Robinson Crusoe

Chương 08



Mãi đến hôm 15 tháng 7 tôi mới mở một cuộc thăm dò xứ sở của tôi, một cuộc thăm dò kỹ lưỡng nhất từ trước đến nay. Tôi bắt đầu đi ra cái vịnh nhỏ, chỗ ghé tất cả những chuyến bè chở vật liệu lấy ở tàu về. Tôi đi men theo bờ sông. Đi ngược dòng độ hai dặm đường, tôi nhận thấy nước thủy triều không lên tới đó nữa và chỉ còn lại một dòng suối nhỏ, nước mát và ngọt, ngon lạ thường. Dạo này về mùa hè, tiết trời khô ráo, có nhiều chỗ gần như cạn hết nước, tuy nhiên cũng còn đủ chút ít để nối tiếp cho dòng nước chảy rì rì. Tôi hết sức chú ý tìm cây sắn mà người châu Mỹ ở miền khí hậu này, vẫn dùng làm bánh ăn, nhưng tìm đâu cũng không thấy. Tôi gặp những cây lô hội tuyệt tốt nhưng cũng chưa biết có thể dùng vào việc gì; tôi lại gặp khá nhiều bụi mía, nhưng chỉ là loại mía dại cằn cỗi thiếu chăm sóc. Tôi tìm được nhiều thứ quả, đặc biệt là dưa bở mọc lổn nhổn khắp mặt đất và nho treo nặng trĩu trên cây đầy chùm quả chín mọng vừa dịp hái. Món quà tự nhiên đó làm cho tôi vừa ngạc nhiên vừa vui mừng vô kể.

Tuy nhiên, tôi cũng hạn chế được lòng ham muốn và chỉ ăn vừa chừng món nho chín, mặc dầu nho ở đây ngon ngọt vô cùng, ăn vào đến đâu biết đến đó. n xong, tôi hái nho xếp thành từng đống. Mùa đông được ăn nho khô thì tuyệt thú. Tối hôm đó tôi nghỉ lại ở vườn nho. Tôi chọn một cây cao và um tùm, trèo lên, tìm một chỗ chắc chắn, đánh một giấc suốt đến sáng. Hôm sau, tiếp tục đi thêm bốn dặm đường nữa về phía bắc, tôi tới một khoảng đất trống trải, có một dòng suối nhỏ chảy qua, nước mát rượi và trong suốt. Hai bên bờ suối cây cỏ tốt tươi, trăm hoa đua nở, khác nào một vườn cây được chăm sóc chu đáo đương khoe tươi dưới một bầu trời xuân vĩnh viễn. Tôi thong thả đi dọc thung lũng, say sưa ngắm cảnh, quên cả những nỗi phiền muộn đang giày vò tâm trí. Tôi gặp rất nhiều cây ca-cao, cam, chanh và chanh yên, tuy đều hoang dại nhưng mọc rất tốt; nhiều cây cũng đã có quả. Tôi hái một ít chanh tuy còn xanh nhưng ăn cũng ngon mà lại rất lành; về sau tôi thích vắt nước chanh vào nước uống làm cho nước thêm ngon, thơm, mát và lành hơn. Tôi lại phải tích trữ một số nho và chanh để dùng trong mùa rét. Tôi chất được hai đống nho và một đống vừa chanh vừa chanh yên lẫn lộn. Xong xuôi, tôi hái thêm một ít cả mấy thứ quả đem về, dự định sẽ trở lại sau một ngày gần đây. Sau ba ngày du lịch, tôi trở về nhà, tức là chỗ cái lều và hang đá của tôi, nhưng chưa tới nơi, bao nhiêu nho hái về đều đã chín nẫu ra và đè lên nhau nặng quá nên dập hết cả, chẳng được việc gì nữa. Còn chanh yên thì vẫn ngon lành, chỉ tiếc tôi hái về có ít.

Hôm sau là ngày 19, tôi trở lại vườn, mang theo hai cái bị mới đan xong để đựng quả. Nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy đống nho ngon lành hôm qua xếp rất cẩn thận như thế mà bây giờ đã hỏng hết: nho bị tha đi, kéo lại vương vãi khắp nơi, một phần lại bị nhấm dở, hoặc bị ăn mất! Chắc có những loài thú rừng ở quanh quẩn đâu đấy đã đến phá hoại... Thế là không thể đánh đống nho lại đó mà cũng không thể bỏ vào bị mang về; một đằng thì làm mồi cho thú rừng, một đằng thì để đè lên nhau đến bẹp và nát hết. Tôi bèn nghĩ ra một cách thứ ba và tốt nhất: tôi hái thật nhiều chùm nho, đem treo lên cành cây để phơi nắng cho khô chín đi. Còn chanh yên và chanh thì tôi hái mặc sức để đem về nhà, cho tới lúc vác nặng è cổ ra mới thôi. Trên đường về tôi lại say sưa ngắm cảnh thung lũng: sản vật thật dồi dào, địa thế thật đáng yêu, lại ẩn sau những rừng cây và những ngọn đồi nhỏ nên dễ tránh được giông tố.

Hôm sau là ngày 19, tôi trở lại vườn, mang theo hai cái bị mới đan xong để đựng quả. Nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy đống nho ngon lành hôm qua xếp rất cẩn thận như thế mà bây giờ đã hỏng hết: nho bị tha đi, kéo lại vương vãi khắp nơi, một phần lại bị nhấm dở, hoặc bị ăn mất! Chắc có những loài thú rừng ở quanh quẩn đâu đấy đã đến phá hoại... Thế là không thể đánh đống nho lại đó mà cũng không thể bỏ vào bị mang về; một đằng thì làm mồi cho thú rừng, một đằng thì để đè lên nhau đến bẹp và nát hết. Tôi bèn nghĩ ra một cách thứ ba và tốt nhất: tôi hái thật nhiều chùm nho, đem treo lên cành cây để phơi nắng cho khô chín đi. Còn chanh yên và chanh thì tôi hái mặc sức để đem về nhà, cho tới lúc vác nặng è cổ ra mới thôi. Trên đường về tôi lại say sưa ngắm cảnh thung lũng: sản vật thật dồi dào, địa thế thật đáng yêu, lại ẩn sau những rừng cây và những ngọn đồi nhỏ nên dễ tránh được giông tố.

Từ nhận xét đó, tôi nghiệm ra rằng chỗ tôi ở hiện nay quả là một nơi tồi tàn nhất trong hòn đảo. Thế là tôi nghĩ ngay đến chuyện dời chỗ ở. Tôi sẽ kiếm trong cái thung lũng phì nhiêu này một khoảng đất thuận tiện để dựng nhà rồi sẽ đắp một bức lũy đá kiên cố để phòng ngự. Tôi nuôi cái mộng ấy trong óc đã lâu lắm; cảnh đẹp miền đất mới lạ càng kích thích mơ ước của tôi. Nhưng dần dần, suy đi tính lại, hết xa đến gần, tôi nghĩ rằng "dinh cơ" của tôi hiện nay ở rất gần bờ biển lại có những thuận lợi khác; biết đâu giông tố và biển cả đã ném tôi lên đảo này lại chẳng đem đến cho tôi những người bạn xấu số như tôi và cũng bằng cách ấy? Há vọng ấy kể cũng khá mỏng manh nhưng không phải là mất hẳn. Ngược lại, nếu rút lui vào "đóng đô" giữa những ngọn núi cao và những rừng cây ở giữa đảo thì tôi chỉ xiết chặt thêm sợi dây trói buộc tôi lại đây; há vọng thoát ra khỏi cảnh cô đơn này, hiện nay đã khá mỏng manh lúc đó sẽ tiêu tan hẳn! Và tôi kết luận không nên rời chỗ ở nữa. Tuy nhiên, vì quá say sưa với cảnh đẹp, tôi đã nán lại chỗ vườn quả cho đến cuối tháng 7. Sau đó, mặc dầu đã sáng suốt quyết định không rời chỗ ở nữa, tôi vẫn cố gắng để thỏa măn ước mơ của mình một phần nào. Tôi dựng một nếp trại nhỏ ở giữa một vòng hàng rào khá rộng, gồm hai lớp ván ghép với nhau cao vừa tầm tay tôi với. Giữa hai lớp rào tôi cắm rất nhiều cành nhỏ; những cành cây này về sau nảy mầm mọc thành cây cao, cành lá xum xuê che kín cả bức lũy đá. Một đôi khi tôi ngủ hai ba tối liền trong bức lũy đá mới đó. Tôi cũng dùng thang để ra vào qua hàng rào như ở nhà bên kia. Từ đó, tôi ình là chủ nhân của hai dinh cơ: một lâu đài dựng trên bờ biển để lo liệu việc liên lạc với bên ngoài và đón những chuyến tàu cập bến; một "trại" lập ở nông thôn để lo việc trồng trọt, gặt lúa, hái nho! Tôi ở lại trại ãi đến mồng 1 tháng 8 mới làm xong mọi việc. Từ hôm đó tôi bắt đầu được hưởng kết quả lao động của mình cho tới mùa mưa. Thế rồi lại phải tạm thời rời nhà mới, trở về nhà cũ để tránh mưa một thời gian. ở trại, mặc dầu tôi có dựng một chiếc lều bằng vải buồm thật căng, không kém chiếc lều trước, nhưng lại không có một tảng núi đá cao và thẳng đứng làm bức thành che mưa to gió lớn mà cũng không có một cái hang để trú ẩn trong khi bão táp phong ba. Tôi đã nói rằng cái trại đã hoàn thành vào đầu tháng 8 và từ đó, tôi bắt đầu được hưởng những điều thích thú do nó đem lại. Tôi vừa làm xong trại thì mưa giội xuống liên tiếp, từ ngày 14 tháng 8 cho đến rằm tháng 10. Tuy thỉnh thoảng mưa cũng có tạm ngớt, nhưng nhiều lúc lại có những trận mưa khác tiếp đến rất dữ dội, tôi phải nằm lỳ trong hang đá hàng mấy ngày liền. Từ ngày 14 tháng 8 cho đến ngày 26, trời mưa không ngớt. Suốt thời gian đó tôi không thể bước chân ra ngoài được, phần vì mưa to, phần vì không dám dầm mưa sợ bị ốm.

Chính trong thời gian "cấm cung" dài dằng dặc đó, tôi thấy lương thực bắt đầu cạn. Nhân trời hửng được một chút, hai lần tôi liều đi ra ngoài chốc lát cũng bắn được một con dê rừng và bắt được một con rùa lớn lắm. Thật là đại tiệc! Tôi phân phối những bữa ăn của tôi như sau: " bữa sáng tôi ăn một chùm nho; bữa trưa, một miếng thịt dê hoặc thịt rùa nướng ( vì không may tôi chẳng có cái nồi, cái niêu nào để nấu hay hầm cả); chiều đến vài ba quả trứng rùa cũng đủ thành một bữa tối ngon lành. Để tiêu khiển trong khi bị bó chân ở nhà vì mưa, tôi làm một vài thứ đồ dùng cần thiết. Mỗi ngày tôi lại dành vài ba tiếng đồng hồ để mở rộng hang đá. Tôi cứ đào sâu về một phía sườn núi, lâu dần xuyên ra được bên ngoài làm thành một lối ra vào thảnh thơi phía sau bức lũy đá. Thoạt tiên, tôi cũng lo ngại như vậy thì hang có bề trống trải. Từ trước đến nay quả thật tôi được phòng thủ rất kín đáo, thế mà bây giờ tôi rất có thể chạm trán ngay với kẻ địch từ phút đầu tiên. Nhưng thực ra chỉ là sợ bóng sợ gió thế thôi, chứ từ khi bước chân lên đảo đến nay, kể cũng đã lâu rồi, tôi chỉ gặp mấy chú dê xồm là những con vật to và dữ nhất!

Chính trong thời gian "cấm cung" dài dằng dặc đó, tôi thấy lương thực bắt đầu cạn. Nhân trời hửng được một chút, hai lần tôi liều đi ra ngoài chốc lát cũng bắn được một con dê rừng và bắt được một con rùa lớn lắm. Thật là đại tiệc! Tôi phân phối những bữa ăn của tôi như sau: " bữa sáng tôi ăn một chùm nho; bữa trưa, một miếng thịt dê hoặc thịt rùa nướng ( vì không may tôi chẳng có cái nồi, cái niêu nào để nấu hay hầm cả); chiều đến vài ba quả trứng rùa cũng đủ thành một bữa tối ngon lành. Để tiêu khiển trong khi bị bó chân ở nhà vì mưa, tôi làm một vài thứ đồ dùng cần thiết. Mỗi ngày tôi lại dành vài ba tiếng đồng hồ để mở rộng hang đá. Tôi cứ đào sâu về một phía sườn núi, lâu dần xuyên ra được bên ngoài làm thành một lối ra vào thảnh thơi phía sau bức lũy đá. Thoạt tiên, tôi cũng lo ngại như vậy thì hang có bề trống trải. Từ trước đến nay quả thật tôi được phòng thủ rất kín đáo, thế mà bây giờ tôi rất có thể chạm trán ngay với kẻ địch từ phút đầu tiên. Nhưng thực ra chỉ là sợ bóng sợ gió thế thôi, chứ từ khi bước chân lên đảo đến nay, kể cũng đã lâu rồi, tôi chỉ gặp mấy chú dê xồm là những con vật to và dữ nhất!

Ngày 30 tháng 9 đến nhắc lại cho tôi cái buổi phiêu bạt thảm hại lên đảo vắng! Tôi tính những nét khắc trên cột gỗ và thấy ba trăm sáu mươi lăm ngày... Tôi coi hôm đó như là một ngày ăn chay, chiều đến, tôi mới ăn một mẩu bánh khô và một chùm nho trước khi đi ngủ. Một thời gian ngắn sau, mực viết gần cạn. Tôi bắt buộc phải viết tiết kiệm hết sức nên chỉ ghi lại những trường hợp đặc biệt trong cuộc sống của tôi chứ không còn viết được nhật ký chi tiết về mỗi sự việc xảy ra nữa. Một năm qua, tôi cũng đã nắm được tình hình thời tiết ở đây và phân biệt được mùa khô ráo với mùa mưa rõ ràng để chuẩn bị công ăn việc làm cho thích hợp. Hiện nay tôi đã có vài chục bông lúa mì và lúa tẻ như các bạn đã biết; tôi bèn đem gieo mỗi thứ một ít. Tôi dùng cuốc và xẻng gỗ đào xới đất thật kỹ rồi chia làm hai mảnh để gieo hai thứ lúa. Kết quả là không được một hạt thóc nào, bởi vì luôn mấy tháng sau là mùa khô, đất không đủ nước ạ nảy mầm. Tới mùa mưa mới mọc được dăm cây lèo tèo thì cũng dần dần cằn đi mà chết. Mặc dầu thất bại, tôi vẫn không nản lòng. Tôi đoán ngay vì nắng hạn nên lúa mới chột đi như thế. Lần này tôi rút kinh nghiệm và tiếp tục gieo nốt chỗ hạt giống còn để dành lại. Tôi chọn một mảnh đất tốt ở gần trại, đào xới thật kỹ rồi chờ đến tháng 3 thì gieo giống dăm hôm trước ngày xuân phân. Nhờ được mưa phùn trong hai tháng liền, lúa mọc rất khỏe và trổ bông rất đều. Tôi vui sướng đón tiếp "mùa gặt" đầu tiên, thu về được mỗi thứ lúa một đấu hạt khô và chắc, mẩy. Từ đó, tôi trở thành một nhà nông có kinh nghiệm nắm vững thời vụ gieo hạt giống và cách chăm bón cây lúa. Năm nào tôi cũng gieo giống hai lượt và gặt hai mùa, dần dần có đủ lúa mì làm bánh và gạo để làm thức ăn như trên kia đã nói. Tôi lại tiếp tục cuộc du lịch đi tìm hiểu đất đai. Tôi đã lập một cái trại mới và ở đó tôi có thể nhìn thẳng về phía sau hòn đảo ra tận bờ biển. Bây giờ tôi muốn đi thẳng ra chỗ bờ biển phía ấy. Tôi đem theo con chó, xách cây súng săn và một cái búa, bỏ vào bị vài ba chùm nho, một số đạn ghém và thuốc súng nhiều gấp bội ngày thường, rồi lên đường. Vượt qua thung lũng, tôi thấy ngay biển về phía ấy.

Lúc bấy giờ rất tốt trời, tôi thấy ở xa xa có một dải đất. Không hiểu đó là một hòn đảo hay đất liền, nhưng tôi thấy nó cao lắm, kéo dài từ tây đến tây tây nam và ít nhất cũng còn cách tôi đến vài ba chục dặm đường. Tất cả những điều hiểu biết của tôi chỉ có thể giúp tôi ước đoán và nhận định rằng dải đất đó thuộc về châu Mỹ và có thể là nó ở liền ngay những thuộc địa Tây-ban-nha. Cũng có thể ở đó chỉ có những giống người thổ dân còn dã man. Nếu tôi đặt chân lên đó, rất có thể sẽ gặp một sự không may và bi đát hơn là hoàn cảnh hiện tại. Nghĩ như thế, tôi cho là mình đã may mắn phiêu bạt lên hòn đảo này và tôi cũng phó mặc theo số phận. Dải đất đó chưa làm cho tôi phải áy náy chút nào và tôi cứ tạm thời yên tâm với cuộc sống hiện tại. Phía bên này hòn đảo có vẻ khác hẳn phía tôi ở. Phong cảnh thật thanh tú. Thung lũng và đồng bằng đều một màu xanh ngắt, đây đó điểm những bông hoa sặc sỡ muôn màu. Rừng cây cao và rậm. Tôi gặp nhiều đàn vẹt và cũng muốn bắt lấy một con để nuôi cho quen và dạy nó nói. Tôi vung gậy lên ném trúng một chú vẹt non và bắt được nó. Tôi nhặt nó lên áp vào ngực và săn sóc nó rất cẩn thận nên chỉ một lúc sau nó hồi tỉnh và khỏe mạnh như cũ. Tôi bèn đem nó về nhà. Cũng mất vài ba năm tôi mới dạy được nó nói. Tôi đã tập được cho nó gọi tên tôi rất thân mật. Về sau xảy ra một việc, tuy nó không có gì đặc biệt nhưng chắc cũng có thể giúp vui các bạn phần nào; vậy khi tới đoạn đó tôi sẽ xin nhớ kể lại. Khi trở về, tôi tìm một con đường khác, há vọng có thể biết toàn thể hòn đảo. Nhưng tôi đã lầm. Vừa đi sâu vào chừng vài ba dặm đường, tôi đã gặp một thung lũng rộng, xung quanh có một dãy đồi cao bao bọc. Trên đồi, cây cối rậm rạp đến nỗi không thể nào tìm ra được đường đi ngoài cách nhắm theo hướng mặt trời. Loanh quanh mãi không kiếm ra được một con đường khác, tôi đành quay trở lại phía bờ biển để về nhà theo đường cũ. Trong chuyến đi này, con chó của tôi bắt gặp một con dê con và nó đã vồ ngay lấy. Tôi chạy ngay lại và chật vật lắm mới cứu được con vật bé nhỏ thoát khỏi hàm răng con chó. Tôi rất muốn đem nó về nhà, vì tôi vẫn ao ước bắt được một đôi dê non đem về nuôi; sau này chúng sinh sôi nảy nở thành một bầy dê nhà, tôi sẽ có đủ thức ăn, tiết kiệm được thuốc đạn. Tôi làm một cái vòng quấn quanh cổ nó, lấy một đoạn thừng buộc vào rồi dắt nó đi theo. Thật cũng đã bở hơi tai với nó mới dắt được nó về trại. Tới nơi, tôi thả ngay nó vào trong đó cho nó gặm cỏ rồi vội vàng trở về nhà cũ sau một tháng trời xa vắng.

Lúc bấy giờ rất tốt trời, tôi thấy ở xa xa có một dải đất. Không hiểu đó là một hòn đảo hay đất liền, nhưng tôi thấy nó cao lắm, kéo dài từ tây đến tây tây nam và ít nhất cũng còn cách tôi đến vài ba chục dặm đường. Tất cả những điều hiểu biết của tôi chỉ có thể giúp tôi ước đoán và nhận định rằng dải đất đó thuộc về châu Mỹ và có thể là nó ở liền ngay những thuộc địa Tây-ban-nha. Cũng có thể ở đó chỉ có những giống người thổ dân còn dã man. Nếu tôi đặt chân lên đó, rất có thể sẽ gặp một sự không may và bi đát hơn là hoàn cảnh hiện tại. Nghĩ như thế, tôi cho là mình đã may mắn phiêu bạt lên hòn đảo này và tôi cũng phó mặc theo số phận. Dải đất đó chưa làm cho tôi phải áy náy chút nào và tôi cứ tạm thời yên tâm với cuộc sống hiện tại. Phía bên này hòn đảo có vẻ khác hẳn phía tôi ở. Phong cảnh thật thanh tú. Thung lũng và đồng bằng đều một màu xanh ngắt, đây đó điểm những bông hoa sặc sỡ muôn màu. Rừng cây cao và rậm. Tôi gặp nhiều đàn vẹt và cũng muốn bắt lấy một con để nuôi cho quen và dạy nó nói. Tôi vung gậy lên ném trúng một chú vẹt non và bắt được nó. Tôi nhặt nó lên áp vào ngực và săn sóc nó rất cẩn thận nên chỉ một lúc sau nó hồi tỉnh và khỏe mạnh như cũ. Tôi bèn đem nó về nhà. Cũng mất vài ba năm tôi mới dạy được nó nói. Tôi đã tập được cho nó gọi tên tôi rất thân mật. Về sau xảy ra một việc, tuy nó không có gì đặc biệt nhưng chắc cũng có thể giúp vui các bạn phần nào; vậy khi tới đoạn đó tôi sẽ xin nhớ kể lại. Khi trở về, tôi tìm một con đường khác, há vọng có thể biết toàn thể hòn đảo. Nhưng tôi đã lầm. Vừa đi sâu vào chừng vài ba dặm đường, tôi đã gặp một thung lũng rộng, xung quanh có một dãy đồi cao bao bọc. Trên đồi, cây cối rậm rạp đến nỗi không thể nào tìm ra được đường đi ngoài cách nhắm theo hướng mặt trời. Loanh quanh mãi không kiếm ra được một con đường khác, tôi đành quay trở lại phía bờ biển để về nhà theo đường cũ. Trong chuyến đi này, con chó của tôi bắt gặp một con dê con và nó đã vồ ngay lấy. Tôi chạy ngay lại và chật vật lắm mới cứu được con vật bé nhỏ thoát khỏi hàm răng con chó. Tôi rất muốn đem nó về nhà, vì tôi vẫn ao ước bắt được một đôi dê non đem về nuôi; sau này chúng sinh sôi nảy nở thành một bầy dê nhà, tôi sẽ có đủ thức ăn, tiết kiệm được thuốc đạn. Tôi làm một cái vòng quấn quanh cổ nó, lấy một đoạn thừng buộc vào rồi dắt nó đi theo. Thật cũng đã bở hơi tai với nó mới dắt được nó về trại. Tới nơi, tôi thả ngay nó vào trong đó cho nó gặm cỏ rồi vội vàng trở về nhà cũ sau một tháng trời xa vắng.
Chương trước Chương tiếp
Loading...