Tam Hạ Nam Đường

Chương 49: Dương Diên Chiêu Đến Kinh Nạp Văn Trạng Vương Khâm Định Bày Kế Hại Bát Vương



Khi Diên Chiêu đánh xong ba hồi trống kêu oan, được ngự lâm quân dẫn vào nội điện. Quan Đề hình gạn hỏi, rồi đem văn trạng đến nạp cho vua Thái Tông. Vua Thái Tông xem văn trạng thấy lời văn rất thắm thiết, Tiếp đó lại có văn biểu của Phan Nhơn Mỹ kiến cha con Dương Nghiệp, vì tham công nên mới thua binh tổn tướng. Vua Thái Tông xem xong nghĩ thầm:

- Một đàng thì minh oan có người hãm hại, một đàng lại đổ tội cho kẻ thừa hành, không rõ phải trái như thế nào. Lúc đó có ngự sử là Huỳnh Ngọc bước ra tâu:

- Việc biên thùy quyền phép nơi tay soái thần, kẻ không tuân lệnh thì phải trừng trị, sao còn làm văn trạng đổ tội cho kẻ khác?

Lúc ấy Bát vương biết Huỳnh Ngọc là anh vợ của Nhơn Mỹ muốn bênh vực buộc tội Diên Chiêu, nên đứng ra tâu:

- Cha con Dương Nghiệp là người hữu công của triều đình, vì đối xử bất công nên bị chết oan. Xin Bệ hạ tra xét cho rõ ràng, xuống chỉ cách chức Nhơn Mỹ, giao cho viện tư pháp tra hỏi rõ ràng, rồi sẽ định đoạt.

Thái Tông y theo lời Bát vương tâu, truyền chỉ giao việc đó cho Triệu Đảnh tra xét. Triệu Đảnh đòi Phan Nhơn Mỹ và Diên Chiêu đến lấy lời khai. Gia đình Phan Nhơn Mỹ lại đem vàng bạc, lễ vật đến lo lót với Triệu Đảnh, nên Triệu Đảnh có ý bênh vực Phan Nhơn Mỹ. Bát vương thấy vậy, sai người thân tín đi dò hỏi rồi bắt người đem lễ vật dẫn về cung hỏi rõ tự sự, rồi tâu với vua Thái Tông mọi việc. Vua Thái Tông thất kinh nói:

- Nếu không nhờ có khanh lo lắng thì việc này trẫm bị lầm rồi. Bây giờ khanh liệu định nên xử tội Triệu Đảnh như thế nào? Bát vương tuy tánh nóng nảy, lòng không có ác ý nên lâu với vua:

- Triệu Đảnh ăn hối lộ, giúp lũ gian thần, xin Bệ hạ cách chức cho về làm dân.

Thái Tông liền hạ chiếu đuổi Triệu Đảnh về làm Hương lý. Bây giờ Thái Tông giáng chỉ giao việc Nhơn Mỹ cho Lý Tế tra Lý Tế truyền dẫn bọn bộ hạ của Nhơn Mỹ là Lưu Vân Kỳ, Mẽ Liên Giáo tới trước đường tra vấn. Lúc này bọn bộ hạ của Nhơn Mỹ không thể giấu được phải khai sự thật. Lý Tế lấy cung chiêu xong dâng lên cho vua Thái Tông xem, và giam tất cả phạm nhân vào ngục đợi lệnh của thẩm xét. Vua Thái Tông khi thấy sự việc rõ ràng liền hỏi Phan Nhơn Mỹ:

- Trẫm bấy lâu tưởng ngươi là công thần của tiên đế, tận trung giúp nước, không ngờ ngày nay ngươi lộng hành phạm tội như vậy thì làm sao mà điều khiển các tướng. Vua Thái Tông nói xong, liền hỏi Bát vương:

- Vậy ý định của khanh nên xử tội như thế nào? Bát vương tâu:

- Tội Nhơn Mỹ ngày nay đã tra hỏi minh bạch rồi, nhưng người ấy là tôi của Tiên đế, thì nên cách chức đuổi về làng. Còn bọn thuộc hạ phải đang mỗi đứa năm chục roi, không cho trở về thành nữa.

Vua Thái Tông y lời luận án Bát vương, xuống chiếu giao cho Lý Tế thi hành. Lý Tế vâng lệnh làm y như lời vua phán. Nhơn Mỹ bị bãi chức về làm thứ dân, trong lòng oán hận và cũng muốn tìm cách hại Bát vương, nhưng chưa có dịp.

Bấy giờ vua Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa phong ngôi thái tử cho các con. Thất vương lúc này thấy công chuyện còn đang lộn xộn nên không để ý. Một hôm Vương Khâm nói với Thất vương:

- Chúa thượng không chọn thái tử, ắt sau này đem thiên hạ giao cho Bát vương, nếu điện hạ không tính trước thì sau ăn năn không kịp. Thất vương nghe nói liền hỏi:

- Việc đó ngươi tính thế nào? Vương Khâm thưa:

- Nếu bây giờ Bệ hạ tính cho được việc thì phải lo mưu sát hại Bát vương mới cầm phần chắc. Thất vương nghe nói ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Bát vương là người được phụ thân vương thương mến nhất, lẽ nào lại tìm kế hãm hại cho được? Vương Khâm thưa:

- Tôi có một kế rất hay, chẳng biết điện hạ có vừa lòng chăng? Vương Khâm nói nhỏ:

- Bây giờ điện hạ rước một người thợ bạc cho khéo, vào trong cung, bảo nó làm một cái bầu rượu đựng cho được hai thứ khác nhau. Một bên là đựng rượu độc, một bên là đựng rượu thường. Nhân lúc mùa xuân, điện hạ dọn tiệc phía sau vườn rồi mời Bát vương đến uống rượu thưởng hoa.

Thất vương nghe nói liền khiến quân ra phía tây thành lựa một người thợ bạc khéo léo đem vào cung. Chẳng bao lâu, quân sĩ rước được một người thợ rất khéo dẫn vào, Thất vương khiến làm một cái bầu oan ương bằng vàng phân biệt hai ngăn để đựng hai thứ rượu. Vương Khâm trông thấy rất vui, nói:

- Bây giờ phải giết tên thợ này trước, sau này mới khỏi lậu tiếng. Thất vương y lời khiến tả hữu bắt tên thợ bạc trói lại ném xuống sông. Việc xong xuôi, Vương Khâm thưa với Thất vương:

- Bây giờ xin điện hạ viết thơ sai quân đem đến dinh Bát vương mời ngày mai đến dự tiệc.

Bát vương xem thơ không từ chối, hứa đúng giờ sẽ đến. Sắp đặt xong, sáng hôm sau Bát vương đi xe đến. Thất vương ra chào đón rỗi rước vào vườn hoa mở tiệc thết đãi. Bát vương nói:

- Tôi vị anh Thất vương là anh em nên phải đến, thật anh hôm nay tôi không ăn uống gì được, vì trong mình có bệnh, tạng phủ không yên. Thất vương nói:

- Sao anh nói vậy? Chẳng uống được nhiều thì được vài chén cho vui để thỏa tình huynh đệ.

Thất vương liền hối quân rót rượu, rượu độc thì dâng cho Bát vương, rượu thường thì dâng cho Thất vương. Bát vương cảm thấy nghi ngại nên từ chối không uống, bỗng có trận cuồng phong thổi đến, lâm cho bình chén đổ sạch trơn, mùi rượu độc xông lên nồng nặc. Khi gió lặng không còn thấy Bát vương đâu cả. Vương Khâm thấy vậy hoảng sợ, nên thưa với Thất vương:

- Xin điện hạ chớ lo buồn. Việc này tôi tin chắc Bát vương không ngờ đâu.

Lời bàn: Bản chất con người tạo nên giá trị con người trong cuộc sống. Mỗi người đều hành động theo bản chất của mình. Phan Nhơn Mỹ lập mưu bắt Dương Diên Tự trói vào cột để bắn cho chết, thế mà quân sĩ không bắn trúng kẻ bị trói tay. Việc này tác giả muốn nói khí phách của Dương Diên Tự đã làm cho quân sĩ nhìn thấy Dương Diên Tự thì tay run, không bắn trúng được. Đến khi Dương Diên Tự báo nhắm mắt lại thì mới bắn trúng. Ấy vậy khí phách của Dương Diên Tự đã làm cho quân sĩ sợ hãi, nên phải nhắm mắt không nhìn thấy, mãi không sợ hãi mà bắn trúng.

Vương Khâm là một gián điệp của nước Phiên, trà trộn vào triều đình nước Tống để phá phách. Thế mà Thất vương lại dùng Vương Khâm đế lập mưu giết anh mình chỉ vì ham danh vị. Những kẻ gián điệp muốn thành công bao giờ cũng lợi dụng lòng ham muốn của kẻ địch, để điều khiển kẻ địch tự hại lấy mình. Đáng trách cho Thất vương không kể tình cốt nhục, chỉ vì tham vọng bản thân, nghe lời Vương Khâm mà mưu giết Bát vương. Mọi hành động xuất phát từ bản chất con người, thật đáng khinh. Người thời nay cũng không thiếu những kẻ vì tham trọng mà nghe lời kẻ địch, hãm hại kẻ trung nghĩa vì dân tộc, vì đất nước.-oOo-

- Hết hồi 49:0 (91):
Chương trước Chương tiếp
Loading...