Suối Nguồn (The Fountainhead)
Phần 4 - Chương 06 A
VI “Rắc rối cơ bản của thế giới hiện đại,” Ellsworth Toohey nói, “là sự ảo tưởng trong ý thức của chúng ta rằng sự tự do và sự cưỡng bách đối lập với nhau. Để giải quyết các vấn đề lớn đang tấn công thế giới ngày nay, chúng ta phải làm rõ sự mơ hồ về trí tuệ của chúng ta. Chúng ta phải đạt được một quan điểm triết học. Về bản chất, sự tự do và sự cưỡng bách là một. Để tôi lấy một ví dụ đơn giản. Đèn giao thông ngăn cản sự tự do qua lại một đường phố vào bất kỳ lúc nào anh muốn. Nhưng sự ngăn cản này mang lại cho anh sự tự do khỏi bị cán bởi một chiếc xe tải. Nếu anh được giao một công việc và bị cấm từ bỏ việc đó, điều đó sẽ hạn chế sự tự do nghề nghiệp của anh. Nhưng lại mang đến cho anh sự tự do thoát khỏi nỗi lo thất nghiệp. Bất kỳ lúc nào khi phải chịu đựng một sự cưỡng bách mới, chúng ta tự động nhận được một sự tự do mới. Hai điều này không thể tách rời nhau. Chúng ta chỉ có thể giành được sự tự do hoàn toàn khi chấp nhận sự cưỡng bách hoàn toàn.”“Chính là như vậy!” Mitchell Layton ré lên. Đó đúng là một tiếng ré, thanh và the thé. Nó được thốt ra cũng thình lình như là một sự thình lình của chuông báo cháy. Khách khứa nhìn cả về phía Mitchell Layton. Mitchell Layton ngồi ngả ngớn trong một chiếc ghế bành bọc nhung trong phòng khách của mình, chân và bụng thò ra ngoài, giống như một đứa trẻ đáng ghét đang phô trương một dáng điệu xấu. Mọi thứ trên người Mitchell Layton đều có vẻ thiêu thiếu và dang dở. Có vẻ như cơ thể anh ta đã quyết định mình phải cao, nhưng giữa chừng lại thay đổi ý định, và kết quả là anh ta có phần thân trên dài nhưng cặp giò thì ngắn và bè bè. Xương mặt anh rất thanh tú, nhưng da thịt thì cứ như muốn đùa với khuôn mặt nên chúng xệ ra, không đến mức béo phì, nhưng đủ để làm cho người ta nghĩ đến một người bị quai bị mãn tính. Môi Mitchell Layton bĩu ra. Đó không phải là một trạng thái biểu hiện cảm xúc tạm thời hay một sự sắp xếp của riêng khuôn mặt. Đó là một thuộc tính kinh niên, tỏa ra từ khắp người anh. Anh bĩu môi ra bằng cả cơ thể mình. Mitchell Layton được thừa kế một phần tư tỷ đô la và đã tiêu phí ba mươi ba năm cuộc đời để cố gắng biện hộ cho điều đó. Ellsworth Toohey mặc quần áo dạ tiệc, đứng uể oải, tựa lưng vào tủ đựng đồ. Sự lãnh đạm của ông có một vẻ thân mật, hòa nhã và một chút ngạo mạn, như thể những người quanh ông không xứng đáng để ông phải giữ một phong cách lịch thiệp. Ông đảo mắt quanh phòng. Căn phòng này không hẳn là hiện đại, không hẳn theo phong cách Thuộc địa, có một chút hơi hướng của kiểu đế chế Pháp. Đồ đạc trong phòng đều có mặt phẳng với những họa tiết đỡ có hình uốn cong như cổ thiên nga. Những cái gương màu đen, những chiếc đèn bão chạy điện, những đồ mạ và thảm thêu – chúng chỉ thống nhất với nhau ở một điểm: sự đắt tiền.“Đúng như vậy,” Mitchell Layton nói một cách hung hăng, như thể anh biết trước mọi người sẽ phản đối nên phải sỉ nhục họ trước. “Người ta quá lắm lời về sự tự do. Tôi muốn nói rằng ý nghĩa của từ tự do rất mập mờ và đã bị lạm dụng. Tôi thậm chí không chắc rằng sự tự do có phải là một ân phước khốn kiếp hay không. Tôi nghĩ con người sẽ hạnh phúc hơn nhiều trong một xã hội quy củ, với một khuôn mẫu nhất định và một hình thái đồng nhất – giống như một điệu nhảy dân gian.[131] Các vị biết một điệu nhảy dân gian đẹp thế nào rồi đó. Và cả nhịp điệu của nó cũng vậy. Đó là bởi vì nó là tác phẩm của hàng thế hệ, và họ không để bất kỳ môt kẻ ngu ngốc nào có cơ hội nhảy vào và thay đổi nó. Đó là cái chúng ta cần. Ý tôi là khuôn mẫu và nhịp điệu. Và vẻ đẹp nữa.” “Đó là một sự so sánh thích hợp đấy, Mitch,” Ellsworth Toohey nói. “Tôi luôn nói với anh rằng anh có một trí tuệ sáng tạo.” “Tôi muốn nói rằng, cái làm cho con người ta không hạnh phúc không phải là quá ít mà là quá nhiều lựa chọn,” Mitchell Layton nói. “Lúc nào cũng phải quyết định, luôn phải quyết định, luôn luôn bị giằng co bởi quá nhiều thứ. Nào, nếu một xã hội có khuôn mẫu, người ta sẽ cảm thấy an toàn. Không có ai sẽ tới làm phiền anh bắt anh phải làm cái này cái nọ. Không ai phải làm bất kỳ điều gì. Ý tôi là, dĩ nhiên rồi, trừ lao động vì lợi ích chung.” “Chỉ có giá trị tinh thần mới quan trọng,” Homer Slottern nói. “Hãy bắt kịp với thời đại và thế giới. Đây là một thế kỷ của tinh thần.” “Chỉ có giá trị tinh thần mới quan trọng,” Homer Slottern nói. “Hãy bắt kịp với thời đại và thế giới. Đây là một thế kỷ của tinh thần.” Homer Slottern có một khuôn mặt to với đôi mắt đờ đẫn. Những khuy áo sơ mi bằng đá hồng ngọc và ngọc lục bảo, trông giống như những cục sa-lát vón lại trên thân trước của chiếc áo sơ mi được hồ cứng. Ông sở hữu ba trung tâm thương mại. “Cần phải có một bộ luật bắt mọi người phải học những bí mật thần bí của các thời đại,” Mitchell Layton nói. “Chúng đã được viết ra tất cả trên các kim tự tháp Ai Cập.” “Đúng thế, Mitch,” Homer Slottern đồng ý. “Có nhiều điều để nói về thuyết thần bí. Về một mặt. Còn mặt khác, cần nói về chủ nghĩa duy vật biện chứng…” “Hai thứ đó không hề mâu thuẫn,” Mitchell Layton khinh khỉnh kéo dài giọng. “Thế giới tương lai sẽ kết hợp cả hai.” “Trên thực tế” – Ellsworth Toohey nói – “cả hai thứ đều là sự biểu hiện bề ngoài của cùng một sự vật, với cùng một mục đích.” Mắt kính của ông lóe sáng, như thể được thắp sáng từ bên trong. Có vẻ ông đang tự thưởng thức câu nói của mình theo cách của riêng ông. “Tất cả những gì tôi biết là, sống vì người khác là nguyên tắc đạo đức duy nhất,” Jessica Pratt nói, “Đó là nguyên tắc cao quý nhất, là nghĩa vụ thiêng liêng, và quan trọng hơn sự tự do rất nhiều. Sống vì người khác là con đường duy nhất dẫn tới hạnh phúc. Tôi sẽ bắn chết hết những người đã từ chối sống vì người khác. Để cho họ thoát khỏi sự đau khổ. Họ không thể có được hạnh phúc.” Jassica Pratt nói một cách đăm chiêu. Cô có một khuôn mặt dịu dàng và già dặn, làn da hồng phấn không cần đến trang điểm, làm cho người ta có cảm giác rằng một ngón tay chạm vào làn da đó sẽ bị dính một lớp bụi phấn. Jessica Pratt có một cái họ lâu đời, không tiền bạc và một niềm say mê lớn: tình yêu của cô dành cho cô em gái Renee. Họ mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ và cô đã dành cả cuộc đời mình để nuôi lớn Renee. Cô đã hy sinh mọi thứ, cô chưa từng lấy chồng, cô đã đấu tranh, bày mưu, vạch kế hoạch, lừa gạt trong nhiều năm và đạt được thắng lợi là đám cưới của Renee với Homer Slottern. Renee Slottern ngồi co tròn lại trên một cái ghế để chân, miệng tóp tép nhai lạc. Thỉnh thoảng cô với tay lên chiếc đĩa pha lê trên một bên bàn để lấy thêm lạc. Cô không biểu lộ bất kỳ cố gắng nào khác. Đôi mắt nhợt nhạt trên khuôn mặt nhợt nhạt của cô ngó lơ ngơ ra xung quanh. “Chị đi quá xa rồi, Jess,” Homer Slottern nói. “Chị không thể hy vọng mọi người đều trở thành những vị thánh.” “Tôi không hy vọng gì cả,” Jessica nhu mì nói. “Tôi đã từ bỏ việc hy vọng từ lâu rồi. Chúng ta cần đến giáo dục. Chà, tôi nghĩ là ông Toohey hiểu điều này. Nếu mọi người bị bắt buộc phải nhận một sự giáo dục thích hợp, chúng ta sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta bắt mọi người phải làm điều tốt, họ sẽ được hạnh phúc.” “Tôi không hy vọng gì cả,” Jessica nhu mì nói. “Tôi đã từ bỏ việc hy vọng từ lâu rồi. Chúng ta cần đến giáo dục. Chà, tôi nghĩ là ông Toohey hiểu điều này. Nếu mọi người bị bắt buộc phải nhận một sự giáo dục thích hợp, chúng ta sẽ có một thế giới tốt đẹp hơn. Nếu chúng ta bắt mọi người phải làm điều tốt, họ sẽ được hạnh phúc.” “Cuộc tranh luận này thật hoàn toàn vô ích,” Eve Layton nói. “Ngày nay chẳng có một người thông minh nào lại tin vào sự tự do. Nó lỗi thời rồi. Tương lai thuộc về quy hoạch xã hội. cưỡng bách là quy luật tự nhiên. Thế thôi. Điều này thật hiển nhiên.” Eve Layton xinh đẹp. Cô ngồi dưới ánh sáng tỏa ra từ chiếc đèn chùm, mái tóc đen mềm mại của cô bám sát vào da đầu, chiếc váy sa-tanh màu xanh lá cây nhạt sống động như một dòng nước sắp tuôn trào, phơi bày làn da mỏng, rám nắng của cô. Cô có một khả năng đặc biệt trong việc biến sa-tanh và nước hoa trở nên hiện đại như những mặt bàn tay quay tròn bằng nhôm. Cô là Thần vệ nữ vươn mình lên khỏi một miệng tàu ngầm. Eve Layton tin rằng nhiệm vụ của cô trong cuộc đời là trở thành người đi tiên phong – không quan trọng tiên phong cái gì. Phương pháp của cô luôn luôn là thực hiện những bước nhảy vọt bất cẩn, rổi hạ cánh trong chiến thắng ở rất xa trước tất cả mọi người. Triết lý của cô gói gọn trong một câu – “Ta luôn thành công vì ta đẹp.” Trong các cuộc đối thoại, cô luôn diễn giải triết lý ấy bằng một câu cô yêu thích: “Tôi ư? Tôi là ngày mai của ngày mai.” Cô là một chuyên gia cưỡi ngựa, một tay đua xe, một nhà vô địch bơi lội. Khi nhận thấy sự chú ý của mọi người đã chuyển sang lĩnh vực của những ý tưởng, cô lại thực hiện một cú nhảy vọt khác, như cô vẫn thường làm. Cô đáp xuống ở phía trước, ở chỗ thức thời nhất. Khi đáp xuống, cô ngạc nhiên khi thấy có những người hoài nghi về chiến tích của cô. Không có ai từng hoài nghi về các chiến tích khác của cô cả. Cô nổi đóa lên với bất kỳ ai không đồng ý với các quan điểm chính trị của cô. Đó là một vấn đề cá nhân. Cô phải đúng bởi vì cô là ngày mai của ngày mai. Chồng cô, Mitchell Layton, căm ghét cô. “Cuộc tranh luận này hoàn toàn hợp lý,” anh ta ngắt lời. “Không phải tất cả mọi người đều có trình độ như em đâu, em yêu ạ. Chúng ta phải giúp đỡ những người khác. Đó là bổn phận mang tính đạo đức của các nhà lãnh đạo tri thức. Ý tôi là chúng ta nên vứt quách sự sợ hãi với cái cụm từ ‘sự cưỡng bách’ đi. Không bao giờ là cưỡng bách khi ta hành động vì một sự nghiệp cao cả. Ý tôi là, cưỡng bách là nhân danh tình yêu. Nhưng tôi không biết chúng ta phải làm thế nào để cho đất nước này hiểu được điều đó. Người Mỹ thật là bảo thủ.” Anh không thể tha thứ cho đất nước của mình bởi vì nó đã mang đến cho anh một phần tư tỷ đô la và sau đó từ chối ban cho anh một sự kính trọng tương đương số tiền ấy. Người ta không tiếp nhận những đánh giá của anh về nghệ thuật, văn học, lịch sử, sinh học, xã hội học và siêu hình học như nhận những tờ ngân phiếu của anh. Anh phàn nàn rằng mọi người đánh giá về anh quá nhiều qua tiền bạc. Anh căm ghét họ bởi vì họ không đánh giá anh một cách đầy đủ. “Có quá nhiều điều để nói về sự cưỡng bách” Homer Slottern phát biểu. “Miễn là nó được sắp xếp một cách dân chủ. Lợi ích chung phải luôn đi trước, cho dù chúng ta có thích nó hay không.” Diễn giải bằng ngôn từ thì thái độ của Homer Slottern bao hàm hai phần mâu thuẫn nhau, nhưng điều này cũng chẳng làm phiền gì đến anh, bởi chúng vẫn nằm yên trong tâm trí của anh mà chưa bao giờ được diễn giải. Thứ nhất, anh cảm thấy rằng những lý thuyết trừu tượng là những thứ rất vớ vẩn, và nếu như có khách hàng cần đến những thứ hàng đặc biệt này thì việc cung cấp cho họ hoàn toàn an toàn, và còn là một vụ làm ăn tốt. Thứ hai, anh cảm thấy bứt rứt không yên khi phải bỏ qua cái mà mọi người gọi là cuộc sống tinh thần chỉ vì anh bận kiếm tiền; có lẽ những người như Toohey có lý nhất định. Và nếu như họ lấy đi những cửa hàng của anh thì sao? Làm một nhà quản lý của một Trung tâm Thương mại Quốc doanh đâu có thực sự dễ dàng? Chẳng phải tiền lương cho công việc quản lý này mang lại cho anh mọi thứ danh tiếng và tiện nghi mà anh được hưởng, mà không cần phải gánh trách nhiệm của người chủ sở hữu đấy hay sao? “Có đúng là trong xã hội tương lai, phụ nữ sẽ được ngủ với bất kỳ người đàn ông nào mà cô ta muốn?” Renee Slottern hỏi. Câu nói ấy bắt đầu như một câu hỏi nhưng rồi đuối dần đi. Cô không thực sự muốn biết. Cô chỉ cảm thấy hơi băn khoăn không biết một người phụ nữ sẽ cảm thấy thế nào khi có một người đàn ông mà họ thực sự ham muốn, và ham muốn là như thế nào. Đi tranh luận về lựa chọn cá nhân thì thật là ngu ngốc,” Eve Layton nói. “Chuyện đó lỗi thời rồi. Chẳng hề tồn tại cái gọi là ‘một người’. Chỉ có một thực thể tập hợp đủ thứ. Đó là điều hiển nhiên.”Ellsworth Toohey mỉm cười và không nói gì cả.Ellsworth Toohey mỉm cười và không nói gì cả. “Chúng ta cần phải làm gì đó để thay đổi công chúng,” Mitchell Layton tuyên bố. “Họ phải được dẫn đường chỉ lối. Họ không biết cái gì là tốt cho họ. Ý tôi là tôi không thể hiểu nổi tại sao những người có văn hóa và vị trí như chúng ta hiểu được những lý tưởng vĩ đại của chủ nghĩa tập thể và sẵn sàng hy sinh những lợi ích cá nhân, trong khi những người lao động được hưởng lợi từ điều đó lại luôn hờ hững một cách ngu ngốc như thế. Tôi không thể hiểu tại sao những công nhân ở đất nước này lại chẳng mấy mặn mà với chủ nghĩa tập thể.” “Anh không thể hiểu à?” Ellsworth Toohey nói. Mắt kính của ông lấp lánh. “Tôi chán ngấy chuyện này rồi,” Eve Layton ngắt lời và đi đi lại lại trong phòng, ánh đèn trượt qua vai cô. Cuộc nói chuyện chuyển qua đề tài nghệ thuật và những tên tuổi đứng đầu của thời đại trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. “Lois Cook nói rằng ngôn từ phải được giải phóng khỏi sự áp đặt của lý trí. Cô ta nói rằng cái thòng lọng lý trí đặt trên ngôn ngữ cũng giống như việc các nhà tư bản bóc lột quần chúng nhân dân. Từ ngữ phải được phép thỏa hiệp với lý trí thông qua thỏa thuận chung. Cô ta đã nói như vậy. Cô ta thật lạ lùng và mới mẻ.” “Ike cái gì nhỉ - nhắc lại cho tôi tên anh ta là gì nhỉ? – anh ta nói rằng rạp hát là một công cụ của tình yêu. Một vở kịch không phải diễn ra trên sân khấu… mà là diễn ra trong trái tim của khán giả.” “Jules Fougler nói trên tờ Ngọn cờ số Chủ nhật tuần trước rằng trong thế giới tương lai, nghệ thuật sân khấu sẽ không còn cần thiết nữa. Ông ta nói rằng cuộc sống hàng ngày của một người bình thường tự nó đã là một tác phẩm nghệ thuật, như một bi kịch vĩ đại nhất của Shakespeare. Trong tương lai cũng sẽ chẳng còn chỗ đứng cho các nhà viết kịch. Nhà phê bình sẽ chỉ đơn giản là quan sát cuộc sống của quần chúng và đánh giá những điểm nghệ thuật của nó cho công luận. Đó là điều Jules Fougler đã nói. Hiện giờ tôi cũng không biết liệu tôi có đồng ý với ông ta hay không, nhưng ý kiến đó mang một góc nhìn rất mới mẻ và thú vị.” “Lancelot Clokey nói rằng đế chế Anh quốc đang tới ngày tận số. Ông ta nói sẽ không còn có chiến tranh bởi những người công nhân trên thế giới không cho phép điều đó xảy ra. Chiến tranh là do các chủ ngân hàng quốc tế và các nhà sản xuất vũ khí khơi mào. Họ đã bị hất ra khỏi chính quyền. Lancelot Clokey nói rằng vũ trụ này là một bí ẩn và rằng mẹ của ông ta là người bạn tốt nhất. Ông ta nói rằng thủ tướng Bungari thường ăn cá trích vào bữa sáng.” “Gordon Prescott nói rằng kiến trúc chỉ gói gọn trong bốn bức tường và trần nhà. Sàn nhà là phần không bắt buộc. Tất cả những phần còn lại chỉ là sự phô trương trưởng giả. Ông ta nói rằng không nên cho phép bất kỳ ai xây dựng bất cứ cái gì ở bất cứ chỗ nào, cho tới khi mọi dân cư trên trái đất này đều có được một mái nhà. Thế còn những người thuộc bộ lạc Patagonia[132] thì sao? Việc của chúng ta là phải dạy dỗ để họ mong muốn một mái nhà. Prescott gọi đó là sự tương hỗ biện chứng xuyên không gian[133].”
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương