Tâm Tự

Q.1 - Chương 26



Lão Lưu bị ném vào nhà củi gần nửa năm, trong nửa năm này hắn trải qua hoạn nạn, hiểu rõ hơn lòng dạ con người, cũng biết được thiện ác chỉ bộc lộ khi người ta sa cơ thất thế. Lão vào cung khi còn rất nhỏ, bị cha mẹ vì nghèo mà bán làm hoạn quan. Không nói về chuyện sĩ diện hay lòng tự tôn đàn ông, Lưu Đại Vệ cảm thấy mình rất tốt, hắn chưa được trải qua cái tuổi “trai thì” cho nên không có luyến tiếc hay khát vọng. Trước năm hai mươi tuổi, Lưu Đại Vệ chỉ có duy nhất ý nghĩ phải sinh tồn trong cung, phải chăm chỉ làm việc, chọn phe cánh mà nương nhờ. Lưu Đại Vệ không phải gã cả tin hay hiền lành gì, hắn trải qua hai mươi năm không sứt mẻ đều do năng lực bản thân.

Vận mệnh đổi thay từ ngày gặp Tứ hoàng tử. Năm đó Lưu Đại Vệ hai mươi, Hòa Nghi Cảnh mười một tuổi. Lão Lưu có phiên trực đêm, đúng giờ Tí ôm đèn lồng, dưới trời tuyết rơi đi kiểm tra phiên trực của cung nữ, xem có cô nào ham ngủ mà bỏ việc không. Lão Lưu đi qua Hàn Sương cung, chính là chỗ ở của Bạch Tiệp dư. Vị Tiệp dư này ít được nhắc tới, nàng ta tuy tư sắc bình thường, tính tình yếu đuối nhưng lại sinh được một vị hoàng tử, coi như có được lá bùa hộ mệnh, đủ để kẻ khác e dè một chút.

Lão Lưu đi ngang Hàn Sương cung, dưới ánh đèn mờ mờ trông thấy một vật gì đó di chuyển khá nhanh, từ phía cửa ngách chạy ù qua, biến mất sau bức tường. Lẽ nào là trộm? Lưu Đại Vệ lập tức đuổi theo. Hắn chạy về phía vườn đào hướng Tây hoàng cung, đây là chỗ các phi tần thường đến thưởng hoa, bình thơ vào mùa xuân. Lão Lưu phát hiện cái bóng nọ là một đứa trẻ, cách ăn mặc không giống tiểu thái giám hay thư đồng. Nó ngồi dưới một gốc đào, bắt đầu dùng tay không hì hục cào đất lên. Trời đang đổ tuyết, bên dưới có sẵn một lớp băng mỏng lạnh buốt, đứa trẻ kia dường như không biết lạnh, nó vẫn ra sức khoét cái lỗ sâu. Lưu Đại Vệ tò mò đi tới, ánh sáng từ ngọn đèn làm đứa trẻ giật mình. Lão Lưu bị nó dọa không nhẹ, màu đỏ từ giấy đèn dạ vào tròng mắt, đôi mắt to tròn sáng rực như mắt mèo giữa bóng đêm. Khuôn mặt non nớt bết những vệt bùn.

-Người nào? Đêm hôm khuya khoắt lén lén lút lút làm gì đó?

Đứa trẻ giữ nguyên tư thế ngồi xổm, nó bình tĩnh cất tiếng nói ngây thơ:

-Hòa Nghi Cảnh.

Lão Lưu bị cái họ “Hòa Nghi” làm cho khiếp sợ. Trên Cao Triều này, người mang họ Hòa Nghi kém nhất cũng là thế gia vọng tộc, cao nhất… chính là đương kim Thánh thượng! Hòa Nghi Cảnh, Hòa Nghi Cảnh… hình như Tứ hoàng tử tên là “Cảnh”. Nô tài như bọn họ rất khó biết tên chủ tử, đừng nói là tên của vương tôn hoàng thất. Lão Lưu không chắc lắm về thân phận của đứa trẻ, hắn kính giọng hỏi:

-Đại nhân, ngài ở đó làm gì?

-Tìm kho báu! Ngươi xuống giúp ta đào chỗ đất này lên đi!

-Tìm kho báu! Ngươi xuống giúp ta đào chỗ đất này lên đi!

Lưu Đại Vệ ngơ ngác bị kéo xuống, e dè về xuất thân của tiểu hài tử này, cùng với lòng tò mò về “kho báu” dưới gốc đào, cuối cùng hắn giúp một tay. Đào xuống không quá sâu bọn họ bắt gặp một cái hộp gỗ cũ kĩ. Lưu Đại Vệ đem hộp mở ra, bên trong quả thật có rất nhiều vàng bạc và trang sức quý giá. Thì ra gốc đào có kho báu thật! Lão Lưu kích động, muốn chính tay xác nhận lại, không ngờ đứa trẻ nghiêm giọng nói:

-Đừng chạm. Đây là đồ ăn cắp từ chỗ các vị phi tần.

Lão Lưu ngẩn ra. Trời ạ, cái này không phải là trâm phượng sao? Còn có ngọc lục bảo hình cỏ ba lá, này là ngọc bội khắc chữ “Thủy” mà trước kia Đức phi nương nương hay mang bên người… cái này mà là “kho báu” à? “Kho bom” thì có! Lão Lưu sợ tái mặt, bò ra xa một thước. Đứa trẻ kia vậy mà bình tĩnh, nó trút ngược hộp gỗ, nhặt những thỏi bạc, ngân phiếu và mấy xâu tiền để trở vào, toàn bộ trang sức bỏ lại.

-Những vật này quá đặc biệt, bên trên thường kèm kí hiệu nhận dạng trong cung, nếu mang đi bán thế nào cũng bị lộ tẩy. Ta sẽ giữ lại tiền cho ngươi, thế này cũng không ít, đủ để em trai ngươi cưới được vợ!

Lưu Đại Vệ không hiểu lắm, ai cưới vợ? Hắn thấy đứa trẻ nhanh nhẹn đóng nắp hộp lại, phủi tay áo bỏ đi. Hắn hoảng hốt nhìn một đống “vật chứng” nằm trên đất, cũng lập tức chạy thật xa, tránh bị liên lụy. Đứa nhỏ kia cứ như bóng ma, nháy mắt đã không nhìn thấy, lão Lưu tự nói chính mình đêm nay là hắn mộng du, thật ra không hề có kho báu nào mà cũng không có “Hòa Nghi Cảnh” nào…

Mãi đến vài ngày sau lão Lưu mới biết được nguồn cơ sự việc. Chả là trong cung có một tì nữ gọi là Tiểu Đào. Nàng ta có tài xoa bóp bàn chân nên thỉnh thoảng được các vị nương nương gọi tới hầu hạ. Tiểu Đào này nhìn bề ngoài thật thà nhưng lại là tên trộm vặt khét tiếng. Bao nhiêu nữ trang, vàng bạc ở các cung đều bị nàng thầm lặng cuỗm mất, nhiều lần điều tra không ra manh mối. Đi đêm lắm có ngày gặp ma, một lần trộm chặn sách bằng ngọc của Hoa tần, nàng ta bị bắt quả tang, đem vào đại lao. Tiểu Đào trông yếu ớt vậy mà rất gan lì, trải qua mấy phen cực hình, đe dọa nàng vẫn một mực im lặng, không chịu khai ra giấu đồ ăn cắp ở đâu. Đến ngày thứ tám bị bắt Tiểu Đào chịu không nổi rồi cũng chết, từ đó việc tìm tung tích vật chứng trở thành vô vọng. Thế mà ngày hôm qua, một thị vệ phát hiện rất nhiều đồ quý giá bị bỏ tùy tiện trong vườn đào. Sau khi xác định danh tính thì đem trả về từng cung. Mọi người đoán già đoán non, cảm thấy Tiểu Đào còn có đồng phạm.

Lưu Đại Vệ đứng một bên nghe người ta bàn tán, cầu trời khấn Phật đừng tiệt đường sống của hắn, đừng để ai biết hắn cũng có mặt vào đêm hôm ấy. Sau đó khá lâu, khi mùa đông tiếp theo sắp sửa tới, lão Lưu gặp lại Tứ hoàng tử lần nữa. Trong cung tổ chức thi đua ngựa, Lưu Đại Vệ được phân công đến làm việc trong chuồng ngựa. Ngựa này toàn là ngựa quý, màu lông hoặc đen tuyền hoặc trắng tuyết, ăn loại cỏ ngon thượng hạng, uống nước suối đầu nguồn, mỗi ngày được tắm và chải lông, súc vật còn sướng hơn nô tài!

Cung nhân chăm ngựa rất cẩn thận, có cả ngựa của các hoàng tử, triều thần, các võ tướng. Chỉ cần một con ốm thì họ sẽ bị trách phạt. Lão Lưu phát giác ở cuối dãy chuồng có một con ngựa khác loài. Nó nhỏ lùn, mặt ngu ngốc, trên cổ còn đeo đôi lục lạc màu hồng lố bịch! Con này chính xác không phải ngựa thuần mà do ngựa và lừa giao phối sinh ra, dân gian gọi là “con la”. Con la kia ở trong cái chuồng bé vừa đủ nó nằm, hàng ngày ăn cỏ ít hơn hàng xóm, cũng không được người ta chú ý tắm rửa chải lông. Lão Lưu động lòng trắc ẩn, nhớ tới hoàn cảnh lúc mình còn bé bị bán vào cung. Lão mỗi ngày đều len lén đem tới thêm hai bó cỏ tươi, thay nước suối ngon, thỉnh thoảng còn tắm chải vuốt ve nó…

Cung nhân chăm ngựa rất cẩn thận, có cả ngựa của các hoàng tử, triều thần, các võ tướng. Chỉ cần một con ốm thì họ sẽ bị trách phạt. Lão Lưu phát giác ở cuối dãy chuồng có một con ngựa khác loài. Nó nhỏ lùn, mặt ngu ngốc, trên cổ còn đeo đôi lục lạc màu hồng lố bịch! Con này chính xác không phải ngựa thuần mà do ngựa và lừa giao phối sinh ra, dân gian gọi là “con la”. Con la kia ở trong cái chuồng bé vừa đủ nó nằm, hàng ngày ăn cỏ ít hơn hàng xóm, cũng không được người ta chú ý tắm rửa chải lông. Lão Lưu động lòng trắc ẩn, nhớ tới hoàn cảnh lúc mình còn bé bị bán vào cung. Lão mỗi ngày đều len lén đem tới thêm hai bó cỏ tươi, thay nước suối ngon, thỉnh thoảng còn tắm chải vuốt ve nó…

Ngày hội đua ngựa bắt đầu, vương tôn hoàng thất tới nhận chiến mã của mình, riêng con la kia thì chậm trễ chưa thấy chủ tới lấy. Lão Lưu đứng cầm dây yên, cùng lo lắng chờ đợi. Vị chủ nhân kia không ngờ lại là Hòa Nghi Cảnh. Thằng bé so với năm trước đã cao hơn chút ít, lão Lưu không nhìn kĩ mặt mũi vì đêm ấy trời quá tối. Bây giờ giữa ban ngày lão mới cảm thán cậu thiếu niên thanh tú dễ nhìn, còn nhỏ mà đường nét đã đẹp như vậy, sau này trưởng thành nhất định rất soái!

Hòa Nghi Cảnh mười hai tuổi, đầu đội ngọc quan, quần áo sạch sẽ gọn gàng, hai má bầu bầu đặc trưng của trẻ con được ăn uống đầy đủ. Cậu vuốt ve sống lưng con la, nói với Lưu Đại Vệ:

-Cảm ơn người, Leng Keng béo ra một chút rồi!

Biết rõ thân phận của người này, lão Lưu chỉ dám cúi đầu khiêm tốn. Hòa Nghi Cảnh vỗ vỗ cái mông chắc nịch của con la, ai oán một câu:

-Mày béo phì thế này, có chạy nổi không hả???

Phía sau có mấy vị hoàng tử và công tử thế gia. Một người ôm bụng cười nói với Hòa Nghi Cảnh

-Tứ đệ, đệ thực sẽ cưỡi con la ngu ngốc này chạy đua sao???

-Điện hạ còn nhỏ như vậy, dĩ nhiên chỉ có thể cưỡi la, đâu có trèo lên ngựa nổi!

-Điện hạ còn nhỏ như vậy, dĩ nhiên chỉ có thể cưỡi la, đâu có trèo lên ngựa nổi!

-Phải đó, không lẽ mỗi lần lên xuống đều phải bắc cái ghế sao?

Thấy Hòa Nghi Cảnh còn nhỏ dại, bọn họ mặc sức trêu đùa không lo sợ gì. Tứ hoàng tử ôm cổ Leng Keng thầm thì vào tai nó

-Mày đừng chạy về bét nhé, không thì sẽ bị người ta làm món phá lấu cay mất!

Cuộc thi năm ấy khá gây cấn, người về nhất là một võ tướng trẻ tuổi, sau đó tới Nhị hoàng tử, Thất vương gia… Con la của Tứ hoàng tử không về chót, nó đứng hạng mười hai nhưng mà được rất nhiều người chú ý. Bởi vì cái cách Hòa Nghi Cảnh cưỡi la quá buồn cười. Cậu cứ treo lủng lẳng củ cà rốt trước mặt, con Leng Keng hì hục chạy, mắt nhìn cà rốt, chạy mãi mà không ăn được.

Về sau cũng nhờ Leng Keng mà họ quen thân. Con la nhớ ơn lão Lưu mỗi ngày săn sóc, cứ thân thiết với hắn. Hòa Nghi Cảnh xin mẫu phi đem Lưu Đại Vệ thành thái giám hầu cận, từ đó chủ tớ luôn có đôi. Năm Hòa Nghi Cảnh mười sáu, Leng Keng vì quá già nên chết. Nó là người bạn thân đã ở cùng từ nhỏ. Hòa Nghi Cảnh rất buồn, cậu đem cái lục lạc hồng cất vào trong tráp bạc, cùng với một cây quạt giấy kì lạ.

Lão Lưu là người chứng kiến Hòa Nghi Cảnh trưởng thành, đăng cơ, trị quốc gần hai mươi năm. Bệ hạ xưa nay thanh đạm, bề ngoài ôn hòa, thâm tâm khó gần. Ngài lớn lên có được sự thông thái và điềm tĩnh của bậc đế vương. Nếu hỏi Lưu Đại Vệ những sự kiện lớn trong cuộc đời Cảnh đế, ông ta sẽ trả lời “Leng Keng chết đi, bệ hạ từ một cậu bé trở thành người lớn. Gặp được Tú cơ, bệ hạ từ kẻ vô tâm trở nên si tình. Mất đi nương nương, bệ hạ từ kẻ si tình lại lần nữa vô tâm.”
Chương trước Chương tiếp
Loading...