Suối Nguồn (The Fountainhead)
Phần 2 - Chương 11 A
XI. Tháng mười hai, tòa nhà Cosmo-Slotnick khánh thành bằng một buổi lễ long trọng. Có đủ cả các nhân vật nổi tiếng, những tràng hoa, phóng viên truyền hình, đèn chiếu quay vòng và những bài diễn văn kéo dài ba giờ đồng hồ. Mình phải vui mừng – Peter Keating tự nhủ; nhưng anh không hề vui. Qua cửa sổ, anh quan sát biển người đứng chật phố Broadway, từ mép đường bên này sang đến bên kia. Anh cố thuyết phục mình phải vui vẻ. Nhưng anh chẳng cảm thấy gì. Anh phải tự thừa nhận rằng anh thấy buồn tẻ. Nhưng anh mỉm cười và bắt tay, và để cho người ta chụp ảnh. Tòa nhà Cosmo-Slotnick mọc lên một cách nặng nề trên đường, như một khối trắng thù lù, nhạt nhẽo. Sau các buổi lễ, Ellsworth Toohey đưa Keating tới một bàn ăn màu tím nhạt trong một nhà hàng kín đáo và đắt tiền. Người ta đang tổ chức rất nhiều tiệc tùng để chào mừng sự khánh thành của tòa nhà nhưng Keating đã nhận lời mời của Toohey và từ chối những đề nghị khác. Toohey quan sát anh khi anh vồ lấy cốc rượu và ngồi ủ rũ trên ghế. “Thật tuyệt phải không?” – Toohey nói – “Đó, Peter, là đỉnh điểm của những gì mà người ta có thể hy vọng từ cuộc đời.” Ông nâng cốc một cách duyên dáng. “Hãy nâng cốc vì viễn cảnh của những thắng lợi tiếp theo của anh, giống như thắng lợi này. Giống như buổi tối nay.” “Cảm ơn chú” – Keating nói và vội vàng vồ lấy cốc rượu; anh không nhìn, cứ thế nâng nó lên và uống cạn. “Anh có tự hào không, Peter?” “Có, có, tất nhiên là cháu có.” “Tốt. Tôi muốn thấy anh như thế. Tối nay trông anh rất đẹp trai. Anh sẽ rất tuyệt trên màn hình.” Một thoáng quan tâm lóe lên trên mặt Keating. “Vâng, cháu cũng hy vọng thế.” “Thật tiếc là anh chưa lập gia đình, Peter. Một người vợ bên cạnh trông sẽ rất tuyệt tối nay. Công chúng thích như thế. Cả khán giả xem phim nữa.” “Katie không ăn ảnh lắm.” “À phải rồi, anh đã đính hôn với Katie. Tôi thật ngốc. Tôi cứ quên chuyện ấy. Không, Katie không ăn ảnh tí nào cả. Mà, tôi không thể nào tưởng tượng được việc Katie lại hợp với các buổi tiệc xã giao. Có rất nhiều tính từ tốt có thể nói về Katie nhưng ‘đĩnh đạc’ và ‘nổi bật’ không nằm trong số chúng. Tha lỗi cho tôi, Peter. Tôi cứ để cho trí tưởng tượng chạy trốn khỏi tôi như thế đấy. Tôi làm việc với nghệ thuật nhiều quá nên cứ hay có xu hướng nhìn mọi thứ hoàn toàn từ góc độ mỹ thuật. Và nhìn anh tối nay, tôi không thể nào không nghĩ đến một người sẽ thật hoàn hảo nếu đứng cạnh anh.” “Ai?” “Ồ, đừng để ý đến tôi. Chỉ là một chút mơ mộng thuần túy mỹ thuật ấy mà. Cuộc sống chẳng bao giờ hoàn hảo được như thế. Người ta đã có quá nhiều để ghen tỵ với anh rồi. Anh không thể thêm cái đó vào những thành tích của anh được.” “Ai?” “Thôi bỏ đi, Peter. Anh không thể có cô ấy được đâu. Chẳng ai có thể có cô ấy. Anh rất giỏi, nhưng vẫn còn chưa đủ.” “Ai?” “Dominique Francon, dĩ nhiên.” Keating ngồi thẳng dậy và Toohey thấy vẻ mệt mỏi trong mắt anh – cả sự bất cần và thậm chí là thù địch. Toohey giữ cái nhìn đó một cách bình thản. Cuối cùng, Keating đầu hàng; anh lại sụp xuống và anh nói bằng giọng van nài: “Ôi, vì Chúa, chú Ellsworth. Cháu không yêu cô ta.” “Tôi chưa bao giờ nghĩ là anh yêu cô ấy. Nhưng tôi cứ quên mất là những người bình thường luôn luôn phóng đại tầm quan trọng của tình yêu – tình yêu nhục dục.” “Cháu không phải một người bình thường” – Keating nói vẻ mệt mỏi; đấy là một lời phản đối tự động, nó không hề có lửa. “Ngồi thẳng lên đi, Peter. Trông anh chẳng giống một người hùng tí nào cả – cái kiểu ngồi sụm xuống như thế.” Keating giật người thẳng lên – một cách lo lắng và giận dữ. Anh nói: “Cháu luôn có cảm giác là chú muốn cháu lấy Dominique. Tại sao? Chú được lợi gì nào?” “Anh đã tự trả lời câu hỏi của anh rồi, Peter. Tôi thì được lợi gì nào? Nhưng chúng ta đang nói chuyện tình yêu. Tình yêu nhục dục, Peter, là một thứ cảm xúc hoàn hoàn ích kỷ. Và những cảm xúc ích kỷ không bao giờ đưa đến hạnh phúc. Đúng không nào? Ví dụ như tối nay chẳng hạn. Một buổi tối thế này làm trương phình trái tim của một kẻ vị kỷ. Anh có hạnh phúc không, Peter? Không cần trả lời đâu, bạn của tôi, không cần thiết phải trả lời. Tôi chỉ định nhấn mạnh là một người phải hoài nghi những cảm xúc cá nhân nhất của mình. Những thứ mà anh ta ham muốn thực ra chẳng hề quan trọng. Người ta không thể hạnh phúc cho đến chừng nào người ta nhận thức được điều này một cách trọn vẹn. Hãy thử nghĩ về tối nay một chút mà xem. Anh, Peter thân mến của tôi, đã là người ít quan trọng nhất ở đây. Và đấy là điều nên xảy ra. Người làm không bao giờ quan trọng bằng những người hưởng lợi từ việc làm đó. Thế mà anh không có khả năng chấp nhận điều đó – và vì thế mà anh đã không cảm thấy được sự thăng hoa lẽ ra đã thuộc về anh.” “Đúng vậy” – Peter thì thầm. Anh hẳn sẽ không thừa nhận điều này với bất kỳ ai khác. “Đúng vậy” – Peter thì thầm. Anh hẳn sẽ không thừa nhận điều này với bất kỳ ai khác. “Anh đã bỏ lỡ lòng tự hào đẹp đẽ của một người hoàn toàn không vị kỷ. Chỉ khi anh học được cách chối bỏ cái tôi của anh, chối bỏ hoàn toàn, thì anh mới có thể học được cách vui thú với những cảm xúc tầm thường như những đòi hỏi tình dục nhỏ bé của anh – và chỉ khi ấy anh mới đạt được sự vĩ đại mà tôi đã luôn chờ đợi ở anh.” “Chú... chú tin là cháu được như thế, Ellsworth? Chú thực sự tin thế?” “Tôi đã không ngồi đây nếu tôi không tin thế. Nhưng quay lại với chuyện tình yêu. Tình yêu cá nhân, Peter ạ, là một tội ác lớn – cũng như tất cả những thứ gì có tính cá nhân. Và nó luôn luôn đưa đến sự khổ sở. Anh không nhìn thấy lý do tại sao à? Tình yêu cá nhân là một hành vi thiên vị, một hành vi phân biệt. Nó là một hành vi của sự bất bình đẳng – đối với tất cả những người mà anh đã cướp đi tình yêu thương để dành nó ột cá thể nhất định. Anh phải yêu tất cả mọi người như nhau. Nhưng anh không thể đạt tới tình cảm cao quý ấy nếu như anh không giết chết những lựa chọn nhỏ mọn và ích kỷ của anh đi. Chúng thật ác độc và phù phiếm – bởi vì chúng mâu thuẫn với quy luật lớn đầu tiên của thế giới – quy luật bình đẳng của mọi con người.” “Ý chú là” – Keating đột nhiên trở nên hào hứng – “theo một ý nghĩa triết học, thì ở tận cùng, ý cháu là, tận cùng, tất cả chúng ta đều bình đẳng? Tất cả chúng ta?” “Dĩ nhiên rồi” – Toohey nói. Keating băn khoăn tại sao ý nghĩ đó lại làm anh dễ chịu đến thế. Anh không ngại nếu điều đó có nghĩa là anh cũng ngang bằng với những kẻ ăn cắp vặt trà trộn trong đám đông có mặt để chào mừng tòa nhà của anh vào tối nay; anh chỉ lờ mờ nghĩ đến nó – và anh cũng không thấy phiền lòng mặc dù nó mâu thuẫn với khao khát tìm kiếm sự ưu việt mà anh đã theo đuổi cả đời. Sự mâu thuẫn chẳng quan trọng; anh không hề nghĩ đến buổi tối nay hoặc tới đám đông; anh đang nghĩ tới một người khác – người đã không có mặt tối nay. “Chú biết không, Ellsworth” – anh nói và chồm về phía trước, với vẻ sung sướng có phần bất an – “Cháu... cháu thích nói chuyện với chú hơn là làm bất cứ việc gì khác. Cháu phải đến rất nhiều chỗ tối nay và cháu thấy vui hơn nhiều khi ngồi đây nói chuyện với chú. Thỉnh thoảng cháu tự hỏi cháu sẽ làm gì được nếu không có chú.” Toohey trả lời: “Đấy là điều tất yếu thôi. Nếu không thì bạn bè với nhau mà làm gì?”** * Mùa đông đó, buổi dạ vũ nghệ thuật hoá trang thường niên được tổ chức hoành tráng và sáng tạo hơn mọi khi. Athelstan Beasely, linh hồn của buổi dạ vũ, đã làm được một việc mà ông ta gọi là một sáng tạo thiên tài: ông ta yêu cầu mỗi kiến trúc sư được mời đến dự tiệc phải hoá trang như những toà nhà nổi tiếng nhất mà anh ta đã thiết kế. Buổi dạ vũ thành công rực rỡ. Peter Keating là ngôi sao của buổi tối đó. Trông anh rất đỏm dáng trong trang phục toà nhà Cosmo-Slotnick. Một bộ quần áo bằng giấy tái tạo lại toà nhà phủ từ đầu tới chân anh; người ta không nhìn thấy mặt anh nhưng đôi mắt sáng của anh chiếu ra qua những cửa sổ của tầng trên cùng và hình kim tự tháp trên nóc toà nhà mọc lên trên đầu anh; những trụ nhà chọc vào cơ hoành của anh và anh ngọ nguậy những ngón tay qua cổng chính của toà nhà. Chân anh được tự do cử động với sự tao nhã thường lệ của anh; anh mặc một chiếc quầy dạ tiệc hoàn hảo và đi một đôi giày mềm bằng da. Guy Francon trông oai vệ với toà nhà Ngân hàng quốc gia Frink mặc dù bộ trang phục trông bệ vệ hơn hẳn bản thân toà nhà vì nó phải chứa đủ bụng của Francon; ngọn đuốc Hadrian trên đầu ông được lắp một bóng điện thật và được thắp sáng bằng một quả pin nhỏ. Ralston Ho be hùng dũng trong trang phục một toà nhà hành chính bang, và Gordon L.Precott trông lực lưỡng với trang phục một chiếc máy hút lúa. Eugene Pettingill xúng xính vác một khách sạn thuộc đại lộ Park trên đôi chân già nua và gày gò của ông ta; hai mắt kính gọng sừng của ông thao láo nhìn ra ngoài qua ngọn tháp đồ sộ của khách sạn. Hai kiến trúc sư hài hước khác sắm một bộ áo khoác đôi, dính với nhau ở phần bụng và được trang trí bằng những toà nhà nổi tiếng của thành phố - những toà nhà chào đón những con tàu tiến vào thành phố từ ngoài biển. Mọi người đều hết sức vui vẻ. Rất nhiều kiến trúc sư, đặc biệt là Athelstan Beasey, đã rất phẫn nọ khi Howard Roark được mời mà đã không tới. Họ đã chờ đợi anh sẽ đến trong trang phục toà nhà Enright.** * Dominique dừng lại trong hành lang và đứng nhìn hàng chữ khắc trên cửa: “Horward Roark, Kiến trúc sư.” Cô chưa bao giờ nhìn thấy văn phòng của anh. Cô đã cố chống lại việc đến đây trong một thời gian dài. Nhưng cô phải đến xem nơi anh làm việc. Người thư ký trong phòng tiếp tân giật mình khi Dominique nói tên cô; tuy thế, bà vẫn thông báo với Roark. “Mời cô vào ngay đi, cô Francon” - bà nói. Roark mỉm cười khi cô bước vào phòng làm việc của anh; một nụ cười nhẹ không có dấu hiệu ngạc nhiên. “Anh biết một ngày nào đó em sẽ đến đây” - anh nói. “Có muốn anh dẫn em đi xem văn phòng không?” “Cái gì kia?” cô hỏi. Hai bàn tay anh dính đầy đất sét; trên một bàn dài, giữa một đống các bản vẽ phác thảo bỏ đi là một mô hình toà nhà bằng đất sét - một mô hình thử nghiệm thô sơ gồm toàn góc cạnh và những hàng hiên. “Khách sạn Acquitania?” - cô hỏi. Anh gật đầu. “Anh luôn làm thế à?” “Không. Không phải lúc nào cũng thế. Đôi lúc thôi. Có một vấn đề khó với toà nhà này. Anh muốn thử nghiệm nó một lúc. Có thể đây là toà nhà anh thích nhất - nó rất khó thiết kế.” “Không. Không phải lúc nào cũng thế. Đôi lúc thôi. Có một vấn đề khó với toà nhà này. Anh muốn thử nghiệm nó một lúc. Có thể đây là toà nhà anh thích nhất - nó rất khó thiết kế.” “Anh cứ làm đi. Em muốn xem anh làm. Anh có phiền không?” “Không hề.” Chỉ một giây sau, anh đã quên sự hiện diện của cô. Cô ngồi trong góc và quan sát đôi tay anh. Cô thấy chúng nặn những bức tường. Cô thấy chúng đè sập một phần của toà nhà và lại dừng lại, từ từ, kiên nhẫn, với một sự chắc chắn lạ lùng, ngay cả vào lúc anh ngập ngừng. Cô thấy lòng bàn tay anh vuốt thắng một mặt phẳng dài, thẳng đứng; trong lúc anh chuyển động, cô thấy một góc nhọn nhô lên khỏi mặt phẳng ấy trước khi cô kịp nhìn thấy nó thành hình trong đất sét. Cô đứng dậy và bước tới bên cửa sổ. Những toà nhà của thành phố ở dưới kia trông nhỏ như những mô hình trên bàn làm việc của anh. Cô có cảm giác cô có thể nhìn thấy bàn tay anh đang nhào nặn những đoạn tường thụt, những góc, những mái nhà của tất cả những cấu trúc dưới kia, đang đè phẳng và lại nặn trở lại. Bàn tay cô cử động một cách bất giác, theo đường nét của một toà nhà ở phía xa, theo những bậc nâng dần lên của nó; và cô cảm thấy một cảm giác sở hữu vật chất, cô cảm thấy nó thay anh. Cô quay người nhìn về phía anh. Một lọn tóc rủ xuống khuôn mặt đang chăm chú cúi xuống mô hình đất sét; anh không nhìn cô; anh đang nhìn vào cái hình khối dưới những ngón tay anh. Cô có cảm giác cô đang nhìn thấy tay anh di chuyển trên thân thể một người đàn bà khác. Cô dựa vào tường; cô thấy người lả đi trong sự thoả mãn dữ dội đang xâm chiếm toàn thân** * Vào tháng Một, khi những trụ thép đầu tiên mọc lên từ hố móng của toà nhà Cord và khách sạn Aquitania, Roark bắt tay vẽ Đền Stoddard. Khi những bản phác đầu tiên hoàn thành, anh nói với thư ký: “Tìm Steven Mallory cho tôi.” “Mallory ư, ông Roark? Ai là … À, phải rồi, nhà điêu khắc đã bắn…” “Nhà điêu khắc làm sao?” “Anh ta bắn Ellsworth Toohey, đúng không?” “Anh ta đã bắn? À, phải rồi.” “Ông muốn tìm người đó, ông Roark?” “Tôi muốn tìm người đó.” Trong hai ngày, cô thư ký điện thoại các nhà buôn tranh, các gallery, các kiến trúc sư, các toà soạn. Không ai biết Steven Mallory làm gì, ở đâu. Vào ngày thứ ba, cô báo với Roark: “Tôi tìm thấy một địa chỉ, ở bên Greewich Village. Người ta bảo có thể anh ta ở đó. Không có điện thoại.” Roark đọc cho cô thư ký đánh máy một lá thư yêu cầu ông Mallory gọi điện tới văn phòng anh. Lá thư không bị trả lại, nhưng một tuần trôi qua mà không có thư trả lời. Sau đó, Steven Mallory gọi tới. “Ai đấy?” – Roark nói khi cô thư ký nối đường dây cho anh. “Steven Mallory.” Đó là một giọng trẻ và cứng cáp, đi kèm với nó là một sự im lặng nóng nảy và hiến chiến. “Tôi muốn gặp ông, ông Mallory. Có thể bố trí để ông tới văn phòng được không?” “Ông muốn gặp tôi về việc gì?” “Về một công trình, dĩ nhiên. Tôi muốn ông làm một số việc ột công trình của tôi.” Im lặng kéo dài. “Được rồi” – Mallory nói; giọng anh ta nghe có vẻ chết chóc. Anh ta nói thêm: “Công trình nào?” “Đền Stoddard. Ông có thể đã nghe thấy…” “Phải, tôi đã nghe. Ông đang xây cái đó. Ai mà chả biết. Ông có trả tôi bẫm như trả gã đại diện báo chí của ông không?” “Phải, tôi đã nghe. Ông đang xây cái đó. Ai mà chả biết. Ông có trả tôi bẫm như trả gã đại diện báo chí của ông không?” “Tôi không trả tiền cho đại diện báo chí nào cả. Tôi sẽ trả mức ông yêu cầu.” “Ông biết cũng chả đáng mấy.” “Lúc nào tiện cho ông tới đây?” “Chậc, quỷ tha ma bắt, lúc nào chả được. Ông biết là tôi không bận.” “Hai giờ chiều mai được không?” “Được thôi.” Anh ta thêm: “Tôi không thích giọng của ông.” Roark phá lên cười. “Tôi thì thích giọng của ông. Dập máy đi và tới đây hai giờ chiều mai.” “OK.” Mallory dập máy. Roark bỏ ống nghe và toác miệng cười. Nhưng nụ cười đột ngột biến mất và anh ngồi nhìn chiếc điện thoại, mặt anh đăm chiêu. Mallory không đến cuộc hẹn. Ba ngày trôi qua mà không có tin tức gì. Sau đó, Roark đích thân đi tìm anh ta. Căn nhà trọ mà Mallory ở là một toà nhà bằng đá cát-kết cũ nát trên một con phố không đèn nồng nặc mùi tanh. Tầng một của nó có một hiệu giặt và một hiệu đóng giày nằm hai bên một lối vào hẹp. Bà chủ ăn mặc lôi thôi nói “Mallory hả? Tầng năm, phía sau” rồi dửng dưng bỏ đi. Roark leo qua năm tầng gác xập xệp bằng gỗ, chỉ được chiếu sáng bằng những bóng điện mắc trong những đường ống chằng chịt. Anh gõ vào một cánh cửa cáu đầy bụi bặm. Cửa mở. Một thanh niên hốc hác hiện ra ở ngưỡng cửa; anh ta có một mái tóc bù xù, một cái miệng cứng cỏi, môi dưới vuông vức. Đấy là đôi mắt biểu cảm nhất mà Roark từng nhìn thấy. “Anh muốn gì?” - người kia gắt lên. “Mallory?” “Phải.” “Tôi là Howard Roark.” Mallory phá lên cười. Anh đứng tựa vào một bên khung cửa, một cánh tay chống ngang sang cửa kia và không có vẻ định bước sang bên nhường đường cho khách. Rõ ràng anh ta đang say. “Chà, chà” – anh ta nói – “Đích thân cơ đấy.” “Tôi vào được không?” “Vào làm gì?” Roark ngồi xuống tay vịn cầu thang. “Tại sao cậu không giữ đúng hẹn?” “Ồ, cuộc hẹn? À, phải. Chà, thế này nhé.” Mallory trịnh trọng. “Tôi có định giữ hẹn, thật đấy. Tôi đã đi đến văn phòng ông, nhưng rồi trên đường, tôi nhìn thấy một rạp chiếu phim đang chiếu Hai mái đầu trên một chiếc gối, thế là tôi vào xem. Tôi nhất quyết phải xem Hai mái đầu trên một chiếc gối.” Anh ta cười toe toét, người liêu xiêu đổ xuống cánh tay đang chống qua khung cửa. “Cậu nên để tôi vào nhà.”- Roark nói khẽ. “Thì vào đi.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương