Tào Tháo Thiên Bá
Chương 8: Kẻ Phẳn Phúc Thường Là Người Thân Tín Nhất
Sau khi đánh bại Viên Thuật, thanh thế của Tào Tháo trở nên to lớn. ít nhất thì việc chiếm cứ Duyện Châu cũng tạm được ổn định. Các quận, huyện ở Duyện Châu trong lòng, ngoài miệng mọi người đều phục Tào Tháo.Nhưng lý tưởng "vì dân, vì nước", Tào Tháo hằng ấp ủ; chí hướng "Làm cho thiên hạ yên vui, dân tình hết khổ" xuất hiện trong từng bài thơ, chưa hề được thực hiện. Trong thực tế, Tào Tháo chỉ là người giải quyết những công việc cụ thể. Tào Tháo hiểu rằng nếu không có lực lượng thì bàn đến lý tưởng chỉ là bàn suông. Sau khi có được Duyện Châu, một vấn đề cấp bách khác là, nhanh chóng mở rộng địa bàn, tăng thêm thực lực.Nhưng về phía bắc Duyện Châu đã có liên minh Viên Thiệu. Viên Thiệu là người coi trọng thực tế, khác xa với người em là Viên Thuật, chỉ thích hư trương thanh thế. Bằng mưu kế, Viên Thiệu đã thôn tính Hàn Phức, đánh bại Công Tôn Toản, vũ dũng hơn người, nghiễm nhiên trở thành anh cả của các đoàn quân phương bắc. Với lực lượng như hiện nay, Tào Tháo không thể nào chống chọi được quân Viên Thiệu.Ở về phía tây nam Duyện Châu là Kinh Châu đất rộng, sản vật phong phú. Dưới sự cai trị của Châu mục Lưu Biểu, nhân dân Kinh Châu yên ấm, công tác bố phòng thật kiên cố. Hơn nữa giữa Duyện và Kinh Châu còn có Dự Châu ngăn cách. Dự Châu là đất tranh chấp của các nhà quân sự. Ngoài một số quận, huyện trong tình trạng độc lập một nửa, các tướng lĩnh quân sự của các châu: Ký, Duyện, Kinh, Từ, Dương đều có địa bàn ở đất này. Cho nên, dù có là người chủ quản cao nhất ở Dự Châu, cũng chỉ là hư danh!Phía đông Duyện Châu là Từ Châu. Nơi đây được coi là vườn đào ngoài cái thế giới hỗn loạn vào cuối đời Hán. Khởi đầu là sự biến của quân Khăn vàng không có ảnh hưởng gì đối với vùng đất, quê hương của cá và thóc gạo này. Châu mục Từ Châu Đào Khiêm, cần mẫn yên dân, coi như không có gì xảy ra, mặc những biến đổi to lớn của xã hội bên ngoài. Đào Khiêm quyết tâm phòng thủ vững chắc mảnh đất trù phú của mình.Muốn mở rộng địa bàn, Tháo nghĩ đến Từ Châu.Đào Khiêm tự là Cung Tổ, xuất thân là một tướng lĩnh. ời Hán Linh đế, Đào Khiêm được bổ nhiệm làm Châu mục Từ Châu. Từ đó ông gắng sức làm cho mảnh đất này ngày càng phát triển, Từ Châu sản vật phong phú, dân cư đông đúc, đời sống xã hội luôn luôn ổn định, trăm họ an cư, lạc nghiệp trong cảnh thanh bình.Thời có sự biến quân Khăn vàng, nhân dân Từ Châu lo sợ nhà tan, cửa nát, bèn trông cậy vào vị Châu mục.Khiêm nói:- Phải có thêm binh mã thì mới giữ gìn được mọi thứ.Nhân dân chủ động yêu cầu tăng thêm quân đội. Nhân dịp đó, Đào Khiêm mở rộng biên chế quân đội, để giữ yên nhà cửa, nhưng thực chất, khi có điều kiện sẽ tranh giành thiên hạ bằng vũ khí, tài lực.Sau khi có loạn Đổng Trác, các anh hùng cát cứ từng vùng, hình thành cục diện đối kháng giữa chính quyền Trường An và quân Quan Đông. Mâu thuẫn giữa anh em họ Viên trong đoàn quân Quan Đông là mâu thuẫn giũa hai miền nam, bắc. Đào Khiêm ủng hộ Viên Thuật, nhưng cố gắng đứng ngoài cuộc chiến để bảo toàn thực lực.Mùa hạ năm Sơ Bình thứ tư (193 công nguyên) sau khi Lã Bố giết Đổng Trác, chính quyền Trường An lại lâm vào cảnh hỗn loạn, Triều đình có danh mà không có thực. Viên Thuật lãnh tụ miền nam trong quân Quan Đông, bị binh lính mới xây dựng của Tào Tháo đánh cho đại bại, tình cảnh xã hội thật là điên đảo. Đào Khiêm cho rằng thời cơ đã đến, lấy Từ Châu là căn cứ địa, tham gia vào cuộc chiến, tranh giành thiên hạ.Đào Khiêm tuy có lực, có dã tâm, nhưng là người cẩn thận, không muốn xuất đầu lộ diện. Trước hết, Đào Khiêm lấy cớ từ thông cáo của chính quyền bù nhìn vừaưng đế ở Bí Thành thuộc vùng cai quản của mình để tiến đánh những vùng đất bị các quân quận, huyện Thanh châu chia cắt giống như ở Dự châu; đánh chiếm Quý Thành, Hoa Thành thuộc quận Thái Sơn. Mục tiêu tiếp theo của Đào Khiêm là khu Tư Lệ. Bởi vậy cần phải đi qua Duyện Châu, địa bàn của Tào Tháo.Đào Khiêm không phải không biết tài năng của Tào Tháo, nhưng vì tin vào thực lực của mình, nên không cần gặp Tào Tháo, đánh chiếm luôn Nhiệm Thành thuộc miền cực nam của Duyện Châu. Đào Khiêm cho rằng Tào Tháo không làm gì được mình, nên mới ngạo mạn, xem thường như vậy.Quả nhiên, Tào Tháo không phản ứng gì cả. Tào Tháo cũng biết Đào Khiêm đã đánh vào Nhiệm Thành, song đành tạm gác việc này lại. Quân Tào vừa trải qua bốn tháng ròng rã truy kích quân Viên, nên rất mệt mỏi, cần có thời gian nghỉ ngơi và chỉnh đốn lại. Tào Tháo chỉ cố thủ những nơi quan trọng. Tào Tháo có ý bỏ ngỏ Duyện Châu để Đào Khiêm tự do đi lại, còn tỏ ra không muốn giao chiến trực diện với Đào Khiêm. Sự khoan dung, rộng rãi của Tào Tháo làm cho Đào Khiêm mất hết cảnh giác.Mấy tháng sau, khi thời tiết vào thu, mùa màng thu hoạch xong, quân đội đầy đủ lương thực. Quân Tào được biên chế lại sau một thời gian được nghỉ ngơi. Tào Tháo thấy đã đến lúc cần phải hành động.Tào Tháo nghĩ cách đối phó với Đào Khiêm, Tào Tháo có thói quen, mỗi khi suy nghĩ về hành động quân sự thường không thích ngồi trong doanh trại, mà thích đi đi lại lại ở bên ngoài, nhất là những vùng dã ngoại. Vừa đi vừa suy nghĩ hình như phong cảnh thiên nhiên, bầu không khí trong lành, làm cho tư duy của Tào Tháo trở nên phong phú. Là một thi nhân, trí tưởng tượng và sức sáng tạo rất sinh động, và một khi hai cái đó được phát huy, làm cho những mưu lược về quân sự của Tào Tháo hơn hẳn những người khác. Phàm những ai vừa là nhà thơ, lại vừa là nhà quân sự thì người đó thật là lợi h. Mỗi lần ra dã ngoại, có điều kiện giãn gân, giãn cốt là mỗi lần có lợi cho trí tưởng tượng và óc sáng tạo của Tào Tháo. Bởi vậy, có lợi cho trí tưởng và có sáng tạo của Tào Tháo. Bởi vậy, vừa bước chân ra khỏi lều trại, mọi ý tưởng về quân sự đã cuồn cuộn dâng lên trong đầu Tào Tháo, thật linh hoạt và rõ ràng.Sau khi suy nghĩ, Tào Tháo quyết định không giao chiến trực diện với quân viễn chinh của Đào Khiêm, mà dùng sách lược "vây Ngụy cứu Triệu", đánh thẳng vào Từ Châu. Tào Tháo đã phân tích kỹ tình trạng của Đào Khiêm. Ở Từ Châu không có quân chủ lực. Đào Khiêm đã dẫn quân chủ lực ra ngoài. Một bộ phận quân lính rất nhỏ ở lại giữ Từ Châu. Theo thám báo của Tào Tháo, đây là bộ phận lính mới vừa tuyển mộ trong dịp phát triển quân đội, tuy đã được tập luyện trong thời gian ngắn, nhưng chưa có kinh nghiệm chiến đấu thực tế.Tào Tháo bố trí quân rất khéo. Một phần ba số quân bố trí ở khu vực đối diện với quân của Đào Khiêm, có ý như muốn thách đấu. Nhưng thực ra một phần ba số quân tinh nhuệ này dùng phương thức đánh để giữ, bảo vệ Duyện Châu, không cho Đào Khiêm đánh úp. Cho dù sau này Đào Khiêm biết quân chủ lực của Tháo không còn ở Duyện Châu thì không phải một lúc đã có thể đánh tan được số quân này.Mặt khác, Tào Tháo đem quân chủ lực đánh thẳng vào đại bản doanh của Đào Khiêm ở Từ Châu. Tháo nắm được điểm mấu chốt nhất cũng tức là đã nắm được toàn cục. Bước này mà thắng thì toàn cuộc sẽ thắng, bước này mà thua thì toàn cuộc sẽ thua. Tất nhiên sẽ có nhiều khó khăn vất vả, Tào Tháo sẽ gánh chịu tất cả.Quả nhiên, số binh mã mới tuyển chọn cho Đào Khiêm chỉ biết hư trương thanh thế, gào to, thét lớn, kỳ thực là chưa quen chiến đấu. Đợt một, Tào Tháo đã chiếm được một thành. Đợt hai, chẳng khó khăn gì, đã chiếm ược thành thứ hai. Quân Đào bỏ chạy, để mất liên tiếp hai mươi mấy thành.Lúc đó ở Duyện Châu, Đào Khiêm đang bày trận để trực tiếp quyết đấu với quân Tào, Đào Khiêm suy nghĩ, Tào Tháo đã muốn so tài cao thấp với ta, xin cứ việc. Phải quyết đấu một trận thì Tào Tháo mới chịu thua. Do đó Đào Khiêm ngày đêm suy tính kế hoạch, động viên tướng sĩ của mình. Đúng lúc đó, một thám mã từ Từ Châu đến báo Tào Tháo liên tiếp hạ nhiều thành trì ở Từ Châu. Tào Tháo thừa thắng phát triển nhanh chóng, một sáng một chiều, Từ Châu thật sự nguy khốn.Đào Khiêm kinh ngạc, mặt thất sắc, miệng lẩm bẩm: "Có thể như vậy chăng? Có thể như vậy chăng?".Nhưng sự thực vẫn là sự thực. Đào Khiêm không thể không suy nghĩ lại. Trong khoảnh khắc, con người thông minh như Đào Khiêm nghĩ rằng, quân chủ lực của Tào Tháo đang ở Từ Châu, tại sao không nhân cơ hội này đánh chiếm lấy Duyện Châu? Hay tin các mưu sĩ đã khuyên can. Tào Tháo tất nhiên đã bố trí tinh binh giữ thành. Quân Đào tuy có đông, nhưng trong một thời gian ngắn, nếu bỏ lỡ thời gian, khi đã chiếm xong Từ Châu, quân chủ lực của Tào Tháo trở về Duyện Châu, lúc bấy giờ trước và sau quân Đào Khiêm đều có địch, Đào Khiêm sẽ ở đâu?Đào Khiêm bỏ ý định đánh chiếm Duyện Châu. Lệnh cho toàn quân nhanh chóng rút về để cứu Từ Châu.Đào Khiêm về đến Từ Châu, lòng đầy tức giận, bèn bầy thế trận trên một cánh đồng ở phía bắc thành Bành Thành, hòng chặn đường quân Tào, tiến hành một cuộc hội chiến lớn.Từ Châu là một vườn đào trong thế giới hỗn loạn ở chung quanh. Đào Khiêm, từ lâu, chỉ chăm lo việc sản xuất cũng như bảo Từ Châu, không am hiểu nhiều tình hình quân sự hiện nay. Bởi vậy Đào Khiêm không tự "biết mình", "biết người". Đào Khiêm quên rằng quân đội Từ Châu là những người nông dân mặc áo lính, cưỡi ngựa không giỏi. Bộ binh là quân chủ lực của Từ Châu. Ngược lại, Tào Tháo là người rất giỏi chỉ huy những trận đột kích bằng kỵ binh. Tào Tháo luôn luôn sử dụng sở trường của mình. Bởi vậy trong nhiều trận đánh, kỵ binh có sức phá huỷ mạnh nhất.Đào Khiêm đã xem nhẹ sự khác biệt trong khâu then chốt có tính cơ bản này, nên đã phạm sai lầm vô cùng nghiêm trọng.Tào Tháo dẫn quân lên tận tuyến đầu để quan sát, sau đó không nhịn được cười, và nói:- Đào Khiêm ơi, Đào Khiêm, sao lại ngốc nghếch đến như vậy. Biết bố trí thế trận theo binh pháp, nhưng lại không biết những nhu cầu trong thực tế. Ngươi đã cho Tào Tháo ta thấy hết những nhược điểm của ngươi rồi! Trận đánh chưa bắt đầu mà thắng, bại đã được quyết định.Tào Tháo đưa mắt nhìn khắp cánh đồng mênh mông bằng phẳng. Trên đó như đang diễn ra một cảnh tượng đẹp mắt, một đoàn kỵ binh đang xông pha bên cạnh từng đoàn bộ binh của Đào Khiêm giống những đàn kiến nối đuôi nhau di động.Phải chớp lấy thời cơ, Tào Tháo đâu có chịu bỏ qua một trận chiến đấu đẹp như vậy! Tào Tháo nhanh chóng trở về doanh trại, tập kết đội kỵ binh và phát lệnh. Những con ngựa phi như bay. Đoàn kỵ binh, như con hổ đói vồ mồi, xông thẳng tới doanh trại của Đào Khiêm, quân lính của họ Đào chỉ có vũ khí ngắn, lại bối rối chưa kịp đề phòng nên đã bị chém chết rất nhiều. Nhiều người hốt hoảng chạy, người chạy mười bước bằng ngựa chạy một bước, nên họ chém chết luôn. Quân Từ Châu bị giết trên một vạn người, thật thảm thương. Trên đường, dưới sông, đâu đâu cũng thấy máu và xác chết. Xác người chết làm tắc nghẽn cả dòng sông Tứ Thuỷ.Đào Khiêm chết đứng cả người, vì chưa từng thấy kỵ binh của Tào Tháo lại dũng mãnh và lợi hại đến như vậy. May nhờ có tướng sĩ xung quanh bảo vệ, Đào Khiêm mới thoát khỏi vòng nguy hiểm.Đào Khiêm dẫn bọn tàn quân chạy về hướng đông, chạy đến Đàm Thành, xa hàng một trăm năm mươi dặm mới dừng. Quân lính Từ Châu mất hơn một nửa. Tổn thất đó, làm cho Đào Khiêm giận đến bầm gan, tím ruột, là một biến động lớn nhất trong đời. Đào Khiêm như người vừa qua một trận ốm rất nặng, suốt ngày âm thầm trong nỗi ân hận và nuối tiếc, Đào Khiêm suy tính lại toàn bộ những sai lầm của mình.° ° °Năm Sơ bình thứ tư (193 công nguyên). Để đảm bảo an toàn cho cha, Tào Tháo viết giấy mời Tào Tung về Duyện Châu.Vào thời Đổng Trác làm loạn, Tào Tháo đưa cha là Tào Tung rời khỏi kinh thành. Sau thì Tào Tháo bỏ trốn vì không muốn làm quan dưới quyền Đổng Trác. Đổng Trác ra lệnh truy nã, có cơ hại đến cả nhà, nên Tào Tung không dám quay về quê cũ. Họ Tào vốn nhà giầu có, tài sản lên tới ức, vạn, khi chạy nạn tài sản biến thành tiền của mang theo. Từ Châu là mảnh đất an toàn nhất, lại quen biết Đào Khiêm, nên Tào Tháo cho cha đến định cư ở Lang Gia Thành Từ Châu.Lúc này, Tào Tháo đã đánh Đào Khiêm thất bại thảm hại, Tào Tháo phải nghĩ ngay đến sự an toàn của cha đang ở dưới quyền cai trị của Đào Khiêm. Tào Tháo đã viết thư cho cha, đồng thời cử Thái Thú Thái Sơn đến đón ở biên giới. Tào Tháo dặn dò Ứng Thiệu dẫn quân hộ tống cha mình.Tào Tung biết chuyện con mình giao chiến với Đào Khiêm. Ông cảm thấy có điều không phải nhưng ông không biết can thiệp vào chuyện của con. Ông không nghĩ rằng, vì chuyện của Tào Tháo, Đào Khiêm lại có thể trả thù ông. Song nếu cứ ở đây, ông sẽ cảm thấy có điều gì thật khó chịu. Khi nhận được thư của con, Tào Tung ưng ngay. Ông đem vàng bạc, châu báu, những thứ quí giá tích luỹ được, chất đầy hơn một trăm xe; dẫn người vợ yêu và đứa con nhỏ là Tào Đức, cả nhà lớn bé ba bốn chục người, nếu tính cả gia đình, người hầu, lên tới hơn trăm người, rầm rầm rộ rộ kéo về Duyện Châu.Trên đường bình an, đến địa giới Thái Sơn trước một ngày so với lịch trình. Khi đến vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoa và Phí, trời vẫn chưa tối, họ bèn tìm nhà trọ bên đường qua đêm và chờ binh mã của Thái Thú Thái Sơn Ứng Thiệu đến đón. Nhưng trước khi Ứng Thiệu đến kịp thì Đô uý Trương Khải, thủ hạ của Châu Mục Từ Châu Đào Khiêm, đã dẫn hơn hai trăm tên kỵ binh tìm đến. Đào Khiêm vốn là người hiểu rõ quan niệm về võ và đức của Trung Quốc, nên tuy vừa bị thua Tào Tháo, nhưng không hề có ý sát hại Tào Tung. Khi được tin Tào Tung muốn ra đi, ông không hề cản trở, còn cho Trương Khải đến hộ tống quá cảnh. Còn người nhà họ Tào đều không biết đó là binh lính của ai, cho rằng họ đến để tiếp đón ông cụ. Nhưng lạ thay, bọn này rất kỳ quặc, thấy xe thì lật xe, thấy người thì giết người. Lúc đó Tào Tung mới biết là mình gặp cướp, liền kêu toáng lên. Tào Đức cầm bảo kiếm ra chống cự, liền bị chém chTào Tung vội vàng dẫn bà vợ béo ục ịch ra sân sau để vượt tường ra ngoài, Quả tình bà ta quá béo, Tào Tung không làm sao giúp để bà vượt qua khỏi bức tường. Hai người đành phải ẩn nấp trong một căn lều cỏ.Lát sau chúng đến lục soát, lôi cả hai người ra, tuy Tào Tung đã cầu xin hết lời, nhưng chúng không tha.Ngoài mấy tên gia đinh chạy thoát, toàn bộ người nhà họ Tào đều bị giết sạch. Những thứ quý giá trên hơn trăm chiếc xe đều bị cướp sạch. nghe nói bọn cướp đem những thứ cướp được đi về phía Hoài Nam.Khi Thái Thú Thái Sơn Ứng Thiệu đến, thì chỉ còn máu và xác chết. Ứng Thiệu sợ đến xanh mặt, không dám quay về gặp Tào Tháo. Sau đó đành bỏ chức quan mà đi.Khi tin tức truyền đến trung quân, Tào Tháo tức giận đến suýt ngất đi. Tuy tính tình hai cha con không hợp nhau, nhưng cuối cùng thì cha vẫn là cha. Tào Tháo không ngờ cha lại chết thảm thương như vậy. Tào Tháo vò đâu, bứt tai, vừa khóc vừa chửi, thề quyết sức trả thù cho cha.Vậy thì Đào Khiêm đã cử Trương Khải đến giết Tào Tung? Hay là Đào Khiêm phái Trương Khải đi tiễn Tào Tung, và nảy lòng tham khi nhìn thấy đống tài sản quá lớn, mà giết Tào Tung, không cho Đào Khiêm biết chuyện. Tào Tháo mặc xác những điều đó. Chỉ cần biết rằng Trương Khải là do Đào Khiêm phái tới, Trương Khải đã giết cha mình, nên Tào Tháo sẽ báo thù Đào Khiêm.Cuối năm Sơ Bình thứ tư (193 công nguyên) Tào Tháo để Trần Cung giữ Đông Quan, Tuân Úc và Trình Dục giữ Quyên Thành, Phạm Huyện và Đông Hà, còn mình thì mặc tang phục, để xoã tóc, dẫn quân đánh vào Từ ChâuVới lòng căm thù sâu sắc, Tào Tháo liên tiếp đánh chiếm hơn mười thành, khi đến Bành Thành, Phó Dương, mới gặp quân chủ lực của Đào Khiêm. Nhưng Đào Khiêm tử thủ ở Đàm Thành. Tào Tháo không thể nào chiếm được. Về sau vì thiếu lương thực, Tào Tháo đành phải rút quân về nghỉ ngơi và chỉnh đốn.Năm sau, mùa hè năm Hưng Bình thứ nhất (194 công nguyên), Tào Tháo lại chỉnh đốn quân ngũ, tiến đánh Từ Châu.Lần thứ nhất khi tiến đánh phía Đông, Tào Tháo đã có được Bành Thành và quận Hạ Phi. Để tưởng nhớ người cha gặp nạn, Tào Tháo cho xây dựng Tào Công thành. Hôm nay mượn cớ báo thù cho cha, Tào Tháo dẫn đại quân, cho Vu Cấm và Tào Nhân dẫn một đội quân khác, chia thành hai tuyến tiến công. Họ chia nhau đánh chiếm Thủ Lự, Thủ Lăng, Hạ Khâu. Mỗi khi chiếm xong một thành, cho binh lính tha hồ chém giết.Trước đó, để tránh sự tàn sát của Đổng Trác, nhiều người dân ở khu vực Quan Trung và gần thành Lạc Dương đã đổ về đây. Bởi vậy nhân khẩu ở Bành Thành tương đối đông. Để trả thù cho cha, Tào Tháo đánh tiếng, sẽ giết hết dân chúng Từ Châu vẫn chưa hả giận. Vậy nên quân lính Tào Tháo đi đến đâu thì già, trẻ, gái, trai ở đấy đều bị giết sạch. Mấy chục vạn người dân đã bị giết, xác chết phải vứt cả xuống sông. Nước sông nhiễm đỏ, mùi tanh nồng nặc. Ở mấy huyện Bành Thành, Phó Dương, Thủ Lự, Thủ Lăng, Hạ Khâu không còn một bóng người, đến gà chó cũng không còn một con.Đây là cuộc thảm sát lớn nhất, không tiền khoáng hậu, trong cuộc đời Tào Tháo, làm kinh động mọi người.Qua "sự kiện Tào Tung", Đào Khiêm như người ngậm phải bồ hòn, điều lành biến thành điều dữ, hành động trả thù của Tào Tháo quá ư tàn nhẫn. Ngay đến Đàm Thành, Đào Khiêm sợ cũng không giữ nổi, nên đã phải đến cầu cứu Công Tôn Toản. Đào Khiêm phái sứ giả đến Thanh Châu, mời bộ hạ của Công Tôn Toản là Thứ sử Thanh Châu Điền Giai khởi binh. Điền Giai đồng ý và còn phái người đến Bình Nguyên mời Bình Nguyên tướng Lưu Bị cũng xuất quân.Lưu Bị, Điền Giai và Thái Thú Bắc Hải Khổng Dung không hài lòng về những hành vi tàn bạo của Tào Tháo, nên vì việc nghĩa đã đến giúp Đào Khiêm.Việc phòng thủ Đàm Thành hết sức chặt chẽ, dân chúng Từ Châu, qua hành động thảm sát của Tào Tháo, đã biết đoàn kết thành một khối rất mạnh, trăm người như một, khiến Tào Tháo không thể không nghĩ kỹ về những điều đó Tào Tháo quyết định bao vây thành. Sẽ tiêu diệt dần số quân lính ở xung quanh Đàm Thành, để cô lập quân lính chủ lực của Đào Khiêm ở trong thành, rồi công phá bằng mọi cách giành thắng lợi.Qua mấy lần giao tranh, Đào Khiêm đã hiểu được một phần sức chiến đấu của Tào Tháo, ưu thế của Tào Tháo. Bởi vậy, Đào Khiêm tránh những cuộc đánh lớn, mà chia quân thành nhiều cánh, chỗ công chỗ thủ.Cách bố trí của Đào Khiêm: một là, phòng thủ chắc Đàm Thành. Xây dựng ở hai góc phía bắc một cứ điểm mới. - Tương Bí Thành, làm tuyến phòng thủ thứ nhất. Hai là, phái Di bộ tướng Tào Báo hợp với quân chi viện của Khổng Dung, Lưu Bị, bày trận ở mặt đông Đàm Thành, thành thế trận chân vạc, hỗ trợ lẫn nhau.Từ xa, Tào Tháo đã quan sát và tính toán kỹ cách bố phòng của Đào Khiêm. Tào Tháo đã phát hiện ngay được ý đồ và nhược điểm của Đào Khiêm. Tào Tháo đã có những phương pháp đối phó tương Tào Tháo nhanh chóng phát hiện thấy quân Từ Châu do thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế, nên đã bị quân Tào dũng mãnh đánh một trận tiêu diệt tơi bời, bây giờ nhìn vào toàn cuộc chỉ là một sự phòng thủ hết sức bị động. Bản thân Đào Khiêm dẫn quân chủ lực phòng thủ trong Đàm Thành kiên cố. Còn quân tiên phong mà Tương Bí Thành và Tào Báo đảm nhận, quân hỗ trợ của Lưu Bị, lực lượng đều yếu, thiếu sức chiến đấu, đây chỉ là lực lượng dùng để phòng thủ Đàm Thành mà thôi. Nói cách khác, Đào Khiêm và quân lính Từ Châu đã mất hết ý chí chiến đấu, mọi bố cục chỉ nhằm để tự vệ trong một thời gian nhất định.Trước tình hình đó, Tào Tháo cử Tào Nhân bố trí trận địa ngoài thành Tương Bí, phong toả không cho Đào Khiêm ra ngoài thành. Còn mình thì dẫn quân chủ lực tiến đánh quân lính liên hợp của Tào Báo và Lưu bị.Tào Tháo dốc toàn lực, khí thế mạnh đến nỗi Tào Báo và Lưu Bị không kịp trở tay, không chống đỡ nổi. Ở trên thành, Đào Khiêm đã nhìn thấy cảnh đó, nhưng không dám đưa quân ra cứu, nhất là khi có quân của Tào Nhân phong toả bên ngoài. Mà nếu không có Tào Nhân thì cũng chắc giả Đào Khiêm đã dám ra. Vì ra ngoài, Đào Khiêm sợ nhất là kỵ binh của Tào Tháo sẽ nhanh như chớp, chặn lối quay về. Sau khi quân lính của Tào Báo, Lưu Bị bại trận rút lui, Tào Tháo dẫn quân quay trở lại, phối hợp với quân của Tào Nhân công phá Tương Bí Thành. Hai quân đã mạnh giờ lại phối hợp càng thêm mạnh. Nhất là quân lính của Tào Nhân, tất cả đã sẵn sàng, ý chí chiến đấu rất cao.Nhìn thấy quân lính Tào Báo tan tác, số quân trong thành Tương Bí hết sức lo lắng, sĩ khí giảm sút, mang sẵn tâm lý bại trận, nên chưa đến ba ngày, quân Tào đã hạ được thànhTào Tháo vào thành lại lệnh cho binh sĩ thả sức chém giết. Quân Tào đi tới đâu máu cháy tới đó, kể cả gà chó cũng không còn một con nào. Đào Khiêm ở Đàm Thành nhìn thấy mà kinh hãi đến hồn xiêu, phách lạc.Bằng bất cứ giá nào cũng phải tháo chạy, Đào Khiêm dẫn quân lẻn bỏ Đàm Thành, thẳng tới quận Đan Dương, Dương Châu.Nhìn thấy Đào Khiêm bỏ chạy, Tào Tháo cười lớn và lệnh cho binh sĩ mở tiệc rượu ăn mừng. Thực ra, trong chuyện này, mưu kế của Tào Tháo sâu xa hơn. Đôi khi Tào Tháo vẫn giả làm người say rượu, bề ngoài là một chuyện nhưng thâm tâm lại là một chuyện khác, mà chuyện khác mới to lớn hơn nhiều.Cuộc chiến tranh báo thù là như vậy.Tào Tháo mượn cớ báo thù cho cha và em trai để tàn sát thảm khốc, nhưng kỳ thực thì sao? Thực ra tình cảm giữa hai cha con Tào Tháo không sâu đậm lắm. Cái chết của bà dì ghẻ và cậu em trai cũng chẳng khác gì. Hơn nữa, lập trường chính trị của hai cha con, từ trước đến nay cũng rất khác nhau. Bởi vậy cha con, anh em rất ít khi gặp mặt. Mọi người trong gia đình đối xử với nhau theo nghĩa vụ mà thôi. Nên cái chết của cha và dì ghẻ đâu có làm cho Tào Tháo phải thương tâm tới mức gây nên cuộc chiến tranh tàn sát mất hết lý tính.Vậy thì mục đích thật sự của Tào Tháo là gì? Nói là để báo thù, nhưng hành động đánh chiếm Từ Châu của Tào Tháo, mục đích chính là để mở rộng địa bàn và lực lượng.Tào Tháo tàn sát đẫm máu dân chúng Từ Châu là một sự khủng bố về mặt chính trị. Tào Tháo biết rõ, từ lâu Từ Châu là một mảnh đất gần như đứng ngoài các cuộc hỗn loạn. Dân chúng Từ Châu chưa hề biết đến sự tàn khốc của chiến tranh. Chính vì vậy, qua so sánh, họ ất quí trọng và đặc biệt tín nhiệm chính quyền của Đào Khiêm. Nên họ từ chối thẳng thừng tất cả các thế lực ngoại lai. Hiện nay Tào Tháo chiếm cứ mảnh đất này, như bình thường, thì nhân dân Từ Châu sẽ không thừa nhận. Bởi vậy, bằng thủ đoạn làm cho họ khủng khiếp, buộc họ phải vứt bỏ tâm lý nói chung của người Từ Châu, không thể không thừa nhận Tào Tháo.Hiển nhiên, Tào Tháo đã thành công. Là nhà chính trị. Tào Tháo hiểu rằng có lúc phải bằng thủ đoạn vũ lực hỗ trợ giải quyết vấn đề chính trị. Tuy cách giải quyết ấy thật tàn khốc. Song dưới con mắt của một số nhà chính trị thì những hi sinh, đổ máu của trăm họ chưa là gì cả, vì ý đồ chính trị của họ mới là điều quan trọng nhất, huy hoàng nhất.Coi như Tào Tháo đã đánh bại hoàn toàn Đào Khiêm. Qua đấu tranh, quân Đào Khiêm phải thừa nhận và khuất phục. Nhưng lần này, Tào Tháo cũng gặp một trong số địch thủ là Lưu Bị, người đã khiến Tào Tháo phải chú ý. Trong cuộc chiến công phá thành lần này, những biểu hiện của số quân Lưu Bị khiến Tào Tháo bất ngờ nhất. Đây là một quân đoàn khách vì nghĩa mà đến, con số không đông. nhưng thật kiên quyết. Hành động tàn ác dã man của quân Tào không khuất phục được họ. Họ chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, có những lúc làm cho Tào Tháo hết sức kinh ngạc. Từ đấy Lưu Huyền Đức đã để lại trong Tào Tháo một ấn tượng rất sâu sắc.° ° °Trong khi Tào Tháo chuẩn bị tiêu diệt nốt quân Đào Khiêm, chiếm lấy Từ Châu, thì từ đại bản doanh ở Quyên thành Duyện Châu báo tin đến. Thái thú Trần Lưu Trương Mạc tạo phản. Lã Bố từ Trường An chạy ra, được Trần Cung ở Đông Quận giúp đã đánh chiếm Duyện Châun lớn các quận, huyện Duyện Châu nghe theo Trương Mạc. Binh lính trực thuộc quân Tào Tháo do Tuân Úc, Trình Dục, Hạ Hầu Đôn cầm đầu, gắng lắm mới giữ đượcÂ� ba quận Chân Thành, Phạm Thành, Đông A. Tình hình cực kỳ nguy cấp.Tổ cũ đã bị cướp, hoạ lớn đã đến gần, Tào Tháo bị chấn động mạnh.Vậy cuối cùng là chuyện gì? Nói ra thì dài.Sau khi bị Lý Thôi, Quách Dĩ đánh bại, Lã Bố chạy về Vũ Quan, bôn ba khắp chốn, không hợp được với ai. Lúc đầu Lã Bố đến chỗ Viên Thuật. Lã Bố cho rằng mình đã giết Đổng Trác, báo thù cho nhà họ Viên, nên sinh ra tự cao, tự đại, ta là người ban ơn. Lã Bố là kẻ phản phúc vô thường, Viên Thuật xem thường và rất ghét. Lúc này nhìn thấy điệu bộ của Lã Bố lại càng ghét hơn. Tất nhiên, Lã Bố đã cảm thấy điều đó, nên cũng không tiện ở lại chỗ Viên Thuật lâu, bèn chạy tiếp sang bên Viên Thiệu.Lúc bấy giờ Viên Thiệu đang đánh nhau với Trương Yến, lãnh tụ quân Hắc Sơn, chưa ngã ngũ, Viên Thiệu đang cần một trợ thủ ngoài chiến trường. Tất nhiên, Lã Bố được hoan nghênh. Viên Thiệu cử Lã Bố thay mình đối phó với Trương Yến. Lã Bố tay cầm kích dài, ngồi trên ngựa xích thố, vừa đến Thường Sơn đã đánh bại Trương Yến. Lã Bố anh dũng, quân lính khen thêm: "người thì nhất Lã Bố, ngựa thì nhất Xích Thố". Lã Bố lại không coi ai ra gì, tự cao, tự đại. Lã Bố yêu cầu Viên Thiệu cấp thêm người ngựa cho mình. Xét thấy Lã Bố có công Viên Thiệu tán thành. Nhưng không ngờ, Lã Bố lại cho người ngựa đi cướp bóc, gây rất nhiều phiền hà cho Viên Thiệu. Bị Viên Thiệu trách mắng, Lã Bố không những không nghe, còn mở miệng nói xằng. Không còn cách gì khác, Viên Thiệu định giết đi cho rồi. Lã Bố biết vậy, bèn lại bỏ đi đến chỗThủ hạ của Trương Dương, được Lý Nho, Quách Dĩ hối lộ, chuẩn bị để lén giết Lã Bố. Lã Bố hay tin, bèn bỏ đi nơi khác. Lã Bố cảm thấy chẳng có nơi nào hợp với mình, nên lại muốn quay về Hà Nội. Trên đường qua Trần Lưu, được Thái thú Trần Lưu Trương Mạc ân cần khoản đãi. Trương Mạc cho Lã Bố là người anh hùng, hai bên nói chuyện rất hợp điệu. Khi Lã Bố ra đi, hai người còn hẹn sau này sẽ giúp đỡ lẫn nhau.Tiễn Lã Bố xong, Trương Mạc được tin Thái Thú Cửu Giang Biên Nhượng đã bị Tào Tháo sát hại. Biên Nhượng là danh sĩ của Trần Lưu, nổi tiếng hơn Khổng Dung. Biên Nhượng thường coi khinh những ai tự nhận là "anh hùng hào kiệt" chỉ biết vũ lực, không hề nói tới tình nghĩa. Ông xin từ quan về quê ở ẩn. Dù đã ở ẩn nhưng tính tình bộc trực, dám nói thẳng những điều nghĩa khí. Ông đã phê bình Tào Tháo mấy câu, liền bị Tào Tháo sát hại. Khi đó Tào Tháo đang đánh nhau với Viên Thuật, Biên Nhượng ca ngợi Viên Thuật, phê bình Tào Tháo là người không biết điều. Tào Tháo không chịu được, cho Biên Nhượng đã làm xao xuyến lòng quân, nên giết Biên Nhượng.Trương Mạc nghe tin rất phẫn nộ. Sở dĩ như vậy, vì trước đây Trương mạc và Tào Tháo đã có nhiều điểm bất đồng.Lúc trước, tình cảm giữa Trương Mạc và Tào Tháo rất sâu đậm. Tào Tháo cũng rất coi trọng Trần Cung. Trương Mạc, Viên Thiệu, Tào Tháo từng đã gắn bó một thời, sau này lại trở thành lãnh tụ đoàn quân Quan Đông chống lại Đổng Trác. Trương Mạc vốn người nghĩa hiệp, giúp đỡ người khác, dù có khuynh gia, bại sản, cũng không từ. Người trong vùng còn gọi Trương Mạc bằng cái tên "Trương Mạnh Trác". Trong cuộc chiến ở Biên Thuỷ, Trương Mạc đưa quân chủ lực của mình cho Tào Tháo chì huy. Trước lúc tiến quân về hướng đông đánh Đào Khiêm Tào Tháo còn dặn người nhà: "Khi cóều gì bất trắc cứ đến bàn với Trương Mạnh Trác!"Hai người tín nhiệm nhau đến mức ấy, vậy tại sao lại có khoảng cách?Trước khi binh lính Quan Đông khởi nghĩa, Trương mạc là Thái thú Trần Lưu, địa vị và thực lực đều hơn Tào Tháo. Trương Mạc sinh ra ở Huyện Châu, là người có nhiều danh vọng. Không ngờ, Tào Tháo sau này được Bào Tín giúp đỡ đánh bại quân Hắc Sơn và quân Khăn vàng, được đề bạt vượt cấp thành Châu mục Duyện Châu, và thế là Tào Tháo đã ngồi trên đầu Trương Mạc. Điều đó khiến cho Trương Mạc, vốn được xem là đại ca, thấy có gì đấy không được bình thường.Trương Mạc thường để lộ những điều khúc mắc trong lòng ra ngoài, nhất là trong lúc trò chuyện với bè bạn. Tôn lưu đại tộc Cao Nhu đã nhìn thấy nguy cơ bất hoà giữa Trương và Tào, đã từng nói với các bô lão trong đại tộc ở Trần Lưu:- Thiên hạ đại loạn, anh hùng bốn phương nổi dậy. Trần Lưu là mảnh đất tranh chấp của các binh gia. Tào tướng quân đã có Duyện Châu, nhưng không phải loại ếch ngồi đáy giếng, nên nhất định sẽ không thoả mãn. Tào tướng quân nhất định sẽ ưng mảnh đất của Trương Mạc. Lực lượng của Tào tướng quân càng mạnh thì Trương Thái thú càng không vui, nhất định sẽ sinh biến động, mong các vị giúp đỡ, tránh khỏi những tai hoạ về sau. Nhưng các vị bô lão cho rằng, tình cảm giữa Trương và Tào sâu dậm như anh em, làm gì có chuyện. Họ bỏ ngoài tai những điều Cao Nhu nói.Trong thời kỳ quân Quan Đông thảo phạt Đổng Trác, Trương Mạc cũng xung đột với Viên Thiệu, vì hai người có những bất đồng trong chiếnược. Viên Thiệu muốn Tào Tháo sát hại Trương Mạc, Tào Tháo phản đối thẳng thừng. Trương Mạc hay tin rất biết ơn Tào Tháo, nhưng lại sợ, nếu Tào, Viên cứ gắn bó tiếp tục như thế này, chắc sẽ gây ra cho mình những điều bất hạnh. Mối nghi ngờ đó ngày càng nặng nề, nhất là từ khi Viên Thiệu tiến cử Tào Tháo giữ chức Châu mục cao hơn hẳn Trương Mạc. Sự mật thiết bề ngoài giữa Tào và Viên không khỏi khiến cho Trương Mạc suy nghĩ: Liệu Tào Tháo có vì sự hoà hợp với Viên Thiệu mà giết mình không?Đang lúc đó thì có tin Tào Tháo giết Thái thú Cửu Giang Biên Nhượng.Biên Nhượng là người tài danh, nên khi Tào Tháo định giết Biên Nhượng đã có nhiều người đến xin hộ, xong Tào Tháo đều không nghe.Tào Tháo nhất định giết Biên Nhượng, khiến cho các nhân sĩ, đại phu ở Duyện Châu lấy làm lo lắng.Tào Tháo giết Biện Nhượng, còn muốn giết tất cả những người khác trong nhà. Nhưng khi vợ Biên Nhượng được đưa ra, Tào Tháo thấy đó là một giai nhân tuyệt sắc. Tào Tháo vốn là người hiếu sắc. Trong chiến sự bận rộn, Tào Tháo, con người ôm ấp chí lớn, không được rảnh rỗi để gần gũi đàn bà. Hôm nay, nhìn thấy vợ Biên Nhượng, bỗng dưng trong người Tào Tháo, mầm mống trẻ trung nổi dậy, Tháo không cầm được lòng. Đấy là điều mọi người cảm thấy bất bình.Tào Tháo nhìn thấy vợ Biên Nhượng, mắt đã sáng lên, lòng dạ cảm thấy dịu ngọt, như vừa được uống nước mát. Tào Tháo hạ lệnh thả người phụ nữ, và cho người bố trí nàng ở trong một căn nhà thật đẹp.Các mưu sĩ, các bộ tướng tả hữu hiểu rõ lòng dạ Tháo, nên họ không những đã thả còn cung cấp cho nàng của ngon vật lạ, bố trí nàng ở trong một căn nhà cực kỳ xinh xắn.Trong khi vợ Biên Nhượng còn nghi hoặc, thì một mình Tào Tháo đã tới thăm. Với phong thái của một vị tướng, không giấu giếm nỗi lòng thích thú của mình, Tào Tháo nói thẳng là đã yêu, có tình cảm với nàng. Tào Tháo làm thơ, bài hát ca ngợi dung mạo xinh đẹp của nàng. Lời thơ chân thực, ý thơ nóng hổi, khiến nàng cảm động.Có thể nói, Tào Tháo mạnh dạn đòi yêu vợ của Biên Nhượng. Còn vợ Biên Nhượng, người vừa thoát chết trở về, phần vì sợ, phần lại muốn biết người đàn ông tuy không đẹp, nhưng mạnh mẽ và hiên ngang này, nàng để yên cho Tào Tháo gần gũi và cuồng nhiệt yêu thương. Đêm ấy Tào Tháo ở lại chỗ vợ Biên Nhượng. Suốt đêm, Tào Tháo ôm ấp người đẹp, môi kề môi, chẳng khác gì một đôi uyên ương. Từ đó, Tào Tháo coi vợ Biên Nhượng như một người tình, đêm đêm chung đụng cùng nhau.Chẳng bao lâu, câu chuyện trên, ai ai cũng biết. Các danh sĩ Duyện Châu bàn tán và hết sức bất mãn. Việc giết Biên Nhượng không còn đủ tình đủ lý. Hơn nữa giết chồng để cướp vợ thật là một nghịch lý vô cùng tệ hại.Tào Tháo rất coi trọng Trần Cung. Trần Cung cũng rất thích tài hoa và tính tình cuồng nhiệt của Tào Tháo. Trần Cung tính nóng, nhưng cương trực. Trần Cung còn là thành viên phái các danh sĩ ở Duyện Châu. Trần Cung không thể hiểu nổi những hành động của Tào Tháo trong những ngày gần đây. Hơn nữa, Trần Cung còn thân thiết với Đào Khiêm. Khi Tào Tháo tiến đánh Từ Châu, Trần Cung đã khuyên can, nhưng Tào Tháo không những không nghe, còn không cho Trần Cung theo quân, để Trần Cung ở lại Quyên Thành.Trong tình hình như vậy, nhân lúc Tào Tháo đi đánh Từ Châu, Trần Cung liên hợp với Trương Mạc phản đối Tào Tháo. Trần Cung còn liên hợp với Tòng sự trung langứa Dĩ và Vương Giai, em Trương Mạc là Trương Siêu để làm phản. Trần Cung phân tích cho Trương Mạc thấy:- Ngày nay thiên hạ phân ly, chia cắt, anh hùng nổi dậy, mỗi người một phương. Địa vị của ông thật danh vọng và cao quí, trong tay có hơn chục vạn binh mã, lại là người Trần Lưu, nên ông có đủ tư cách hùng cứ một phương. Nếu cứ cam chịu ở .dưới người khác, bị người sai khiến, áp chế, thì thật đáng tiếc! Hiện nay, Tào Tháo dẫn quân chủ lực đến tận chiến trường phía đông, bỏ trống Duyện Châu. Lã Bố là người kiêu dũng, thiện chiến có khác gì Tào Tháo. Nếu liên kết được với hắn, cùng nhau chiếm lấy Duyện Châu, chờ đợi tình thế trong thiên hạ, khi có thời cơ, cùng nhau tung hoành một phen?Trương Mạc cho là phải, liền liên kết với em là Thái thú Quảng Lăng Trương Siêu viết thư gửi Lã Bố. Lã Bố lấy làm sung sướng, liền dẫn hơn trăm quân kỵ binh đến Trần Lưu hợp cùng Trương Mạc và Trần Cung.Sự kiện Biên Nhượng, cùng với sự thảm sát của Tào Tháo ở Từ Châu làm cho các quận, huyện ở Duyện Châu đều cảm thấy Tào Tháo quá ư tàn bạo, ai nấy đều nghi ngại. Trương Mạc, nhân đó mà lôi kéo mọi người chống đối Tào Tháo. Cứ như vậy, chuyện phản lại Tào Tháo đã trở thành sự việc có sức mạnh và có tiếng vang lớn.Trương Mạc có mấy vạn người, ngựa. Trần Cung cũng có một đạo quân rất kiên cường. Trước khi Tào Tháo ra trận, đã giao cho Trần Cung một đạo quân đóng ở Đông Quận, bờ bắc sông Hoàng Hà, đề phòng binh lính của Ký, Thanh Châu phá rối. Khi Lã Bố đến, Trần Cung giao đạo quân đó cho Lã Bố chỉ huy. Trương Mạc cũng giao thêm cho Lã Bố mấy ngàn binh mã nữa.Trần Cung là người có tiếng ở Đông Quận, đã cùng bàn bạc với các bậc sĩ phu, nhất trí cử Lã Bố làm Duyện Châu mục. Thông cáo vừa truyền đi, Trương Mạc hưởng ứng ngay. Các quận, huyện ở Duyện Châu nghiêng hẳn về Trần Cung, Trương Mạc. Cuối cùng dưới cờ Tào Tháo còn lại Tuân Úc phòng thủ Quyên Thành, Hạ Hầu Đôn đóng ở Bộc Dương, Cận Kiến trấn thủ Phạm Thành, Tảo Tử trấn thủ Đông A.Trần Cung và Trương Mạc gặp nhau bàn bạc hành động tiếp theo. Trương Mạc nói:- Tào Tháo biết chuyện thể nào cũng đưa quân về.Trần Cung nói:- Nhân lúc Tào Tháo chưa về, chúng ta phải tiêu diệt nốt số quân còn lại, sau đó sẽ dốc toàn lực tiến công quân Tào vừa chân ướt, chân ráo, ở Từ Châu trở về thì dễ dàng giành được thắng lợi.Trương Mạc gật đầu nói tiếp:- Tình hình trước mắt rất có lợi cho chúng ta, chúng ta phải nắm lấy thời cơ.Thế rồi hai người bí mật bàn tính kế hoạch.Trước đêm xẩy ra sự biến, Trương Mạc đã cử sứ giả đến Quyên Thành gặp Tuân Úc và nói:- Tướng quân Lã Bố đến để trợ giúp Tào tướng quân đánh Từ Châu, xin cung cấp quân lương ngay để kịp ngày xuất phát.Các quan viên khác không hiểu được ý đồ của Trương Mạc. Chỉ có Tuân Úc phán đoán được ngay đó là ý đồ làm phản, nhưng Tuân Úc không l ra ngoài, chỉ tạm hứa suông rồi tiễn sứ giả về.Khi sứ giả về rồi, Tuân Úc mới điều động quân đội kiên quyết giữ thành. Tuân Úc lệnh cho binh sĩ luôn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, tự mình đi thị sát khắp nơi. Đến đâu Tuân Úc cũng nói chuyện với binh sĩ:- Tào tướng quân sẽ nhanh chóng đưa quân trở về Duyện Châu. Hiện nay ở Duyện Châu đang có người mưu toan làm phản. Khi về, Tào tướng quân sẽ hỏi tội bọn chúng. Chúng ta kiên quyết giữ thành, chờ đón đại quân trở về. Đến lúc ấy, tôi sẽ trình lên Tào tướng quân, ai có công sẽ thưởng, không sót một ai.Cũng lúc đó, Tuân Úc lại phái người thân tín đến Bộc Dương kể với Hạ Hầu Đôn chân tướng phản loạn của bọn Trương Mạc, Trần Cung, yêu cầu Hạ Hầu Đôn tăng cường phòng thủ và cử thêm quân tăng viện cho Quyên Thành.Ở thành Bộc Dương hiện nay tình hình chưa khẩn cấp, nhưng Hạ Hầu Đôn vẫn đề cao cảnh giác, cho bố phòng cẩn mật, sau đó tự dẫn một số quân trung thành ngày đêm tiến về Quyên Thành. Qua Tuân Úc, Hạ Hầu Đôn thấy rõ có một số nhóm quân bàn định muốn hưởng ứng hành động của Trương Mạc. Bằng cách đánh úp, Hạ Hầu Đôn bất ngờ giết chết tám kẻ cầm đầu các nhóm đó, khiến tình hình nhộn nhạo ở Quyên Thành tạm thời được ổn định.Nhưng lúc ấy bỗng lại có tin tình báo, Thứ sử Duyện Châu Quách Cống, đang cùng đoàn quân chủ lực, hàng vạn người, đến gần Quyên Thành. Binh lính Quyên Thành không có được bao nhiêu, Tuân Úc, Hạ Hầu Đôn cảm thấy lo lắng lắm.Mọi người ngồi lại bàn mưu tính kế. Kế hay chưa thấy, đã thấy quân của Quách Cống đang ở ưới thành, quân lính giữ thành tuy ít, nhưng nhờ có Tuân Úc, Hạ Hầu Đôn chỉ huy nên rất có trật tự và khí thế, khiến Quách Cống không dám xem thường, chỉ vây thành và đòi gặp một mình Tuân Úc.Ra? Hay không ra? Đúng là giờ phút quyết liệt!Tuân Úc chau mày suy nghĩ một lát và quyết định sẽ ra gặp Quách Cống. Hạ Hầu Đôn ngăn cản, nói:- Công việc trong toàn châu do ông chèo chống. Ông là linh hồn của toàn quân, xin đừng mạo hiểm. Không ra vẫn là điều tốt nhất.Tuân Úc nói:- Tôi suy nghĩ đã kỹ. Từ trước đến nay Quách Cống và Trương Mạc chưa hề gặp nhau. Quách Cống đến đây rất nhanh, chắc không có liên hệ gì với Trần Cung, Trương Mạc. Trước khi chúng cấu kết với nhau, chúng ta phải thuyết phục Quách Cống giữ vai trò trung lập. Đấy là điểm mấu chốt trong toàn bộ cục diện hiện nay. Nếu để Quách Cống nghiêng về phía Lã Bố, thì chúng ta không thể nào chống đỡ được.Hạ Hầu Đôn gần như đã bị thuyết phục, không phản đối quyết liệt như trước. Tuân Úc lại nói tiếp:- Trong tình hình hiện nay, ra hay không đều có nguy hiểm. Nhưng ra thì có thể có nguy hiểm hoặc cũng có thể không. Vậy thì ra vẫn là thượng sách. Vả chăng, nếu có gì bất trắc thì đã có các ngài ở Quyên Thành, vừa phòng thủ vừa ra sức chống cự...Bởi vậy, Tuân Úc một mình một ngựa ra gặp Quách Cống. Quách Cống nhìn thấy một mình Tuân Úc, dáng vẻ rất tự tin, liền cho rằng, quân lính trong Quyên Thành chắc không ít, chắc đã chuẩn bị hết sức chu đáMột mình Quách Cống đến gặp Tuân Úc. Tuân Úc nói để Quách Cống rõ, trong các anh hùng nổi dậy, Tào Tháo là người đi đầu. Tào Tháo một lòng một dạ phò vua, giúp nhà Hán, khác hẳn các thủ lĩnh khác. Ngày nay, có người chưa hiểu về Tào Tháo, đó là hiện tượng tạm thời. Thậm chí có người phản phúc vô thường như Lã Bố, sẽ không thể có được điều gì hay ho đâu...Tuân Úc nói hết tình lý. Quách Cống đồng tình với nhiều lời đánh giá Tào Tháo. Hơn nữa, thấy rõ Quyên Thành canh phòng cẩn mật, không dễ công phá, bèn té nước theo mưa, nói vài lời tốt đẹp cùng Tuân Úc trước khi dẫn quân kéo về Dự Châu. Tuân Úc chắp tay tiễn đưa Quách Cống đi đã xa, lúc đó mới biết mình toát cả mồ hôi.Tạm thời Quyên Thành đã được yên, nhưng cũng từ doanh trại của Lã Bố, Tuân Úc được biết Trần Cung sẽ tự đi đánh thành Đông A, đồng thời phái Phiếm Nghi đến vận động Phạm Thành làm phản.Đó là một tình huống vô cùng nguy cấp. Bởi vì gia đinh Cận Kiến đã bị Lã Bố bắt giữ. Nay Phiếm Nghi đến vận động Cận Kiến là tướng giữ Phạm Thành sẽ chẳng khó khăn gì. Nếu Phạm Thành trở giáo sẽ có nhiều khó khăn trong phòng thủ Quyên Thành và Đông Quận.Đang trong lúc nguy nan, lại có Trình Dục người Đông A tình nguyện đến Phạm Thành lo việc phòng thủ. Trình Dục tự là Trọng Đức, người Đông A, Đông Quận. Trình Dục cao khoảng mét tám, người to, lớn, trông rất đẹp trai. Trình Dục là người vừa can đảm, vừa mưu lược, giỏi về đàm phán, ngoại giao. Một người văn, võ toàn tài, có thể ngồi trong rèm vạch kế hoạch, cũng có thể dẫn quân ra tác chiến, vì thế được Tào Tháo rất tín nhiệm. Và Trình Dục cũng tận tình, trung thành với Tào Tháo lắTrình Dục nhanh chóng đến Phạm Thành gặp Cận Kiến đang rầu rĩ như nhà có tang. Trước hết Trình Dục muốn xua tan mọi nỗi lo lắng sâu sắc trong lòng Cận Kiến. Đứng về lý, nếu không thuyết phục được Cận Kiến thì việc phòng thủ Phạm Thành sẽ rất khó khăn. Bởi vậy, bằng tài biện giả của mình, Trình Dục đã nói:- Nghe nói Lã Bố bắt giữ cha, thê thiếp và con gái của ông. Nếu vì lòng hiếu thảo mà nôn nóng, e sẽ dẫn đến những sai lầm. Xin ông hãy bình tĩnh. Thiên hạ ngày nay đại loạn, trong đám anh hùng nổi dậy, tất phải có người xuất chúng mới đủ tài, đức bình định được thời cuộc, những người hiểu biết phải suy xét cẩn thận, tìm cho mình một lãnh tụ thích hợp nhất. Sống trong thời loạn, điều quan trọng nhất là, tìm được chủ sẽ sống, không có chủ sẽ chết. - Trình Dục dừng lại một lát, nhìn thấy Cận Kiến đang cúi đầu suy nghĩ chừng như trong lòng đã hiểu được ít nhiều, nên mới nói tiếp. - Trần Cung làm phản, hoan nghênh Lã Bố, nhiều quân, thành Duyện Châu hưởng ứng, xem ra có vẻ đúng đắn, nhưng không phải thế. Ông quan sát cho kỹ thì thấy ngay Lã Bố là loại người nào. Lã Bố kiêu ngạo, tự phụ, không biết thương yêu thuộc hạ, hay làm càn, không biết lễ nghĩa, chỉ là một kẻ thất phu mà thôi. Những kẻ thiếu chính trị, dù binh có nhiều cũng khó thành công. Ngày nay ai cũng biết Tào tướng quân là người trí dũng, mưu lược đó mới là người có mệnh trời! Xin tướng quân giữ vững Phạm Thành, tôi phòng thủ Đông A, chắc chúng ta sẽ lập nên công trạng như Điền Đan phục Tề ngày xưa. Nếu tướng quân không bình tĩnh, nghe theo Phiếm Nghi, bỏ điều trung theo điều ác, kết cục sẽ chẳng ra gì, mong tướng quân suy xét cẩn thận!Cận Kiến nghe xong, lấy làm cảm kích, nắm chặt hai tay Trình Dục và nói:- May được tiên sinh dạy bảo, thiếu chút nữa thì ngộ nhận, mê muội, thật có hố không kịp! Xin tiên sinh yên tâm. Tôi không nghe theo Phiếm Nghi, nhất định giữ vững Phạm Thành, cùng với Quyên Thành và Đông A làm thành một tuyến phòng thủ chống lại phiến loạn đến xâm chiếm.Ngay hôm đó, Cận Kiến cho người lùng bắt Phiếm Nghi và chặt đầu y để tỏ rõ thái độ kiên quyết của mình. Trình Dục càng tin Cận Kiến. Trình Dục lại bàn với Cận Kiến phái ngay một đội kỵ binh cắt đứt lối qua cầu ở bến Thương Đình, không cho Trần Cung tiến quân.Sau đó, Trình Dục mới rời Phạm Thành trở lại Đông A, nơi ông đã từ lâu điều động dân binh, chuẩn bị cố thủ đến cùng.Phòng thủ thành công ở ba quận Phạm Thành và Đông A là cơ sở để quân Tào giành thắng lợi sau này. Người có công đầu là Trình Dục. Về sau Tào Tháo rất cảm động và tiến cử với Triều đình để ông giữ chức Đông Bình quận tướng.Khi Tuân Úc yêu cầu Hạ Hầu Đôn viện trợ khẩn cấp, Hạ Hầu Đôn sợ Quyên Thành thất thủ, liền lệnh cho toàn quân trang bị nhẹ nhàng đến cứu. Không ngờ lúc đó Lã Bố đã nhanh chóng, từ Bạch Mã vượt sông Hà Tân đến gần Bộc Dương. Quân ít, trang thiết bị và lương thực đều thiếu, Hạ Hầu Đôn không dám chống cự, Bộc Dương đã thất thủ.Hạ Hầu Đôn đành phải rút chạy. Trong khi nghỉ ngơi chuẩn bị cơm chiều, Hạ Hầu Đôn tựa mình bên một gốc cây thiu thiu ngủ, bỗng mấy tên lính đến tước vũ khí, trói chặt chân tay lại. Hạ Hầu Đôn tỉnh dậy hết sức kinh hãi. May mà bọn chúng chỉ có mấy tên. Chúng đem theo Hạ Hầu Đôn và rút vào một khu rừng nhỏ. Những người khác chuẩn bị vây bắt, liền bị phó tướng Hàn Hạo ngăn lại.Hàn Hạo bình tĩnh xem xétết mục đích của bọn này là chỉ tiền, chúng không có biểu hiện cấu kết với Trần Cung và Lã Bố, bởi vậy chúng sẽ không dám giết Hạ Hầu Đôn. Trước hết, Hàn Hạo giải thích và an ủi mọi người, sau đấy cho vây kín khu rừng con. Hàn Hạo kêu gọi mấy tên phiến loạn thả Hạ Hầu Đôn và hứa sẽ cho chúng một lối thoát.Bên kia, chúng cũng cử một tên ra đặt điều kiện, chúng xin một ít tiền, cho chúng ra đi và không cho người truy đuổi. Hàn Hạo đồng ý. Trước tiên cho người bỏ vào rừng một số tiền, sau đó mở cho chúng một lối đi thoát ra ngoài. Bọn chúng ôm tiền ra đi và Đôn cũng được thả.Mấy tên lính ra khỏi rừng là chuồn thẳng. Hàn Hạo định giết chúng, nhưng sau tự kiềm chế được và nghĩ rằng: Mấy tên nông dân muốn về nhà ôm vợ, cho chúng đi, giữ lại chẳng có tác dụng gì. Giết chúng thì lòng quân sẽ không ổn định. Hàn Hạo cho tập hợp mọi người lại để Hạ Hầu Đôn tuyên bố.- Muốn về nhà lúc này, kể ra hơi sớm, nhưng Đôn ta không ngăn cản, còn cho tiền đi đường. Nhưng nói để mọi người biết, trong lúc hỗn loạn này, nếu không đồng tâm hiệp lực, chỉ nghĩ đến nhà thì liệu có ích gì? Nước đang loạn thì nhà không thể nào yên? Nghe xong tất cả đều tình nguyện ở lại. Hạ Hầu Đôn và Hàn Hạo chỉnh đốn lại đội ngũ, đưa quân tập kết trên một cánh đồng xa xa, đối diện với Bộc Dương.Theo kế hoạch của Trần Cung, sau khi Phạm Thành hưởng ứng, có thể nhanh chóng tiến đánh Đông A và Quyên Thành. Nhưng Trình Dục đã phá vỡ kế hoạch ép buộc của bọn chúng đối với Cận Kiến, còn phong toả bếnÂ� Thương Đình, b Trần Cung phải đi một vòng rất xa, công phá thành Bộc Dương của Hạ Hầu Đôn.Thành Bộc Dương tuy mất, nhưng Hạ Hầu Đôn ở gần đấy, toàn bộ quân chủ lực đóng trên một cánh đồng phía ngoài thành, chẳng khác gì một chiếc đinh, ngày đêm thách thức cùng với quân lính của Lã Bố. Như vậy, gián tiếp góp phần giảm nhẹ sức ép đối với Phạm Thành và ba quân, khiến quân chủ lực của Tào Tháo từ xa về kịp phản kích lại bọn chúng.° ° °Quân báo khẩn cấp từ đại bản doanh Duyện Châu truyền tin đến làm Tào Tháo kinh ngạc. Tào Tháo liền triệu tập các mưu sĩ khẩn cấp bàn về chuyện đó.Tào Tháo nói:- Nếu để mất Duyện Châu thì chúng ta còn biết về đâu. Dù có chiếm được Từ Châu thì cũng gặp phải nhiều sự chống đối kiên cường của họ. Phải làm gì đây?Lúc ấy cũng là lúc Lưu Bị đang đứng ra dàn xếp sự tranh chấp giữa Tào Tháo và Đào Khiêm, nên tham mưu Trình Dục kiến nghị:- Nhân lúc đang điều đình, ta hãy về Duyện Châu, giải quyết xong sự kiện Trương Mạc rồi sẽ bàn tiếp.Thế rồi Tào Tháo cử Tào Nhân, Trình Dục tiến hành đàm phán, còn mình thì ngay trong đêm, dẫn quân chủ lực quay về Duyện Châu ứng biến. Vì chưa biết hậu phương của Tào Tháo có chuyện, nên lúc đó, Lưu Bị và Đào Khiêm đều cho rằng Tào Tháo thực lòng muốn hoà giĐiều làm Tào Tháo lo ngại nhất là việc Lã Bố đánh xuống phía nam. Nếu chiếm được Phạm Thành, Đông A, Bố có thể khống chế Đông Bình, phong toả Kháng Phụ, đường độc đạo và hiểm trở. Khi ấy Quyên Thành bị cô lập, quân Tào không còn đường về. Trình Dục cũng biết như vậy, nên mới đến nhiều nơi để ngăn cản thế công của Lã Bố.Khi hay tin Lã Bố đang đánh nhau với Hạ Hầu Đôn ở Bộc Dương, Tào Tháo không những cảm thấy nhẹ nhõm hơn, mà còn tự đắc:- Lẽ ra chỉ cần một đêm, Trần Cung và Lã Bố đã có thể chiếm gọn Duyện Châu. Thế mà bây giờ quân của họ mới đến được Bộc Dương!Sau khi cảm thấy tinh thần đã thoải mái, Tháo mới phân tích kỹ tình hình hiện nay của quân địch. Tháo thấy Lã Bố và Trần Cung thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, thế trận của họ còn bộc lộ rất nhiều nhược điểm. Tháo chỉ cần giành lại Bộc Dương, lại được các quận huyện Duyện Châu giúp đỡ thì công việc sẽ hết sức dễ dàng.Tháo vừa suy nghĩ kế hoạch vừa suy nghĩ về mình: Tại sao từ đại bản doanh lại xẩy ra những việc lớn lao như vậy? Tại sao lại có nhiều người về hùa với họ để phản đối mình?Việc nào xẩy ra cũng có nguyên nhân khách quan của nó, nhưng nguyên nhân chủ quan mới là nhân tố quan trọng nhất. Trước hết Tháo không nên có những hành vi tàn sát quá thảm khốc như vậy. Nếu chỉ vì nguyên nhânÂ� chính trị mà làm thì đó là điều hết sức nóng vội. Tào Tháo hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề bằng thủ đoạn chính trị ôn hoà hơn, không cần phải dùng vũ lực. Thứ đến là sự kiện Biên Nhượng. Tào Tháo độc đoán, gi Biên Nhượng là đắc tội với rất nhiều danh sĩ. Ngược lại nếu biết khoanÂ� dung, Tào Tháo sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều người khác, và việc làm Tào Tháo hối hận là việc chiếm vợ của Biên Nhượng. Nếu giết nàng đi, có lẽ người người không đàm tiếu đến như vậy. Chỉ tiếc là lúc bấy giờ, nhan sắc làm cho Tào Tháo mụ mẫm cả người. Bởi vậy, Tào Tháo đã tự thề với mình rằng, vì sự nghiệp lớn lao quyết không thể chết vì nữ sắc, phải biết tự kìm chế mình...Tào Tháo về đến Đông A Duyện Châu thì đêm đã khuya. Tào Tháo lại cùng với Trình Dục bố trí kế hoạch chống lại kẻ thù.Các tướng sĩ nghe nói cả Duyện Châu chỉ còn lại ba thành, ngay đến tổ ấm gia đình của họ cũng bị cướp rồi, ai ai cũng cảm thấy buồn bá. Tào Tháo nhìn thấy tướng sĩ đang thầm thì bàn tán với nhau, nét mặt người nào cũng tỏ ra sợ hãi. Tào Tháo tay vuốt râu, miệng mỉm cười nói:- Lã Bố đã lấy được Duyện Châu, lẽ ra cần phải chiếm cứ Đông Bình, cắt đứt con đường hiểm giữa Nguyên Văn và Thái Sơn, chúng ta hết đường về, ngược lại hắn đem quân đóng ở Bộc Dương. Đúng là một kẻ hữu dũng vô mưu, thật chẳng có gì đáng sợ!Tào Tháo có ý nói như vậy, và thực tình cũng là như vậy. Mục đích của Tào Tháo là khích lệ sĩ khí của quân đội. Sĩ khí cũng giống như tinh thần. Một quân đội không có tinh thần coi như không có gì cả.Quả nhiên, nghe Tào Tháo nói xong, họ lại bàn tán theo một kiểu khác, sĩ khí của từng người lại được hồi phục.Tào Tháo quyết định lấy lại Bộc Dương. Tào Tháo cùng với Tào Nhân, Tào Hồng, Hầu Đôn, Nhạc Tiến, Lý Điển, còn có Vu Cấm người Thái Sơn, Điển Thư người Trần Lưu, dẫn hơn bốn vạn binh mã đến đóng quân ở ngoài thành Bộc Dương khiêu chiến với Lã Bố.Lã Bố nghe tin, đã lên ngựa xông ra trước bên cạnh có mấy viên đại tướng. Người thứ nhất là Trương Liêu, người Nhạn Môn Mã Ấp, vốn là Bộ tướng của Thứ sử Tinh Châu Đinh Nguyên, sau này qui phục Đổng Trác. Khi Đổng Trác chết, đi với Lã Bố, làm Kỵ đô uý. Người thứ hai là Tang Bá, người Thái Sơn, là bộ hạ của Châu mục Từ Châu Đào Khiêm, đến giúp Lã Bố đánh lại Tào Tháo. Trương Liêu và Tang Bá, người nào cũng mang theo kiện tướng như: Cao Thuận, Hách Mạnh, Tào Tính, Thành Liêm, Ngụy Tục, Tống Hiến, quân lính có đến năm vạn người đều ra đánh nhau với Tào Tháo. Trương Liêu đánh với Hạ Hầu Đôn. Tang Bá đánh với Nhạc Tiến. Còn Lã Bố chuyên xông vào những chỗ đông người. Quân Tào vừa từ Đàm Thành đến tối qua, thể lực mệt mỏi, nên không chống cự được các đợt tấn công của Trương Liêu và Lã Bố, đành thu quân lùi xa hơn hai mươi dặm.Nhưng phương pháp tác chiến của Tào Tháo luôn luôn có biến hoá. Đêm ấy, Tào Tháo quyết định đánh úp vào số quân biệt động ở ngoài thành, quân ỷ giác của Lã Bố. Tào Tháo nhận định, hôm nay quân Tào vừa đến lại thua một trận, Lã Bố sẽ không ngờ có chuyện quân Tào xuất kích vào ban đêm.Nhưng những người lo thay cho Lã Bố lại là những người bạn thân của Tào Tháo. Trương Mạc và mưu thần Trần Cung. Về mặt quân sự, họ hiểu thói quen của Tào Tháo hơn. Trần Cung biết trước thế nào Tào Tháo cũng sẽ có một trận đánh như vậy. Nên nhân lúc Lã Bố đến các trại thăm quân, Trần Cung nói:- Doanh trại phía tây coi như là một chiếc cánh của thành Bộc Dương, vô cùng quan trọng, Tào Tháo có thể tiến công vào ban đêm, chúng ta không thể không đề phòng.Lã Bố ra vẻ tự đắc nói:- Quân Tào mệt mỏi, vừa đến chưa ổn định, lại thua trận, ban đêm còn dám ra?Trần Cung nói: - Tướng quân chưa biết, Tào Tháo dùng binh xuất kỳ bất ý, vô cùng cơ động. Cái mà mọi người cho rằng không có thể, lại chính là cái rất có thể của Tào Tháo. Chính vì hôm nay họ thua trận, nên nghĩ rằng chúng ta sẽ không đề phòng.Lã Bố nói:- Tiên sinh đã nói vậy, chúng ta cứ nên đề phòng một ít.Lã Bố bảo Cao Thuận, Hách Manh, Tào Tính và Ngụy Tục dẫn một vạn người, ngựa tăng cường vào Tây doanh, phái thám tử trinh thám suốt đêm, bảo số quân vốn có ở tây doanh phải bố trí mai phục.Quả nhiên, sau buổi hoàng hôn, Tào Tháo dẫn một cánh quân vòng theo con đường nhỏ, lén đến cướp Tây doanh của Lã Bố. Chưa đến canh ba, họ đã đến tây doanh. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn đầu, hô một tiếng là mọi người xông vào trại. Quân lính phòng thủ không nhiều, hoang mang chống đỡ một lúc rồi rút chạy, Tào Tháo cướp được Tây doanh của Lã Bố, lấy làm mừng rỡ, vì như vậy thì tình thế hai bên sẽ khác đi. Nào ngờ, Tào Tháo vui mừng quá sớm. Mọi người đang định nghỉ ngơi một chút thi binh lính của Lã Bố đã vây kín ở bên ngoài.Trần Cung kịp thời nhận được mật báo về tình hình đánh úp của Tào Tháo. Hành động nhanh như vậy thì Tào Tháo tất phải có ở trong trận. Và để bảo mật, cơ động nhanh, nên số quân đi đánh trận này sẽ không đông. Bởi vậy, Trần Cung yêu cầu Lã Bố dẫn quân chiến đấu chia thành ba đạo bao vây Tào Tháo, cắt đứt mối liên hệ giữa quân chủ lực và quân đi đánh úp, thừa thời cơ tiêu diệt Tào Tháo. Nếu Tào Tháo có mặt ở đó thì trận đánh này chắc phải thắng.Lã Bố nghe theo Trần Cung. Trận đánh úp mà Trần Cung báo trước giờ đây đã thành hiện thực. Lã Bố hoàn toàn tin tưởng ở những dự đoán cũng như kế hoạch của Trần Cung.Lã Bố dẫn quân chủ lực từ phía sau bày trận đánh úp. Tào Tháo hạ lệnh chống cự quyết hệt. Hai bên đánh nhau đã khá lâu, phía đông trời đã dần sáng. Lúc này Tào Tháo mới nhìn thấy xung quanh không biết cơ man là người ngựa, còn nghe thám tử báo tin, Lã Bố cùng đại quân đã tới. Tào Tháo hoang mang đành bỏ Tây doanh tìm đường tháo chạy, nhưng đã muộn, quân lính của Lã Bố đã chặt dứt hoàn toàn đường rút.Trời mỗi lúc một sáng, Tào Tháo nhìn thấy Lã Bố, tay cầm phương thiên hoạ kích, ngồi trên lưng ngựa xích thố. Quả nhiên, Lã Bố trông thật anh hùng, đang tả xung hữu đột như ở chỗ không người. Nhìn thấy Lã Bố sắp tới phía bên này, Tào Tháo cho Tào Nhân, Tào Hồng ra chống đỡ. Tào Nhân, Tào Hồng phóng ngựa ra trước, mỗi người một bên giao chiến cùng Lã Bố.Ở một cánh khác, Hạ Hầu Đôn, Nhạc Tiến không sao thoát khỏi sự bao vây của bốn tướng Cao Thuận, Hách Mạnh, Tào Tính, Ngụy Tục. Bên cạnh Tào Tháo hai tướng Vu Cấm và Lý Điển đang ra sức phá vây. Nhưng Tào Nhân và Tào Hồng không phải là đối thủ của Lã Bố. Sau mấy mươi hiệp, hai người gần như không chống đỡ nổi, và ngày càng bị động. Tuy vậy, họ vẫn hết sức ngoan cường, phối hợp với nhau, chặn đứng được Lã Bố.Xem ra c thể phá được vây, Tào Tháo đưa quân co cụm về một chỗ, bố trí thành thế trận vòng trong, vòng ngoài, để ứng phó với đại quân của Lã Bố. Giao chiến từ sáng đến trưa, Lã Bố đột kích liên tục hơn hai mươi lần, vẫn chưa chiếm được phòng tuyến của Tào Tháo. Quân Tào đã bị vây chặt, nhưng giống như một hạt đào rất cứng nằm trong miệng, dù có dùng sức đến mấy cũng không sao cắn vỡ được.Một bên ghì chặt, một bên đánh mạnh, cả hai bên đều tổn thất nặng nề.Tào Tháo phòng thủ thành công, nhưng vì lực lượng quá mỏng, nếu con số thương vong còn tăng thì tất sẽ bị tiêu diệt, tốt nhất là bằng cách nào cũng phải phá vây. Về phía Lã Bố đánh mãi không xong, càng đánh càng mạnh, gần như điên cuồng, nếu quân Tào mà đông hơn, thì sự nóng vội của Lã Bố trở thành nhược điểm, dần dà tướng sĩ mất hết nhuệ khí. Nhưng hiện nay thì khác, thời gian đang ủng hộ Lã Bố.Tào Tháo đứng trong quân ra lời kêu gọi:- Tướng sĩ thật dũng cảm, nhưng quân số của chúng ta quá ít, nên nhất định phải phá vây. Cá nhân Lã Bố không đáng sợ, chúng chỉ đông quân. Sẽ có một đội cảm tử mở đường phá vây. Ai vào đội cảm tử sẽ đứng sang bên này, nếu chiến đấu mà chết sẽ ban thưởng đến tận nhà, nếu sống sẽ được thăng liền ba cấp.Có hơn năm trăm người tình nguyện. Tào Tháo chọn lựa được ba trăm người khoẻ mạnh nhất, do Thị vệ đội trưởng Điển Vi cầm đầu. Mỗi người mặc hai bộ áo giáp; tay cầm giáo dài, không cầm mộc, dốc sức xung phong. Ở phía sau, Vu Cấm, Lý Điển hộ vệ Tào Tháo.Lã Bố thấy Tào Tháo bày trận phá vây, cócảm tử đi đầu mở đường, bèn lệnh cho quân xạ thủ dàn hàng tiến lên trước, nghênh tiếp quân Tào phá vây. Bỗng từ trong doanh trại Lã Bố làm ám hiệu, lập tức tên bắn tới tấp như mưa, nghe rõ tiếng tên bay như tiếng chim.Điển Vi hạ lệnh cho toàn thể khom người né tránh, tạm thời bất động. Vu Cấm, Lý Điển ở phía sau cũng giúp Tào Tháo khom người lẩn tránh.Lã Bố nhìn thấy quân Tào sững lại, rất nhiều mục tiêu không còn nữa, nên hạ lệnh ngừng bắn, chọn các xạ thủ đi trước, bộ binh theo sau, từ từ tiến tới trước.Điển Vi nhắm mắt lại, và nói với các thị vệ ở hai bên:- Quan sát kỹ quân địch, báo cáo cự ly với ta.Tả, hữu nói:- Ba mươi bước nữa!Điển Vi gật đầu, nhưng vẫn ngồi yên. Tả, hữu nói:- Hai mươi bước nữa.Điển Vi mở mắt, nhìn phía trước nói: - Khi nào còn mười bước nữa thì bảo. Một lát sau, tả, hữu lại nói:- Mười bước nữa.- Còn năm bước nữa thì hẵng bảo.Khi tả hữu kêu lên còn năm bước nữa, thì thấy Điển Vi hai mắt tròn xoe, hai tay cầm mâu, xông lên chém giết. Quân Lã Bố bỗng thấy một viên mãnh tướng cùng quân lính, như những chiếc vuốt sắc nhọn chồm tới. Quân Lã Bố bỗng dưng rụt cả lại. Điển Vi như xông vào chỗ không người, đánh gục tất cả những tên đứng cản trên đường. Theo bản năng, quân Lã Bố lẩn trốn, bởi vậy, đã thủng một mảng lớn trên vòng vây. Quân Lã Bố đứng nhìn từ xa, không ai dám đến gần.Phía sau, Vu Cấm và Lý Điển hộ tống Tào Tháo, từ chỗ đường trống phóng thẳng ra ngoài. Khi đó trời đã tối, mắt nhìn không tỏ. Ba trăm đội viên đội cảm tử, quân Lã tưởng là rất đông, cũng nhanh chóng biến mất. Tào Tháo theo sau Điển Vi, ra thoát. Trời tối, lại lạ thung thổ, nên Lã Bố không đuổi theo mà cho thu quân.° ° °Tào Tháo trở về đại bản doanh an toàn, liền trọng thưởng Điển Vi, phong chức Đô uý. Điển Vi tỏ thái độ, bất kỳ lúc nào cũng có thể hy sinh tính mạng để bảo vệ Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng sung sướng không có được vị tướng trung thành như vậy.Nhưng khi ở đại quân doanh, Tào Tháo có vẻ không vui. Tào Tháo suy nghĩ Tây doanh bé nhỏ như vậy mà cũn không lấy lại được, thì làm sao lấy được Bộc Dương? Càng không thể nói chuyện lấy được cả Duyện Châu?Tào Tháo đang lo lắng, cảm thấy khó khăn, thì bỗng được báo có người xin cầu kiến. Binh lính dẫn vào một người, hỏi ra mới biết đó là người tin cẩn của địa chủ Điền Dân trong thành Bộc Dương. Tào Tháo biết Điền Dân, đó là một tài chủ bậc nhất của thành Bộc Dương. Chưa nói đến ai khác, trong nhà đã có hơn ngàn người nô bộc.Tào Tháo mở thư ra đọc, trong thư nói:- Lã Bố tàn bạo bất nhân, người người ở Bộc Dương đều căm giận. Tính mạng và tài sản họ Điền không được đảm bảo. Mấy hôm nữa, Lã Bố đi vắng, chỉ còn Cao Thuận ở lại giữ thành. Mong rằng các ngài sẽ tới, tôi chờ và sẽ làm nội ứng.Tào Tháo cười nói:- Thật là trời đã giúp ta!Thế rồi họ hẹn về thời gian và ám hiệu. Sau đó tiễn người kia ra về.Canh một đêm đó, Tào Tháo dẫn quân lính tướng sĩ lén đến cửa đông thành Bộc Dương. Trong ánh trăng mờ ảo nhìn thấy cờ trắng trên tường thành. Tào Tháo cho người làm ám hiệu và cửa thành liền mở. Tào Tháo lệnh Điển Vi làm tiên phong, Hạ Hầu Đôn ém quân, còn mình thì dẫn Tào Nhân, Tào Hồng, Nhạc Tiến, Lý Điển, Hạ Hầu Uyên Vu cấm đi vào cửa Đông.Vừa vào khỏi cửa, đã có mấy trăm tên gia đinh họ Điền chờ đón. Họ đưa tất cả mọi người vào phía sau, và nói cho Tào Tháo biết mọi tình hình ở trong thành hiện nay. Họ Điền chỉ có thể làm được như vậy, bởi vì họ không có cách gì khống chế được toàn bộ. Họ chỉ có thể dẫn được quân tào vào thành, ngoài ra mọi chuyện khác Tào Tháo tự quyết định. Tào Tháo không hề tốn một mũi tên, hòn đạn đã vào được thành, như vậy là tốt lắm rồi. Những công việc tiếp theo, Tào Tháo đã sắp đặt cả.Tào Tháo biết, chỉ cần nhìn thấy quân Tào di động, là toàn bộ quân của Lã Bố được huy động. Khi đánh nhau. phải biết ở đâu không có quân canh giữ. Rõ ràng đây là trận đánh trên đường phố rất vất vả.Để nâng cao sĩ khí, Tào Tháo cho phóng hỏa đốt cửa đông, để mọi người chỉ biết tiến không được lùi.Quân Lã Bố đã nhìn thấy lửa cháy. Trần Cung biết ngay là binh lực quân Tào rất có hạn, và hơn nửa số quân vào thành là quân Thanh Châu. Trần Cung đề nghị Lã Bố tấn công vào bên sườn quân Thanh Châu. Quân Thanh Châu chưa được luyện tập chu đáo, lại không quen lối đánh nhau trên đường phố, nên chẳng bao lâu đã phải rút. Bởi vậy quân Tào vô cùng lộn xộn, Tào Tháo có lệnh cũng không sao ổn định được. Xem ra có cơ toàn quân sẽ bị tiêu diệt, Tào Tháo quyết định cho quân lui về phía sau để chỉnh đốn đội ngũ.Nhưng rút cũng không xong, Trần Cung đã bố trí sẵn một đội quân đánh thọc sườn, làm cho quân Tào đã loạn lại loạn thêm. Trong khoảnh khắc, tướng sĩ phân tán bỏ chạy lung tung.Do đột nhiên có sự rối loạn và kinh hoàng, Tào Tháo đã mất liên lạc với các bộ tướng, ai đi đường nấy. Bỗng thấy tiếng hô "Bắt sống Tào Tháo", ở khắp mọi nơi đều hô như vậy Tào Tháo thất sắc, kinh hoàng, cho rằng quân của Lã Bố đã nhìn thấy mình và dồn binh lính đến bao vây. Tào Tháo càng hoảng, liền phóng ngựa chạy. Chạy một đoạn khá xa, không thấy ai đuổi bắt, lúc đó Tào Tháo mới biết quân Lã Bố hô bừa như vậy. Tào Tháo nghĩ chỉ còn cách tự mình phải phá được vòng vây. Một mình một ngựa, không có ai theo hầu, càng ít có người để Tào Tháo đi trong một phố nhỏ, yên tĩnh. Dân cư hai bên đường đều đóng chặt cửa, không có một ánh đèn. Cuộc chiến lúc này sẽ mang đến cho trăm họ bao điều khổ ải. Người người tự lo, chẳng khác gì lũ thỏ, đang ẩn mình nằm yên trong các hang động. Trước tình hình sơn hà, xã tắc như hiện nay, chỉ còn cách giết hết bọn gian thần, nghịch tặc thì trăm học mới yên!Trong lúc Tào Tháo không nén nổi những tình cảm bi thương trong lòng, thì bỗng lại nghe có những tiếng hò hét, ồn ã từ nơi nào đó vọng tới. Rồi nghe thấy cả tiếng vó ngựa trên đường. Một toán loạn binh chạy qua, người chạy bộ, kẻ ngồi trên lưng ngựa. Tào Tháo biết đấy là binh lính của mình, song lúc này, Tào Tháo không sao triệu tập được họ, vả cũng không muốn để họ nhận ra mình, nên đành ai chạy đường nấy.Nhưng biết chạy theo lối nào? Đang lúc do dự thì quân Lã Bố kịp đuổi đến, ước chừng có mười kỵ sĩ. Tào Tháo dứt khoát không chạy. Bởi chạy, thì mình sẽ trở thành mục tiêu của họ. Tào Tháo nằm trên lưng ngựa như một người bị thương nặng. Thời đó có lệ, khi hai bên đang đánh nhau, đối với những ai không còn sức chống cự, thì nói chung đối phương không giết hại. Tào Tháo làm như vậy hòng che mắt đội quân truy kích. Hơn mười tên kỵ binh đến vây quanh Tào Tháo. Chúng chưa hề biết mặt Tào Tháo. Chắc chúng cũng tưởng Tào Tháo phải là một người khôi ngô, phi phàm. Chúng đi theo Tào Tháo như những người tùy tùng thân tín và không hề nghĩ người đó lại chính là Tào Tháo. Chúng chỉ muốn nhìn xem tên bại tướng như thế nào?Tào Tháo ăn mặc như một tướng lĩnh bình thường, lại như một người mệt mỏi nằm trên lưng ngựa, nên số kỵ binh đó cũng chẳng muốn bắt bẻ gì, chỉ- Có biết Tào Tháo ở đâu thì bảo? Nói thì sống.Tào Tháo như người mất hồn, nghiêng mình chỉ về phía sau nói:- Ở phía trước kia, Tào Tháo cưỡi con ngựa màu vàng.Bọn lính kỵ binh sực nhớ ra trong tốp người vừa chạy qua ban nãy, có một người cưỡi ngựa màu vàng. Thế là chúng bỏ rơi Tào Tháo đuổi theo vị tướng cưỡi con ngựa màu vàng.Tào Tháo may mắn thoát hiểm. Và không chần chừ, Tào Tháo quay người chạy về phía cửa đông! Tào Tháo biết rõ ở cửa đông đang có cháy lớn, song ở đây cổng thành đã mở. Chỉ còn cách liều chết chạy ra bằng con đường đó mới có thể thoát được. Thế rồi Tào Tháo lấy khăn quấn đầu, chạy về phía cửa đông. Lửa vẫn cháy nhưng không dữ dội như lúc trước. Tào Tháo làm động tác chuẩn bị, hướng về cửa đông, hai chân kẹp chặt, ra roi đánh ngựa lùi về phía sau, con ngựa kinh hãi chồm tới, lao qua vùng lửa cháy.Lúc bấy giờ Tào Tháo hai mắt nhắm nghiền, chỉ cảm thấy toàn thân nóng ran, bên tai gió nóng vù vù. Cũng may chỉ trong tích tắc, con ngựa đã phóng ra ngoài thành. Nhưng tấm khăn trên đầu vẫn đang cháy, Tào Tháo cảm thấy tay trái rất đau, ban nãy chiếc áo khoác đã cháy mất một phần, tay cầm cương cũng thấy khó khăn. Nhưng Tào Tháo không dám dừng chân, dù có đau cũng vẫn phải đi, việc quân cần kíp. Tháo cầm đầu ba quân, cần phải nhanh chóng trở về. Chạy được một thôi nữa, Tháo cảm thấy kiệt sức vì những cơn đau. Đúng lúc ấy, Tào Di cùng một số người khác đã kịp đến. Mọi người mừng rỡ, xúm lại giúp đỡ Tào Tháo đi tiếp. Họ là một trong những toán quân đi tìm Tào Tháo.Tào Tháo đã về đến doanh trại. Nghe tin Tào Tháo bị thương, mọi người đều tới vấn an và nhận tội. Tào Tháo không trách phạt bất cứ một ai, ngược lại còn lớn tiếng cười. Mỗi lần Tào Tháo vui vẻ là một lần thường hay hoa chân múa tay. Song lần này vừa định giơ tay, thì đã vội vàng rụt tay lại, tay trái bị thương nhiều chỗ. Tào Tháo, tay phải vuốt râu, nói chuyện với các tướng sĩ:- Chỉ tiếc là ta quá nóng vội, nên mới mắc vào bẫy của Trần Cung. Tốt lắm! Một lần thất bại là một lần hiểu biết hơn. Bây giờ thì ta đã biết phải trả mối thù này như thế nào...Nhìn thấy Tào Tháo vui vẻ như vậy, các tướng sĩ đều thấy yên tâm, đầy đủ sĩ khí.Tào Tháo lại nói với các tướng sĩ bên cạnh:- Chúng ta đến các doanh trại thăm hỏi quân sĩ và nói với họ chúng ta đã có cách, nhất định sẽ lấy lại Bộc Dương!Và Tào Tháo đã dẫn mọi người đến các doanh trại hỏi tướng sĩ vừa bại trận trở về, vừa động viên vừa an ủi họ. Đồng thời cho mọi người biết, từ ngày mai, chúng ta sẽ chế tạo vũ khí công thành. Sau ba ngày, quân Tào đã làm xong rất nhiều thang mây, để công phá thành Bộc Dương. Đâu đâu cũng thấy chuẩn bị.Phi mã đến báo tin cho Lã Bố, Tào Tháo sắp công phá thành. Lã Bố đang ngây ngất trong tin vui chiến thắng, gần như không tin ở tai mình nữa,ến thám tử phải bẩm báo lại:- Tào Tháo đã bố trí trận địa, sắp công phá thành.Lã Bố đẩy người thị nữ ra, đứng dậy, lắc đầu tỏ vẻ không tin.- Như vậy sao? Tào Tháo điên mất, không coi ai ra gì!Lã Bố đi đi lại lại, tay chắp sau lưng, trong lòng như có một cảm giác trống rỗng. Rõ ràng đã đánh bại quân Tào hai lần. Lã Bố như con chiến mã, chỉ cần lăn dưới đất mộtÂ� vòng là thấy hết mệt mỏi. Hết lần này đến lần khác, Lã Bố như cho quân lính của mình ăn một thứ cỏ hoàn hồn, để lần sau hơn hẳn lần trước, lao vào chiến đấu với một ý chí mạnh hơn nhiều. Lần nào cũng phải gắng sức để đánh bại quân Tào. Nhưng người thua trận cuối cùng hình như lại không phải là Tào Tháo.Tào Tháo lại công thành lần nữa, chính Trần Cung cũng không hiểu được, không thể đoán được năng lực chiến đấu thực tế của Tào Tháo như thế nào. Trần Cung biết Tào Tháo, rất giỏi dùng binh, đa mưu túc trí, biến hóa khôn lường. Song tinh thần và khí thế thắng thua thất thường như hiện nay thật khó tin, nhưng lại là sự thực. Ba hôm trước, Tào Tháo vừa thất bại, hôm nay đã bày trận dưới thành Bộc Dương, có thể công phá bất kể lúc nào.Hiện nay phải thừa nhận quân Tào đang nắm quyền chủ động. Quân Lã Bố tuy thắng liên tiếp, nhưng theo Trần Cung ai nấy đều mệt mỏi, đều muốn nghỉ ngơi, hồi phục sức chiến đấu. Tất cả đều không thực hiện được, đều không nằm trong kế hoạch. Còn quân Tào như vừa được uống tiên đạn, kỳ dược, ai nấy khoẻ mạnh, nhanh nhẹn như rồng cuộn, hổ vờn, đang tập kết ngay dưới chân thànhTrần Cung ở trên mặt thành quan sát tỉ mỉ, quân Tào đội ngũ chỉnh tề, thao luyện nhịp nhàng. Trần Cung nhìn thấy những chiếc thang mây, xếp đầy bên cạnh doanh trại. Tốc độ làm việc trong ba ngày là rất lớn, còn gì để nghi hoặc nữa! Bởi vậy có thể nói quân Tào chưa bị đánh tan. Về mặt hình thức, quân Tào tạm thời bị phân tán, song ý chí chiến đấu, sĩ khí thì hoàn toàn nguyên vẹn. Đó mới chính là cái gốc của một đội quân thực sự. Hiểu sâu sắc được điều ấy, Trần Cung mới thận trọng nói với Lã Bố.- Trong tình hình trước mắt, quân ta chỉ có thể cố thủ giữ thành, hoàn toàn chưa có khả năng hội chiến với quân Tào dưới kia, không biết ý tưởng quân thế nào?Lã Bố đang lúc phấn chấn, nên chưa hiểu được ý Trần Cung. Chưa bao giờ Lã Bố nghe lọt tai những lời nói như vậy. Cậy vào sức khoẻ, Lã Bố chưa thấy ai thực sự là đối thủ của mình. Do vậy, Lã Bố luôn luôn ngạo mạn, không coi ai ra gì. Nên khi hiểu rõ ý Trần Cung, Lã Bố bực tức mắng luôn:- Tào Tháo là anh hùng thì hãy ra trận cùng ta so tài cao thấp. Kể cả Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm, Lý Điển, Nhạc Tiến hãy ra đánh với ta một trận. Nếu thua, ta sĩ quì xuống, khấu đầu ba lạy, dâng Bộc Dương cho họ và ra đi... Các người đánh tiếng, mời họ ra trận. Là anh hùng thì nên đến!Trần Cung lắc đầu nói:- Tất nhiên là Tào Tháo sẽ không làm theo ý của tướng quân. Tướng quân hiểu về người anh hùng quá hẹp chăng! Võ nghệ cao cường như tướng quân, hiển nhiên đó là cái tài của người anh hùng. Nhưng anh hùng chân chính phải là người không cứng nhắc, biết công biết thủ. Thắng không kiêu, bại không nản. Biết thu phục lòng dân, giành thiên hạ, mới là người anh hùng. Vậy nên, anh hùng tài ba không chỉ ở võ công, mà còn phải mưu lược, hiểu việc lớn, không kể gì những việc nhỏ nhặt nhất thời. Ngày nay, quân Tào thế mạnh, chống lại quân ta yếu kém, nếu tướng quân lấy thế thủ mà chờ, sĩ khí quân ta mạnh lên, đối phương sẽ mất dần nhuệ khí, và chỉ một trận, ta có thể thắng họ, đó mới thật là hành động anh hùng. Mong tướng quân nén bớt tình cảm, lấy việc lớn làm trọng.Lã Bố vẫn cảm thấy bất bình, song không phản bác được lời lẽ của Trần Cung, tuy nghe thật khó lọt tai. Nhưng từ đó, trong lòng Lã Bố không khỏi nẩy sinh một mối ác cảm.Coi như Lã Bố đã nghe lời Trần Cung, kiên quyết giữ thành không ra nghênh chiến, Tào Tháo cũng chỉ có thể giữ nghiêm quân ở dưới thành, hau háu dõi nhìn. Dù thang mây đã được chế tạo, nhưng Tào Tháo không dám lạm dụng. Nhất là quân chủ lực Lã Bố đang nghiêm chỉnh giữ thành thì tuyệt đối không nên công phá.Cứ như vậy, hai bên trông chừng nhau, đã hơn một trăm ngày. Khi ấy, bỗng dưng xuất hiện một loại sâu phá hoại mùa màng. Sâu hại mạnh hơn giặc hại. Sâu đầy trời kín đất, như những đám mây đen đè nặng, mùa màng bị phá sạch sành sanh. Nghề nông tổn thất, dân tình đói kém, kho tàng trống rỗng không. Quân Lã Bố hết lương ăn, không sao tiếp tế được, đành phải rút khỏi thành Bộc Dương.Quân Tào không vào thành Bộc Dương đã trống không, vì ở đây, sâu phá hại nhiều nhất, không tiện cho việc đóng quân. Tào Tháo quyết định dẫn quân về Quyên Thành. Trước khi đi, Tào Tháo nhìn lại thành Bộc Dương, trong đầu nảy ra ý nghĩ: nếu không có lương thực, không có người thì một khu thành to lớn như vậy phỏng có ích gì? Chỉ vì người và lương thực, người ta phải tranh giành nhau một khu thành! Một nỗi buồn lại tới, Tào Tháo muốn viết thành thơ nhưng rồi phải nén lại, bởi vì quân lính đã chỉnh tề, chỉ còn chờ lệnh xuất phát - chờ lệnh của Tào Tháo. Tào Tháo quay ngựa lại, vung roi thét lớn:- Giữ nguyên đội hình tiến thẳng về Quyên Thành. Sau khi rời Bộc Dương, Lã Bố bị Lý Tiến dẫn quân Tế Nam chặn đánh. Do thiếu lương nên Lã Bố không ham đánh, bèn rút quân về phía đông, đóng đồn ở Sơn Dương.° ° °Tào Tháo không phá nổi thành Bộc Dương. Lã Bố cũng không đánh đuổi được quân Tào đi nơi khác. Hai bên đối kháng ròng rã hơn một trăm ngày. Các cường hào ở Quan Đông trong tư thế toạ sơn quan hổ đấu. Không ai giúp đỡ một bên nào, không ai chịu đứng ra giải toả. Sau cùng vì sâu bệnh phá hại mùa màng, nên ai nấy thu binh. Năm đó là một năm có nhiều tai ương. Ngoài sâu bệnh ra, từ tháng tư đến tháng bẩy không có lấy một hạt mưa, nên một đấu thóc giá tới nămÂ� mươi vạn. Trong thành Trường An cũng có người chết đói.Tào Tháo về đến Quyên Thành gần với Sơn Dương là nơi đóng quân của Lã Bố, vậy lại đi tiếp về hướng bắc, đến Đông A. Thiếu lương thực trầm trọng. Việc cung ứng lương thực hoặc các đoàn quân dưới quyền Tào Tháo có nhiều khó khăn, quân đội có khả năng phải giải thể. Trong lúc cô lập gần như không còn nơi cầu cứu thì Viên Thiệu phái người đến khuyên Tào Tháo nên đưa gia quyến sang vùng của Viên Thiệu. Từ đó Tào Tháo và Viên Thiệu thường có sự giúp đỡ lẫn nhau.Khi Tào Tháo và Lã Bố đánh nhau chưa phân thắng bại, Viên Thiệu đã cho quân đến giúp Tào Tháo. Vì sao lúc này Thiệu lại nhớ đến Tào Tháo như vậy? Bởi vì thời đổi; Thiệu cần liên lạc với Tháo để đối phó với Công Tôn Toản ở phía bắc.Tào Tháo chưa có cách gì cai quản Duyện Châu đạt hiệu quả, đến lương thực tồn kho cũng đem dùng hết, do vậy mới nghe theo sự sắp đặt của Viên Thiệu. Trình Dục xưa nay vốn là người có nhiều mưu lược thì phản đối kịch liệt, nói:- Nghe nói tướng quân định đem gia quyến gửi sang bên Viên Thiệu đế lấy tín nhiệm. Có chuyện đó không?Tào Tháo gật đầu nói:- Đúng là... Trình Dục nhíu lông mày nói:- Có thể có khó khăn khiến tướng quân phải làm như vậy! Đấy là suy nghĩ thiếu chín chắn. Tướng quân run sợ rồi chăng?Tào Tháo thở dài:- Cũng có khó khăn... nên muốn giải quyết tạm.Trình Dục nói:- Chẳng nhẽ vì khó khăn trước mắt mà tướng quân run sợ? Thiệu có dã tâm muốn nuốt thiên hạ, song chưa làm được. Chẳng nhẽ tướng quân chịu ở dưới trướng loại người như vậy sao? Tôi đã hiểu tướng quân, người có ước mơ như rồng như hổ, không nhẽ lại đành có một kết cục như Vệ Tín hay sao? Ngày nay, tuy Duyện Châu có bị tàn phá, thì chúng ta vẫn còn ba cơ sở quan trọng Quyên Thành, Phạm Thành và Đông A. Hơn nữa chúng ta còn có hơn vạn binh lính có khả năng chiến đấu. Với võ công mưuược của tướng quân, có tôi và Tuân Úc phò tá, mọi người đồng tâm hiệp lực, thì nghiệp bá có thể thành. Hy vọng tướng quân nắm vững quyền lực và suy nghĩ chín chắn hơn?Thực tình Tào Tháo đâu có muốn cúi đầu xưng thần trước Viên Thiệu, đâu có muốn đưa gia quyến đến nơi khác. Trong những năm hỗn loạn đã có không ít những ví dụ như vậy. Lãnh tụ các nước nhỏ, hoặc các đạo quân nhỏ phụ thuộc vào các nước lớn, thường đưa gia quyến của mình đến làm con tin. Và cứ thế, mọi hành động của mình sẽ bị các nước lớn khống chế chặt chẽ. Đến lúc muốn phát triển theo ý mình thì thật khó trong nhiều cái khó. Đó chính là biện pháp uống rượu độc để giải khát...Một người thường suy nghĩ sâu sắc, chu đáo như Tháo sao lại như vậy? Tháo đã gặp phải những khó khăn chưa từng thấy.Người chỉ huy không run sợ trước những thất bại, có thể tạm thời rút lui, nuôi quân chỉnh đốn, rồi lại tiếp tục chiến đấu. Song không có lương thực cho cả một đoàn quân thì còn làm được gì nữa.Khó khăn của Tào Tháo là thế. Tháo hết sức lo lắng. Dù biết mưu mô của Thiệu, song vì muốn có lương thực, nênÂ� Tháo đành phải nghe theo. Trình Dục kiên quyết phản đối, những lời phân tích đầy lý trí của ông là những lời cảnh cáo quan trọng đối với Tháo. Tất cả những cái lợi cái hại Tháo đều biết. Trình Dục là mưu sĩ. Khi mưu sĩ nói ra thì sự việc sẽ rõ ràng hơn, sâu sắc hơn. Tháo loại bỏ ý nghĩ đó.Khi bộ nạ quyết tâm gánh chịu khó khăn, thì một lãnh tụ như Tháo càng phải quyết tâm hơn. Khó khăn không phải của riêng Tào Tháo và Trình Dục. Muốn khắc phục khó khăn phải cần đến ý chí của cả một đoàn quân. Tháo đoán chắc nhiều người cũng suy nghĩ như Trình Dục. Nhưng Tháo thấy cần phải thăm dò ý kiến số đông. Đây là công tác ổn định lòng quân, có ý nghĩa thực tế quan trọng.Tào Tháo nói những ý nghĩ đó với Trình Dục. Trình Dục hoàn toàn tán thành và ủng hộ. Và hai người chia nhau đi tìm Tuân Úc, Tào Nhân, Tào Hồng, Hà Hầu Đôn, Vu Cấm, Lý Điển, Nhạc Tiến cùng các mưu sĩ, bộ hạ khác. Quả nhiên ý nghĩ của số cốt cán này, tuy nói năng chưa đầy đủ, nhưng đều giống ý nghĩ của Trình Dục. Cố nhiên là Tào Tháo rất mừng. Trên cơ sở đó, Tháo mở hội nghị tướng sĩ trung hạ cấp, trình bầy rõ những tình hình khó khăn hiện nay; nên chăng thuận theo lời mời của Viên Thiệu; hay bằng những nỗ lực cá nhân, vượt qua các khó khăn tạm thời...Những lời bộc bạch chân thành của Tào Tháo khiến cho mọi người đều cảm động và biểu thị quyết tâm cùng Tào Tháo đồng cam cộng khổ, vượt qua khó khăn. Tuy lương thực thiếu thốn nhưng lòng quân vẫn ổn định. Vì lương thực quá ít, khẩu phần của từng người chẳng được là bao, nhìn thấy cảnh này, Tào Tháo cảm thấy rất nặng nề, trong lòng khó chịu vô cùng, dù mọi người đều thể tình lượng thứ. Anh em tưởng sĩ phải chiến đấu đổ máu, ngay đến một bữa ăn cũng không ra sao! Bữa ăn, cơm rất ít, phải ăn thêm nhiều rau rừng, chất độn. Tào Tháo tằn tiện như vậy, mọi người khác cũng đều như thế. Đời sống của mọi người tuy khổ, nhưng ai nấy đều lạc quan. Một sức mạnh tinh thần thống nhất từ trên xuống dưới cổ vũ mọi người.Còn có một nguyên nhân nữa khiến Tào Tháo vẫn cảm thấy lòng dạ không được thanh thản. Đó là những bài học đã đúc kết từ các thế hệ trước: Một là, chính trị quan trọng hơn nhiều so với quân sư. Chỉ biết đánh trận không biết giữ nước, thì cũng giống như tron "Lục Thao" nói: Ttrăm trận trăm thắng, nhưng sẽ mất nước". Hai là, lương thực là yếu tố quan trọng nhất. Có binh lính, có vũ khí màương thực thì coi như không có gì cả.Tháo nhớ lại và kiểm tra tất cả những gì bị xem nhẹ hoặc lãng quên trong một thời gian dài. Tháo tự hứa với mình phải luôn luôn nắm những vấn đề cơ bản nhất, không được xem nhẹ. Có như vậy, mới có chỗ đứng, mới hoàn thành được sự nghiệp lớn lao.Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu để sau này Tháo xây dựng những đồn điền cho quân đội và dân chúng.Mấy năm sau nhờ có lương thực dồi dào, Tào Tháo trong "cuộc chiến Quan Độ" đã thắng Thiệu có số quân đông gấp mười lần, phân chia thế lớn thiên hạ.° ° °Mùa xuân năm Hưng Bình thứ hai (195 công nguyên), Tháo cho rằng đã có cơ hội tiến đánh quân Lã Bố đóng ở Lĩnh Thành Định Đào thuộc Sơn Dương. Kỳ thực, mục đích của Tháo là gây nhiễu phán đoán của Lã Bố, thừa cơ đánh úp quân ỷ giác của Lã Bố.Tác phong xuất quân của Tháo thường nhanh như gió, mạnh như sấm. Bởi vậy, khi Định Đào bị tấn công, quân lính phòng thủ trở tay không kịp. Thái thú Tế Âm đành bỏ thành chạy về phía nam đến thành Bảo Nam, một mặt bố trí phòng thủ, mặt khác cho người đến cầu cứu Lã Bố.Quân Tào đuổi gấp đến thành Bảo Nam. Vừa tới chân thành thì quân cứu viện của Lã Bố cũng vừa tới nơi. Quân Tào vẫn bình tĩnh vì mọi hành động của Lã Bố, Tào Tháo đã chuẩn bị để bất cứ lúc nào đều có thể nghênh chiến với quân Lã Bố. Tháo xông của Lã Bố là quân từ xa tới, quân Tào là quân được chuẩn bị sẵn, nên chẳng mấy chốc quân Lã Bố thua, lại chạy về Sơn Dương.Cùng lúc với trận đánh ở Định Đào, Tháo cử Tào Nhân dẫn quân tiến đánh Câu Dương, cánh quân ỷ giác khác của Sơn Dương. Lã Bố không ngờ Tháo lại có thể "hai mũi tên cùng bắn" nên chỉ quan tâm đến Định Đào. Biết được tin Câu Dương cũng bị vây thì đã quá muộn, chỉ còn biết giương mắt nhìn thành Câu Dương bị chiếm. Tướng giữ thành là Lưu Hà bị bắt. Tào Nhân cho trói lại và dẫn giải đến chỗ Tào Tháo.Trong thời gian ngắn, Lã Bố đã mất luôn hai thành, Định Đào và Câu Dương, nên vô cùng nản chí, không thể không rút quân về Đông Bắc.Lã Bố không phải là người kém cỏi, nên đã tự thề với mình là sẽ giành lại Định Đào và Câu Dương. Sau khi đã được nghỉ ngơi, vào đầu mùa hạ, Lã Bố lại quyết định tấn công. Trước hết, Lã Bố sai Tiết Lan, Lý Phong đóng quân ở Cự Dã tuyên chiến với Tào Tháo. Lã Bố và Trần Cung phân tích thấy Tào Tháo thường thích giao chiến với quân chủ lực, bởi thế mới dùng Tiết Lan, Lý Phong để lôi kéo Tào Tháo. Nhằm khi Tháo đang giao chiến với Tiết Lan, Lã Bố sẽ nhanh chóng đưa quân chủ lực đến, dùng số quân đông có tính áp đảo, vây chặt lấy Tào Tháo.Theo dự đoán của Trần Cung, Tào Tháo hay chỉ huy ở ngay hàng đầu quân lính. Nếu bắt hoặc giết được Tào Tháo thì việc lấy Duyện Châu không còn khó khăn gì nữa.Nhưng cả hai đều thất vọng, vì lần này Tào Tháo không tác chiến như trước đây.Tào Tháo cử Tào Nhân đi đánh Tiết Lan, Lý Phong ở Cự Dã, còn mình thì dẫn quân chủ lực mai phục ở giữa đường và cử rều thám tử đi dò la về mọi hành động của Lã Bố. Vì có nhiều thám tử, nên Tháo đã nắm chắc mọi hành động của Lã Bố.Thám tử đến báo: Lã Bố dẫn quân nhanh chóng đến gần Cự Dã.Thám tử lại báo: quân Lã Bố di chuyển nhanh, đã tách khỏi quân chủ lực do Trần Cung cầm đầu khoảng một ngày đường.Tháo cho rằng thời cơ đã đến, không thể bỏ lỡ, cần phải kết thúc nhanh chóng trước khi quân bộ của Trần Cung đến kịp. Tháo quyết định tấn công chớp nhoáng vào quân Lã Bố, khiến Bố thất bại nặng nề.Theo phân tích của Lã Bố và Trần Cung thì Tào Tháo sẽ đánh nhau với Tiết Lan và Lý Phong ở Cự Dã, nên Lã Bố chỉ hành quân theo hướng Cự Dã, không hề chuẩn bị tác chiến. Bởi vậy khi đang hành quân, bọn chúng đã bị quân Tào từ hai bên sườn kẹp lại tấn công.Đang trong lúc hành quân cấp tốc, điều sợ nhất là bị bất ngờ đánh úp, nên chỉ một lúc sau quân Lã Bố đã bị đánh cho thất điên bát đảo. Rất nhiều tướng sĩ trở tay không kịp, bị quân Tào giết sạch.Lã Bố nhìn thấy Tào Tháo chỉ huy binh lính, cảm thấy hoang mang. Rõ ràng Lã Bố đã ở trong một hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm. Quân bản bộ tan nát hết, quân chủ lực của Trần Cung còn ở xa. Cũng may Lã Bố có con xích thố, nên vẫn thoát nạn. Lã Bố coi mình chẳng có trách nhiệm gì với sự sống chết của Tiết Lan, Lý Phong. Lã Bố đánh ngựa, vượt ra ngoài, tháo chạy là tốt nhất.Nhìn thấy Lã Bố bỏ chạy, Tào Tháo không cho truy đuối, chỉ mỉm cười. Tào Tháo nhanh chóng thu quân chạy về tham chiến ở Cự Dã. Tào Tháo đến làm cho thanh thế của Tào Nhân tăn lên gấp bội.Đáng thương cho Tiết Lan và Lý Phong, chống đỡ với quân của Tào Nhân đã đủ mệt, nào ngờ quân Tào Tháo lại từ hai phía vây chặt lại. Quân của Tiết Lan và Lý Phong tuy đã chống đỡ hết mình, nhưng không sao tránh khỏi số phận toàn quân bị tiêu diệt.Sau khi hiệp trợ cùng Tào Nhân đánh chiếm Cự Dã, Tào Tháo vẫn luôn luôn cảnh giác nói:- Số quân bại trận của Lã Bố sẽ gộp vào quân chủ lực của Trần Cung để biên chế lại và tiến công Cự Dã lần nữa. Chúng ta cần bố trí để đón địch.Tào Tháo cho rằng nếu chuẩn bị không tốt, thì cuộc chiến giữa hai bên phải kéo dài. Qua bài học về lương thực, Tào Tháo lệnh cho các bộ phận phải phân tán đi chuẩn bị lương thực, còn bản thân sẽ cùng hơn ngàn tên lính hậu cần ở lại Cự Dã xây dựng công trình phòng thủ.Sau khi hợp quân, Trần Cung và Lã Bố đều cho là nếu bỏ mặc binh lính của Tiết Lan và Lý Phong thì sẽ không lợi cho lòng quân, sẽ tổn hại đến hình tượng của lãnh tụ Lã Bố. Bởi vậy Lã Bố gấp rút hành quân tiến đánh Cự Dã.Tào Tháo không ngờ quân Lã Bố lại tiến đến nhanh như vậy. Với ngần ấy quân hậu cần, không nói đến hội chiến, ngay đến cố thủ giữ thành cũng không làm được. Tào Tháo lại hối hận vì những suy nghĩ thiếu chu đáo, không toàn diện. Bây giờ có triệu hồi các đơn vị phân tán về cũng không kịp...Đang trong lúc khốn đốn, Tào Tháo bỗng nghĩ ngay đến "không thành kế". Lúc bấy giờ, kế ấy là hợp nhất. Sử dụng kế này, cần phải mạnh bạo, tỉ mỉ và khi lâm trận phải hết sức bình tĩnh. Tào Tháo ra lệnh thuọn toàn bộ cơ chiến. Bố trí phụ nữ canh giữ doanh trại, còn mình cùng với ngót ngàn quân hậu cần, nghiêm chỉnh đứng thành hàng ở bên ngoài.Trần Cung và Lã Bố tiến đến gần Cự Dã, nghe nói Tào Tháo bố trận rất kỳ quặc lấy làm nghi hoặc, bèn phi ngựa ra trước trận xem xét. Trần Cung ngồi trên mình ngựa ngắm rất lâu, cũng có nghĩ đến ba chữ "không thành kế". Nhưng có hai điểm đáng ngờ, một là quân chủ lực của Tào Tháo ở đâu? Theo tin tức thì Tào Tháo không còn một chiến trường nào khác. Hai là, ở phía tây chỗ đóng quân của Tào Tháo có một bãi tập rất rộng. Phía nam bãi tập có một cây cổ thụ. Bãi tập là nơi kỵ binh thường luyện võ, cây cổ thụ kia là nơi giấu quân rất tốt.Từ đó, Trần Cung chưa dám kết luận, và trời cũng đã muộn, bèn hạ lệnh đóng trại tại một địa điểm cách phía nam doanh trại của Tháo khoảng mười dặm, chờ đến sáng mai sẽ tính toán tiếp.Tào Tháo thấy Trần Cung bỏ đi, trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Cả đêm hôm đó coi như bình yên vô sự. Nhưng chẳng mấy chốc lại sang ngày thứ hai. Đêm hôm ấy Tào Tháo cử nhiều người thân tín đi triệu các cánh quân trở về. Tào Tháo lại khéo léo bố trí quân lính. Một nửa số quân được giấu dưới chân đê. Nửa số quân còn lại bố trí ở phía trên. Xong xuôi mọi việc, Tào Tháo mới vào trại nghỉ ngơi một lát chờ trời sáng.Trần Cung và Lã Bố cử thám tử suốt đêm thu lượm tình hình và được biết: Hôm qua Tào Tháo đã dùng "không thành kế" vì quân Tào ở bên ngoài. Do đó, hai người quyết định hễ trời sáng là đem quân chủ lực đến đánh.Mờ sáng hôm sau, Lã Bố dẫn quân kỵ binh đến đánh quân Tào ở trên đê. Nhưng khi quân tiên phong sắp sửa tiếp cận quân Tào, thì quân mai phục từ dưới chân đê ầm ầm xuất. Quân kỵ binh tiên phong của Lã Bố bị đột kích bất ngờ, liền hoảng hốt. tháo chạy, làm tan rã cả hàng ngũ quân bộ vừa tấn công tới. Quân Lã Bố hỗn loạn giẫm đạp lên nhau. Trước tình hình ấy, Tào Tháo cho kỵ binh dàn hàng tiến đánh. Quân Lã Bố chết nhiều phải lui về đại bản doanh. Lã Bố biết mình đã mất hết cơ hội, bởi vì Tào tướng quân sẽ nhanh chóng đưa toàn bộ lực lượng đến phát động chiến tranh tiêu diệt lớn, quân lính của mình không phải là đối thủ của Tào tướng quân! Nghĩ đến đây, Lã Bố cảm thấy sờ sợ, bèn dẫn toàn bộ quân lính ra đi ngay trong đêm đó.Lã Bố và Trần Cung đều chưa nghĩ đến kết cục như thế này. Lã Bố vò đầu vò tai, vừa căm, vừa giận. Trần Cung luôn lắc đầu và thở dài, hối hận không kịp. Cả hai người đều hiểu, quân lính mất hết ý chí chiến đấu, sĩ khí giảm sút, đành phải rút lui. Song Tào Tháo lại thừa thắng đuổi tới, người người phấn chấn, tư thế anh hùng. Xem chừng Tào Tháo quyết không bỏ qua. Trần Cung và Lã Bố đều thấy tốt nhất là từ bỏ Duyện Châu, đầu quân với Lưu Bị bên Từ Châu.Chiến sự truyền đến kinh thành. Tháng mười, Hán Hiến đế chính thức bổ nhiệm Tào Tháo là Châu mục Duyện Châu.Với danh nghĩa là Châu mục, Tào Tháo có điều kiện giương cờ gióng trống, cướp thành đoạt đất. Sau đó hai tháng, Tào Tháo cho quân đi đánh em của Trương Mạc là Trương Siêu cố thủ Ung Khâu. Trương Siêu không còn đường chạy, bèn xấu hổ mà tự vẫn.Trương Siêu giữ thành Ung Khâu cũng rất ngoan cường. Bản thân mẫu mực, suốt đêm không rời mặt thành. Người người cũng đều như vậy. Nên lúc đầu, quân Tào dù tiến quân mãnh liệt đến mấy cũng không phá nổi. Thời gian kéo dài, quân Tào thương vong không í. Bởi vậy, sau khi chiếm được Ung Khâu, Tào Tháo vô cùng bực dọc, đã chém giết cả nhà Trương Siêu, duy có Trương Mạc là trốn thoát.Mạc dẫn quân sang chỗ Viên Thuật. Trên đường lánh nạn, trông Mạc ủ rũ chẳng khác loài chó của nhà có tang. Tướng sĩ không ai muốn về với Viên Thuật, họ tìm cách giết chết Trương Mạc, rồi ai đi đường nấy, nhiều người về quê cày ruộng.Qua hơn một năm chiến đấu mới lấy lại được Duyện Châu, Tháo mới hiểu muốn giành được thiên hạ nếu chỉ dựa vào vũ lực thì chưa đủ, còn phải biết cai trị, giữ vững bản doanh. Nếu không, quân sự dù có mạnh đến mấy cũng chưa chắc đã làm được gì!
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương