Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ

Chương 4 : Tàu Tốc Hành Teheran



Khi chuyến tàu mới tốc hành Teheran rời khỏi nhà ga (mặt tiền giống như một siêu thị hiện đại) ở Qotur, có tiếng rít rít của đường ray mới (Hãng Đường sắt Quốc gia Iran đang hiện đại hóa và mở rộng), anh chàng tiếp viên trong bộ đồ kiểu Pháp ở toa ăn cởi chiếc áo khoác cứng màu trắng, trải một tấm thảm vuông dễ thương và quỳ gối cầu nguyện. Anh ta làm thế năm lần mỗi ngày trong một góc nhỏ ở giữa quầy tính tiền và bếp, giọng đều đều: “Không có vị chúa nào ngoài Thiên Chúa và thánh Mohammed là vị tiên tri của người,” trong lúc đó hành khách cứ xì xụp súp chanh và bốc món kebab gà. Những mảng kính khổng lồ và những nhà ga kiên cố đều có ba bức chân dung: vua Shah, hoàng hậu và con trai. Kích cỡ bọn họ to gấp mười lăm lần người bình thường, sự to lớn đến thô kệch khiến họ trông có vẻ thừa mứa, tham lam và quỷ quyệt. Thằng bé mỉm cười trông cứ như một đứa bé sớm già trước tuổi làm nghề mua vui bằng điệu nhảy tap ở các chương trình tài năng và hát bài “I’ve got Rhythm”. Đây là một đất nước cũ kỹ; mọi dấu hiệu của sự hiện đại đều phảng phất một quá khứ truyền thống – anh tiếp viên cầu nguyện, những bức chân dung, trại của người du cư và lời gợi ý xin baksbeesh (tiền boa) trên một trong những đoàn tàu được điều hành tốt nhất trên thế giới.

Một lần nữa tôi đưa vé của mình cho người soát vé. “Vé hạng nhất,” tôi nói. Đưa tôi đến khoang ngủ hạng nhất.”

“Không có khoang ngủ nào cả,” anh ta nói. Anh ta chỉ vào cái giường của tôi trong toa của mấy người Úc.

“Không,” tôi nói. Tôi chỉ vào một khoang trống. “Tôi muốn cái này.”

“Không.” Anh ta cười đểu.

Anh ta nhìn vào tay tôi. Tôi cầm ba mươi lira tiền Thổ Nhĩ Kỳ (tương đương hai đô la). Anh ta đưa tay lại gần tay tôi. Tôi hạ giọng thì thầm cái từ phổ biến nhất ở phương Đông này “baksheesh”.

Anh ta cầm tiền và nhét vào túi. Anh ta lấy túi của tôi ở khoang mấy người Úc mang đến khoang khác, trong đó có một chiếc va li méo mó và một hộp bánh xốp. Anh ta đẩy túi của tôi vào rãnh hành lý rồi vỗ vỗ lên giường nằm. Anh ta hỏi liệu tôi có cần ga trải giường hay chăn không. Tôi đáp có. Anh ta cúi chào, mang cho tôi một bình nước đá và mỉm cười như thể muốn nói, “Lẽ ra ông đã có mọi thứ từ ngày hôm qua.”

Chiếc va li và hộp bánh là của một người Thổ đầu hói tên Sadik, ông ta mặc một chiếc quần len rộng và áo len bó. Ông đến từ một trong những vùng hoang dã nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, thung lũng thượng nguồn Zap Lớn (Greater Zap), ông ta đã đi chuyến tàu ở Van; và định tới Úc.

Ông ta bước và đưa cánh tay vuốt ngang qua gương mặt nhễ nhại mồ hôi rồi hỏi, “Anh ở trong này à?”

“Vâng.”

“Anh đưa cho hắn bao nhiêu?”

Tôi cho ông ta biết.

Ông ta nói, “Tôi đã đưa cho hắn mười lăm đồng lira, hắn ta gian thật, nhưng giờ thì hắn đã về phe ta. Hắn sẽ không tống thêm người nào vào đây đâu, vì thế chúng ta sẽ tận hưởng không gian rộng rãi này cùng nhau.”

Sadik mỉm cười; hàm răng ông ta khấp khểnh. Ông ta không giống một người gầy còm đói ăn, thật ra trông khá mập và có lẽ Sadik đang đói.

“Tôi cho là, công bằng mà nói thì,” tôi nói, tự hỏi không biết sẽ kết thúc câu thế nào, “rằng tôi, à ừm, không phải pê đê. Ôi, ông biết đấy, tôi không thích đàn ông và…”

“Tôi cho là, công bằng mà nói thì,” tôi nói, tự hỏi không biết sẽ kết thúc câu thế nào, “rằng tôi, à ừm, không phải pê đê. Ôi, ông biết đấy, tôi không thích đàn ông và…”

“Tôi cũng thế, không thích đàn ông.” Sadik nói, đồng thời nằm xuống và chìm vào giấc ngủ. Ông ta có năng khiếu ngủ, chỉ cần được đặt theo chiều ngang là ngủ được ngay, ông ta luôn mặc cái áo len và cái quần đó khi ngủ. Ông ta không cởi chúng ra và suốt chuyến đi đến Teheran, ông cũng chẳng khi nào cạo râu hay tắm rửa,

Ông không giống một nhà tài phiệt. Ông thừa nhận rằng mình đang sống như một con heo nhưng có rất nhiều tiền và sự nghiệp của ông ta có thể coi là một thành công kỷ lục về sự tài tình. Ông ta khởi nghiệp với việc xuất khẩu đồ cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ sang Pháp, có vẻ như là kẻ tiên phong trong phong trào này, độc quyền đưa lại nhẫn lồng[1] và lọ bằng đồng vào bán ở châu Âu, trước khi có người nghĩ đến việc này. Ông ta không phải trả tiền thuế xuất khẩu ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng không bị đánh thuế nhập khẩu ở Pháp. Ông ta thực hiện công việc bằng cách vận chuyển những món đồ cổ vô giá trị này đến biên giới Pháp, cất trong kho ở đây. Sau đó tìm đến những tay lái buôn ở Pháp, đem hàng mẫu tới, nhận đặt hàng và để mấy gã đó tự đau đầu lo giải quyết chuyện nhập khẩu hàng hóa. Ông ta làm như vậy trong ba năm trời và gửi bộn tiền vào ngân hàng Thụy Sỹ.

[1] Puzzle ring: loại nhẫn có nhiều vòng nhẫn đan vào nhau.

“Khi có đủ tiền,” Sadik nói, tiếng Anh của ông ta không tốt lắm, “tôi muốn mở một văn phòng du lịch. Anh muốn đi đâu? Budapest? Praha? Rumani? Bulgaria? Những nơi tuyệt đẹp, ôi trời! Người Thổ rất thích du lịch. Nhưng họ ngốc lắm. Họ không nói được tiếng Anh. Bọn họ nói với tôi, ‘Ông Sadik, tôi muốn một cốc cà phê’ – khi đó là ở Praha. Tôi bảo ‘Gọi anh bồi bàn ấy’. Họ ngại. Họ chỉ biết nhìn bằng mắt. Nhưng họ có tiền trong túi. Tôi nói với anh bồi bàn, ‘Cà phê’ – anh ta hiểu. Ai cũng hiểu từ cà phê, nhưng người Thổ chẳng biết ngoại ngữ nào cả, vì thế tôi luôn phải là phiên dịch. Nói cho anh biết, tôi như phát điên. Mọi người cứ đi theo tôi. ‘Ông Sadik, đưa tôi đến hộp đêm đi’; ‘Ông Sadik, kiếm cho tôi một cô gái.’ Họ theo tôi đến tận bồn rửa mặt và thỉnh thoảng tôi muốn trốn khỏi họ, tôi thông minh hơn nên sử dụng thang máy.”

“Tôi bó tay với Budapest và Bedgrade. Tôi quyết định đưa mấy du khách hành hương đến Mecca. Họ trả tôi năm nghìn lira để tôi lo mọi thứ. Tôi cho họ tiêm chủng đậu mùa và đóng dấu vào sổ - thỉnh thoảng có đóng dấu vào sổ nhưng không tiêm! Tôi có một anh bạn làm ở bệnh viện. Ha! Nhưng tôi chăm sóc bọn họ tốt lắm. Tôi mua đệm cao su cho bọn họ, mỗi người một cái, nói quá lên một chút rằng như thế các bạn sẽ không phải nằm dưới sàn. Tôi đưa bọn họ đến Mecca, Medina, Jiddah rồi bỏ họ lại đây. ‘Tôi có việc phải làm ở Jiddah,’ tôi nói vậy. Nhưng tôi đi Beirut. Anh biết Beirut chứ? Một nơi tuyệt vời – những hộp đêm, các cô gái, vui lắm. Rồi tôi quay về Jiddah, đón các vị khách và đưa họ về Istanbul. Có lời lắm.”

Tôi hỏi Sadik nếu là một người Hồi giáo và lại ở rất gần Mecca, tại sao ông ta không bao giờ tự hành hương.

“Một khi đã đến Mecca bạn phải hứa – không uống rượu, không chửi thề, không gái gú, cho tiền người nghèo.” Ông ta cười. “Mấy cái đó dành cho người già thôi. Tôi chưa sẵn sàng.”

Ông ta đang trên đường đi Úc, mà ông ta phát âm là “Owstraalia”; ông ta có một ý tưởng mới. Ý tưởng đó nảy ra ở Ả rập Xê út, trong lúc buồn chán (ông ta nói cứ khi nào công việc kinh doanh của một dự án nào đó hốt bạc thì lập tức ông ta thấy hết hứng thú). Ý tưởng mới này liên quan đến việc xuất khẩu lao động người Thổ sang Úc. Ở đó đang thiếu nhân công. Ông ta sẽ đến đó, cũng như việc bán nhẫn lồng ở Pháp, gặp một vài nhà tư bản người Úc tìm hiểu xem họ cần nhân công có kỹ năng gì. Ông ta sẽ lên danh sách. Đối tác ở Istanbul sẽ thu gom một lượng lớn những người nhập cư, lo vụ giấy tờ, lấy hộ chiếu, chứng nhận sức khỏe, giấy giới thiệu. Rồi những người Thổ này sẽ lên một chuyến bay do Sadik thu xếp và sau khi thu phí từ những người Thổ này, ông ta sẽ thu tiền từ những người Úc nữa. Ông ta nháy mắt. “Có lời lắm!”

Chính Sadik là người cho tôi thấy rằng mấy ga híp pi đúng là hết thuốc chữa. Mấy người đó ăn mặc như thổ dân da đỏ, nhưng đa số đều là tầng lớp trung lưu Mỹ. Bọn họ không hiểu gì về baksheesh và vì giữ quá chặt chẽ tiền của mình, trông chờ vào thức ăn bố thí và lòng hảo tâm, nên bọn họ sẽ thất bại. Ông ta thấy khó chịu khi mấy gã trưởng nhóm híp pi luôn có những em gái xinh đẹp vây quanh. “Mấy thằng đó xấu điên, tôi cũng xấu, sao mấy cô em đó không thích tôi nhỉ?”

Ông ta thích thú kể lại những câu chuyện nói xấu mình. Chuyện hay nhất liên quan đến một cô nàng tóc vàng ông ta gặp trong quán bar ở Istanbul. Lúc đó là giữa đêm; ông ta đã say và đang háu gái. Ông ta đưa cô ả về nhà làm tình hai lần, sau đó ngủ thiếp đi vài giờ, tỉnh dậy lại làm tình tiếp. Hôm sau, khi bò ra khỏi giường, ông ta mới nhận ra thấy cô ả đó cần cạo râu và rồi nhìn thấy bộ tóc giả và cái ấy khổng lồ của đàn ông. “Chỉ có Sadik”, các bạn tôi nói, “chỉ có Sadik mới có thể làm tình với một gã đàn ông ba lần mà cứ nghĩ đó là đàn bà!” “Nhưng lúc đó say quá.”

Sadik là bạn đồng hành tuyệt vời trên một hành trình dài nhàm chán. Chúng tôi ở trên con tàu có ba mươi toa và tàu đi rất chậm qua phía Tây Nam Iran tới Teheran, qua vùng đất khô cằn nhất mà tôi từng thấy. Ở đây, trên sa mạc bỏng giãy, người ta phải biết ơn con tàu tuyệt vời này, tàu tốc hành Teheran không thể tuyệt hơn nữa. Toa ăn sạch sẽ và vui vẻ, lọ hoa lay ơn đỏ đặt trên những chiếc bàn được trải khăn hồ cứng. Đồ ăn rất ngon, nhưng không phong phú: luôn là súp chanh, kebab và một đống những lát bánh mỳ dẹt hình vuông trông như cuốn sổ tay. Toa ngủ có điều hòa nhiệt độ, được đặt ở nhiệt độ đủ lạnh để người ta phải đắp hai chăn vào ban đêm. Càng đi xa khỏi châu Âu, có vẻ như các đoàn tàu càng hào nhoáng hơn. Ở Qazvin, lại có một nhà ga trông giống siêu thị lớn ngay giữa sa mạc, tôi phát hiện ra rằng chúng tôi đến chậm cả mười giờ đồng hồ, nhưng bởi không có hạn định thời gian cụ thể, thế nên tôi thích sự thoải mái hơn là đúng giờ. Vì thế tôi ngồi và đọc sách. Trong bữa trưa, tôi nghe về kế hoạch sát phạt của Sadik ở Úc. Bên ngoài, cảng quan bắt đầu xuất hiện những nét đặc trưng – đồi nhấp nhô, bình nguyên hiện ra, một dãy núi xanh mướt trải về phía Bắc; làng xóm xuất hiện mau hơn và những ngọn lửa phụt lên từ nhà máy lọc dầu, chút nữa thôi chúng tôi sẽ đến Teheran.

Sadik mua vé tàu đi Meshed khởi hành ngay hôm đó. Ông ta không định thế, nhưng khi đang đứng xếp hàng, ông ta nghe lỏm thấy hai cô gái xinh đẹp mua vé hạng ba và thấy gã nhân viên chỉ toa của họ. Toa hạng ba của hãng đường sắt Iran không tách riêng nam-nữ vì lý do ngăn cấm quan hệ tình dục. Sadik liên mua vé hạng ba và được đưa vào cùng toa đó. “Để xem chuyện gì có thể xảy ra. Chúc tôi may mắn đi!”

Teheran, thành phố phát triển bùng nổ từ một ngôi làng, chẳng có nét cổ xưa nào và cũng không mấy thú vị, trừ phi bạn là người đặc biệt thích lái xe ẩu trong tình trạng giao thông tồi tệ gấp hai mươi lần ở New York. Người ta có nói đến chuyện xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, nhưng hệ thống đường ống nước ở Teheran có nguồn gốc làng xã phức tạp; nước thải được bơm ngay xuống dưới các tòa nhà, vì thế việc làm đường ngầm dễ gây ra đại dịch tả trên diện rộng. Một người mà tôi gặp đã xác nhận rằng cứ đào sâu khoảng ba mét xuống đất ở bất kỳ đâu trong thành phố là sẽ gặp ngay rác; trong vài năm nữa sẽ chỉ phải đào một mét rưỡi mà thôi.

Dù rộng lớn và hiện đại nhưng thành phố này vẫn còn lưu giữ những nét lộn xộn của một phiên chợ. Giống như Dallas, Teheran có mọi đặc điểm như thành phố dầu mỏ Texas: xa hoa giả tạo, bụi bẩn, nóng nực, thích chất dẻo và tiền mặt. Phụ nữ rất dễ thương, bọn họ đi túm tụm, cầm tay nhau – ngay cả những cô gái trẻ - hoặc nghiêng người vào cánh tay của một bà già trùm khăn mạng. Sự giàu có đã cho phép những người Iran ăn mặc thoáng hơn nhưng không quá mức cầu kỳ; thực ra hệ thống điều hòa làm lạnh không có mục đích nào khác ngoài việc để cho những người Iran giàu có mặc quần áo thời trang của Anh, bọn họ đặc biệt thích thời trang Anh. Hiếm khi bắt gặp phụ nữ đi với nam giới; chỉ có một vài cặp không phải tình nhân đi với nhau, và vào lúc hoàng hôn, Teheran trở thành thành phố của đàn ông, đi lang thang thành từng nhóm hoặc la cà đây đó. Các quán bar chỉ có đàn ông: bọn họ vào uống, mặc những bộ đồ đắt tiền, mắt luôn đảo khắp phòng, như thể đang mong chờ một bóng dáng phụ nữ. Nhưng chẳng có phụ nữ nào cả và những thứ để thay thế cho tình dục xuất hiện: áp phích phim ảnh có hình các cô nàng Iran căng mẩy mặc đồ ngủ ngắn; các hộp đêm với những vũ nữ múa bụng, vũ nữ thoát y; nhóm mấy cô nàng cổ vũ, những anh hề đội mũ kỳ cục từ chối kể những câu chuyện cười Ba Tư liên quan đến sex, đến các vị chức sắc tôn giáo. Tiền đã kéo đàn ông Iran đi theo một hướng, tôn giáo kéo họ sang hướng khác và kết quả là biến họ thành những sinh vật đói khát ngu ngốc, coi phụ nữ như miếng thịt. Như Zarathustra nói: một kẻ điên xấu xí với một vương miện kim cương tự ình là “Hoàng đế của các hoàng đế,” đấy chính là câu trả lời của họ với chính phủ, một đội quân bắn câu trả lời và luật pháp.

Ít đáng sợ hơn, nhưng không kém phần kinh khủng là món mứt cà rốt làm theo mùi vị Iran.

Ít đáng sợ hơn, nhưng không kém phần kinh khủng là món mứt cà rốt làm theo mùi vị Iran.

Nhờ có dầu mỏ, Teheran là thành phố của những người nước ngoài. Có hai tờ nhật báo tiếng Anh, một tờ nhật báo tiếng Pháp, Journal de Teheran và một tờ tiếng Đức xuất bản hàng tuần, Die Post. Không ngạc nhiên khi trang thể thao của tờ tiếng Anh Teheran Journal được quan tâm với những thông tin không liên quan đến người Iran, ví dụ như tiểu sử về Hank Aaron (“Một cầu thủ tuyệt vời – một nhân cách tuyệt vời”), người vừa phá được kỷ lục trọn đời của Bake Ruth – 714 điểm trước đội Atlanta thiếu lứa (“Atlanta là một nỗi hổ thẹn của môn bóng chày”); phần tin còn lại chủ yếu là về người Mỹ, ngoại trừ một tin ngắn nói về đội đua xe đạp Iran. Bạn chẳng cần phải đi xa khỏi Teheran để tìm hiểu xem mấy phóng viên này viết báo cho ai. Chẳng thiếu người Mỹ ở thành phố này, ngay cả thợ lắp ráp ở giàn khoan dầu của Mỹ trong khu vực xa xôi hẻo lánh cũng được phép ở Teheran bảy ngày sau khi làm việc bảy ngày ở công trường. Do đó, các quán bar luôn có không khí của những quán rượu miền Tây hoang dã.

Tới quán bar của khách sạn Caspien. Có mấy anh chàng người Mỹ cao nhồng ngồi uể oải trên ghế sofa uống bia Tuborg, tu trực tiếp bằng chai, vài cô vợ hoặc bạn gái gương mặt cau có, đang ngồi hút thuốc cạnh bọn họ, và một gã ngồi bám chặt quầy bar.

“Tôi đi đến gặp thằng khốn đó và nói, ‘Chụp X-quang đi,’ hằn nhìn tôi như một thằng ngu. Đã không chụp X-quang ba tuần rồi. Thứ chết tiệt này sẽ đổ sụp à xem. Hắn nói với tôi…”

“Chúng tôi thấy nhà Albright ở Qom. Cô ấy mặc cái váy đẹp nhất.” một cô gái ngồi trên sofa nói. Cô ta đá tung giày của mình. “Mua ở ngay đây, cô ấy nói thế.”

“Mẹ kiếp, tôi không hiểu phải làm sao.” Người đàn ông ở quầy bar nói. “Tôi đã bảo ông ta là tôi sẽ không rời khỏi công trường cho đến khi mọi thứ ổn thỏa. Nếu ông ta cứ kiên quyết thế, ông ta có thể có được công việc khốn kiếp của mình. Tôi sẽ quay về Ả rập Xê út bất cứ lúc nào tôi muốn.”

Một người đàn ông trung niên cao to mặc quần jeans xanh bước vào. Ông ta đi hơi lảo đảo nhưng đang mỉm cười.

“Gene, bạn già, lại đây.” Người đàn ông ở quầy bar gọi.

“Chào Russ.” Người đàn ông cao to cất tiếng và khi ông ta nói thế vài người ngồi dịch ra.

“Ngồi xuống trước khi bị ngã đi.”

“Mời tôi một ly nào, ông bạn già.”

“Vì cái mông của ông, tôi sẽ mời,” Russ nói. Ông ta rút ra một chiếc ví phồng và đưa cho Gene xem. “Chỉ còn một trăm đồng rial.”

“Bọn họ là người Texas,” người phụ nữ ngồi ở sofa nói. “Còn chúng tôi đến từ Oklahoma.”

Giọng mấy người ở quầy bar lớn hơn, Russ đang nói “Nào anh bạn” với một người đàn ông ở quầy bar, ông này gục người về phía cái chai, nhìn từ phía sau rõ là ông ta đang say khướt. Gene đứng cách đó khoảng một mét, uống bia và mỉm cười đưa chai lên miệng.

“Này Wayne,” Russ nói. “Uống nào Gene. Và hỏi Billy xem muốn gì.”

Russ vỗ vào lưng Wayne và có đổ vỡ loảng xoảng khi Wayne ngã từ trên ghế xuống sàn. Chiếc áo nịt len màu vàng tuột lên tận nách. Billy lại gần (anh ta lúc đó đang ngồi uống với mấy phụ nữ) giúp Russ, còn Gene đỡ cho Wayne đứng dậy và dựng lại chiếc ghế. Tấm lưng hồng của Wayne lộ ra. Đầu của ông ta được cạo sạch, đôi tai chìa ra, cùi chỏ tì lên quầy bar, tay chộp lấy cái chai của mình như cách một thủy thủ nắm lấy cột buồm lúc gió to, hai tay nắm chặt lấy cái chai, lầm rầm gì đó.

Russ vỗ vào lưng Wayne và có đổ vỡ loảng xoảng khi Wayne ngã từ trên ghế xuống sàn. Chiếc áo nịt len màu vàng tuột lên tận nách. Billy lại gần (anh ta lúc đó đang ngồi uống với mấy phụ nữ) giúp Russ, còn Gene đỡ cho Wayne đứng dậy và dựng lại chiếc ghế. Tấm lưng hồng của Wayne lộ ra. Đầu của ông ta được cạo sạch, đôi tai chìa ra, cùi chỏ tì lên quầy bar, tay chộp lấy cái chai của mình như cách một thủy thủ nắm lấy cột buồm lúc gió to, hai tay nắm chặt lấy cái chai, lầm rầm gì đó.

Những người Iran, vẫn giữ im lặng suốt từ nãy, bắt đầu rì rầm bằng tiếng mẹ đẻ với người bồi bàn. Bọn họ nhìn như thể muốn một cảnh hay ho và Billy cảm nhận thấy điều đó, anh nói với một người Iran, “Anh nói gì với anh ta thế?”

“Lại đây, anh bạn.” Russ nói với một người Iran khác. Anh ta nháy mắt với Wayne và Wayne đứng thẳng dậy. Russ giật mạnh tay áo của người Iran, “Tao muốn nói chuyện với mày, nhanh thôi.”

Mấy người phụ nữ ngồi ở ghế sofa bắt đầu rời đi, lấy túi xách rồi ra cửa.

“Này,” Russ nói với bọn họ

“Mấy người đang quá trớn rồi đấy.”

Nhóm phụ nữ bỏ đi. Để quan sát xem chuyện gì sẽ xảy ra, tôi theo họ đi vào những con phố ồn ào, thề rằng sẽ rời khỏi Teheran ngày khi có chuyến tàu tiếp theo.

Hành trình ban đầu mà tôi đánh dấu trên bản đồ trước khi rời London sẽ đưa tôi đi từ phía Nam Teheran đến Khalidabad rồi rẽ sang Isfahan, và từ phía Đông Nam sẽ tới Zard, Bufq và Zarand, tại đây tàu hỏa sẽ dừng lại. Rồi tôi sẽ đi qua Baluchista bằng xe bus, bắt chuyến tàu miền Tây Pakistan tại nhà ga Zabedan của Iran và thẳng tiến về phía Đông trên trục chính của Pakistan.

“Dĩ nhiên là có thế,” một nhân viên đại sứ quán nói với tôi, “nhưng không nên đi như thế. Ông sẽ được hưởng những ngày tuyệt nhất trong tuần nếu đến Quetra nhưng ngoài điều đó ra, thì đó là một chặng được địa ngục lê thê mà không được tắm.”

Tôi nói rằng mình vừa trải qua năm ngày không tắm và chuyện đó không làm tôi bận tâm. Điều tôi lo lắng là liệu mấy người của bộ tộc Baluchi có đang đánh nhau ở vùng đó không?

“Ông nên tin vào điều đó đi!”

“Vậy anh cho rằng đi đến đó không phải là một ý hay à?”

“Nếu đi thì ông sẽ là một kẻ liều mạng ngu ngốc.”

Một du khách có thể chấp nhận thử thách và đi về phía Đông Nam. Tôi thấy may vì đã quay lưng lại với chỗ đó. Tôi cám ơn anh ta vì lời khuyên và mua một vé tàu hướng Đông Bắc đi Meshed.
Chương trước Chương tiếp
Loading...