Suối Nguồn (The Fountainhead)

Chương 06 Part 1



Cuốn Những lời răn trên đá của Ellworth M.Toohey được xuất bản vào tháng Mười một năm 1925.

Cuốn sách có một cái bìa khắc khổ màu xanh đen với một hàng chữ màu bạc đơn giản và một hình kim tự tháp bạc ở một góc. Nó có phụ đề Kiến trúc ọi người và thành công của nó thật vang dội. Nó giới thiệu toàn bộ lịch sử ngành kiến trúc, từ những túp lều trát bùn đến nhà chọc trời, bằng lời lẽ của một người bình thường, nhưng lại khiến cho những lời này nghe có vẻ khoa học.

Tác giả của nó tuyên bố trong phần Lời dẫn rằng đây là một nỗ lực “nhằm đưa kiến trúc về đúng vị trí của nó – về với con người.” Ông ta tuyên bố thêm rằng ông mong muốn được thấy những người dân bình thường “nghĩ và nói về kiến trúc như là nói về bóng chày.” Ông không làm người đọc buồn chán vì những nguyên lý kỹ thuật của Ngũ Luật[1], của cột kèo, của hoành ngang hay bê tông gia cố. Các trang sách của ông đầy những câu chuyện nội bộ về cuộc sống hàng ngày của các quản gia Ai Cập, của thợ chữa giày La Mã, cung phi của vua Louis XIV – họ ăn gì, tắm giặt ra sao, mua sắm ở đâu và nhà cửa của họ ảnh hưởng thế nào đến đời sống của họ. Tuy thế, người đọc dường như có cảm giác họ đang được học tất cả những gì họ cần về Ngũ Luật và bê tông gia cố.

Ông cho độc giả cảm tưởng rằng chẳng có vấn đề gì, chẳng có thành tựu nào và cũng chẳng có tư tưởng nào vượt quá cái sinh hoạt thường ngày của những người vô danh trong quá khứ cũng như trong hiện tại; rằng khoa học chẳng có mục đích và phương tiện thể hiện nào ngoài việc ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày này; rằng chỉ cần sống cuộc sống hàng ngày là độc giả của ông đã đại diện được và đạt được tất cả những mục tiêu cao cả nhất của bất cứ nền văn minh nào. Sự chính xác khoa học của ông là hoàn hảo, sự uyên bác của ông thật đáng kinh ngạc; không ai có thể phản bác ông trong lĩnh vực dụng cụ nấu ăn của vương quốc Babylon hay thảm chùi chân Bi-zăng-tan. Ông viết với sự tinh tế và sống động như thể ông đang quan sát trực tiếp những gì mình viết lại. Ông không lê bước nặng nhọc qua các thế kỷ; ông khiêu vũ – các nhà phê bình nói – trên đại lộ của các thời đại, như một anh hề, một người bạn, và một nhà tiên tri.

Ông nói: kiến trúc thực sự là môn nghệ thuật vĩ đại nhất trong các môn nghệ thuật bởi vì nó vô danh – giống như tất cả sự vĩ đại bao giờ cũng vô danh. Ông nói: thế giới có rất nhiều công trình nổi tiếng, nhưng có ít nhà kiến trúc nổi tiếng – và điều này là đúng đắn, bởi không có một người nào có thể một mình tạo ra bất kỳ cái gì có giá trị trong kiến trúc, hay trong bất cứ ngành nào khác – nếu anh ta chỉ một mình. Một số ít những người có tên tuổi thì thực ra chỉ là những kẻ mạo danh đã chiếm đoạt vinh quang của công chúng giống như có những kẻ chiếm đoạt của cải của công chúng. “Khi chúng ta ngắm nhìn sự tráng lệ của một tượng đài cổ và quy thành tích tạo ra nó ột người, thì chúng ta đã mắc tội “biển thủ tinh thần[2].” Chúng ta quên mất đội ngũ những nhà kiến trúc, những người chẳng ai biết đến, chẳng ai tung hô, những người đã đi trước con người nổi tiếng kia, trong bóng tối của các thời đại đã qua, những người lao động một cách khiêm nhường – mọi sự anh hùng đều khiêm nhường – để đóng góp phần nhỏ của mình vào kho tàng chung của thời đại họ. Một công trình vĩ đại không phải là phát minh riêng của một thiên tài nào đó. Nó đơn thuần là sự đúc kết tinh thần của cả một dân tộc.”

Ông giải thích rằng thời kỳ suy đồi của kiến trúc đã đến khi mà chủ nghĩa tư hữu thế chỗ cho tinh thần công xã của thời Trung cổ, và rằng sự ích kỷ của những kẻ tư hữu – những kẻ xây dựng không vì mục đích nào khác ngoài thỏa mãn thị hiếu tầm thường của họ – đã hủy hoại cái đẹp bao đời của các thành phố. Ông chứng minh rằng không hề có cái gọi là tự do ý chí, bởi vì động lực sáng tạo của con người, giống như mọi thứ khác, được quyết định bởi cấu trúc kinh tế của thời kỳ mà họ sống. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tất cả các phong cách kiến trúc vĩ đại trong lịch sử, đồng thời cảnh báo việc kết hợp chúng một cách bừa bãi. Ông bác bỏ kiến trúc hiện đại và tuyên bố rằng “Cho đến nay, kiến trúc hiện đại chẳng đại diện cho bất cứ cái gì ngoài ý thích nhất thời của những cá nhân bị cô lập; nó không có dáng dấp của bất cứ phong trào tự phát mang tính quần chúng nào và vì thế nó sẽ không thể có một hiệu ứng nào với quần chúng. Ông tiên đoán một thế giới tốt đẹp hơn sẽ đến, nơi mà mọi người sẽ là anh em, nơi các công trình xây dựng sẽ hài hòa với nhau, và giống nhau – tất cả đều theo kiến trúc Hy Lạp cổ đại, thứ kiến trúc “mẹ đẻ của nền dân chủ.” Khi viết đến đây, ông làm cho người đọc thấy rõ – mà không phá vỡ giọng điệu trầm tĩnh của mình – rằng dưới những dòng chữ được in mạch lạc mà người ta đang đọc là một bản thảo run rẩy vì người viết đã run lên vì xúc động. Ông kêu gọi các kiến trúc sư hãy từ bỏ việc tìm kiếm vinh quang cá nhân để hiến mình cho những kiến trúc xứng đáng là hóa thân của tinh thần dân tộc họ. “Kiến trúc sư là đầy tớ chứ không phải ông chủ. Họ không nên phô phang cái tôi nhỏ mọn của họ mà phải phô bày linh hồn của dân tộc cũng như nhịp điệu thời đại họ sống. Họ không nên chạy theo những ảo tưởng cá nhân mà phải tìm kiếm cái mẫu sỗ chung, cái sẽ đưa các công trình của họ lại gần với trái tim của công chúng. Kiến trúc sư – các bạn của tôi – họ không nên lý luận. Họ không phải người chỉ huy; mà họ là người thừa hành.

Quảng cáo cho cuốn Những lời răn trên đá là những lời trích dẫn các nhà phê bình: “Tuyệt vời!”, “Một thành tựu vĩ đại!”, “Không có đối thủ trong lịch sử nghệ thuật!”, “Cơ hội cho bạn làm quen với một người đàn ông quyến rũ và một nhà tư tưởng sâu sắc.”, “Sách bắt-buộc-phải-đọc với tất cả những ai muốn mình mang danh trí thức.”

Có vẻ như rất nhiều người muốn mang danh hiệu trí thức. Người đọc đạt được sự uyên bác mà không cần học hành, có sự thành thạo mà không cần tốn phí, có khả năng đánh giá mà không phải trải qua nỗ lực nào. Thật dễ chịu khi có thể ngắm các công trình và nhận xét về chúng một cách chuyên nghiệp bằng cách ghi nhớ trang 439; khi có thể tổ chức các buổi thảo luận nghệ thuật và trao đổi những câu trích dẫn giống hệt nhau từ cùng một đoạn văn. Trong các phòng thiết kế danh tiếng, người ta nhanh chóng được nghe “Kiến trúc à? Phải rồi, Ellsworth Toohey.”

Theo nguyên tắc cá nhân, Ellsworth Toohey không kể tên bất cứ kiến trúc sư nào trong các trang chính của quyển sách vì “phương pháp xây dựng huyền thoại hay tôn thờ các cá nhân anh hùng của ngành nghiên cứu lịch sử luôn luôn làm tôi khó chịu.” Ông để tên của tất cả các kiến trúc sư vào phần chú thích ở bên dưới mỗi trang. Một số chú thích này có đề cập đến Guy Francon, “người có xu hướng hơi quá hoa mỹ nhưng cần được tuyên dương vì sự trung thành với truyền thống nghiêm ngặt của Chủ nghĩa Cổ điển.” Có một chú thích đề cập đến Henry Cameron – “nổi tiếng một thời như một trong những cha đẻ của cái gọi là trường phái kiến trúc hiện đại nhưng từ đó đã bị đào thải vào trong lãng quên một cách đích đáng.”

Tháng Hai năm 1925, Henry Cameron ngừng công việc kiến trúc.

Một năm qua, ông đã biết ngày này sẽ đến. Ông đã không nói chuyện này với Roark, nhưng cả hai đều biết và vẫn tiếp tục làm việc, chẳng chờ đợi điều gì ngoài việc cứ tiếp tục làm việc cho đến khi nào còn có thể. Một vài hợp đồng chảy nhỏ giọt vào văn phòng của họ trong năm qua – vài túp lều ở nông thôn, vài cái ga-ra ô-tô, vài hợp đồng tu sửa các tòa nhà cũ. Họ nhận bất cứ việc gì. Nhưng rồi những giọt nước nhỏ này cũng ngừng. Ống nước cạn khô. Nguồn nước đã bị cắt bởi một xã hội mà Cameron đã không chịu thanh toán cho họ[3].

Một năm qua, ông đã biết ngày này sẽ đến. Ông đã không nói chuyện này với Roark, nhưng cả hai đều biết và vẫn tiếp tục làm việc, chẳng chờ đợi điều gì ngoài việc cứ tiếp tục làm việc cho đến khi nào còn có thể. Một vài hợp đồng chảy nhỏ giọt vào văn phòng của họ trong năm qua – vài túp lều ở nông thôn, vài cái ga-ra ô-tô, vài hợp đồng tu sửa các tòa nhà cũ. Họ nhận bất cứ việc gì. Nhưng rồi những giọt nước nhỏ này cũng ngừng. Ống nước cạn khô. Nguồn nước đã bị cắt bởi một xã hội mà Cameron đã không chịu thanh toán cho họ[3].

Simpson và ông già lễ tân đã được cho nghỉ từ lâu. Chỉ còn Roark ở lại – ở lại để ngồi yên cho qua những buổi tối mùa đông và để nhìn thấy cơ thể của Cameron gục xuống trên bàn làm việc, hai cánh tay xoài ra, đầu gục trên cánh tay, một chai rượu lấp lánh dưới ánh đèn.

Thế rồi, vào một ngày tháng Hai, sau nhiều tuần lễ không động đến rượu, Cameron với lấy một cuốn sách trên giá và đổ gục xuống chân Roark, bất ngờ, đơn giản, dứt khoát. Roark đưa ông về nhà; bác sĩ nói rằng chỉ cần ông bước ra khỏi giường cũng đủ là bản án tử hình cho ông. Cameron biết điều đó. Ông nằm im trên gối, hai bàn tay ngoan ngoãn đặt hai bên người, đôi mắt không chớp và trống rỗng. Rồi ông nói:

“Howard, cậu sẽ đóng cửa văn phòng cho tôi, được không?”

“Vâng,” Roark nói.

Cameron nhắm mắt, và không nói gì nữa, và Roark ngồi cả đêm bên giường ông, chẳng biết ông già có ngủ hay không.

Một người chị của Cameron xuất hiện từ một nơi nào đó ở New Jersey. Đó là một bà già nhỏ bé với mái tóc bạc trắng, đôi tay run run và một khuôn mặt người ta sẽ không bao giờ nhớ. Bà ít nói, kín đáo và yếu ớt. Bà có một khoản thu nhập ít ỏi và nhận trách nhiệm đưa em trai về nhà mình ở New Jersey; bà chưa bao giờ lấy chồng và chẳng còn ai thân thích khác trên đời; bà chẳng vui cũng chẳng buồn về gánh nặng này; bà đã mất hết các năng lực cảm xúc từ cách đây nhiều năm.

Ngày ông ra đi, Cameron đưa cho Roark lá thư ông đã viết đêm hôm trước, viết một cách khó nhọc, với một bảng vẽ cũ kỹ trên đầu gối, một cái gối tựa lưng. Lá thư đề địa chỉ một kiến trúc sư nổi tiếng. Đó là thư giới thiệu việc làm cho Roark. Roark đọc nó và – nhìn thẳng vào Cameron chứ không phải vào tay mình – xé đôi lá thư, gấp hai mảnh vừa xé lại và xé tiếp.

“Không,” Roark nói. “Bác sẽ không xin họ cái gì hết. Đừng lo cho cháu.”

Cameron gật đầu và im lặng một lúc lâu.

Cameron gật đầu và im lặng một lúc lâu.

Rồi ông nói:

“Howard, cậu sẽ đóng cửa văn phòng. Cậu sẽ để họ giữ lại đồ đạc thay cho tiền thuê nhà. Cậu sẽ lấy bản vẽ trên tường trong phòng tôi và gửi nó cho tôi. Chỉ mỗi nó thôi. Cậu sẽ đốt hết mọi thứ khác. Tất cả giấy tờ, hồ sơ, bản vẽ, hợp đồng, mọi thứ.”

“Vâng,” Roark nói.

Bà Cameron đến cùng những người hộ lý và một cái cáng; họ đi bằng một chiếc xe cứu thương đến bến phà. Tại cổng xuống phà, Cameron nói với Roark:

“Bây giờ thì về đi.” Ông nói thêm: “Cậu sẽ đến thăm tôi, Howard... Đừng quá thường xuyên...”

Roark quay người và bước đi trong khi người ta đưa cáng Cameron vào bến. Đó là một buổi sáng xám xịt và không khí mang mùi tanh tưởi lạnh lẽo của biển. Một con hải âu lượn thấp xuống mặt đường; trông nó xám xịt như một mảnh báo trôi dạt, rồi đậu xuống góc một hòn đá ẩm ướt, vằn vện.

Tối đó, Roark đến văn phòng đã đóng cửa của Cameron. Anh không bật đèn lên. Anh nhóm lửa trong cái bếp lò hiệu Franklin trong phòng Cameron, và dốc hết ngăn kéo này đến ngăn kéo khác vào lửa mà chẳng hề nhìn chúng. Những tờ giấy sột soạt khô khốc trong tĩnh lặng, một mùi ẩm mốc nhẹ nhàng lan tỏa trong căn phòng tối, và ngọn lửa rít lên, lách tách, bùng lên thành những vệt sáng rực. Đôi lúc một mẩu giấy trắng với phần mép đã bị đốt thành than bay phật ra khỏi ngọn lửa. Anh đẩy nó trở lại bằng phần đầu của một chiếc thước kẻ làm bằng thép.

Chúng là các bức tranh vẽ những công trình nổi tiếng mà Cameron đã xây và chưa xây; chúng là các bản thiết kế trên giấy xanh với những đường kẻ trắng mỏng biểu hiện các xà nhà của các công trình hiện đang đứng đâu đó; chúng là những hợp đồng với những chữ ký nổi tiếng; và đôi lúc, từ trong ánh lửa rực sáng lóe lên một con số tổng với bảy chữ số viết trên giấy vàng, lóe sáng rồi biến mất giữa những tia lửa mảnh dẻ bùng lên.

Từ đống thư từ trong một tập tài liệu cũ, một mẩu báo rơi xuống sàn. Roark nhặt nó lên. Nó khô, giòn và ngả vàng, bị vỡ tan ở những chỗ gấp và trong các ngón tay anh. Đó là một bài phỏng vấn Henry Cameron, đề ngày bảy tháng Năm năm 1892. Bài báo viết: “Kiến trúc không phải là một ngành kinh doanh, không phải là một nghề nghiệp, mà là một cuộc thập tự chinh và sự dâng hiến ột niềm vui mà chính nó là lý do khiến cho Trái đất này tồn tại được.” Anh thả mẩu báo vào lửa và với tay lấy một tập tài liệu khác.

Anh nhặt nhạnh mọi mẩu bút chì từ bàn của Cameron và ném nốt chúng vào lửa.

Anh nhặt nhạnh mọi mẩu bút chì từ bàn của Cameron và ném nốt chúng vào lửa.

Anh đứng cạnh bếp lò. Anh không động đậy, anh không nhìn xuống; anh cảm thấy sự chuyển động của ánh lửa, cảm thấy cái rùng mình rất khẽ trong cái bóng của mình. Anh nhìn vào bức vẽ cái tòa nhà chọc trời chưa từng được xây ở trên bức tường trước mặt anh.

*

*   *

Đó là năm thứ ba Peter Keating làm việc ở công ty Francon & Heyer. Anh luôn ngẩng đầu cao và chú ý giữ thân người thẳng đứng – trông anh giống hình ảnh một người đàn ông trẻ thành đạt trong những quảng cáo dao cạo râu đắt tiền hoặc quảng cáo chiếc xe hơi giá bình dân.

Anh ăn mặc bảnh bao và theo dõi việc mọi người nhận thấy sự bảnh bao đó. Anh có một căn hộ ở Đại lộ Park, một căn hộ khiêm tốn nhưng hợp thời trang, và anh mua ba bức họa quý giá cũng như bản in đầu tiên của một tác phẩm cổ điển mà anh chưa bao giờ đọc và cũng chưa hề mở ra kể từ lúc mua. Đôi lúc anh đi cùng khách hàng đến Nhà hát Thành phố. Anh xuất hiện, một lần, tại vũ hội hóa trang nghệ thuật và được rất nhiều người chú ý nhờ bộ cánh thợ xẻ đá thời Trung cổ, áo nhung tím và quần bó; người ta nhắc đến anh trong bài tường thuật sự kiện này trên trang xã hội; đấy là lần đầu tiên tên anh được nhắc trên báo – anh cắt bài báo ra, cất nó đi.

Anh đã quên mất tòa nhà đầu tiên anh thiết kế, quên luôn cả nỗi sợ và nghi ngờ về sự ra đời của nó. Anh đã học được rằng mọi chuyện thật đơn giản. Khách hàng của anh sẽ chấp nhận bất cứ cái gì, miễn là anh cho họ một mặt tiền thật hoành tráng, một cổng vào oai vệ và một phòng khách vương giả, để họ làm cho khách khứa phải kinh ngạc. Điều này làm tất cả các bên đều hài lòng: Keating hài lòng nếu khách hàng hài lòng, còn khách hàng sẽ hài lòng nếu như khách đến nhà họ choáng ngợp; còn khách đến nhà thì thế nào cũng xong.

 
Chương trước Chương tiếp
Loading...