Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ
Chương 29 : Chuyến Tàu Siêu Tốc Hikari (Tia Nắng) Tới Kyoto
Quay trở lại trung tâm Tokyo, ở thềm chờ số 18, khoảng một trăm người đàn ông Nhật trong những bộ lê màu xám đang đứng đợi tàu. Nỗi u sầu phảng phất trên gương mặt họ. Họ không mang hành lý; họ không phải người đi du lịch. Đứng tụ tập theo hình bán nguyệt quanh một toa tàu, họ nhìn không chớp mắt, mắt dán chặt vào một cửa sổ. Bên trong chuyến tàu, tại cửa sổ đó, một người đàn ông và đàn bà đứng cạnh ghế của mình, chỉ có phần cằm của họ hiện ra dưới khung cửa số. Hồi còi rúc lên; tàu bắt đầu di chuyển, nhưng trước khi nó động đậy dù chỉ một xăng ti mét, người đàn ông và đàn bà bắt đầu cúi gập người chào tại cửa sổ, lặp đi lặp lại, bên ngoài sân ga, cả trăm người đàn ông kia cũng cúi chào tương tự, rất nhanh chóng, vì đoàn tàu đang tăng tốc. Rồi việc cúi chào ngừng lại: trăm người đàn ông kia vỗ tay. Người đàn ông và đàn bà tiếp tục đứng cho tới khi chúng tôi ra khỏi nhà ga, sau đó họ ngồi xuống đọc báo.Tôi hỏi một người Nhật ngồi kế bên xem họ là ai.Anh ta lúc lắc cái đầu. Trong chốc lát, tôi nghĩ anh ta sẽ nói, “Không biết tiếng Anh” - nhưng anh ta đang nghĩ. Anh ta nói, “Không cần nghĩ, tôi cho đó là một giám đốc công ty. Hoặc có thể là một chính trị gia. Tôi không biết ông ta.”“Quả là một buổi tiễn đặc biệt.”“Chuyện này không lạ ở Nhật. Tay đàn ông là người quan trọng. Người làm thuê cho ông ta phải thể hiện sự tôn trọng nào đó, cho dù - anh ta cười - cho dù trong lòng họ không cảm thấy như vậy.”Tôi muốn bám lấy câu chuyện, nhưng khi tôi đang nghĩ câu hỏi, người đàn ông bên cạnh đã với cái cặp và lấy ra một quyển sách sờn mép có tên The golden bowl (Chiếc bát vàng) của Nhà xuất bản Penguin. Anh ta mở ra giữa quyển, gập cái gáy sách tã và bắt đầu đọc. Tôi cũng làm thế với quyển Silence (Im lặng) của Shusaku Endo viết, cảm thấy may mắn vì tin rằng Endo làm cho tôi vui, chứ không phải Henry James. Người đàn ông bấm cái bút bi, viết nguệch ngoạc ba ký tự vào một bên lề đã có chữ viết và giở sang trang. Xem một ai đọc tác phẩm của James có thể rất buồn chán. Tôi đọc cho đến khi người soát vé tới, khi kết thúc việc đục lỗ vé cho hành khách, anh ta đi ngược lại lối đi giữa các hàng ghế, cúi chào và nói, “Cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn!” đến tận lúc ra tới cửa. Người Nhật cư xử tốt đến hoàn hảo và khiến tính cách này không thể phân biệt được với sự khiếm nhã.Tôi nhìn ra ngoài cửa số, ngắm vùng ngoại ô Tokyo lần chót, nhưng chúng tiếp tục hiện ra, trải dài hút tầm mắt tôi trên đồng bằng màu nâu phẳng như cái bánh quy. Tàu siêu tốc Hikari, chuyến tàu khách nhanh nhất thế giới, vượt qua quãng đường gần năm trăm cây số từ Tokyo đến Kyotol trong chưa đầy ba giờ, thật sự chưa bao giờ khơi lên nỗi sợ thuần túy trong người dân về việc nối hai thành phố lại với nhau bằng chuỗi đô thị. Dưới một khoảng trời, chỗ làn khói đen phun lên như len dệt, là cột điện cao thế dây nhợ chằng chịt, các tòa nhà cao tầng giống như những hộp số khổng lồ, và các ngôi nhà lộn xộn không được phân khu, không ngôi nào hơn hai tầng, những khung cửa số như tranh vẽ đối diện với các nhà máy. Bên trong các ngôi nhà - tôi biết điều này từ buổi tối đi tham quan ở Tokyo - đều ảm đạm, giản dị, không chê vào đâu được và không thể định tuổi chính xác; bên ngoài, lớp gỗ đã phai màu dính đầy bồ hóng từ ống khói nhà máy bên cạnh, và không nhà nào cách nhà nào quá một bàn chân. Hiểu mật độ dân số ở đây là để đi đến kết luận rằng việc quá đông đúc cần có lối cư xử tốt; bất kỳ sự làm phiền nào, bất cứ thứ gì không ở trong trạng thái hoàn hảo, sẽ khiến nó lộn xộn.Lướt qua một trang trại rộng chừng tám nghìn mét vuông, tôi hy vọng sẽ nhìn thấy nhiều cánh đồng hơn, nhưng trang trại đó là điều khác biệt duy nhất, không còn gì đáng chú ý hơn nữa: cái cày bé tí, luống cày chật hẹp, cây vụ đông được gieo hạt cách nhau vài chục phân, cỏ khô không được đóng bánh mà thu lại trong các vải bọc nhỏ - bức tranh thu nhỏ về một trang trại. Xa xa, mô hình này được lập lại trên vài ngọn đồi, nhưng những luống cày phủ đầy tuyết, biến cảnh vật thành một tấm vải nhăn nhúm. Đó là hình ảnh hiện ra trước mắt tôi, nhưng ngay khi tôi nghĩ tới chúng thì tàu đã đi xa hàng ki lô mét. Con tàu đi nhanh hơn tôi nghĩ – quá nhanh, mọi người đều ngồi nguyên trên ghế.Quả là khó để đi dạo trên tàu khi nó di chuyển ở tốc độ đó - một lần rung lắc cũng có thể hạ đo ván bạn - chỉ có những người đẩy xe bán trà và bánh di chuyển dọc các hàng ghế. Không có các đặc trưng truyền thống của tàu chợ, tàu hỏa của Nhật dựa vào các tiện nghi của máy bay: sự tĩnh lặng, chỗ để chân, đèn đọc sách - phải trả thêm mười đô la để ngồi hai người (thay vì ba) một hàng ghế và ngăn hành khách không đứng lên bám vào cửa ra vào. Tốc độ khiến nhiều người buồn ngủ; cũng khiến những người khác không thở được. Nó cản trở việc nói chuyện. Tôi nhớ những chuyến tàu chậm với các toa xe có ghế tựa và những bánh xe ầm ĩ. Đi tàu ở Nhật là sự di chuyển đơn thuần từ thành phố này sang thành phố khác, chẳng có gì thích thú: chỉ có giờ đến là đáng quan tâm. Những chuyến tàu của châu Á đã ở sau tôi. Tôi vẫn tiếp tục đi.“Tôi thấy anh đang đọc Henry James.”Người đàn ông cười.“Tôi thấy James về sau này sa vào lảng tránh,” tôi nói.“Khó hiểu?”“Không, không khó hiểu - chỉ lảng tránh.”“Anh có thể tới lớp của tôi!”“Anh lên lớp về James à?”“Ồ, tôi gọi lớp học đó đơn giản là Chiếc bát vàng.”“Nghe có vẻ tham vọng,” tôi nói. “Một sinh viên bình thường của anh mất bao lâu để đọc Chiếc bát vàng?”“Khóa học kéo dài hai năm.”“Họ có đọc quyển sách nào khác không?”“Họ có đọc quyển sách nào khác không?”“Chỉ quyển đó thôi.”“Lạy Chúa lòng lành. Anh dạy bao nhiêu bài?”Anh ta làm một phép đếm đơn giản, sử dụng các đầu ngón tay của mình, sau đó nói, “khoảng hai mươi bài giảng một năm. Tổng cộng bốn mươi bài tất cả.”“Tôi đang đọc Shusaku Endo.”“Tôi biết. Ông ta một trong những người Thiên Chúa giáo ở Nhật.”“Anh dạy văn học Nhật Bản à?”“Ồ vâng. Nhưng sinh viên vẫn nói chúng tôi không đủ hiện đại. Chúng muốn đọc các sách viết sau chiến tranh.”“Cuộc chiến nào?”“Thế chiến I - các tác phẩm viết ra sau cải cách Minh Trị.”“Vậy là anh chuyên sâu về các tác phẩm cổ điển?”“Vâng, thế kỷ 8, 9, cả thế kỷ 11 nữa.”Anh ta liệt kê các tác phẩm và bỏ qua James. Anh ta bảo mình là giáo sư đại học. Tên anh ta là Toyama và là giáo sư dạy tại một trong các trường đại học ở Kyoto. Anh ta nói tôi sẽ thích Kyoto. Faulkner đã rất thích nó và Saul Bellow - ồ, ông ấy cũng thích nó. “Saul Bellow không vui vẻ. Thế là chúng tôi đưa ông ta đến một buổi biểu diễn thoát y. Ông ta thích lắm.”“Tôi cá là thế đấy.”“Anh có thích biểu diễn thoát y không?”“Chỉ một điểm,” tôi đáp. “Nhưng cái mà tôi thấy không phải là biểu diễn thoát y. Những kẻ ác dâm làm tình với bọn bạo dâm, trần truồng tự sát - tôi chưa bao giờ xem những thứ máu me thế! Tôi chả có bụng dạ nào xem chúng. Anh đã đến nhà hát Nichigeki chưa?”“Rồi,” giáo sư Toyama nói. “Chả có gì cả.”“Ôi, tôi không khoái mấy trò truyền máu dâm dục. Tôi rất tiếc. Tôi muốn xem người Nhật ‘quan hệ’ bên ngoài khu vực cấp cứu cơ.”“Ở Kyoto,” ông nói, “chúng tôi có một buổi trình diễn thoát y rất đặc biệt - dài ba tiếng. Buổi trình diễn này nổi tiếng lắm. Saul Bellow thích nó nhất. Hầu hết là trình diễn đồng tính nữ. Ví dụ, một cô gái sẽ mang mặt nạ - mặt nạ đặc biệt dùng trong nhà hát kabuki. Mặt nạ đó rất dữ dằn với cái mũi dài. Rõ ràng đây là vật biểu tượng cho dương vật. Cô gái không đeo mặt nạ trên mặt - cô ta đeo nó ở dưới, ngay dưới eo. Bạn diễn của cô ta ngả người xuống và cô ta đút cái mũi vào, giả vờ đang giao hợp. Cao trào của buổi tối là, xin lỗi, là màn trình diễn âm vật. Khi màn này kết thúc, mọi người vỗ tay. Nhưng đó là một vở diễn hay. Tôi nghĩ lúc đó anh nên xem nó.”“Anh có tới đó thường xuyên không?”“Khi còn trẻ thì tôi hay tới đó, gần đây tôi chỉ tới cùng các khách viếng thăm. Nhưng chúng tôi có rất nhiều khách.”“Khi còn trẻ thì tôi hay tới đó, gần đây tôi chỉ tới cùng các khách viếng thăm. Nhưng chúng tôi có rất nhiều khách.”Anh ta nói chính xác, tay siết chặt; anh ta rụt rè, nhưng anh ta có thể nhận thấy tôi thích thú, tôi nói với anh mình cũng là một giảng viên đại học. Anh ta biết nơi ở tại Kyoto: anh nói có thể tới dự giờ giảng của tôi ở đó. Anh ta hỏi về chuyến đi của tôi và hỏi rất kỹ về chặng đi bằng tàu qua Thố Nhĩ Kỳ và Iran.“Đây là một chuyến đi dài từ London tới Nhật bằng tàu hỏa. Chuyến đi có các khoảnh khắc của nó,” tôi nói. Tôi kể cho anh ta về quyển Following the Equator (Theo đường xích đạo) của Mark Twain, về kẻ lang thang hài hước Harry De Windt, người đã viết quyển From Paris to New York by Land (Đi từ Paris tới New York bằng đường bộ), và From Pekin to Calais by Land (Đi từ Bắc Kinh tới Calais bằng đường bộ) tại thời điểm chuyển giao thế kỷ. Giáo sư Toyama cười khi tôi trích lời khuyên của De Windt trong quyển sách cuối:Tôi chỉ có thể tin quyển sách này may chăng sẽ ngăn cản người khác đi theo tấm gương của tôi, sẽ cảm thấy viên mãn khi biết rằng các trang sách này không phải được viết trong vô vọng. M. Victor Meignan kết luận tác phẩm hài của ông Từ Paris tới Bắc Kinh bằng đường bộ thế này: “Đừng đến đó! Đó là tinh thần của quyển sách này!” Hãy để người đọc hưởng lợi từ kinh nghiệm của chúng ta.“Một lần,” giáo sư Toyama nói, “tôi đi tàu thủy từ London tới Yokohama. Hành trình dài bốn mươi ngày. Đó là một con tàu hàng - không có nhiều hành khách. Chỉ có một người phụ nữ duy nhất trên tàu. Cô ấy là bạn gái của một kiến trúc sư. Nhưng họ như thể là vợ chồng. Đó là thời gian thiếu đàn bà lâu nhất mà tôi chịu đựng. Tất nhiên, khi tới Hồng Kông, chúng tôi lên bờ và xem vài phim khiêu dâm, nhưng chẳng phim nào hay. Phòng chiếu thì ngột ngạt, máy chiếu hỏng liên tục. Phim của Đức, tôi cho là vậy. Âm bản rất chán. Sau đó chúng tôi về Nhật.”“Hồng Kông là chặng dừng chân duy nhất à”“Ở Penang nữa.” Đoàn tàu đã đến một ga xép, điểm dừng duy nhất của tàu Ánh Nắng, bốn mươi lăm giây ở Nagoya, sau đó chúng tôi lại đi tiếp.“Có rất nhiều gái ở Penang!” tôi nói.“Đúng thế. Chúng tôi đến quán rượu để tìm người dắt mối. Chúng tôi uống chút bia và gã tú ông bảo, ‘Có gái ở trên tầng.’ Chúng tôi có năm người - tất cả đều là sinh viên Nhật đi từ Anh quốc. Chúng tôi hỏi hắn liệu có thể lên, nhưng trước khi hắn dẫn chúng tôi lên, hắn nhất định thống nhất giá cả. Chúng tôi cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ. Hắn có giấy và bút chì. Hắn viết, Một lần giao hợp - quá đắt; ‘hai lần’ - vẫn quá nhiều. Các tiết mục khác nữa - ồ, anh biết thể loại đó mà. Hắn bảo chúng tôi chọn. Nhục thế không biết. Chúng tôi thậm chí phải khai giao hợp bao nhiêu lần trước khi lên tầng. Chúng tôi thôi luôn.“Tôi hỏi hắn liệu có buổi trình diễn đồng tính nữ nào không. Nhưng hắn là một gã tú ông khôn ngoan. Hắn giả vờ không hiểu! Chúng tôi giải thích - sau đó hắn hiểu. Hắn nói, ‘Người Trung Quốc ở Penang không làm những việc đó. Chúng tao không có buổi trình diễn đồng tính nữ nào.’ Chúng tôi quyết định quay trở về tàu. Hắn rất muốn chúng tôi ở lại. Hắn nói, ‘Bọn tao có thế tổ chức buổi trình diễn. Tao có thể tìm một cô, một trong số chúng mày diễn phần của người nam và những thằng còn lại có thể xem.’ Nhưng dĩ nhiên điều này không cần phải hỏi.”Để đáp lại, tôi kể cho anh ta nghe về nhà thổ trẻ con ở Madras, các tú bà ở Lahore, các mánh khóe tình dục ở Viêng Chăn và Băng Cốc. Với hành trình đã đi, vốn liếng giai thoại của tôi về những chuyện thế này cả đống, giáo sư Toyama rất trân trọng tôi, anh ta đưa tôi danh thiếp. Phần còn lại của chuyến đi, anh ta đọc James, tôi đọc Endo và vị giám đốc công ty đang xử lý cái có vẻ là bài diễn thuyết hoặc báo cáo đang đặt trên cặp, nó được in trên một tờ giấy khổ lớn với các cột chữ đối xứng. Sau đó loa tàu vang lên, chúng tôi được thông báo bằng tiếng Nhật và tiếng Anh về sự nhanh gọn khi tàu tới ga ở Kyoto.“Không phải vội đâu,” giáo sư Toyama nói. “Tàu sẽ đỗ ở đây đủ một phút.”Việc đi một quãng đường dài, sau ba tháng, trở nên giống như thử rượu hoặc dự một bữa tiệc đứng toàn cầu. Đến một địa điểm, thăm thú nó và đánh dấu. Một cuộc thăm viếng, sự tạm nghỉ trước khi chuyến tàu kế tiếp lăn bánh ngăn cản tính phàm ăn, nhưng có thể quay lại. Do đó từ tất cả những ghi chép dài dòng của tôi, có một kết luận đơn giản hơn nổi lên, trong đó Iran được ghi nhớ, Afghanistan bị xóa đi, Pershawar đáng chú ý, Simla tạm được, vân vân. Và điều đó xảy ra ngay sau khi cái mùi nồng nặc của một địa điểm hoặc cảnh tượng ngửi thấy từ một góc ghế trong Toa Xanh cũng đủ xui khiến khách du lịch bỏ qua và đi tiếp. Đến Singapore, tôi biết sẽ không bao giờ quay lại; Nagoya thì tôi đã bỏ qua tại sân ga trong chưa đầy bốn mươi lăm giây; nhưng tôi ghi nhớ Kyoto ột chuyến quay lại. Kyoto giống như một chai rượu mà bạn nhớ nhãn mác để đảm bảo hạnh phúc trong tương lai.Kyoto có đền Heian, một ngôi đền màu đỏ rực rỡ, trong khu vườn cây cối mùa đông trụi lá của đền có một chiếc xe điện cổ đỗ giữa các cây thấp, trên con đường rộng chục mét, được nâng niu như vật thiêng. Thời tiết dễ chịu, các phòng trà bằng gỗ, những ngọn núi bao quanh, các phương tiện chở khách công cộng trên phố, bầu không khí thân thiện của những người có học thức uống rượu trong quán nhỏ trên các con hẻm của thành phố. Không có cảnh tiền trao tay ở các quán rượu đó, không phải ký hóa đơn. Người ta uống rượu tại những chỗ này còn hơn cả khách hàng thân thuộc - họ như là thành viên. Nữ chủ quán ghi lại những gì họ ăn còn đồ uống thì dễ đếm. Mọi đàn ông đều có riêng trong tủ rượu của quán này chai whisky Suntory lâu năm, tên người hoặc số được in màu trắng trên cái chai đó.Vào lúc hai giờ sáng, tại một trong những quán rượu Kyoto, chúng tôi có một cơ số cuộc tán gẫu từ chuyện hài hước của người Nhật cho tới tính dâm dục phảng phất trong Women Beware Women (Đàn bà coi chừng đàn bà) của Middleton. Tôi chộp lấy chủ đề Yukio Mishima tự sát làm người đọc phương Tây sợ hãi nhưng hình như đấy là điều an ủi người Nhật, những người nhìn ra xu hướng đế quốc ngu hiểm của ông ta. Họ dường như coi ông ta theo cách người Mỹ nói về Mary McCarthy rằng cô ta là một đứa con của Cách mạng Mỹ. Tôi nói mình nghĩ Mishima dường như viết các tiểu thuyết của ông dựa trên những phép tắc của đạo Phật.“Đạo Phật của ông ta sai - rất hời hợt,” giáo sư Kishi nói.“Hắn chỉ học đòi.”Ông Shigahara bảo, “Điều đó không quan trọng. Người Nhật không biết gì về đạo Phật và Mishima cũng không cảm thấy nó. Chúng tôi không cảm thấy nó sâu sắc như người Công giáo các anh cảm thấy về Công giáo. Đó là cách chúng tôi sống, nhưng không dâng hiến hay cầu nguyện. Người Công giáo các anh có giác quan tâm linh.”“Điều này thật mới mẻ với tôi,” tôi đáp. Nhưng tôi có thể hiểu làm thế nào người Nhật đi tới kết luận này sau khi đọc quyển Im lặng của Endo, nói về sự ngược đãi tôn giáo và mức độ trung thành. Tôi nói tôi đã đọc các tiểu thuyết Sea of Fertility (Biển màu mỡ) của Mishima. Tôi từng rất thích Spring Snow (Tuyết mùa xuân); quyển Runaway Horses (Những con ngựa chạy đi) khó đọc hơn; đến quyển The Temple of Dawn (Ngôi đền bình minh) thì tôi thấy hoàn toàn lúng túng trước chủ đề tái sinh.“Ồ, đó là cái mà nó muốn nói,” giáo sư Kishi giảithích.thích.“Xem ra khó hiểu với tôi,” tôi nói.“Khó hiểu với cả tôi nữa,” ông Iwayama lên tiếng.“Vâng,” ông Shigahara thêm vào. “Nhưng khi anh đọc những quyển tiểu thuyết cuối cùng đó, anh hiểu tại sao ông ta lại tự sát.”“Tôi có nhận thấy,” tôi nói. “Ông ta tin vào sự tái sinh, có lẽ ông ta mong đợi sẽ sớm quay trở lại.”“Tôi không hy vọng thế đâu!” giáo sư Kishi nói.“Thật à?”“Phải, tôi thực sự không hy vọng thế. Tôi hy vọng ông ta ở nguyên nơi ông ta đang ở.”“Một ví dụ về tính hài hước của Nhật!” ông Iwayaina nói.“Hài hước đen!” giáo sư Miyake góp lời.Một thứ màu trắng bốc khói, có hình bánh xà phòng, được đặt trước mặt tôi trên quầy rượu.“Củ cải đấy. Kyoto nổi tiếng vì nó. Ăn đi - anh sẽ thấy nó ngon tuyệt,” giáo sư Kishi, người trong vai trò chủ nhà nói.Tôi nếm thử: nó hơi xơ nhưng thơm. Cô phục vụ nói gì đó bằng tiếng Nhật với giáo sư Kishi.”Cô ta nói anh trông giống Engelbert Humerdinck. ”“Nói với cô ta,” tôi nói, “tôi thấy cô ta có cái đầu gối thật đẹp.”Giáo sư thuật lại. Cô cười và lại nói.“Cô ấy thích cái mũi của anh!”Ngày tiếp theo tôi mang dư vị rượu lên đỉnh núi Hiei. Tôi được giáo sư Varley, trước đây từng là thầy giáo của tôi dẫn đi. Giáo sư tìm ra ở Kyoto một nơi ẩn náu tạm thời trước sự ngu xuẩn cao độ mà ông thấy ở Amherst. Gần đến tuổi về hưu, ông rút lui vì chán ghét nơi đó và trốn tới Kyoto. Chúng tôi ngồi trên ghế nhung của chuyến tàu điện Keifuku tới công viên Yase, nơi những cây phong vẫn còn lưa thưa lá, những ngôi sao màu cam nhỏ lấp lánh; sau đó chúng tôi ngồi cáp treo lên mỏm cao thứ hai – tuyết xuất hiện trên mặt đất khi chúng tôi lên; tiếp đó tới đường cáp, một khoang treo lơ lửng đi qua các cây tùng bị tuyết bao phủ lên tới đỉnh núi. Ở đây tuyết đang rơi. Chúng tôi đi xuyên qua rừng, thăm nhiều ngôi đền khác nhau, và tại một điểm hẻo lánh chúng tôi gặp một nhóm hai mươi nông dân bất chấp thời tiết, chủ yếu là ông già, bà già với vài cô gái mập mạp, họ đi nghỉ ngày đầu tiên sau mùa vụ, hướng những khuôn mặt đỏ hồng rắn rỏi của họ về phía các ngôi đền trên núi. Người dẫn đầu đoàn quấn một lá cờ trên đầu để giữ cho khô ráo, giống như người gác ghi ở Ceylon vào mùa mưa gió hôm nào. Nhóm người vượt qua chúng tôi và không lâu sau đó, chúng tôi nghe thấy họ đánh chuông trên đền. Khúc gỗ đánh vào cái chuông đồng khổng lồ, vang rền và cảnh tỉnh, những tiếng trầm vang xuyên qua cánh rừng tuyết tĩnh lặng và theo chúng tôi trên suốt đường xuống núi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương