Sinh Tồn Nơi Hoang Dã

Chương 2



- Các bạn là những người đang chuẩn bị cho một cuộc thám hiểm, khám phá những vùng đất hoang vu xa lạ.

- Các bạn đang chuẩn bị cho một chuyến du lịch sinh thái ở một vùng mà bạn biết rất mơ hồ.

- Các bạn sắp sửa phải dấn thân vào rừng sâu núi thẳm vì nhiệm vụ được giao phó.

- Các bạn đã chán ngấy cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, chán các tiện nghi của nền văn minh cơ khí... muốn tìm sự tĩnh lặng thanh thản giữa thiên nhiên.

- Các bạn muốn làm một Robinson Crusoe thời nay.

Hoặc vì một lý do nào đó, các bạn sắp phải sống một thời gian dài ở những vùng thiên nhiên hoang dã, vắng bóng người.

Để cho công việc được hoàn thành một cách tốt đẹp và bản thân các bạn được an toàn, các bạn buộc phải qua một quá trình học tập, và rèn luyện một cách cẩn thận. Vì đây không phải là một chuyến du lịch với túi tiền đầy ắp. Không kẻ đưa người đón. Không có cỗ bàn dọn sẵn. Không có phòng ốc tiện nghi... Mà trái lại, có thể đầy dẫy gian lao nguy hiểm, nhọc nhằn, vất vả, bệnh tật, đói khát, sức cùng lực kiệt.... đang chờ đón các bạn. Ở đó, các bạn chỉ có thể trông cậy vào chính bản thân của mình. Vì vậy, các bạn phải trang bị cho mình một số kỹ năng và kiến thức cần thiết. Những kỹ năng nầy, không phải chỉ đọc ở sách vở hay học bằng lý thuyết suông, mà phải thực hành nhiều lần, nhất là trong những dịp cắm trại, thám du, khảo sát, dã ngoại... ngắn ngày. Các bạn cũng cần phải rèn luyện sức khỏe, chuẩn bị tinh thần và nghị lực, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách.

Dĩ nhiên là khi các bạn đã được chuẩn bị tốt, thì khả năng tồn tại nơi hoang dã của các bạn được an toàn và bảo đảm hơn rất nhiều so với những người đột nhiên bị ném vào những nơi xa lạ mà chưa hề có khái niệm gì về “mưu sinh thoát hiểm”...

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tinh thần của các bạn, nếu các bạn không bình tĩnh tự tin, không có nghị lực và quyết tâm cao, không có máu phiêu lưu và đam mê thiên nhiên... thì mọi sở học của các bạn cũng vô ích.

Những kỹ năng và kiến thức quan trọng mà các bạn cần phải học tập và thực hành là:

- Kiến thức về thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, môi trường, động thực vật...

- Các phương pháp tìm phương hướng

- Các phương pháp tìm phương hướng

- Đọc và sử dụng bản đồ và địa bàn

- Kỹ thuật di chuyển vượt chướng ngại

- Kỹ thuật lều trại và các cách làm chòi trú ẩn bằng vật liệu thiên nhiên.

- Thủ công, nghề rừng.

- Kỹ thuật săn bắn đánh bắt, mưu sinh thoát hiểm

- Biết bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh thông thường

- Cứu thương và cấp cứu

...

CÓ SỨC KHỎE

Không một nhà thám hiểm, khai phá hay một chiến binh nào mà có thể hoàn thành công việc của mình với một sức khỏe èo uột. Vì nơi hoang dã là một môi trường rất khắc nghiệt, đầy dẫy lam sơn chướng khí, rừng thiêng nước độc, sông sâu vực thẳm, cây độc thú dữ, thực phẩm thiếu thốn, thuốc men hiếm hoi, tiện nghi nghèo nàn, hoang vắng cô đơn...

Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.

Các bạn còn phải tiêu hao rất nhiều năng lượng do mang trên vai hành trang nặng nề, sử dụng đôi chân để vượt những chặng đường dài mà không dễ đi chút nào, phải leo núi, băng sông, vượt lầy, cắt rừng... Một người có thể lực trung bình thì cũng khó mà đảm đương nổi.

Ngoài sức khỏe ra, các bạn cũng cần phải có một tinh thần kiên định vững vàng, đam mê khám phá, yêu mến thiên nhiên, không ngại gian khổ... biết bao nhiêu người đã bỏ cuộc chỉ vì thiếu tính kiên nhẫn, lòng đam mê và không vượt qua được những gian khó, cho dù họ có sức khỏe rất tốt. Các bạn hãy nhớ rằng, thực tế không đẹp như một bức tranh phong cảnh hay như một bài thơ trữ tình đâu.

KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN

Là một vấn đề rất quan trọng đối với những người chuẩn bị tiến hành các cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Nếu không am hiểu về thiên nhiên, các bạn sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc sinh tồn nơi hoang dã.

Về lý thuyết: Các bạn nên đọc và nghiên cứu thật nhiều qua sách báo, phim ảnh... để tích lũy kiến thức về môi trường sinh thái, về động thực vật, về thời tiết, khí hậu, trăng sao, thủy triều...

Về thực hành: Các bạn nên tham gia nhiều cuộc khảo sát, thám du, chinh phục, cắm trại... để cho quen việc tiếp xúc với thiên nhiên càng nhiều càng tốt.

Nếu không có kiến thức về thiên nhiên, các bạn có thể hoảng loạn trước những con vật xù xì gớm ghiếc nhưng vô hại và mất cảnh giác trước những con côn trùng nhỏ bé hoặc những con vật có màu sắc sặc sỡ đáng yêu nhưng lại rất nguy hiểm.

Các bạn cũng cần phải biết phân biệt được những cây, hoa, lá, rễ, củ... có thể làm thực phẩm hay thuốc chữa bệnh hoặc mang nhiều độc tố chết người. Biết tiên đoán thời tiết để khỏi bị động trước mọi hiện tượng của thiên nhiên.

Tóm lại: Có kiến thức rộng về thiên nhiên bạn mới mong có thể tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã.

TỔ CHỨC & LẬP KẾ HOẠCH

Khác với những cuộc cắm trại hoặc những lần xuất du dã ngoại thông thường. Trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm, các bạn không thể đi “tiền trạm” trước, mà chỉ biết vùng đất đó qua bản đồ hoặc một số hình ảnh, tư liệu... cho nên rất khó mà đoán biết những gì sẽ chờ đón chúng ta ở đó.

Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến.

Chương trình hoạt động cũng khác với chương trình cắm trại thông thường. Chúng ta không thể sắp đặt những kế hoạch cụ thể mà chỉ có thể thiết kế một cách tổng quát rồi tùy cơ ứng biến.

Chọn đồng hành: Nếu bạn là người tổ chức (và là trưởng đoàn) thì chỉ nên chọn bạn đồng hành là những người trưởng thành, có kinh nghiệm và kiến thức, biết nhiều kỹ năng chuyên môn, đã từng tham dự nhiều chuyến xuất du, cắm trại... Những kẻ “mặt trắng” thiếu kinh nghiệm sẽ là một gánh nặng cho cả toán. (Chỉ nên để họ tham dự những chuyến xuất du ngắn ngày.)

Những thành viên trong đoàn, ngoài sự thông cảm, thương yêu, đoàn kết với nhau, còn phải cùng chung một quan điểm, mục đích, có chung một sự đam mê khám phá, tìm hiểu thiên nhiên...

Chương trình và lộ trình của các bạn phải được thông báo cho người thân và những người có trách nhiệm biết, để họ có thể biết đường tìm kiếm các bạn, nếu đến hẹn mà các bạn chưa về.

TRANG BỊ

Trang bị tốt và đầy đủ là yếu tố quan trọng để tổ chức một cuộc sống nơi hoang dã được tiện nghi, an toàn và thành công.

Trang bị cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm cũng khác với những cuộc cắm trại, vì chúng ta sẽ mang theo nhiều lương khô, thuốc men, dụng cụ cấp cứu, bản đồ địa bàn, dụng cụ phát tín hiệu cấp cứu, máy truyền tin... tùy theo mục đích hoặc địa thế, chúng ta có thể trang bị thêm: phao vượt sông, dụng cụ leo núi... và một vật không thể thiếu đó là “túi mưu sinh” (Survival Kit), là một túi nhỏ, trong đó đựng những vật dụng thiết yếu nhất để có thể sinh tồn nơi hoang dã (xin xem bảng liệt kê vật dụng).

Nhưng các bạn hãy lưu ý: Với thể lực và đôi chân của các bạn, cộng với đoạn đường dài mà các bạn cần phải vượt qua, các bạn không thể cõng trên lưng toàn bộ “tài sản” của mình (cho dù bạn rất muốn) mà chỉ có thể tuyển chọn những vật dụng cần thiết nhất cho phù hợp với cuộc hành trình mà thôi. Cho nên người được trang bị tốt là: người có thể tận dụng tối đa mọi chức năng của một số vật liệu, dụng cụ ít ỏi bằng kiến thức và tài tháo vát của mình. (thí dụ: chỉ với chiếc gậy đi đường, các bạn có thể biến nó thành: thước đo, vũ khí tự vệ và tấn công, cột lều, cần bẫy, sào dò độ sâu của dòng sông, cầu vượt khe, cán cuốc, xẻng, cáng cứu thương...) Do đó, hành trang của người phiêu lưu mạo hiểm tuy gọn nhẹ, nhưng đầy đủ.

Nếu bạn là một Hướng Đạo Sinh, đã từng đi trại nhiều lần, thì việc lựa chọn vật dụng để mang theo không khó khăn lắm, cho dù cắm trại và phiêu lưu mạo hiểm có khác nhau.
Chương trước
Loading...