đẹp mà. Hay là thế này, con sẽ mua rồi nói là cha tặng để mẹ vui nhé?” .

“ Đã là bà lão rồi còn bày đặt làm tiểu thư con gái nhà tư sản nữa là thế nào?” . Ông Từ hừ một tiếng. “ Ta không quen cái tật xấu đó của bà ấy!” .

Từ Văn Diệu lườm cha mình một cái: “ Cha đừng nói vậy chứ, mẹ không phải là vợ của cha à, mẹ không phải là mẹ của con sao, mẹ mặc đồ đẹp ra đường thì cha con mình sẽ hãnh diện chứ! Cứ quyết định vậy đi! Mà cha ơi, mẹ thích màu xám tro hay màu cà phê?” .

Từ Văn Diệu lườm cha mình một cái: “ Cha đừng nói vậy chứ, mẹ không phải là vợ của cha à, mẹ không phải là mẹ của con sao, mẹ mặc đồ đẹp ra đường thì cha con mình sẽ hãnh diện chứ! Cứ quyết định vậy đi! Mà cha ơi, mẹ thích màu xám tro hay màu cà phê?” .

“ Màu xám bạc!” . Ông Từ cúi đầu ăn cháo, đoạn lại nói: “ Có lần thấy vợ ông chính ủy viên mặc bộ đầm như vậy bà ấy thích lắm, cứ về lải nhải với ta suốt!” .

Từ Văn Diệu nhịn cười vờ như không nghe thấy. Sau khi ăn xong, ông Từ đặt bát cháo lên bàn, đột nhiên hỏi: “ Còn Tiểu Vương thì sao, nó không đến nhà chúng ta ăn Tết à?” .

Từ Văn Diệu lấy lại tinh thần, cười đáp: “ Cậu ấy cũng muốn đến nhưng lại sợ cha mẹ không hoan nghênh thôi” .

“ Nói mấy lời khách sáo hoan nghênh với cả không hoan nghênh làm gì!” . Ông Từ lấy chiếc khăn nóng con trai đưa lau miệng và mặt: “ Con bảo nó đến đây, nói là ta bảo nó đến. Chú Vu của con cũng nhớ thằng bé. Nói với nó là sang đây… à thì, sang đây ít nhất cũng học được cách nấu món sườn hầm khoai tây” .

Từ Văn Diệu cười khì khì, gật đầu đồng ý, sau đó lại nghĩ ngợi, hỏi: “ Nhưng còn mẹ con…” .

Ông Từ lườm con trai, mắng: “ Bà ấy có ý kiến gì, cứ bảo bà ấy tới tìm ta! Thiệt là, chừng đó tuổi rồi còn không chấp nhận nổi chuyện đó! Quả nhiên, già rồi mà còn dại!” .

Đêm đó, Từ Văn Diệu không ngủ trong bệnh viện canh đêm cho ông Từ, mà về nhà ngủ một giấc thật đã trong căn phòng trước đây của mình. Ngày hôm sau thức dậy thì cũng đã muộn rồi, rửa mặt xong xuống nhà, người vú già mang bữa sáng tới cho anh, đó là ba món ăn ngàn năm không đổi của nhà họ Từ: màn thầu, rau trộn và cháo kê.

Từ Văn Diệu lâu rồi không ăn bữa sáng như vậy, nên nhìn bàn ăn không khỏi bật cười, cắn miếng màn thầu nói: “ Hồi đó thì ghét đồ ăn trong nhà vì nó khó ăn, bây giờ muốn cắn một miếng màn thầu chắc như thế này lại tìm không ra” .

Người vú già cười đáp: “ Đúng thế, do vú pha thêm bột ngô vào nên bánh rất mềm, ở bên ngoài bán chỉ có cái đẹp mắt thôi, chứ nào có được như mình làm ở nhà đâu” .

Từ Văn Diệu hớp một miếng cháo lớn, hỏi: “ Mẹ con đâu ạ?” .

“ Mang cơm tới bệnh viện cho cha con rồi!” . Người vú già cúi đầu nói: “ Suốt đêm bà không ngủ được, chắc là vẫn còn lo lắng lắm!” .

“ Không sao đâu, bác sĩ cũng đã nói, bệnh của cha con chỉ mới ở thời kỳ đầu, sau này chỉ cần bồi dưỡng là được” .

“ Con còn trẻ nên không hiểu chuyện này đâu, ông bà bầu bạn mấy mươi năm với nhau, bà chủ lo cũng phải” . Người vú già càm ràm nói: “ Con đừng thấy hai người suốt ngày khắc khẩu mà lầm, thực ra tình cảm của họ rất tốt đó. Con lớn rồi ra riêng không sống trong nhà, căn nhà lớn như vậy chỉ có hai người già họ thôi, nên chẳng ai sống thiếu ai được” .

Từ Văn Diệu im lặng nghe, cúi đầu nhai miếng bánh màn thầu đang nằm trong miệng mình.

Lúc này có tiếng xe ô tô ngoài cửa, tiếng bà Từ sang sảng vọng vào: “ Tiểu Triệu lái xe đưa Tiểu Lương tới bệnh viện đi, Tiểu Lương, phiền cậu chăm sóc cho ông nhà tôi. Được được, cậu đưa tôi tới đây là được, lát nữa tôi đi xe khác tới cơ quan sau. Không có gì đâu! Cảm ơn hai cậu!” .

Tiểu Triệu là tài xế của ông Từ còn Tiểu Lương là cán bộ nhân viên trong quân khu đã theo ông Từ rất nhiều năm. Từ Văn Diệu vừa nghe liền nhanh chóng ăn xong bát cháo, nhai hết màn thầu rồi ra cửa đỡ giúp túi ẹ mình, cười nói: “ Mẹ về rồi à, hôm nay cha con sao rồi?” .

“ Chưa chết được!” . Bà Từ tức giận lườm con trai, mặt mày đen lại: “ Mới sáng ra đã dạy dỗ ẹ một khóa chính trị, tinh thần tốt lắm!” .

“ Ha ha!” . Từ Văn Diệu lấy lại tinh thần bật cười: “ Vậy là tốt rồi, còn sức răn dạy với ra lệnh chứng tỏ cha đang khôi phục rất tốt!” .

“ Hừ, con đoán xem ông ấy ra lệnh ẹ làm cái gì hả?” . Bà Từ tức giận mắng con: “ Ông ấy dám bảo mẹ về nhà gọi điện mời bạn trai của con tới đây ăn Tết cùng nhà mình. Cha con hai người tính chọc cho tôi tức chết mới chịu đúng không? Muốn đầu năm đầu tháng tôi đã cau có khó ở chứ gì? Hả? Hai người muốn tôi lên cơn tức giận rồi nhập viện để hai người tự do làm loạn phải không?” .

Từ Văn Diệu giật mình, bà Từ đẩy anh ra rồi đùng đùng nổi giận, quát ầm lên: “ Thằng ranh kia, tôi thấy anh cũng không cần ở lại đây nữa đâu, mau cút về bên đó với cậu bạn trai kia đi! Cái đồ nhu nhược, đồ bất hiếu này!” .

Từ Văn Diệu giật mình, bà Từ đẩy anh ra rồi đùng đùng nổi giận, quát ầm lên: “ Thằng ranh kia, tôi thấy anh cũng không cần ở lại đây nữa đâu, mau cút về bên đó với cậu bạn trai kia đi! Cái đồ nhu nhược, đồ bất hiếu này!” .

Người vú già vội vã tiến đến giảng hòa, cố nhỏ tiếng nói: “ Hai mẹ con đừng cãi nhau nữa, hàng xóm nghe được sẽ ảnh hưởng không tốt!” .

“ Cái nhà này cần gì sĩ diện nữa? Cả quân khu có ai lại không che miệng chê cười gia đình này? Suốt mấy mươi năm nay bản thân tôi hễ ra ngoài người người ngưỡng mộ, một là tôi chẳng dựa hơi chồng, hai là tôi chẳng dựa hơi con cái! Bây giờ già rồi, hai người các người có thấy mất mặt chưa, con cái lớn chừng này tôi nuôi nó được ích lợi gì chứ?” .

Bà ngước đầu lên nhìn mặt con, thấy nó không có chút biểu cảm gì, cơn giận càng lúc càng cao, lớn tiếng mắng mỏ: “ Sao hả, mẹ anh mới nói mấy câu anh đã xụ mặt rồi! Hôm nay tôi cũng nói cho anh biết, tôi không quan tâm cha con hai người đồng hội đồng thuyền làm xấu mặt tôi, tôi không thèm quản, nhưng nếu muốn để cho cái tên kia vào nhà trừ phi tôi ra khỏi nhà. Nhà này có cậu ta thì không có tôi!” .

Từ Văn Diệu đau đầu, khó xử nhìn bà Từ, nghĩ mà không biết tại sao đến cả lời nói nghiêm trọng “ có cậu ta thì không có tôi” cũng đã nói ra. Anh im lặng bước tới đưa một tay ra ôm mẹ vào lòng. Lúc đầu bà Từ còn giãy giụa nhưng lại không thể giằng ra khỏi đôi cánh tay mạnh mẽ của con trai, bèn mắng mỏ rồi mặc cho anh ôm. Từ Văn Diệu dìu mẹ ngồi xuống ghế sofa ở phòng khách, tự tay vào bếp pha trà mang ra tận tay mẹ, cười nói: “ Mẹ, bên ngoài lạnh lắm, mẹ cầm chút cho tay ấm lên đi!” .

Bà Từ lúc này vẫn còn chưa nguôi cơn giận, cầm tách trà, tiếp tục mắng nhiếc con: “ Anh đừng tưởng nịnh nọt như vậy tôi liền mềm lòng!” .

“ Xem mẹ lại nói kìa!” . Từ Văn Diệu cười ôm lấy bả vai mẹ: “ Đây là con trai đang lo tay mẹ bị lạnh thôi!” .

Bà Từ cúi đầu nhấp một ngụm trà, bực bội nói: “ Cho nhiều lá trà vào quá!” .

Từ Văn Diệu bật cười hì hì: “ Con làm gì biết pha trà, gần đây toàn là uống trà được pha sẵn! Nhắc mới nhớ, trà Tiểu Tranh pha rất ngon, lần trước cha tới nhà còn khen cậu ấy nữa” .

Bà Từ trừng mắt nhìn anh, cảnh giác nói: “ Anh đừng nói tốt cho cậu ta!” .

“ Con nào có, con chỉ ăn ngay nói thật thôi!” . Từ Văn Diệu cười hì hì. “ Con trai của mẹ ấy hả, bây giờ sướng lắm, có người cơm bưng tận nơi, áo quần đưa tới tận tay, trà dâng tận miệng, được người ta chăm sóc chu đáo và tử tế lắm. Mẹ nhìn xem, nhìn xem, con mập hơn trước rất nhiều, cằm cũng sắp biến thành hai luôn, mẹ nhìn đi!” . Đoạn lại kéo cổ áo xuống.

“ Thôi đi” , bà Từ nhìn anh, sắc mặt tươi hơn một chút, nhưng vẫn không chịu xuống nước. “ Cậu ta chăm sóc con thì có làm sao. Với điều kiện của con, chẳng phải cậu ta có được không ít thứ tốt từ con hả? Thật là” .

Từ Văn Diệu thở dài: “ Mẹ, mẹ nói sai rồi. Nhà chúng con đang ở là của Tiểu Tranh, chi tiêu hàng ngày cũng là cậu ấy bỏ ra. Tuy con có đưa cậu ấy thẻ tín dụng nhưng mấy tháng xem lại cũng chỉ thấy tiền vơi đi rất ít, mà toàn dùng để mua đồ gia dụng, điện đài trong nhà. Mẹ, Tiểu Tranh là người có học thức, là thầy giáo ở trường đại học, chắc mẹ cũng rành cái tật sĩ diện của thư sinh rồi đấy, lúc nào cũng coi trọng thể diện. Nếu đổi thành người khác hẳn là mẹ thấy không xứng với con trai mẹ, nhưng Tiểu Tranh lại khác, tình hình hoàn toàn ngược lại, bình thường con muốn chăm sóc hay làm gì đó cho cậu ấy cứ phải giấu giấu giếm giếm không để cậu ấy biết. Chuyện này có thể người ta không hiểu nhưng mẹ thì rõ quá rồi, mấy mươi năm nay các thành tích của mẹ ở đơn vị có khi nào nhờ vả vào cha không? Người khác xem cái tiếng phu nhân của tướng quân như là lệnh bài để dựa vào, còn mẹ thì tuyệt đối tránh xa nó, mẹ sợ người ta nghĩ là mẹ dựa vào các mối quan hệ mà đi cửa sau này kia, mẹ nói vì sao lại như vậy? Chẳng phải là muốn tự mình nỗ lực vươn lên sao, đúng không mẹ?” .

Bà Từ sắc mặt đã tốt hơn trước rất nhiều, hài lòng gật đầu: “ Đương nhiên, mẹ chẳng làm gì thẹn với lòng hết!” .

“ Tiểu Tranh cũng có cái tính bướng bỉnh hệt như mẹ vậy, mẹ khoan nói gì cả, cậu ấy có chuyện gì cũng không muốn nhờ vả con, xem con như người ngoài thôi, có lúc con giận lắm, phát bực lên mà chỉ biết học theo cha, bó tay không thể nào thay đổi được, đành phải nhường nhịn thôi” .

Bà Từ hừ một tiếng: “ Cha con đời nào chịu nhân nhượng mẹ chứ!” .

Từ Văn Diệu nhướn mày hỏi: “ Cha thật không nhường nhịn mẹ? Mẹ à, kiểu đàn ông như cha, dù có đối tốt với mẹ cũng sẽ không nói ra điều đó. Mẹ sống với cha nhiều năm, mẹ suy nghĩ thật kỹ nhé” .

Bà Từ bĩu môi, nghĩ ngợi một lúc lại im lặng.“ Ý của con là, tất cả lỗi đều tại con, ai bảo con không thể yêu được cô nào đấy rồi kết hôn, lại còn không có cảm hứng với phụ nữ? Con cũng nói thật với mẹ, đàn ông muốn tìm được người đàn ông thích hợp ình càng khó khăn hơn là nam với nữ. Nhất là kiểu người như con trai của mẹ ấy! Ban đầu thì còn tin là đối phương tốt nhưng sau đó lại trằn trọc chẳng biết liệu người ta là thật lòng hay có ý lợi dụng mình? Mẹ không biết được những điều phức tạp ẩn chứa bên trong đâu. Con chẳng cách nào nói với mẹ được. Sau cùng, may mà con gặp được Tiểu Tranh, người không vì tiền cũng chẳng vì quyền, chỉ muốn bình an sống với con mà thôi. Huống hồ gì điều kiện của cậu ấy tốt như vậy. Không phải là con ba hoa gì, khi nào gặp thì mẹ sẽ biết, cậu ấy và con trai của mẹ xứng đôi chừng nào!” .
Chương trước Chương tiếp
Loading...