Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ

Chương 9 : Tàu Từ Kalka Đi Simia



Mặc dù ngoại hình của tôi nhếch nhác, vàingười ở Delhi vẫn nghĩ tôi thật hèn khi đứng xếp hàng mua vé tàu đi về phía Bắctới Simila, mà có lẽ đây cũng là một cách hay để cho thấy rằng một khi tôi đứngxếp hàng nghĩa là có thể bị nhầm với một kẻ không-thể-chạm-được-vào, một kẻ sắplàm đuốc sống (những vụ người đẳng cấp thấp tự thiêu hằng ngày vẫn xuấthiện trên báo chi Ấn Độ). Một nhân viên người Mỹ bị chứng kiết lỵ đã giớithiệu tôi với ông Nath, ông này nói rằng: “Không việc gì phải lo lắng. Chúngtôi sẽ lo mọi thứ.” Tôi đã từng được nghe những câu tương tự. Ông Nath gọi điệncho cấp dưới, ông Sheth, ông này bảo thư ký của mình gọi ột văn phòng dulịch. Đến bốn giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì của vé tàu. Tôi gặp ông Sheth. Ôngta mới tôi uống trà. Tôi từ chối và đi thẳng tới văn phòng du lịch. Tại đây tôigặp ông Sud. Ông ta đã ủy quyền việc mua vé ột nhân viên của mình. Ngườinày được gọi đến. Anh ta không có vé; và nhờ một gã hạ lưu Tamil mua vé, nhữnggã như hắn luôn làm nhiệm vụ xếp hàng trước các quầy vé. Một câu chuyện kiểu ẤnĐộ: vẫn không có vé. Ông Nath và ông Sud cùng tôi đi đến phòng vé, chúng tôiđứng đó (“Ông có chắc là không muốn dùng một tách trà thơm chứ?”) theodõi gã xếp hàng mua vé, hắn đứng cách cửa sổ bán vé ba mét, tay cầm tờ đăng kýcủa tôi. Những người Ấn Độ chen lấn khác bắt đầu chồm lên phía trước hắn.

“Ông thấy đấy,” ông Nath nói, “tận mắt chứngkiến, ông mới hiểu tại sao ở đây lại lạc hậu. Nhưng đừng lo. Sẽ luôn có vé hạngsang.” Ông ta giải thích rằng toa hạng sang cho khách cấp cao và các quan chứcchính phủ được đặt trước khi chuyến tàu chạy hai giờ, phòng trường hợp có nhânvật quan trọng nào đó muốn đi vào phút cuối. Rõ ràng là mỗi ngày người ta lạiphải lên một danh sách khách đợi cho chuyến tàu trong tổng số mười nghìn chuyếnở Ấn Độ.

“Ông Nath,” tôi nói. “Tôi không phải kháchquan trọng gì.”

“Đừng có ngốc thế,” ông ta đáp, rít tẩuthuốc, đưa mắt nhìn từ gã xếp hàng hộ sang tôi. Tôi nghĩ ông ta hiểu ý tôi, vìlời tiếp theo của ông ta là: “Dù sao ta cũng có thể thử bằng tiền.”

“Baksheesh.” Tôi nói. Ông Nath giãn mặt cườinhẹ.

Ông Sud nói: “Tại sao ông không đi máy bay?”

“Máy bay làm tôi bị nôn.”

“Tôi nghĩ chúng ta đợi đủ lâu rồi,” ông Nathnói. “Chúng ta sẽ gặp gã chịu trách nhiệm giải thích tình hình. Để tôi nóicho.”

Chúng tôi đi vòng qua thanh chắn tới chỗngười quản lý vé đang ngồi cau máy trước quyển sổ cái. Anh ta không nhìn lên.Anh ta nói: “Vâng, có chuyện gì thế?” Ông Nath trỏ cái tẩu về phía tôi và vớithái độ trịch thượng kiểu người Ấn khi nói tiếng Anh với nhau, ông ta giớithiệu rằng tôi là một nhà văn có tiếng người Mỹ, đang có ấn tượng rất xấu vềngành đường sắt Ấn Độ.

“Đợi chút.” Tôi gọi.

“Chúng tôi được chỉ thị cố gắng hết sức đểđảm bảo…”

“Khách du lịch?” người quản lý vé hỏi.

Tôi nói đúng vậy.

Anh ta vuốt ngón tay: “Hộ chiếu.”

Tôi đưa cho anh ta. Anh ta viết một tờ đăngký mới và bảo chúng tôi ra. Đơn đăng ký mới được đưa lại cho gã xếp hàng, hắnđang vươn mình đến cửa sổ.

“Đây là một trường hợp cần được ưu tiên.” ÔngNath cáu kỉnh. “Ông là một khách du lịch. Ông đi cả chặng đường đến đây, vì thếông được ưu tiên. Chúng tôi muốn để lại ấn tượng tốt đẹp trong ông. Nếu tôimuốn đi du lịch cùng gia đình – vợ, con nhỏ, thậm chí cả với mẹ tôi nữa – bọnhọ nói: “Ôi không, có khách du lịch ở đây. Trường hợp ưu tiên!” Ông ta cười màtrông không vui vẻ gì. “Tình hình là như vậy. Nhưng ông có vé – đó là vấn đềquan trọng đúng không?”

Một người Ấn Độ nhiều tuổi ở trong toa đangngồi vắt chân trên giường đọc tờ Filmfare. Thấy tôi bước vào, ông ta bỏ kính ramỉm cười rồi lại đọc tiếp. Tôi đi đến chỗ cái tủ gỗ lớn và dùng tay lắc lắc, cốmở nó ra. Tôi muốn treo áo khoác. Tôi vòng ngón tay vào phía trong phần nhô rakéo mạnh. Người Ấn Độ đó lại bỏ kính ra lần nữa, lần này ông ta gập quyển tạpchí lại.

“Làm ơn đi,” ông ta nói, “anh sẽ làm vỡ cáimáy điều hòa mất.”

“Đây là cái máy điều hòa à?” Đó là một cáihộp cao bằng độ cao của toa, chiều rộng một trăm hai mươi xăng ti mét, có đánhvéc ni, không có tiếng động gì phát ra và khá ẩm.

Ông ta gật đầu. “Mới được hiện đại hóa. Cáitoa này cũng năm mươi tuổi rồi.”

“Từ năm 1920?”

“Khoảng đó,” ông ta nói. “Thời đó, hệ thốnglàm lạnh rất thú vị. Mỗi toa đều có máy riêng. Đây là một máy. Nó hoạt động tốtlắm.”

“Tôi không nhận ra đó là máy điều hòa củanhững năm 1920,” tôi thú nhận.

“Người ta dùng đá lạnh,” ông ta giải thíchrằng từng khối đá được cho vào cái tủ có khóa ở dưới sàn – người ta làm từ bênngoài để không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của hành khách. Những chiếc quạt ởtrong tủ mà tôi đã từng cố mở thổi hơi lạnh vào trong toa. Cứ khoảng ba tiếngngười ta lại cho thêm đá. (Tôi hình dung ra hình ảnh một người, anh ta đangngáy trên giường của mình trong khi đó dưới thềm, có những người Ấn Độ mắt sángrực đang đẩy những tảng đá vào trong tủ.) Nhưng hệ thống này đã được thayđổi: một thiết bị làm lạnh được lắp phía dưới máy thổi. khi ông ta nói xong, cómột luồng gió rít ù ù thổi ra từ khe tủ.

“Người ta dùng đá lạnh,” ông ta giải thíchrằng từng khối đá được cho vào cái tủ có khóa ở dưới sàn – người ta làm từ bênngoài để không ảnh hưởng gì đến giấc ngủ của hành khách. Những chiếc quạt ởtrong tủ mà tôi đã từng cố mở thổi hơi lạnh vào trong toa. Cứ khoảng ba tiếngngười ta lại cho thêm đá. (Tôi hình dung ra hình ảnh một người, anh ta đangngáy trên giường của mình trong khi đó dưới thềm, có những người Ấn Độ mắt sángrực đang đẩy những tảng đá vào trong tủ.) Nhưng hệ thống này đã được thayđổi: một thiết bị làm lạnh được lắp phía dưới máy thổi. khi ông ta nói xong, cómột luồng gió rít ù ù thổi ra từ khe tủ.

“Khi nào thì người ta ngưng dùng đá?”

“Khoảng bốn năm trước,” ông ta nói. Ông giàngáp. “Xin phép anh, tôi ngủ nhé.”

Đoàn tàu khởi hành, những thanh xà gỗ của toatàu cũ kỹ này kêu cót két, sàn tàu rung lên, lưới sắt chống trộm ở cửa sổ vavào khung cửa và tiếng ù ù của cái tủ cao kêu suốt cả đêm. Chuyến tàu thư vậnKalka chở đầy người Bengal đang trên đường đếnSimla dự lễ hội Kalipuja. Người Bengal có làn da giống với nước da đen của nữthần kiến tạo mà họ tôn thờ, nữ thần này cũng có cái mũi khoằm như họ, họ khôngmay mắn sống ở bên kia đất nước, cách xa ngôi đền Kali được tôn sùng. Nữ thầnKali được mô tả có đeo một chuỗi xương sọ người quanh cổ, thè cái lưỡi nâu đỏra ngoài, chân giậm lên những xác chết. Nhưng những người Bengalcười rất thân thiện suốt cả chuyến đi, với những rổ đầy thức ăn và vòng hoađược bện khéo léo.

Khi tàu đến Kalka lúc bình minh, tôi vẫn đangngủ, ông già người Ấn Độ đánh thức tôi. Ông ta đã mặc đồ xong, ngồi bên chiếcbàn hình lá rơi, đang dùng trà và đọc tờ Chandigarh Tribune. Ông ta rót trà vàotách, thổi cho nguội rồi làm động tác sùng bái bằng ngón tay, uống trà trongcái đĩa, liếm láp như một con mèo.

“Anh sẽ muốn đọc cái này đấy,” ông ta nói.“Phó tổng thống nước ông đã từ chức.”

Ông ta đưa tôi xem tờ báo, có một thông tinvui, cũng trên trang đầu có tin về một ông Dikshit nào đó. Có vẻ như là một sựkết hợp tốt đẹp, Dikshit và Agnew, dù rằng tôi biết chắc đời sống chính trị củaDikshit không có vết nhơ nào. Về phần Agnew, ông già Ấn Độ cười mỉa mai khi tôiđổi khoản tiền tay này đòi tống tiền sang rupi. Tỷ giá chợ đen biến hắn thànhmột kẻ cực kỳ rẻ tiền. Ông bạn cùng phòng không thể nhịn được cười.

Kalka là nơi giao thoa của hai vùng đất.Chẳng có đoạn thoai thoải khi chuyển từ đồng bằng sang núi: dãy Himalaya ngự ở phía trên bình nguyên Indo-Gangetic; đoạnleo lên khá đột ngột và ấn tượng. Các con tàu phải thích nghi với sự thay đổikhắc nghiệt về độ cao; có hai tàu – tàu rộng đi tới Kalka và tàu nhỏ, cứng cápđể ngược lên Simla. Sân ga Kalka được sắp xếp rất khéo, nằm ở phía bên đỉnh đồicó ánh sáng. Tôi chọn đi chuyến tàu hành trình một trăm ki lô mét trên đườngray (tàu một khoang). Những toa tàu bằng gỗ màu xanh chở đầy người đihành hương – những người Bengal, nhanh nhẹn đứng ở chỗ lên tàu và làm theo đúngmẹo của dân Calcutta,thò đầu nhìn khắp một lượt cửa sổ của tàu rồi chọn những chỗ ngồi tốt nhất. Đâylà mẹo của những người thành thị, khiến những người nông thôn kiên nhẫn hơnchịu thiệt. Tôi quyết định đi tàu một khối. Trông nó giống một cỗ máy màutrắng, phía đầu giống xe Model-T Ford còn phần thân giống xe buýt cũ. Nó đượclắp vào đường ray hẹp, trông không khác nào một chiếc limousine cũ rích. Khi biếtcon tàu này được sản xuất năm 1925 (người lái tàu khẳng định với tôi nhưvậy), thì rõ ràng hình dáng như vậy rất tuyệt vời.

Tôi tìm gặp người soát vé. Anh ta mặc đồngphục trắng, đội cái mũ chỏm màu nâu, không vừa lắm. Anh ta lấy làm tiếc khi tôichọn đi con tàu này. Ngón tay cái của anh ta miết dọc xuống tờ bìa kẹp hồ sơ,cố làm tôi bối rối rồi nói: “Tôi đang đợi một nhóm khác cơ.”

Chỉ có ba người trên con tàu. Tôi cảm giác làanh ta đang vòi tiền boa. Tôi nói: “Anh có thể cho thêm vào bao nhiêu người nữa?”

“Mười hai.” Anh ta nói.

“Người ta đặt bao nhiêu chỗ rồi?”

Anh ta giấu tập hồ sơ rồi quay đi. Anh tanói: “Tôi rất lấy làm tiếc.”

“Anh là người tốt bụng mà.”

“Tôi đang đợi một nhóm khác.”

“Nếu họ đến, cho tôi biết nhé.” Tôi nói.“Trong lúc đó, tôi sẽ cho túi vào trong.”

“Có thể bị trộm đấy.” Anh ta hớn hở nói.

“Chẳng có gì có thể làm tôi vui hơn thế.”

“Ngài muốn ăn sáng chứ?” Một người đàn ôngnhỏ bé cầm cây chổi hỏi.

Tôi nói đồng ý và chỉ năm phút sau bữa sángđã được dọn trên một quầy vé không dùng đến ở ngay giữa sàn: trà, bánh mỳnướng, mứt, một viên bơ và trứng ốp la. Ánh nắng buổi sáng rọi thẳng vào trong,sưởi ấm khi tôi đang đứng ăn bữa sáng. Một tình huống không phổ biến lắm ở gaẤn Độ: không đông người, không có ai nằm ngủ, không có những người cắm lềutrại, không có bò. Ngay từ sớm, mùi cỏ và hoa dại đã tràn ngập. Tôi phết bơ lênmột lát bánh mì nướng rồi ăn, những không thể ăn hết bữa sáng. Để lại hai látbánh mì nướng, mứt và nửa phần trứng ốp la, tôi bước lên tàu. Khi quay lạinhìn, tôi thấy có hai đứa bé rách rưới đi đến quầy vé và nhét phần bữa sáng cònlại của tôi vào mồm.

Lúc 7 giờ 15, người lái tàu chèn một cái quaytay dài vào trong máy và giật mạnh. Máy nổ, rung mạnh, xì khói, tiếng kêu è èvang lên. Trong vài phút, chúng tôi đã ở sườn đồi, nhìn xuống đỉnh của gaKalka, ở bãi đỗ tàu có hai người đàn ông đang dịch chuyển một đầu máy hơi nướccỡ lớn đi vòng quanh. Tàu một khoang này di chuyển ổn định ở tốc độ mười lămcây số một giờ, đi theo đường ngoằn ngoèo trên ngọn đồi dốc đứng, vòng quanhững khúc quanh, qua những khu vườn và hàng đàn bướm trắng. Chúng tôi đi quavài đường hầm trước khi tôi nhận thấy rằng chúng đều được đánh số; con số 4được sơn trên cổng vào của hầm kế tiếp. Người đàn ông ngồi bên cạnh tôi nói vớitôi rằng anh ta là một cán bộ nhà nước Simla, có tất cả một trăm linh ba đườnghầm. Tôi cố không để ý các con số sau đó. Ở bên ngoài tàu, có một đoạn dốcthẳng, sâu hàng chục mét, được dành cho đường ray mở năm 1904 – đoạn dốc này xẻngay bên sườn đồi theo hai đường song song như ván của xe trượt băng và chạyxung quanh các ngọn đồi.

Sau khoảng ba mươi phút, mọi người trên tàubắt đầu buồn ngủ ngoại trừ anh cán bộ và tôi. Ở những sân ga nhỏ dọc đường đi,người đưa thư chợt tỉnh cơn mơ và quẳng túi thư ra ngoài cửa sổ ột ngườiđang đứng đợi ở thềm ga. Tôi cố chụp ảnh, những không gian tránh né tôi: cảnhnày nối tiếp cảnh kia chỉ sau vài giây, sự thay đổi đến chóng mặt của đồi núivà không khí của mây mù và những bóng cây xanh buổi sáng. Răng cưa của chiếcmáy xay thịt cọ xát vào giá để đồ dưới trần tạo ra tiếng kêu như chiếc đồng hồcũ, khiến tôi thấy buồn ngủ. Tôi lấy ra chiếc gối hơi, thổi phồng lên và ngảđầu xuống, ngủ ngon lành trong ánh sáng mặt trời cho đến khi bị tiếng phanh tàuvà tiếng va đập ở cửa đánh thức.

“Mười phút nữa tàu chạy.” tài xế nói.

Chúng tôi ở dưới một khu kiến trúc bằng gỗ,một ngôi nhà búp bê, những hộp cửa sổ tràn ngập hoa đỏ và những mái hiên phủđầy rêu. Đó là nhà ga Bangu. Nhà ga có hàng hiên rộng và cầu kỳ, những ngườiphục vụ đang đứng ở đó, kẹp quyển thực đơn dưới nách. Hành khách trên tàu bướcxuống. Bữa sáng ở Kalka của tôi đã tiêu hóa hết; tôi ngửi thấy mùi trứng, càphê và nghe mấy người Bengal đang cãi nhau vớimấy anh phục vụ bằng tiếng Anh.

Tôi bước đi dọc theo con đường rải sỏi, thầmngưỡng mộ những luống hoa được chăm sóc tỉ mỉ và những thảm cỏ dài chạy dọc bênđường ray; phía dưới nhà ga có một con suối chảy róc rách, gần những luống hoacó tấm biển ghi: cấm hái hoa. Một anh bồi bàn đuổi theo tôi đến tận con suốtgọi to: “Chúng tôi có nước hoa quả! Ngài thích nước xoài tươi ép chứ? Một ítcháo đặc? Cà phê – trà?”

Tôi bước đi dọc theo con đường rải sỏi, thầmngưỡng mộ những luống hoa được chăm sóc tỉ mỉ và những thảm cỏ dài chạy dọc bênđường ray; phía dưới nhà ga có một con suối chảy róc rách, gần những luống hoacó tấm biển ghi: cấm hái hoa. Một anh bồi bàn đuổi theo tôi đến tận con suốtgọi to: “Chúng tôi có nước hoa quả! Ngài thích nước xoài tươi ép chứ? Một ítcháo đặc? Cà phê – trà?”

Chúng tôi lại tiếp tục lên đường, thời giantrôi thật nhanh vì tôi lại thấy buồn ngủ và tỉnh dậy khi lên tới những ngọn núicao, trên đây có ít cây cối hơn, những sườn dốc đầy sỏi đá và những túp lều nằmchơ vơ lưng chừng núi. Sương mù đã tan hết, bên sườn đồi sáng rực, nhưng khôngkhí vẫn mát mẻ và một cơn gió thổi nhẹ qua cửa sổ đang mở. Khi đi vào hầm,người lái tàu lại bật đèn vàng cam lên và lại nghe thấy tiếng bánh xe ken kétvang vọng. Sau khi đi qua Solon, những thành viên còn lại trên tàu gồm có: mộtgia đình Bengal đi hành hương (bọn họ đềungủ say sưa, ngáy to và ngửa mặt lên), anh cán bộ nhà nước, người đưa thưvà tôi. Chặng dừng tiếp theo là Solon Brewery, ở đây không khí hăng hăng mùimen bia, sau đó chúng tôi đi qua rừng thông và tuyết tùng. Ở một đoạn đường,một con khỉ đầu chó kích cỡ tương đương đứa bé sáu tuổi đã nhảy khỏi đường rayđể chúng tôi đi qua. Tôi vẫn nhớ mãi kích cỡ to lớn của con vật đó.

Anh cán bộ kể với tôi: “Ngày xưa có một ôngSaddu (pháp sư) – sống gần Simla. Ông ta có thể nói chuyện được vớikhỉ. Vườn nhà một người Anh thường xuyên bị lũ khỉ đến quậy phá. Lũ khỉ pháphách lắm. Người Anh này đã nhờ ông pháp sư giúp đỡ. Ông pháp sư nói: ‘Để xem tôicó thể làm được không.’ Rồi ông ta đi vào rừng và triệu tập lũ khỉ. Ông ta nói:‘Ta nghe nói các ngươi phá rối người Anh đó. Như thế là hư. Các ngươi phải dừnglại ngay, để khu vườn đó được yên. Nếu ta còn nghe thấy các ngươi quậy phá gìnữa, ta sẽ xử lý rất nghiêm khắc đấy.’ Và từ đó trở đi, lũ khỉ không còn đếnkhu vườn của người Anh đó nữa.”

“Anh có tin câu chuyện đó không?”

“Có chứ. Nhưng pháp sư đó giờ đã mất. Tôikhông hiểu chuyện gì đã xảy ra với người Anh đó.”

“Có lẽ ông ta bỏ đi, cũng như những người khác.”

Phương Đông lướt ngoài cửa sổ - Chương 09: Tàu từ Kalka đi Simia (P.2)

Đi xa hơn một chút, anh ta hỏi: “Anh nghĩ gì về Ấn Độ?”

“Một câu hỏi khó đây.” Tôi nói. Tôi muốn nói với anh ta về bọn trẻ mà tôi nhìn thấy rất thảm thương sáng nay: chúng ăn trộm phần bữa sáng còn thừa của chúng tôi và hỏi anh ta liệu câu nhận xét của Mark Twain về Ấn Độ có phần nào đúng không. “Bọn họ rất tò mò. Đối với họ, mọi thứ trên đời đều thiêng liêng ngoại trừ đời sống con người.” Nhưng thay vì thế tôi lại nói: “Tôi ở đây chưa lâu lắm.”

“Tôi sẽ cho anh biết điều tôi nghĩ.” Anh ta nói. “Nếu tất cả mọi người đều nói về sự thành thật, công bằng, chủ nghĩa xã hội và vân vân… - nếu họ bắt đầu tự thực hiện, thì Ấn Độ sẽ rất tuyệt. Nếu không ở đây sẽ có một cuộc cách mạng.”

Anh ta là một người nghiêm nghị, khoảng ngoài năm mươi, toát ra vẻ cứng rắn của một người Brahmin. Anh ta không uống rượu, cũng chẳng hút thuốc, trước khi vào làm nhà nước, anh ta từng là một học giả Sanskrit tại một trường đại học tại Ấn Độ. Anh ta dậy lúc 5 giờ sáng, ăn một quả táo, uống một cốc sữa và ít hạnh nhân; anh ta tắm rửa và cầu nguyện rồi sau đó đi bộ một chặng đường dài. Rồi mới đến văn phòng. Để làm gương cho nhân viên cấp dưới, anh ta luôn đi bộ đi làm, anh ta bày biện văn phòng rất sơ sài và không yêu cầu trợ lý của mình mặc đồng phục kaki. Anh ta thừa nhận rằng hình mẫu bản thân chưa thuyết phục. Cấp dưới của anh ta có giấy phép đỗ xe, trang trí phòng hoành tráng và có trợ lý mặc đồng phục.

“Tôi hỏi bọn họ tại sao chi tiêu phung phí như vậy? Bọn họ nói có được ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp là điều quan trọng . Tôi nói với cái thằng cha đáng ghét đó rằng: “Thế còn ấn tượng thứ hai thì sao?”

“Thằng cha đáng ghét.” là từ mà anh ta rất hay sử dụng. Huân tước Clive là một thằng cha đáng ghét, cả những tên tổng trấn khác cũng thế. Những kẻ đáng ghét thường vòi vĩnh tiền hối lộ; bọn chúng lừa đảo. Phòng Kiểm toán; chúng sống trong xa hoa mà lại toàn nói về chủ nghĩa xã hội. Điểm son mà anh chàng cán bộ nhà nước này đã thành thật chia sẻ là trong đời mình chưa bao giờ cho hay nhận tiền hối lộ: “Dù chỉ là một đồng paisa cũng không.” Một số nhân viên của anh ta đã làm thế và trong suốt mười tám năm làm nhà nước, anh ta đã sa thải ba mươi hai người. Anh ta nghĩ đó là một kỷ lục. Tôi hỏi anh ta họ đã làm gì sai.

“Một lũ cực kỳ kém cỏi,” anh ta nói, “đục khoét tiền, trai gái, cờ bạc. Nhưng tôi chưa bao giờ sa thải ai mà trước đó không nói chuyện với bố mẹ bọn họ. Có một thằng cha khốn kiếp ở Phòng Kiểm toán luôn véo mông các cô gái. Những cô gái xuất thân từ gia đình Ấn Độ nề nếp! Tôi đã cảnh báo hắn về chuyện đó nhưng hắn vẫn không dừng tay. Vì thế tôi nói muốn gặp bố mẹ hắn. Hắn nói bố mẹ mình sống cách đây tám mươi cây. Tôi cho họ tiền vé xe buýt. Bọn họ rất nghèo và vô cùng lo lắng về thằng con hư đốn. Tôi nói với họ: ‘Giờ tôi muốn ông bà hiểu rằng con trai ông bà là một rắc rối lớn. Anh ta gây phiền nhiễu cho các nữ nhân viên trong phòng. Xin hãy nói chuyện để anh ta hiểu được rằng nếu vẫn tái diễn, tôi sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài chuyện đuổi việc anh ta.’ Bố mẹ hắn đi về, hắn quay lại làm việc và mười ngày sau hắn lại tiếp tục trò bỉ ổi đó. Tôi đuổi hắn ngay lập tức, rồi báo công an.”

Tôi tự hỏi liệu những người đó có tìm cách trả thù anh cán bộ này.

“Có một gã đấy. Một đêm hắn uống say và cầm dao đến nhà tôi. ‘Ra ngoài đi, tao sẽ giết mày!’ Đại khái hắn nói vậy. Vợ tôi lo lắm. Nhưng tôi đã rất cáu, tôi không thể kiềm chế được. Tôi chạy ra ngoài đấm đá hắn túi bụi. Hắn làm rơi dao và bắt đầu khóc. ‘Xin đừng gọi cảnh sát, hắn nói, ‘tôi còn vợ và con nhỏ’. Hắn rõ là một thằng hèn, anh thấy đấy. Tôi tha cho hắn đi và mọi người trách tôi - họ nói lẽ ra tôi nên đem hắn ra tòa. Nhưng tôi nói với họ rằng hắn sẽ không làm phiền ai nữa đâu.

“Còn một lần khác nữa. Lúc đó tôi đang làm cho hãng Heavy Electricals, kiểm toán cho vài tên gian lận ở Bengal. Công trình bị lỗi, đầu vào tăng gấp đôi, ước tính giá trị tăng năm lần so với thực tế. Thật là vô đạo đức. Một thằng khốn nạn – con trai chủ thầu, rất giàu có - hắn có bốn ả điếm. Hắn ấy ả đó uống whisky say mèm rồi bắt họ cởi quần áo, xông thẳng vào một nhóm phụ nữ và trẻ em đang cầu nguyện. Thật kinh tởm! Bọn chúng chẳng thích tôi chút nào. Vào cái hôm tôi rời khỏi đó, có bốn tên đâm thuê chém mướn đã đợi tôi trên đường ra sân ga. Nhưng tôi biết trước nên đi đường khác và lũ khốn đó không bao giờ bắt được tôi. Một tháng sau có hai người kiểm toán bị bọn đó giết chết.”

Đoàn tàu chao đảo khi đi vòng qua một vách núi. Ở sườn bên kia, qua một thung lũng sâu là tới Simla. Thị trấn này hầu như giống chiếc yên ngựa nằm ôm lấy toàn bộ vòm cong của ngọn đồi, khi gần hơn, chúng tôi thấy những đường ven rừng như đang trượt vào thị trấn. Thật khó có thể nhầm lẫn Simla với thị trấn khác, đúng hệt như mô tả trong sách của Murray: “Thật lạ khi đường chân trời bị nhà thờ gothic chắn lại, đó là một lâu đài quý tộc, một dinh thự theo kiểu nữ hoàng Victoria.” Phía trên những chiếc cột xây bằng gạch là đỉnh chót vót của đền Jakhu (nằm ở độ cao hai nghìn bốn trăm mét); phía dưới là mặt tiền những ngôi nhà. Phía Nam Simla, địa hình rất dốc, do đó những bậc cầu thang xi măng thay thế cho đường đi chính. Từ trên tàu nhìn ra thấy nơi đây thật hấp dẫn, một thị trấn mang vẻ đẹp đang bị mai một dần với những dãy núi tuyết trắng làm nền phía sau.

“Văn phòng làm việc của tôi ở trong lâu đài kia kìa,” anh cán bộ nói.

“Lâu đài Gorton,” tôi nói, nhờ đọc sách hướng dẫn, anh có làm việc cho Văn phòng Kế toán trưởng của Pubab không?’

“Vâng, tôi là kế toán trưởng đây.” Anh ta nói. Anh ta nói đúng, chứ không phải khoe khoang gì. Ở sân ga Simla, người khuân vác hành lý buộc va li của tôi lên vai (anh ta là người Kashmir, lên làm theo mùa vụ.). Anh cán bộ tự giới thiệu mình là Vishnu Bhardwaj và mời tôi uống trà chiều hôm đó.

Khu phố mua sắm chật ních khác du lịch Ấn Độ đang đi dạo buổi sáng, những đứa bé ăn mặc ấm áp, phụ nữ mặc áo len bên ngoài váy xari, nam giới mặc bộ vest vải tuýt, một tay lật giở cuốn sách hướng dẫn về Simla màu xanh, tay kia cầm cây gậy. Giờ cao điểm cho người đi dạo rơi vào khoảng từ chín đến mười hai giờ sáng và từ bốn giờ đến tám giờ tối – đây chính là giờ các cửa hàng và quán ăn mở cửa. Giờ giấc này được định ra từ hàng trăm năm trước, khi Simla là trung tâm nghỉ hè của Hoàng gia Ấn Độ và cho đến nay vẫn không đổi. Quần thể kiến trúc hầu như không thay đổi mấy - vẫn mang dáng dấp của thời Victoria, vẫn mang bóng dáng của chế độ thuộc địa, ống máng và những mái cổng cầu kỳ được chống đỡ bằng cột và khung thép để mái nhà không bị trượt khỏi sườn đồi. Nhà hát Gaiery (1887) vẫn là nhà hát Gaiery (mặc dù khi tôi đến đó, người ta đang lấy chỗ này làm “Triển lãm tâm linh” mà tôi được ưu tiên vào xem); những vụ cãi nhau lặt vặt vẫn tiếp tục ở lâu đài Gorton, trong khi người ta vẫn cầu nguyện ở nhà thờ Thiên Chúa (1857), nhà thờ Anh giáo; nhà nghỉ của tổng trấn (Rastrapati Nivas), một dinh thự quý tộc, giờ đã là Viện Nghiên cứu Tiến bộ của Ấn Độ, nhưng các học giả khách mời thường phàn nàn về sự rụt rè của những người quản lý khi duy trì sự uy nghiêm tang tóc của khu vực này. Rải rác xung quanh những tòa nhà ở lớn tại Simla là những ngôi nhà một tầng – Nhà nghỉ Holly, Lâu đài Romney, Nhà Gạch, Không gian Rừng, Bảy Cây Sồi, Fernside – nhưng cư dân sống ở đây giờ toàn là người Ấn Độ hoặc thừa hưởng dòng máu Ấn Độ - điều này đã được khẳng định trong cuốn sách hướng dẫn, gậy đi bộ, cà vạt, uống trà lúc bốn giờ và đi bộ buổi tối. Đây quả thực là nước Anh với những cư dân da sẫm màu, một hình ảnh mẫu quốc ở nơi xa xôi khi những khách du lịch đang cố bảo tồn để nơi này ít bị thay đổi, mặc dù thị trấn này không có tình trạng màu da lẫn lộn như mô tả trong cuốn Kim và dĩ nhiên nơi đây cũng thuần hơn so với một thế kỷ trước. Cô nàng Lola Montez bắt đầu sự nghiệp làm gái ở Simla và những người phụ nữ độc thân duy nhất mà tôi thấy là người lao động Tây Tạng má đỏ, mặc áo bông, đi bộ dọc khu phố mua sắm, đeo trên lưng những tảng đá nặng trịch.

Tôi dùng trà với gia đình Bhardwaj. Không phải là một bữa ăn nhẹ như tôi nghĩ. Có tám, chín món: pakora – rau xào bột nhão; poha – cơm trộn đậu, rau mùi và nghệ tây; khira – bánh kem làm từ gạo với sữa và đường; một loại xa lát hoa quả với dưa chuột và chanh gọi là chaat; murak – món tráng miệng Tamil, giống như một loại bánh quy lạc; tikkiya – bánh cà chua, malai – những viên đường phủ kem và món pinnis có mùi hạnh nhân. Tôi ăn những gì có thể ăn được và hôm sau khi gặp Bhardwaj ở văn phòng của anh ta trong lâu đài Gorton. Quả thực văn phòng rất giản dị đúng như anh ta đã kể lúc trên tàu, đằng sau bạn anh ta có dòng chữ:

Tôi không quan tâm đến bất kỳ lý do trễ hẹn nào;

Tôi chỉ quan tâm đến việc mọi chuyện được hoàn tất.

Tôi chỉ quan tâm đến việc mọi chuyện được hoàn tất.

- Jawaharlal Nehru.

Vào hôm rời đi, tôi có tìm thấy một ashram[1] của các tu sĩ ở trên sườn đồi Simla. Tôi đã rất mong được vào thăm một nơi như vậy, kể từ khi nghe mấy người híp pi trên chuyến tàu đi Teheran nói với tôi về vẻ đẹp hùng vĩ của nơi này. Nhưng tôi thấy thất vọng. Ashram này chỉ là một túp lều xiêu vẹo, do ông già Gupta lắm mồm làm chủ, ông ta tự tuyên bố rằng mình chữa cho nhiều người khỏi bị liệt bằng cách di tay khắp chân họ. Chẳng có tên híp pi nào trong Ashram này, mặc dù ông Gupta rất háo hức thu nhận tôi. Tôi bảo mình phải đi để kịp bắt chuyến tàu. Ông ta nói rằng nếu tôi tin vào yoga, tôi sẽ chẳng phải lo lắng đến việc bắt kịp chuyến tàu. Tôi đáp rằng đó chính là lý do tôi không tin vào yoga.

[1] Nơi ẩn dật.

Ông Gupta nói: “Tôi sẽ kể anh nghe một câu chuyện. Có một người đàn ông đến gặp một bậc thầy yoga xin được làm đệ tử. Bậc thầy yoga nói rằng ông rất bận và không có thời gian cho người đàn ông. Người đàn ông nói ông ta rất tuyệt vọng. Bậc thầy yoga không tin anh ta.” Anh ta bảo mình sẽ tự vẫn bằng cách nhảy từ mái nhà xuống nếu bậc thầy không nhận anh ta. Bậc thầy chẳng nó gì và người đàn ông đã nhảy.

“Hãy mang xác anh ta lại đây.” Bậc thầy nói. Cái xác được mang tới. Bậc thầy đưa tay mình vuốt dọc cơ thể anh ta và chỉ sau vài phút, người đàn ông sống lại.

“Giờ ngươi đã sẵn sàng làm đệ tử của ta,” bậc thầy nói. “Ta tin rằng ngươi có thể hành động hợp lý, ngươi đã cho ta thấy tấm lòng chân thành của mình.” Vì thế người đàn ông sống lại kia đã trở thành đệ tử.”

“Ông đã bao giờ làm ai đó sống lại chưa?” tôi hỏi.

“Đến giờ thì chưa.” Ông Gupta nói.

Đến giờ thì chưa! Sư phụ của ông ta Patamahansa Yogananda, gương mặt thần thánh của ngài hiện hữu ở khắp nơi trong căn chòi. Ở Ranchi, Paramahansa Y. xuất hiện hình ảnh này: hàng triệu người Mỹ tập trung lại cầu xin lời khuyên của ngài. Trong cuốn Tự thuật của mình, ngài mô tả bọn họ “là một đám đông, đang chăm chú nhìn ngài” và rằng “bọn họ lướt qua trạng thái ý thức thông thường… Chúa Trời đã bảo ta đến châu Mỹ… Đúng vậy! Ta đang đi khám phá châu Mỹ, giống như Colombus, người đã nghĩ rằng mình tới Ấn Độ; rõ ràng rằng có một mối dây liên hệ nghiệp chướng giữa hai mảnh đất này!” Ngài có thể nhìn thấu rõ con người, ngài nhận ra mặt họ khi tới California vài năm sau đó. Ngài đã ở lại Los Angles trong ba mươi năm và không giống như Colombus, ngài sống một cuộc đời giàu có, no đủ và qua đời trong yên bình, hạnh phúc. Ông Gupta kể lại câu chuyện hài hước đó với một giọng điệu đầy lòng tôn kính, rồi đưa tôi đi một vòng tham quan nhà chòi, hướng sự chú ý của tôi tới rất nhiều bức chân dung của Chúa Jesus (trông giống như những hành giả yoga) được đóng đinh trên tường.

“Anh sống ở đâu?” một ashrmite[2] nhỏ bé và thân thiện hỏi tôi, ông ta đang ăn một quả táo. (Táo ở Simla rất ngon, nhưng vì theo cam kết thương mại, toàn bộ táo thu hoạch ở đây được chuyển đi Ba Lan.)

[2] Người sống ở ashram.

“Hiện tôi đang sống ở phía Nam London.

“Nhưng ở đó ồn ào và bụi bặm lắm.”

Tôi thấy đây quả là một nhận định đáng ngạc nhiên của một người đến từ Kathmandu; nhưng tôi bỏ qua.

“Tôi từng sống ở Vườn thượng uyển Kensington.” Ông ta nói. “Giá thuê nhà ở đó rất cao, nhưng chính phủ trả tiền. Thời đó, tôi đã từng gặp đại sứ Nepal.”

“Ông đã gặp Nữ hoàng bao giờ chưa?”

“Nhiều lần rồi! Nữ hoàng thích nói về những vở kịch đang diễn ở London. Người nói chuyện về diễn viên và các vở kịch. Người có nói: ‘Ngài thích đoạn này hay đoạn kia của vở kịch?’ Nếu chưa xem vở đó thì thật khó trả lời. Nhưng thường thì Người nói về ngựa và tôi rất tiếc khi phải nói rằng tôi chẳng hứng thú về ngựa lắm.

Tôi rời chốn thờ phụng linh thiêng đó và đến thăm Bhardwaj lần cuối. Anh ta cảnh báo với tôi rất nhiều điều về việc đi du lịch và khuyên tôi nên đến thăm Madras, tại đây tôi mới thấy được Ấn Độ thực sự. Anh ta phải đi sửa bộ chế hòa khí trong xe ô tô của mình và hoàn thành nốt công việc kế toán ở văn phòng. Anh ta mong tôi sẽ thích Simla và nói rằng thật đáng tiếc vì tôi không được chứng kiến tuyết rơi. Anh ta rất nghiêm túc, gần như là nghiêm nghị trong cách chào tạm biệt, nhưng khi đi trên đường Cart, anh ta nói: “Tôi sẽ gặp lại anh ở Anh hoặc Mỹ.”

“Thế thì hay quá. Tôi cũng mong chúng ta sẽ gặp lại nhau.”

“Chắc chắn rồi,” anh ta nói với thái độ quả quyết mà tôi thấy thắc mắc.

“Sao anh biết?”

“Tôi sắp được thuyên chuyển khỏi Simla. Có thể sang Anh, hoặc sang Mỹ, cung Hoàng đạo của tôi nói vậy.”
Chương trước Chương tiếp
Loading...