Siêu Cấp Thư Đồng

Chương 45: Ngàn Năm



Ánh trăng dần khuất, tiếng quạ đen không ngừng vang lên, sương muối đầy trời, trên sông đèn câu của thuyền chài lấp lóe, Triệu Tử Văn lúc này đứng ở đầu thuyền, nhìn ngắm sóng nước nơi xa, đèn câu của thuyền chài thật chói mắt, gió thu lạnh lẽo nhẹ nhàng mơn man mặt nước, cây cổ thụ bên bờ sông khẽ lay động, thêm vào tiếng quạ đen kêu khiến cảnh tượng Tùng Giang vô cùng thê lương, Triệu Tử Văn hiện tại cảm thấy quang cảnh này rất quen, dường như đã gặp qua ở đâu đó nhưng nhất thời không thể nghĩ ra.

Đêm dài, trăng sáng, sương lạnh khắp nơi. Không gian yên tĩnh, khiến cảm giác của Triệu Tử Văn trở nên rất nhạy bén, khí lạnh đêm khuya ngấm tận xương cốt, từ bốn phương tám hướng bao trùm chiếc thuyền của Triệu Tử Văn, khiến cho hắn như cảm thấy khắp nới đều tràn ngập sương khói.

- Đông ..

Tiếng chuông từ Hàn Sơn Tự theo không khí truyền tới một tiếng thanh thoát. Đứng trong không gian lạnh giá, nghe thấy tiếng chuông kia, Triệu Tử Văn như người đang trầm ngâm trong mộng đẹp, mơ hồ, buồn ngủ bị đánh vào tâm khảm, tiếng chuông trầm nặng khiến lòng hắn sầu càng thêm sầu, cũng kinh ngạc không ngừng.

Hắn không thể tin, hướng mắt nhìn ra xa, không biết tìm kiếm điều gì, sau khi thấy mục tiêu mới rõ đó là một tảng đá lớn dùng để xây thành cổ, cao hơn mười thước, khá đồ sộ, nhưng hắn nhìn không phải tường thành, mà cái cửa thành to lớn, dưới ánh sáng của đèn câu chiếu rọi, hắn thấy rất rõ, hắn cảm thấy rất kích động, thành Cô Tô, trong lòng hắn thầm run rẩy.

Ngẫm lại cảnh trăng, sông, sương đầy trời, gió, đèn câu trên thuyền chài, và hắn, trong lòng hắn thầm run rẩy, ngửa mặt lên trời hét lớn:

- Vì sao tình cảnh này lại xuất hiện trên người ta, ai là Trương Kế ? Ta là ai ?

- Đông ..

Tiếng chuông trong trẻo kia lại lần nữa vang lên

- Khách quan, thuyền sắp cập bến, không cần phải sốt ruột.

Lão già chèo thuyền đứng ở đuôi thuyền nghe thấp thoáng hắn hô gì đó, nghĩ rằng hắn sốt ruột muốn cập bờ, liền khuyên giải, an ủi.

Sắp cập bến ? Triệu Tử Văn cười khổ không nói, tình cảnh này không nên xuất hiện với hắn, thi nhân Trương Đệ đâu, tại sao ta lại phải đi vào thế giới này, lại phải nhận tình cảnh này, hắn buồn bã, nhớ tới một cảnh tượng, trong lòng không khỏi cảm khái:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền….

(Dịch thơ:

Trăng tà tiếng quạ kêu sương

Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San)

(người dịch: Tản Đà)

- Hay, thật là một bài thơ thiên cổ, công tử quả thật tài cao.

Lão già chèo thuyền kính nể ổm quyền, chắp tay kính cẩn.

Triệu Tử Văn chua xót cười, không nói gì, thủ thi này vốn không phải hắn làm ra, thi nhân Trương Kế mới chân chính là người tài cao, nhưng hắn lại không biết ở thế giới này, người này có xuất hiện qua hay chưa.

- Hạ Văn, ngươi làm sao vậy ?

Không biết Hạ Bình đã tỉnh từ khi nào, tay dụi dụi con mắt buồn ngủ nhẹ nhàng đến bên cạnh hắn, hỏi.

Triệu Tử Văn ảm đạm lắc lắc đầu:

- Ta không sao, chỉ là nhớ lại chút sự tình mà thôi.

Hạ Bình nhìn ánh mắt thản nhiên lại chất chứa ưu thương của hắn, nhìn bóng dáng hắn đứng dưới ánh trăng sáng tỏ, con ngươi lóe ra ánh sáng thản nhiên, lại nhớ tới thủ thi mà hắn vừa đọc, ngẫm lại cảnh đêm xinh đẹp nơi đây mà trong lòng lặng yên, trầm ngâm.

Triệu Tử Văn đứng ở đầu thuyền, con thuyền nhỏ lẳng lặng đi tới, gió lạnh vi vu thổi bên tai, sóng nước lay động khiến ánh sáng đèn như rã rời, tiếng chuông đã không còn vang lên. Hắn rất bàng hoàng, rất mê man, vì sao hắn phải xuyên qua ngàn năm, chẳng lẽ chính là để hắn nhìn thấy cảnh đêm xinh đẹp này, chẳng lẽ hắn là thế thân của Trương Kế, hắn không cam tâm, lại thét lớn:

- Ta là Triệu Tử Văn, không phải Trương Kế, nhanh, cho ta trở về. Ta không phải Trương Kế !!!!

- Trương Kế là ai ?

Hạ Bình thấy Hạ Văn thần sắc tiêu điều, đến tột cùng không hiểu hắn suy nghĩ gì, liền quan tâm hỏi.

Trương Kế ? Thi nhân kia ? Triệu Tử Văn không nói gì, cười khổ.

- Ào…ào

Ban đêm tĩnh lặng, chỉ có hương hoa thanh nhã, hắn lại nhìn về phía xa, nhìn chiếc cầu cong cong đơn độc khổng lồ dần hiện ra trước mắt, hắn lẩm bẩm nói:

- Đây là Phong Kiều Tô Châu phải không ?

Hạ Bình nghĩ Triệu Tử Văn hỏi mình, gật đầu nói:

- Đúng là Phong Kiều Tô Châu, ta đã từng nghe tiểu thư nói qua.

Nghe nói, Phong Kiều là nơi vận tải đường thủy rất tấp nập, hai bên bờ có hàng cây phong cổ thụ. Trời cuối thu, lá thu cháy đỏ như lửa, gió thổi hàng cổ thụ lay động như mỹ nữ múa hát, tiêu sái nhân gian, nhưng trời đêm lại lạnh lẽo, ngàn năm nữa sẽ không còn lại dù chỉ một dấu chân, Triệu Tử Văn lại nghĩ tới một bài ca, hắn khàn khàn hát:

- Đái tẩu nhất trản ngư hỏa nhượng tha ôn noãn ngã đích song nhãn, lưu hạ nhất đoạn chân tình nhượng tha đình bạc tại phong kiều biên, vô trợ đích ngã dĩ kinh sơ viễn na phân tình cảm, hứa đa niên dĩ hậu tài phát giác hựu hồi đáo nhĩ diện tiền, lưu liên đích chung thanh hoàn tại xao đả ngã đích vô miên, trần phong đích nhật tử thủy chung bất hội thị nhất phiến vân yên, cửu vi đích nhĩ nhất định bảo tồn trứ na trương tiếu kiểm, hứa đa niên dĩ hậu năng bất năng tiếp thụ bỉ thử đích cải biến, nguyệt lạc ô đề tổng thị thiên niên đích phong sương, đào thanh y cựu bất kiến đương sơ đích dạ vãn, kim thiên đích nhĩ ngã chẩm dạng trọng phục tạc thiên đích cố sự, giá nhất trương cựu thuyền phiếu năng phủ đăng thượng nhĩ đích khách thuyền.

- Nguyệt lạc ô đề tổng thị thiên niên đích phong sương, đào thanh y cựu bất kiến đương sơ đích dạ vãn.......

(Ca khúc: Đào Thanh Y Cựu, mời các bạn thưởng thức tại đây:

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Dao-thanh-y-cuu.IW6986A7.html)

Hạ Bình trước mắt cảm thấy mơ hồ, nàng thấp giọng thì thào:

- Đẹp quá, cảnh đẹp quá, ai có thể chịu được ngàn năm thời gian, có lẽ chỉ trăm năm đã trở thành bụi đất.

Triệu Tử Văn khóe mắt ướt ướt, chỉ có hắn mới có thể hiểu được sự đau xót của chính mình, xuyên qua ngàn năm, sóng nước ngàn xưa, trời đêm vẫn vậy.

-------------------------------------

Chú Thích:

Giai thoại về bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc

Minh Tâm

(tổng hợp)

________________________________________

Chùa Hàn San ở Tô Châu là một chùa không lớn lắm, thế nhưng chùa lại khá nổi tiếng. Đó là nhờ ở bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế:

Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch nghĩa:

Cầu phong, đêm neo thuyền

Trăng lặn, quạ kêu, sương đầy trời

Cây phong bến sông, ánh đèn chài, trước giấc ngủ buồn

Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn Sơn

Nửa đêm tiếng chuông vọng đến thuyền khách .

Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu Việt nam đã dịch thơ như sau:

Bản dịch của Tản Đà :

Trăng tà tiếng quạ kêu sương

Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Tuy bài thơ rất hay, có cảnh, có vật, có âm thanh ... nhưng nhiều người đã đặt 3 nghi vấn như sau:

Nghi vấn 1:

Câu số 1:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên : liệu có con chim quạ nào mà kêu vào lúc trăng lặn hay không ? Từ đó, có nhiều nhà nghiên cứu cho biết có thể ô đề là tên một địa danh và câu thơ phải viết lại là:

"Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên" thì mới đúng.

Thuyết này có nhiều người phản đối vì cho rằng quạ vẫn có thể kêu ban đêm như thường tuy là ít thấy.

Nghi vấn 2:

Câu số 2:

Giang phong, ngư hỏa đối sầu miên

Lại có nhà nghiên cứu cho rằng giang phong và sầu miên không có nghĩa là sông, cây phong, buồn và ngủ, mà cũng là những địa danh.

Giang Phong là viết tắt của Giang Thôn Kiều và Phong Kiều, Sầu Miên là núi Sầu Miên.

Do đó câu thơ phải viết lại:

Giang Phong ngư hỏa đối Sầu Miên

Thuyết nầy cũng bị phản đối vì ở Tô Châu đất đai bằng phẳng không thể có núi Sầu Miên được (người viết bài nầy đã may mắn có dịp thăm chùa Hàn San ở Tô Châu thì cũng có cùng một nhận xét như vậy, do đó nếu có bức tranh nào vẽ cảnh chùa Hàn San mà nằm bên sườn núi thì họa sĩ đã vẽ ... trật lất ). Ngoài ra, nếu xét về âm điệu của bài thơ thì chữ sầu miên có nghĩa là buồn không ngủ được thì đặc sắc hơn nhiều so với nếu sầu miên là một địa danh.

Nghi vấn 3:

Câu cuối cùng:

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Ngay cả nhà thơ Đỗ Phủ cũng chê câu nầy là không thực tế vì làm gì mà lại nghe được chuông chùa vào lúc nửa đêm.

Để giải thích điều này, người ta hay truyền tụng một giai thoại như sau:

Trương Kế đến chơi gần chùa Hàn San và ngẫu hứng làm được hai câu thơ đầu của bài Phong Kiều Dạ Bạc:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

Tới đó thì nhà thơ "bí" tìm không ra hai câu nữa. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnFULL.vn - http://truyenfull.vn

Trong khi đó trong chùa Hàn San có một vị sư già, đêm nay sư không ngủ được và cũng làm được hai câu thơ:

Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tự ngân câu, bán tự cung.

Nghĩa là:

Mồng ba mồng bốn trăng mờ

Nửa dường móc bạc nửa như cung trời

Rồi thì sư cụ cũng "bí" giống như Trương Kế.

Chú tiểu thấy vậy mới hỏi: Bẩm sư phụ , vì sao ngài không được vui. Nhà sư mới cho chú tiểu biết về tâm sự đang "bí" thơ của mình.

Chú tiểu ra nhà sau, chợt nhìn thấy bóng trăng dưới hồ mà sáng tác được hai câu thơ. Chú trình lại với sư phụ. Đó là:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,

Bán trầm thủy để, bán phù không.

Nghĩa là:

Một bình ngọc trắng chia hai

Nửa chìm đáy nước nửa cài từng không

Sư cụ vổ tay hoan hỉ, đúng là thiên tài, và bài thơ đã đầy đủ

Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,

Bán tự ngân câu, bán tự cung.

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,

Bán cầm thủy để, bán phù không.

Lúc đó đã nữa đêm, sư dạy chú tiểu đánh chuông để tạ ơn đức Phật về sự hoàn thành bài thơ.

Tiếng chuông vọng đến thuyền của Trương Kế gợi ý cho ông ta làm thêm hai câu thơ cuối của bài thơ:

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền .

Nhờ tiếng chuông nửa đêm này mà ta có bài thơ nổi tiếng của Trương Kế.

Để kết luận: người viết bài này chỉ ghi lại những nghi vấn chung quanh một bài thơ cổ rất nổi tiếng và xin để bạn đọc tự tìm hiểu sự đúng sai của người đọc, người dịch ... Thật ra, chỉ có Trương Kế sống lại thì mới trả lời đúng ba nghi vấn văn chương kể trên. Chỉ có một nhận xét của chúng tôi ở đây là: một nhà thơ không cần làm nhiều thơ mà chỉ cần làm một bài cho thiệt hay như bài Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế trên đây, như thế là đã đủ nổi tiếng muôn đời rồi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...