Suối Nguồn (The Fountainhead)

Phần 3 - Chương 01 C



Trong tuần đi học đầu tiên, cô giáo gọi Gail Wynand liên tục - chỉ vì cậu luôn biết các câu trả lời. Khi cậu tin tưởng vào những người có vị trí cao hơn cậu và mục đích của họ, cậu tuân phục họ như một chiến binh Sparta;[100] cậu tự áp đặt ình thứ kỷ luật như cậu vẫn đòi hỏi những kẻ dưới trướng trong băng của cậu. Nhưng ý chí của cậu chẳng có ích gì: trong vòng một tuần, cậu nhận ra mình chẳng cần cố gắng gì cũng đứng đầu lớp. Sau một tháng, cô giáo không còn để ý tới sự có mặt của cậu trong lớp nữa vì cậu đã hiểu hết các bài học và cô phải tập trung tới những đứa trẻ chậm hiểu và kém thông minh hơn. Cậu ngồi yên không nhúc nhích trong những giờ học dai dẳng như đeo gông, trong khi cô giáo lặp đi lặp lại, cố hết sức để làm bật ra chút trí tụê nào đó từ những đôi mắt trống rỗng và những giọng nói lý nhí. Sau hai tháng, trong lúc ôn lại những kiến thức lịch sử sơ đẳng mà cô cố gắng nhồi nhét trong lớp học, cô giáo hỏi “Có bao nhiêu bang trong Liên bang Mỹ khi Liên bang mới thành lập?” Không có cánh tay nào đưa lên. Rồi Gail Wynand giơ tay lên. Cô giáo gật đầu với cậu. Cậu đứng lên. “Tại sao”, cậu hỏi “em cứ phải nhai lại mọi thứ đến cả chục lần? Em biết tất cả rồi.”

“Em không phải là học sinh duy nhất trong lớp”, cô giáo nói. Cậu bật ra một câu gì đó khiến cô giáo tái mặt ngay lập tức và đỏ bừng mặt sau 15 phút, khi cô hiểu ra ý nghĩa của nó. Cậu bước ra cửa. Ở ngưỡng cửa, cậu quay lại và nói thêm “À, vâng. Ban đầu có mười ba bang.” Đó là lần cuối cùng cậu đến trường. Ở Hell’s Kitchen, có nhiều người chưa từng đi ra khỏi vùng, và một số người còn hiếm khi bước ra ngoài khu nhà nơi họ sinh ra. Nhưng Gail Wynand thường đi dạo trên những đường phố giàu có nhất trong thành phố. Trước một thế giới giàu có, cậu không cảm thấy cay đắng, không ghen tỵ và cũng không sợ hãi. Cậu chỉ cảm thấy tò mò và cậu thoải mái khi ở Đại lộ số Năm[101] cũng như ở bất kỳ một nơi nào khác.

Cậu luôn đi qua những biệt thự sang trọng, hai tay đút túi quần, ngón chân chìa ra ngoài đôi giầy đế bằng. Mọi người nhìn chằm chằm vào cậu nhưng điều đó chẳng ảnh hưởng đến cậu. Cậu đi qua họ và tạo ra cảm giác chính cậu mới thuộc về đại lộ này chứ không phải họ. Cậu không muốn gì - vào lúc này - ngoài ham muốn tìm hiểu.

Cậu muốn biết điều gì đã khiến những người này khác với những người sống trong khu cậu ở. Không phải quần áo, xe cộ hay các nhà băng khiến cậu để ý; mà là các quyển sách. Những người sống trong khu dân cư cậu ở cũng có quần áo, xe ngựa và tiền bạc; có nhiều hay ít không quan trọng; cái chính là họ không đọc sách. Cậu quyết định học từ những gì mà những người sống trên Đại lộ số Năm đọc. Một ngày kia, cậu nhìn thấy một quý bà - phân loại của cậu còn chính xác hơn cả Danh mục Đăng ký Xã hội[102]. Quý bà đó đang đọc một cuốn sách. Cậu nhảy tới bực lên xuống xe ngựa, giằng lấy cuốn sách và chạy biến. Cảnh sát không đủ nahnh nhẹn để có thể tóm được cậu.

Đó là một cuốn sách của Herbert Spencer.[103] Cậu vật vã mãi mới đọc hết cuốn sách. Cậu hiểu được chừng một phần tư những gì đã đọc. Nhưng chính việc này đã khiến cậu bắt đầu một chặng đường mà cậu theo đuổi bằng một quyết tâm sắt đá và có hệ thống. Khi nhận được một lời khuyên, giúp đỡ hay kế hoạch nào, cậu bắt đầu đọc một mớ lộn xộn đủ các loại sách. Khi gặp phải một đoạn nào đó mà cậu không hiểu được từ một cuốn sách, cậu sẽ đọc một cuốn khác cũng về chủ đề đó. Cậu bị kéo đi đủ các hướng khác nhau; cậu đọc các cuốn sách chuyên khảo trước; rồi sau đó lại đọc sách nhập môn cho học sinh trung học. Chẳng có một thứ tự nào trong việc đọc của cậu nhưng những gì còn lại trong trí óc cậu thì lại có trật tự.

Cậu phát hiện ra phòng đọc trong Thư viện Công cộng và cậu đến đó trong một thời gian để nghiên cứu cách sắp đặt của thư viện. Và rồi, một ngày kia, vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong phòng đọc xuất hiện những chú nhóc với mái tóc được chải một cách khó khăn và mới tắm rửa vội vàng. Bọn trẻ đều gầy gò lúc đến nhưng không còn gầy gò như vậy khi chúng rời khỏi thư viện. Buổi tối hôm đó, Gail Wynand có một thư viện riêng nho nhỏ tại góc căn phòng dưới tầng hầm của cậu. Băng của cậu đã thi hành mệnh lệnh của cậu mà không phản đối. Đó là một nhiệm vụ lố bịch: không một băng đảng có tự trọng nào lại đi ăn trộm một thứ vô nghĩa như sách. Nhưng Wynand Kều đã ra lệnh và không có ai lại đi tranh cãi với Wynand Kều cả.

Khi cậu mười lăm tuổi, người ta tìm thấy cậu vào một buổi sáng trong một rãnh nước, thân thể nát nhừ, hai chân gãy sau một trận đòn bởi một gã khuân vác rượu. Lúc người ta tìm thấy cậu thì cậu bất tỉnh. Nhưng cậu đã tỉnh, lúc mới bị đánh xong. Gã say rượu bỏ cậu một mình trong ngõ tối. Cậu nhìn thấy ánh sáng ở góc đường. Không ai biết cậu làm thế nào để lết được tới góc đó nhưng cậu đã làm được, vì người ta nhìn thấy những vệt máu dài trên vỉa hè sau đó.

Cậu đã bò. Cậu không thể cử động gì ngoại trừ đôi tay. Cậu gõ vào phía dưới một cánh cửa. Đó là một tiệm rượu vẫn còn đang mở cẳ. Người chủ tiệm rượu bước ra. Đó là lần duy nhất trong đời Gail Wynand xin được giúp đỡ. Người chủ tiệm rượu liếc nhìn cậu bằng một cái nhìn vô cảm và nặng nề - cái nhìn cho thấy ông ta hiểu hết nỗi đau đớn và bất công, đồng thời nó cũng là cái nhìn đầy vẻ thờ ơ thản nhiên và lãnh đạm. Ông ta quay người đi vào nhà và đóng sầm cửa. Ông ta không muốn dính dáng tới chuyện các băng đảng thanh toán lẫn nhau.

Nhiều năm sau, Gail Wynand, lúc này là chủ bút tờ Ngọn cờ, biết rõ tên của cả gã phu khuân vác và ông chủ tiệm rượu kia. Ông biết cả địa chỉ của họ. Ông không làm gì với gã phu khuân vác. Nhưng ông đã khíên cho người chủ tiệm rượu phá sản; toàn bộ nhà cửa và tiền tiết kiệm của ông ta cũng mất. Ông ta đã tự tử.

Năm Gail Wynand mười sáu tuổi, cha cậu chết. Lúc đó, cậu sống một mình, thất nghiệp, với 65 xu ở trong túi, một hoá đơn thuê nhà chư trả và mớ học thức lộn xộn. Cậu quyết định đã đến lúc để cân nhắc cậu sẽ làm gì trong cuộc đời. Đêm hôm đó, cậu leo lên nóc toà nhà mình ở và nhìn vào ánh đèn trong thành phố - cái thành phố mà ở đó cậu không phải là ông chủ. Cậu để mắt mình di chuyển chậm chạp từ cánh cửa sổ những căn nhà ổ chuột ngả nghiêng xung quanh cậu tới cánh cửa sổ của những tòa nhà sang trọng ở xa xa. Mặc dù cậu chỉ nhìn thấy những hình khối được thắp sáng lơ lửng trong không trung, nhưng cậu biết được sự khác nhau giữa chúng: ánh sáng xung quanh cậu trông âm u và chán nản, còn những ánh sáng ở đằng xa kia thì lại sạch sẽ và chắc chắn. Cậu tự hỏi mình một câu duy nhất: cái gì đi vào trong tất cả những ngôi nhà kia, cả những ngôi nhà ảm đạm và những ngôi nhà sáng trưng, cái gì vào được tất cả các căn phòng, vươn tới tất cả mọi người? Họ đều có bánh mì cả. Liệu người ta có thể cai trị loài người bằng bánh mì họ mua? Họ có giầy, họ có cà phê, họ có... Đường đi cuộc đời cậu được định đoạt vào lúc đó.

Năm Gail Wynand mười sáu tuổi, cha cậu chết. Lúc đó, cậu sống một mình, thất nghiệp, với 65 xu ở trong túi, một hoá đơn thuê nhà chư trả và mớ học thức lộn xộn. Cậu quyết định đã đến lúc để cân nhắc cậu sẽ làm gì trong cuộc đời. Đêm hôm đó, cậu leo lên nóc toà nhà mình ở và nhìn vào ánh đèn trong thành phố - cái thành phố mà ở đó cậu không phải là ông chủ. Cậu để mắt mình di chuyển chậm chạp từ cánh cửa sổ những căn nhà ổ chuột ngả nghiêng xung quanh cậu tới cánh cửa sổ của những tòa nhà sang trọng ở xa xa. Mặc dù cậu chỉ nhìn thấy những hình khối được thắp sáng lơ lửng trong không trung, nhưng cậu biết được sự khác nhau giữa chúng: ánh sáng xung quanh cậu trông âm u và chán nản, còn những ánh sáng ở đằng xa kia thì lại sạch sẽ và chắc chắn. Cậu tự hỏi mình một câu duy nhất: cái gì đi vào trong tất cả những ngôi nhà kia, cả những ngôi nhà ảm đạm và những ngôi nhà sáng trưng, cái gì vào được tất cả các căn phòng, vươn tới tất cả mọi người? Họ đều có bánh mì cả. Liệu người ta có thể cai trị loài người bằng bánh mì họ mua? Họ có giầy, họ có cà phê, họ có... Đường đi cuộc đời cậu được định đoạt vào lúc đó.

Sáng hôm sau, cậu bước vào phòng làm việc của tổng biên tập tờ Gazette, một tờ báo hạng bốn có trụ sở ở một toà nhà tồi tàn và xin việc ở phòng tin địa phương. Tổng biên tập nhìn vào quần áo của cậu và hỏi: “Thế cậu có biết đánh vần từ “mèo” không?”

“Ông có biết đánh vần từ “hình thái nhân chủng học” không?” Wynand hỏi lại.

“Ở đây chúng tôi không có việc”, người biên tập nói.

“Tôi sẽ ở quanh đây”, Wynand nói, “khi nào ông cần thì cứ sai tôi. Ông không cần phải trả lương cho tôi. Ông hãy trả lương cho tôi khi ông thấy cần thiết.”

Cậu ở lại toà nhà đó, ngồi yên trên cầu thang bên ngoài phòng tin địa phương. Suốt một tuần, ngày nào cậu cũng ngồi đó. Chẳng có ai để ý tới cậu. Đến đêm, cậu ngủ ở hành lang. Khi cậu tiêu gần hết số tiền mình có, cậu ăn cắp thực phẩm từ các quầy hàng hay từ các thùng rác, rồi lại quay trở lại vị trí của mình ở cầu thang.

Một ngày kia, một phóng viên thấy thương hại cậu; trên đường xuống cầu thang, anh ta ném đồng năm xu vào đùi của Wynand và nói “Nhóc con, đi mua lấy một bát thịt hầm mà ăn.” Wynand còn lại một đồng mười xu ở trong túi. Cậu lấy đồng mười xu ra, ném vào anh phóng viên kia, và nói “cầm lấy mà đi chơi gái.” Anh chàng kia văng tục và đi xuống cầu thang. Đồng năm xu và đồng mười xu vẫn nằm nguyên trên cầu thang. Wynand không động tới chúng. Câu chuyện này được kể lại ở phòng tin địa phương. Một viên văn thư mặt đầy mụn nhún vai và nhặt lấy cả hai đồng.

Cuối tuần đó, trong giờ cao điểm, một người từ phòng tin địa phương gọi Wynand để chạy một việc lặt vặt. Sau đó là các công việc lặt vặt khác. Cậu tuân thủ với một độ chính xác của nhà binh. Sau 10 ngày, cậu nhận được lương. Sau sáu tháng, cậu trở thành phóng viên. Sau hai năm, cậu là phó biên tập.

Gail Wynand 20 tuổi khi anh bắt đầu yêu. Anh đã biết tất cả về tình dục từ tuổi mười ba. Anh có rất nhiều đàn bà. Anh không bao giờ nói tới tình yêu, không tạo ra những ảo tưởng lãng mạn và coi toàn bộ việc này như một hành động thuần túy động vật - và trong hành động đó, anh là bậc thầy. Chỉ cần nhìn anh, phụ nữ có thể nhận ra điều này. Cô gái mà anh yêu có một vẻ đẹp thanh tú, vẻ đẹp khiến người ta thờ phụng chứ không ham muốn. Cô mỏng manh và trầm lặng. Khuôn mặt cô nói lên những bí ẩn đáng yêu vẫn chưa được khám phá ở trong cô.

Cô trở thành người tình của Gail Wynand. Anh cho phép mình được quyền yếu đuối trong hạnh phúc. Anh sẵn sàng cưới cô làm vợ ngay lập tức nếu cô đề cập tới chuyện này. Nhưng họ hầu như không nói chuyện với nhau. Anh cảm thấy như họ hiểu tất cả về nhau.

Cô trở thành người tình của Gail Wynand. Anh cho phép mình được quyền yếu đuối trong hạnh phúc. Anh sẵn sàng cưới cô làm vợ ngay lập tức nếu cô đề cập tới chuyện này. Nhưng họ hầu như không nói chuyện với nhau. Anh cảm thấy như họ hiểu tất cả về nhau.

Một buổi tối, anh nói với cô. Ngồi dưới chân cô, mặt hướng lên phía cô, anh mở toang tâm hồn mình cho cô. “Em yêu, em muốn thế nào thì anh sẽ trở thành người như thế, trở thành bất kỳ ai... Đó là điều anh muốn dâng cho em - không phải là những thứ cụ thể anh sẽ tặng em mà là cái ở bên trong con người anh - cái làm cho anh lấy được những thứ tặng em. Không người đàn ông nào có thể từ bỏ cái đó. Nhưng anh muốn từ bỏ nó, để nó sẽ trở thành của em, phục vụ cho em, chỉ để cho em.” Cô gái mỉm cười và hỏi anh: “Anh có nghĩ là em xinh hơn Maggy Kelly không?”

Anh đứng dậy. Anh không nói gì và bước ra khỏi căn nhà. Anh không bao giờ còn gặp lại cô gái đó nữa. Gail Wynand, người vẫn tự hào với chính mình là không bao giờ phải học lại một bài học tới lần thứ hai, không còn yêu ai trong những năm sau đó.

Năm anh 21 tuổi, sự nghiệp của anh ở tờ Gazette bị đe dọa, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất. Chính trị và tham nhũng chưa bao giờ làm anh bận tâm; anh đã biết tất cả về nó, băng đảng của anh từng đánh thuê tại các hòm phiếu trong những ngày bầu cử. Nhưng khi Pat Mulligan, cảnh sát trưởng của khu vực anh sống bị người ta gài bẫy thì Wynand không chịu ngồi yên; bởi vì Pat Mulligan là người trung thực nhất mà anh từng gặp trong đời.

Tờ Gazette do chính những thế lực đã gài bẫy Mulligan kiểm soát. Wynand không nói gì hết. Anh chỉ sắp xếp trong đầu những thông tin anh có - những thông tin có thể khiến tờ Gazette bị thổi bay. Công việc của anh cũng sẽ bị thổi bay cùng với nó, nhưng điều này không quan trọng. Quyết định của anh trái ngược với tất cả những quy tắc anh từng đặt ra cho sự nghiệp của mình. Nhưng hiếm hoi, chỉ thỉnh thoảng xảy ra trong anh và khiến anh không còn thận trọng nữa; nó biến anh thành một sinh vật bị chi phối hoàn toàn bởi khao khát duy nhất là làm bằng được điều mình muốn, bởi vì điều anh muốn là duy nhất đúng, hoàn toàn đúng. Nhưng anh biết việc phá huỷ tờ Gazette chỉ là bước ban đầu. Nó không đủ để cứu Mulligan.

Trong ba năm liền, Wynand lưu giữ một mẩu giấy nhỏ: một bài xã luận về nạn tham nhũng do một tổng biên tập nổi tiếng của một tờ báo lớn viết. Anh giữ nó, bởi vì đó là một bài viết tôn vinh sự thanh liêm một cách đẹp đẽ nhất mà anh từng đọc. Anh mang theo mẩu tin đó và đến gặp ông tổng biên tập nổi tiếng kia. Anh muốn kể với ông ta về Mulligan và họ có thể cùng nhau đập vỡ được bộ máy tham nhũng.

Anh đi bộ xuyên qua thành phố, tới trụ sở tòa báo nổi tiếng. Anh phải đi bộ. Việc này làm dịu cơn thịnh nộ trong anh. Anh được mời vào văn phòng của tổng biên tập - anh luôn có cách để vào được các nơi anh muốn, bất chấp mọi luật lệ. Anh thấy một người đàn ông to béo ngồi tại bàn, đôi mắt ti hí gần như giao nhau. Anh không tự giới thiệu mình, mà đặt mẩu tin lên trên bàn và hỏi "Ông còn nhớ cái này không?” Ông tổng biên tập nhìn vào mẩu tin rồi nhìn vào Wynand. Đó là cái nhìn Wynand từng thấy trước đó: trong đôi mắt của người chủ quán rượu khi ông ta đóng sập cửa trước mặt anh. “Làm sao cậu lại nghĩ rằng tôi nhớ được tất cả đống hổ lốn mà tôi từng viết ra?” ông ta hỏi.

Mất một giây, rồi Wynand nói “Cảm ơn”. Đó là lần đầu tiên trong đời mình, anh cảm thấy biết ơn một ai đó. Lòng biết ơn là thực sự - đó là lệ phí trả ột bài học mà anh không bao giờ cần đến nữa. Nhưng ngay cả ông tổng biên tập cũng cảm thấy có điều gì đó rất bất thường và rất đáng sợ trong câu “Cảm ơn” ngắn gọn đó. Ông ta không biết rằng đó chính là lời cáo phó cho Gail Wynand.

Wynand đi bộ trở lại tờ Gazette, không cảm thấy giận dữ với ông tổng biên tập kia hay với guồng máy chính trị. Anh chỉ cảm thấy một nỗi khinh bỉ đầy giận dữ với bản thân mình, với Pat Mulligan, với sự chính trực của con người. Anh cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng mình và Mulligan đã tình nguyện trở thành nạn nhân của cái gì. Không, không phải là “nạn nhân” mà là “lũ khờ.” Anh trở lại phòng làm việc và viết một bài xã luận xuất sắc để vùi dập Đại úy Mulligan. “Thế mà tôi đã tưởng anh cảm thấy thương hại cho thằng con oan khốn khổ đó”, biên tập viên của tờ báo nói với anh một cách hài lòng.

“Tôi không biết thương hại bất kỳ ai,” Wynand nói.

“Tôi không biết thương hại bất kỳ ai,” Wynand nói.

Các chủ tiệm tạp hoá và công nhân bến phà không ưa Gail Wynand nhưng các chính trị gia thì rất thích anh. Trong những năm làm việc ở tờ báo, anh đã học được cách đối xử với mọi người. Anh luôn có một nét mặt mà anh mang theo cả đời: nó không hẳn là một nụ cười mà là một ánh nhìn giễu cợt của anh là nhằm vào những thứ mà bản thân họ cũng muốn giễu cợt. Hơn nữa, thật dễ chịu khi làm việc với một người không bị một đam mê hay đức tin thiêng liêng nào đó ràng buộc.

Khi anh 23 tuổi, đảng chính trị đối lập - vì muốn thắng cử ở địa phương và cần một tờ báo để dàn xếp một vụ việc nhất định - đã mua lại tờ Gazette.

Họ mua tờ báo dưới cái tên Gail Wynand với dụng ý để anh làm người đại diện đáng kính bên ngoài cho guồng máy ẩn đằng sau. Gail Wynand trở thành tổng biên tập. Anh dàn xếp vụ việc đó và giành thắng lợi bầu cử cho các ông chủ mình. Hai năm sau đó, anh đập nát băng đảng chính trị này, tống những tên cầm đầu vào nhà lao và trở thành chủ nhân duy nhất của tờ Gazette.

Công việc đầu tiên của anh là xé bỏ biển hiệu tờ báo trên cánh cửa toà nhà và thay tên tờ báo. Tờ Gazette trở thành tờ Ngọn cờ New York. Các bạn bè của anh phản đối. “Các chủ bút không thay tên một tờ báo bao giờ”, họ nói với anh.

“Chủ bút này thì có,” anh trả lời.

Chiến dịch đầu tiên của tờ Ngọn cờ là kêu gọi quyên góp tiền ột mục đích từ thiện.

Tờ Ngọn cờ chạy hai câu chuyện song song nhau với số chữ tương tự nhau. Chuyện thứ nhất về một nhà khoa học trẻ nghèo túng: anh ta sống vất vả trong một cái gác xép áp mái và đang cố gắng cho ra đời một phát minh vĩ đại. Chuyện thứ hai về một cô hầu phòng, người tình của một kẻ sát nhân bị tòa án xử tử: cô này hiện đang sắp sinh đứa con ngoài giá thú. Câu chuyện đầu tiên được minh họa bằng các biểu đồ khoa học, chuyện thứ hai bằng tấm hình một cô gái miệng mếu máo một cách thảm hại, quần áo xộc xệch. Tờ Ngọn cờ đề nghị bạn đọc giúp đỡ cho hai số phận bất hạnh này. Tờ báo nhận được chín đôla và 45 xu cho nhà khoa học trẻ và một ngàn không trăm bảy mươi bảy đôla cho người mẹ không được cưới hỏi. Gail Wynand tổ chức một cuộc họp toàn tòa soạn. Anh đặt lên tờ báo đăng cả hai câu chuyện và số tiền quyên được cho hai người. “Có ai ở đây còn không hiểu không?” - anh hỏi. Không có ai trả lời. Anh nói: “Giờ thì các anh biết rõ tờ Ngọn cờ sẽ phải trở thành một tờ báo như thế nào rồi đấy.”
Chương trước Chương tiếp
Loading...