Tha Cho Em Được Không?

Chương 11: Chung Nhà



Hôm nay dường như là một ngày rất may mắn với tôi đúng không nhỉ. Mọi thứ tôi đều ưng ý, đặc biệt là thuận lợi thuê phòng ở gần trường Melbourne. Căn phòng rất rộng rãi và thoải mái. Tôi đặt vali xuống, bắt đầu sắp xếp đồ đạc và trang trí căn phòng. Trên tủ vẫn là bức ảnh mà Thomas tặng, những bức ảnh lúc ở khách sạn được đính ở tủ lạnh thì bây giờ tôi dán chúng lên cửa tủ áo quần. Sắp xếp ổn thõa đâu vào đó xong, tôi kéo rèm để ngắm trời.

Bầu trời đêm hôm nay đầy sao, cảnh tượng ở đây đẹp hơn là tôi đã nghĩ. Hít một hơi thật sâu, tôi quyết tâm ngày mai sau khi thăm trường xong sẽ đi mua sắm những thứ cần thiết và hôm sau nữa sẽ bắt đầu đi xin việc làm. Tôi rất lo lắng vì bản thân là người ngoại quốc thế nên tìm kiếm một công việc thực sự không dễ dàng gì. Tôi muốn có công việc ổn định rồi mới báo về cho bố mẹ và bạn bè, chí ít điều này không làm cho họ lo lắng. Thực sự một thân một mình ở đất khách quê người như thế này thì rất vất vả, nhưng tôi có niềm tin là mình sẽ vượt qua được. Và trong Kinh Thánh đã có một câu nói thế này “Ngày nào có sự đau khổ của ngày đó”. Không nên quá lo lắng, trước mắt là phải ngủ để mai còn đi “học”.

“The University of Melbourne”. Cho dù bây giờ tôi thực sự đang đứng trước cổng trường nhưng trong lòng vẫn có một cảm giác khó tả và như đang mơ vậy. Logo của trường vẫn thế vẫn là hình một lá chắn màu xanh bên trên có hình nữ thần Victory trong màu váy trắng giữ vòng nguyệt quế của mình cùng các ngôi sao của Southern Cross. Theo trí nhớ thì trường này có 12 trường cao đẳng nhỏ mà được gọi là college. Trong 12 college nhỏ này có 7 khu nằm thành vòng cung, được gọi là Cao đẳng Crescent và nằm trong khuôn viên của trường. Mỗi khu cao đẳng nhỏ rất đẹp và cổ điển. Có lẽ tôi thích nhất là St Mary college bởi tên gọi và thiết kế độc đáo của trường. St Mary bao gồm một thư viện, phòng hướng dẫn, các phòng thực hành âm nhạc, phòng chờ sinh viên và các cơ sở công nghệ thông tin. Nhớ lúc còn học ở Việt Nam, ngày nào tôi cũng lên mạng tìm kiếm thông tin học, đặc biệt là khóa Thạc sĩ Kiến Trúc của đại học Melbourne. Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại thích Úc đến vậy. Bao nhiêu học bổng nhưng chỉ chọn học bổng của Úc. Nếu giấy báo nhập học của tôi đến sớm hơn thì tôi đã là sinh viên của trường. Nếu tôi gặp Long muộn hơn một chút thì có lẽ đã không bị xoáy vào kế hoạch của anh ta.

- Không được đi. Tôi không cho phép em đi!

- Tại sao? Nếu tôi du học thì cũng xa Nguyên Quân vậy, anh ấy cũng đau khổ vậy, anh còn muốn gì nữa? – tôi to tiếng với hắn.

- Không cần phải nói nhiều với tôi. Không được là không được. Nếu cô ngoan cố, tôi sẽ cho Quân ngồi tù. Cô tin không?

- Anh...

Dù sao cũng đã ba năm trôi qua, giờ có nhớ lại thì chẳng còn thay đổi được gì nữa. Hôm nay là ngày tôi bắt đầu lại mọi thứ, vì thế những gì liên quan đến anh ta cũng nên được đưa vào quên lãng. Có lẽ tôi không hận anh ta như tôi tưởng.

Tham quan St Mary xong, tôi tiếp tục tham qua những cao đẳng nhỏ khác của cao đẳng Crescent, hết Trinity, đến Ormond và cả hội trường Medley nữa. Mang trong mình cảm giác hồi hộp và lo lắng, tuy chỉ là đi tham quan khuôn viên trường nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm tự hào và mãn nguyện như là một sinh viên ở đây vậy. Chỉ lòng vòng trong trường ba giờ đồng hồ mà số ảnh chụp được đã hơn 600 tấm nhưng tôi vẫn chưa có ý ngừng chụp ở đây. Tiếp tục đưa máy lên và chụp cảnh khuôn viên nhộp nhịp của trường. Có những bạn sinh viên vừa đi vừa đọc sách, có những bạn đạp xe đến khu thư viện, lại có những bạn nữ ngồi nói chuyện dưới những gốc cây. Tôi cũng nhớ mình từng có một thời sinh viên đẹp như vậy, năng nổ tham gia các phong trào, hoạt động trường lớp, cảm giác tự hào khi được trao học bổng cũng như cảm giác lưu luyến với mối tình đầu kia của tôi vậy. Tôi mỉm cười, mối tình đầu, lặng lẽ và đơn phương.

Sau khi nhờ các bạn sinh viên chụp hộ mình vài bước thì tôi ra khỏi trường. Sau đó tôi đi đến một chợ nhỏ cách đây cũng không xa, sắm những vật dụng cần thiết cho mình. Khi xong mọi việc thì cũng đã trưa lắm rồi. Bụng òng ọc kêu lên tôi mới quên mất là sáng giờ mình chưa ăn gì cả. Sau khi gọi về cho bà Beck báo bà là tôi sẽ không ăn trưa cùng vợ chồng bà được tôi tìm ngay một quán KFC gần nhất và gọi một suất gà rán lớn và một cốc coca bự. Lâu rồi mới có thể ăn thoải mái như thế này. Trong khi ăn tôi mở laptop và lựa những bức hình đẹp nhất để đăng lên. Biết rằng chẳng có ai sẽ theo dõi blog này nhưng tôi cũng muốn gửi gắm đâu đó niềm vui này.

Thông báo cho biết chị ấy có status mới. Tôi vội click vào, vừa lo lắng vừa nhẹ nhõm vì ít ra chị ấy đã cập nhật blog. Nhưng nội dung của status của chị không thể ngắn gọn hơn “Missing” (mất tích). Tôi suy nghĩ một lúc comment cho chị ấy “Yahoo của tôi là cenci_tran chị có thể add và chúng ta nói chuyện được không?”. Có lẽ sâu trong lòng tôi vẫn muốn được nói chuyện cùng chị, muốn trực tiếp được chị an ủi chứ không phải chờ đợi comment trên blog này. Hy vọng chị sẽ sớm add tôi và chúng tôi có thể được trò chuyện nhiều hơn.

Tôi chọn một số tấm đẹp chụp ở St Kilda, một bức hình chụp tôi với anh pha chế dễ thương ở Dr Jekyll, vài tấm ở trường đại học và một tấm căn nhà mới của mình. Trong ảnh là một căn nhà tương đối rộng được sơn màu trắng, trước nhà là một chiếc cổng sắt và một vườn cây nhỏ. Phía trước sân được treo rất nhiều chậu hoa, bên hông ngôi nhà là một chiếc xích đu nhỏ đủ màu. Tôi ngẫm nghĩ một lúc liền gõ một dòng cho bức ảnh này “Chắc chắn đây sẽ là một hạnh phúc mới”.

Vì chỗ này gần nhà và tôi nghĩ mình còn nhớ đường nên tôi lựa chọn phương án đi bộ về nhà. Vừa tiết kiệm tiền lại làm quen luôn đường mới, phố mới. Việc cấp thiết nhất bây giờ là tìm một công việc để có một ít thu nhập. Tiền để giành của mình, lần trước mua đồng hồ cũng hết đi một nửa, còn tiền ở thẻ đỏ thì chẳng biết còn bao nhiêu nữa. Xin được việc làm có thể không sớm điện nên lát nữa về nên gọi về cho bố mẹ, Lan và Quỳnh báo bình an thì tốt hơn. Cứ vờ nói họ là đã kiếm được một công việc rồi vậy.

Đi mãi cũng đến nhà, vừa bước vào cổng thì nhìn thấy ông Smith đang tưới cây, tôi chào ông rồi đi vào nhà. Mùi bánh thơm phức tỏa ra từ trong bếp, tôi liền chạy tọt vào bếp.

- Bà ạ, bà đang nướng bánh gì thế ạ? – tôi chạy đến bên cạnh bà và tỏ ra vô cùng thân thiết. Tôi thích cảm giác này, mọi người như là người thân của tôi vậy.

- Bánh bơ nhân việt quất. Thế cháu đã ăn chưa? – bà cũng tỏ ra hiền hòa và nhẹ giọng với tôi.

- Rồi bà ạ, cháu ăn ở KFC. – tôi thè lưỡi, người lớn đa số không thích ăn fastfood.

- Đừng mãi ăn ở đó, chẳng bổ béo gì cả. Muốn ăn gì bà có thể nấu cho cháu ăn. Chỉ có ông với bà ăn thì buồn lắm, cháu đi đâu thì cũng cố về ăn với ông bà nhé?

- Vâng ạ. – bà thực sự làm tôi cảm động. Tôi chỉ mới ở đây hai ngày nhưng bà rất quan tâm tôi. Và tôi cũng thực sự mến bà. – bà nướng bánh nhiều thế kia á? Bà tính cho ai ạ? Cháu không ăn nhiều thế đâu? Hì hì.

- Tối nay có khách đến. À Trần này, tối nay sẽ đến một người nữa. Anh ta cũng thuê phòng như cháu. Bà vẫn còn phòng nên vẫn cho thuê. Cháu không ngại chứ?

- Bà cứ gọi cháu là Anh ạ. Anh bà nhé. Bà là chủ cơ mà, sao lại hỏi cháu ạ, cháu không sao cả. Mà anh ta có đẹp trai không bà? – tôi cười hì hì với bà, sao lại không ngại cơ chứ, anh ta là nam, tôi là nữ. Vô cùng ngại ý chứ.

- Bà sợ cháu ngại, vì anh ta là đàn ông mà. Bà cũng chưa biết nữa. Khi nãy anh ta mới gọi điện thoại hỏi còn cho thuê không, bà bảo còn rồi anh ta bảo tối anh ta đến khuya. Bà làm luôn mẻ bánh lớn để cả nhà cùng ăn. Tối nay ăn ít thôi, để bụng tối ăn bánh nhé.

- Yes, madam. Chắc chúng cháu cũng không ảnh hưởng gì nhiều đâu ạ. Cháu đang tính kiếm việc làm bà ạ. Nếu xin được rồi thì cũng không chạm mặt người ta nhiều đâu ạ.

- Cháu muốn xin việc gì? Bà có thể giúp cháu.

- Được không ạ? Nếu có thể cháu muốn vào một công ty thiết kế nội thất ạ. Nhưng cháu nghĩ là hơi khó vì cháu là người nước ngoài, tuy bằng cấp không tệ nhưng vẫn là người nước ngoài. Ngoài ra cháu còn muốn đi dạy đàn piano ạ. Dạy hợp đồng cho trường học hay dạy kèm đều ok cả ạ.

- Để bà tìm hiểu giúp cháu nhé, bà sẽ nhờ con trai giúp xem sao. Tuy nó không làm ở lĩnh vực này nhưng có lẽ giúp được cháu. – bà thực sự làm tôi cảm động, ở nơi đất khách này mà gặp được vợ chồng bà có lẽ là điều may mắn nhất của tôi.

- Yes, madam. Thanks a lot. – tôi chạy đến ôm chầm lấy bà. – bà có thể thương cháu như con bà không?

- Đương nhiên, con gái ạ. – bà vỗ nhẹ vào cánh tay của tôi đang ôm bà. Lâu lắm rồi tôi mới có cảm giác gia đình thế này. Cảm ơn bà nhiều lắm, bà Beck ạ!.

Ăn cơm chiều với ông bà xong tôi chẳng biết phải làm gì, ở đây cũng chẳng có biển để ngồi ngắm, nên tôi phụ bà làm sốt cho bánh nướng. Bà bảo sau này sẽ chỉ tôi làm nhiều kiểu hơn nữa. Chắc chắn rồi bà ạ, cháu sẽ ở đây lâu mà. Sau khi hoàn thành tác phẩm, tôi bảo bà cứ nghỉ ngơi để tôi dọn bãi chiến trường kia. Xoay một chập mọi thứ cũng xong. Tôi tính ra ngồi xích đu ngắm sao thì bắt gặp hình ảnh hai ông bà ngồi ở xích đu. Bà tựa đầu vào ông, ông cầm tay bà hôn nhẹ. Tôi tựa mình vào cửa, có lẽ đó là hình ảnh mà tôi hằng mơ ước. Tôi chẳng biết mình ngắm được bao lâu thì bị ông bà phát hiện.

- Hì hì, cháu mới ra đây thôi ạ, ông bà cứ tiếp tục. – tôi đỏ mặt, tính chuồn lên trên phòng.

- Tiếp tục cái gì chứ. Khi nãy cậu kia bảo cậu ta gần đến đấy. Cháu có muốn đợi không? Hay lên phòng nghỉ một lúc đi, lát xuống đón khách với bà.

- Cháu lên phòng bà nhé, lát bà nhớ gọi cháu xuống đấy ạ. Cháu không muốn bị mất phần đâu, nước sốt có công cháu đấy nhé. – nói xong tôi cười với ông bà, chào ông bà rồi xoay người lên phòng.

Bà muốn tôi lát cùng thức với bà để đón vị khách kia là chính tỏ ý đã xem tôi như người nhà, cũng như một chủ nhà đón khách vậy. Nghĩ thế nên tâm trạng vui vẻ hẳn. Tôi nghĩ mình cần chọn một bộ đồ thật đẹp để đón khách, rất lịch sự và còn thể hiện được sự hiếu khách. Lựa mãi lựa mãi thật chẳng cái nào vừa ý cả. Những bộ tôi treo trong tủ kia toàn mua ở siêu thị Coles lúc còn ở St Kilda. Toàn là quần sooc và áo phông. Cái váy hồng bà Génie tặng thì giặt chưa kịp khô, làm sao đây. Lại phải lục vali. Lúc xếp áo quần tôi không treo cái váy này lên. Khi bỏ đi tôi cũng chỉ mang vài bộ đồ của mình và cái váy này của người đó. Là một váy trắng dài đến mắt cá chân, kiểu dáng đơn giản, anh ta tặng tôi lúc còn ở Maldives. Áo quần anh ta mua cho tôi không phải là ít nhưng cái váy này anh tự chọn cho tôi khi chúng tôi cùng nhau đi mua sắm ở Maldives. Tôi vẫn nhớ lúc ấy anh ta bảo tôi mang váy trắng là thích hợp nhất và cứ khăng khăng lấy cái này. Không suy nghĩ nhiều nữa, vì chẳng còn đồ nào để mang nên phải mặc tạm chiếc váy này.

Tôi cầm máy ảnh chạy xún nhà bếp, liền chụp lấy chiếc bánh bơ thơm ngon bà đặt trên bàn thì đúng lúc bà vừa đi vào.

- Bà ạ, cháu không ăn vụng nhé! – tôi giơ 2 tay lên nói với bà.

- Bà có bảo thế đâu. Cháu mang váy này rất xinh nhé!

- Hê hê, thật không hả bà? – tôi cười gian xảo.

- Thật, cháu muốn chụp ảnh à.

- Vâng ạ. À bà ơi, cháu gọi ông vào ông bà cháu mình cùng nhau chụp vài kiểu nhé.

- Để ông chụp giúp hai bà cháu nào. – vừa dứt lời tôi liền nghe tiếng ông sau lưng.

- Ông đợi cháu lên lấy chân máy nhé, lát nữa chúng ta sẽ chụp ảnh cả nhà ông nhé. – chưa kịp nghe ông nói, tôi đã phóng lên phòng. Lấy lẹ cái chân máy đã bị tôi bỏ xó ở góc phòng.

- Đây cháu hẹn 10 giây nhé. Ông bà đứng đẹp nào. Kìa kìa, cho cháu một chỗ ở bên với ạ. Xong, cháu bấm đây. – tôt liền tọt đến bên bà ôm chặt bà, bên kia ông cũng ôm chặt bà.

Chúng tôi còn chụp thêm nhiều kiểu nữa. Có hình tôi chụp riêng với ông hoặc với bà như tôi là con gái ruột của ông bà vậy. Còn có một bức nữa chụp tôi đứng giữa ông bà, hai ông bà ôm chặt tôi, và ba người tôi người rất tươi. Tôi rất thích bức này, ngày mai nhất định đi rửa và treo trong phòng.

Đang còn mải mê ngắm ảnh, thì bên ngoài có tiếng xe taxi đến. Ông chạy ra đón khách trước, còn tôi thì ở bên trong giúp bà bày bánh.

Đến khi một giọng tiếng anh trôi chảy vang lên thì tôi hoàn toàn hóa đá.

- Chào bà, chào cô, Lam Anh! Cô cũng ở đây à? – anh ta hoàn toàn kinh ngạc.
Chương trước Chương tiếp
Loading...