Thám Tử Kỳ Duyên

Chương 36



Chương 36

---

- Khoan đã!

Một tiếng nói vang lên, những dân quân kia dừng lại. Tạm thời khoan hãy trấn áp (!) những kẻ gây rối. Một người đàn ông khoác trên mình bộ cảnh phục của lực lượng cảnh sát 113, chân mang bốt đờ sô, lưng đeo còng số tám dắt khẩu súng lục. Người đàn ông đó rất to con vạm vỡ, anh ta tiến lại gần Khôi nguyên.

- Là chú nữa sao? Tiền sử “đánh người gây thương tích” của chú đã chất đầy kho lưu trữ rồi kia kìa. Nói đi, lần này chú lại vì lý dó gì mà động tay động chân?

- Anh Hạo à! Cũng may là lần này có anh, nếu không em đã nhừ xương với mấy chú dân quân đây rồi. – Khôi Nguyên còn pha trò. - Hừm, anh phát mệt với chú rồi đó. Về đồn nào!

Thế là, chúng tôi bị đưa về đồn. Rất nhanh chóng, anh Hạo thả chúng tôi về. Trước khi chúng tôi rời khỏi. Anh ấy còn nhắc nhở Khôi Nguyên: - Khôi Nguyên à! Lần này, thì không như những lần trước đâu. Chú có biết cái thằng mà chú vừa “côn” cho giữa mặt là thằng nào không hả?

- Em chẳng cần biết nó là thằng nào, thấy nó bố láo quá nên em muốn dạy cho nó một bài học thôi.

- Nó là thằng em thứ ba của đại ca Phong đấy!

- Em không biết đại ca Phong là thằng nào hết. Ngay cả anh mà cũng sợ nó sao?

- Chú mày thật là… vẫn chứng nào tật nấy, coi trời bằng vung. Đại ca Phong là thằng đầu gấu nhất khu vực này đấy, những tay giang hồ vùng lân cận cũng phải sợ nó.

- Thế sao anh không thộp cổ nó đi.

- Chú làm như dễ lắm vậy. Nhà nó có quen biết rộng lắm! Chú nghĩ loại tầm thường mà tồn tại được đến ngày hôm nay sao? Nay chú động phải thằng em nó, thể nào nó cũng tìm chú báo thù.

- Ồ, vậy thì có chút nghiêm trọng đấy!

- Đâu chỉ có chút. Quá nguy hiểm đi chứ! Chú nên lánh đi một thời gian thì hay hơn.

- Em chẳng đi đâu cả, một mạng đổi một tá mạng, dại gì mà em không đổi. Nếu nó đụng tới em, em sẽ chuẩn bị ba trái lựu đạn, một khẩu Ak… đợi lúc tụi nó tụ tập đông đủ ném lựu đạn vào, sau đó càng quét một lượt hết những thứ rác rưởi đó ra khỏi xã hội cho người dân được yên ổn mà làm ăn.

- Chú còn nói đùa được sao? Nghe lời anh lần này đi. Tránh voi chẳng xấu mặt nào.

- Cám ơn anh Hạo . Bữa nào rảnh em sẽ mời anh đi nhậu. Còn bây giờ em phải đi rồi, chúng ta đi nào Ngọc Diệp! ---

Buổi sáng hôm sau, lúc 8h30. Anh Quốc Việt tìm đến nhà gặp chúng tôi trong bộ dạng gấp gáp.

- Có tin tức về con chuột nhắc Bính Lù rồi đấy Khôi Nguyên.

- Ồ, lão ta đang ở đâu?

- Rất nhiều khả năng, lão đang trốn trong căn nhà tại con hẻm 1B...

- Ở đó sao?

- Cậu đã biết rồi hả?

- Tớ và Ngọc Diệp đã từng theo dõi Hải Yến. Căn nhà đó rất đáng ngờ, nếu cậu không đến gặp tớ thì tớ cũng sẽ nói với cậu. Đã đến lúc chúng ta phải thăm hỏi chủ nhân của căn nhà đó rồi.

Nhưng khi chúng tôi đến nơi, thì căn nhà đó đã không còn một bóng người. Dù chúng tôi đã tính trước, và tiếp cận nó một cách khá bất ngờ. Nhưng, đã muộn. Vậy là chúng tôi đến chậm một bước nữa, để Bính Lù chạy thoát.

- Hừ, tớ điên lắm rồi đấy Khôi Nguyên. Đường đường là một chỉ huy cao cấp của tổ trọng án, mà lại để một tên chuột hôi như vậy qua mặt.

- Cũng không thể trách bản thân mình được Quốc Việt à! Bọn này không chỉ một hai tên đâu.

- Cậu tin chắc thời gian qua lão đã ở trong căn nhà này sao?

- Ừm.

- Chẳng lẽ cứ để lão qua mặt chúng ta hoài vậy ư?

- Cứ để cho lão chạy đi. Giống như mèo vờn chuột vậy đó. Đến khi chúng ta muốn bắt, sẽ bắt được lão.

- Hình như cậu không còn mặn mà lắm với lão nữa?

- Tớ đã nói sao nhỉ? Cái lão phàm phu tục tử đó không thể làm được trò trống gì ra hồn đâu. Nhưng, chúng ta cần lão vì lão nắm giữ những manh mối liên quan đến ông Trịnh Vỹ và đám người Hoa kia. Bản thân lão thì không nói làm gì, mà những kẻ nào đang chống lưng cho lão, giúp lão trốn thoát khỏi chúng ta, bọn người đó là ai? Giữa chúng và lão Bính Lù đó có quan hệ gì? Thế nên, chúng ta phải tiếp tục lùng bắt lão... nhưng từ đây tới khi bắt được lão, chúng ta cần biết thêm nhiều thông tin liên quan như tớ vừa mới nói. Cái tổ chức đứng đằng sau lưng lão ấy Quốc Việt à! Chúng ta sẽ bắt trọn cả ổ, cậu thấy sao?

- Đó là công việc tớ đang làm còn gì. Nếu được như vậy thì quá tốt.

---

Tạm chia tay anh Quốc Việt chúng tôi đến nhà ông Ca Lạy để tìm kiếm thêm những thông tin liên quan đến ông Trịnh Vỹ.

Căn nhà của ông Ca Lạy vẫn chống chọi được với hoàn cảnh. Bằng chứn là nó vẫn đứng đó, ọp ẹp và siêu vẹo, nhưng, chưa đến mức đổ sụp xuống.

Vẫn kiểu tiếp khách xưa cũ, “nhà bác không có trà chỉ có nước lọc thôi” nói rồi ông Ca Lạy rót nước vào những cái ly đã ố màu, đẩy sang cho tôi và Khôi Nguyên.

Bà Hai vẫn ngồi trên chiếc ghế mây với bộ dạng thất thần, vô cùng lặng lẽ...

- Bác Ca Lạy chơi với ông Trịnh Vỹ đã lâu, thế bác có nghe nói đến một người phụ nữ tên là Thủy Tiên không?

- Ồ! Về người phụ nữ đó thì không những bác có nghe ông Trịnh Vỹ nhắc thường xuyên. Mà còn biết được bí mật của ông bà ấy nữa kia.

- Bí mật ư?

- Đúng vậy cậu Khôi Nguyên à! Cậu cũng biết rồi, bác đã dã từ với rượu, nhưng, hồi đó bác xin thú thật mình cũng là một con bợm đấy. Mỗi lần uống say lên, ông Trịnh Vỹ lại kể về cuộc đời của ông ấy cho bác nghe. Chủ yếu là chuyện tình cảm hôn nhân của ông ấy. Thực ra, trước khi lấy bà Thanh Mai ông ấy đã có tình cảm với một người phụ nữ khác. Người đó chính là mối tình đầu của ông, và không ai xa lạ, nàng thơ đó lại chính là bà Thủy Tiên sắc nước nghiêng thành. Nhưng, mối tình đó đã không đi đến được chặn dừng chân cuối cùng. Con ngựa mỏi gối và té quỵ trên đường đời. Bà Thanh Mai – vợ của ông Vỹ - bà ấy cũng chẳng sung sướng gì đâu khi lấy ông. Vì trước đó, bà cũng có một mối tình đầu với một sĩ quan cảnh sát thời chế độ cũ.

- Thế mà cháu nghe bà Hiền kể, ông Trịnh Vỹ rất thương bà Thanh Mai. – Tôi thấy khó hiểu.

- Ngọc Diệp không biết đấy thôi. Đó chỉ là biểu hiện bên ngoài của ông Vỹ. Ông ấy luôn tỏ ra là yêu thương vợ. Và bà Thanh Mai cũng luôn tỏ ra trước mặt thiên hạ là yêu thương chồng. Nhưng thực chật, họ không hợp nhau.

- Nếu như vậy thì tại sao họ lại lấy nhau nhỉ?

- Chuyện dài lắm Khôi Nguyên. Nhưng tóm lại là như vậy; Cuộc hôn nhân đó là do cha mẹ của bà Thanh Mai sắp đặt. Khi đó chàng thanh niên Trịnh Vỹ mới vừa tốt nghiệp ngành xây dựng còn chân ướt chân ráo. Trong thời gian thực tập tại công ty xây dựng của ông Kiến Thành – ba của Thanh Mai – Trịnh Vỹ và ông Thành (sau này là bố vợ của Trịnh Vỹ) quen biết nhau. Ông Thành sau nhiều lần tiếp xúc với chàng trai Trịnh Vỹ, đã rất vừa mắt, ông đã chấm Trịnh Vỹ làm con rể để chuyển giao quyền thừa kế và điều hành công ty sau này. Bởi ông Thành chỉ có hai cô con gái. Oái ăm thay cả hai cô đều đem lòng yêu một tay sĩ quan đẹp trai, với sở thích phóng đãng, ăn chơi, gái gú qua đường. Cô con gái đầu đã có thời gian bị ông Thành từ vì đã bỏ nhà theo gã phóng đãng đó. Sau này, cô ấy mới trở về với chồng và thằng bé (hậu quả của thời tuổi trẻ đam mê hào nhoáng). Đã lấy chồng, và có cuộc sống mới nên cô con gái đầu của ông Thành cũng nguôi quên đi mối tình cay đắng với tay sĩ quan ăn chơi. Nhưng cô em (bà Thành Mai) thì hình như vẫn còn lưu giữ hình bóng người tình của cô chị. Khôi ai có thể lý giải được tại sao cô gái trẻ Thanh Mai nết na, hiền thục lại đi say mê một con ngựa bất kham như gã đàn ông phóng đãng đó. Để chấm dứt tất cả những ảo mộng mê muội của cô con gái kế, ông Thành một mực ép cô kết hôn với Trịnh Vỹ. Ây... – Ông Ca Lạy thở dài khi nhớ lại câu chuyện.

- Bác kể tiếp đi ạ! – Tôi nóng ruột, tò mò.

- Phải nhiều phen đau đớn, khổ sở lắm! Thanh Mai mới nuốt nước mắt, lên xe hoa cùng người mà mình không yêu. Cuộc sống hôn nhân của hai người ấy thời gian đầu chua chát lắm! Bác nhớ có một lần ghé lại nhà ông ấy chơi, khi đó ông Vỹ đã mắng bà Thanh Mai dữ lắm! Ông ấy căm ghét việc bà Thanh Mai, đã chung chăn gối với ông ấy, mà đầu óc lúc nào cũng ôm ấp tình cũ. Chưa bao giờ bác thấy ông Vỹ đánh vợ mình, nhưng chửi rủa bà ấy thì thật thậm tệ. Về sau này, tính cách của ông Vỹ có thay đổi nhiều so với thời trai trẻ, ông ấy trở nên đằm tính hơn.

- Ông Trịnh Vỹ thì vì nguyên nhân gì mà bỏ người yêu là bà Thủy Tiên để lấy bà Thanh Mai, bác có biết không?

- Biết chứ Khôi Nguyên. Lúc say ông ấy tâm sự hết. Ông ấy thú nhận đó là một sai lầm lớn nhất trong đời mình, việc ông ấy đã bỏ rơi bà Thủy Tiên để lấy một người mà mình không yêu. Lý do cũng xưa như trái đất rồi, đến ngày hôm nay người ta vẫn quan niệm rằng, người đàn ông phải coi sự nghiệp là trên hết, chuyện nhi nữ thường tình gạc qua một bên. Vì tiền tài, danh vọng mà người ta bất chấp tất cả, kể cả hạnh phúc của chính bản thân mình Khôi Nguyên à! Bác xem những người đó là những kẻ bất hạnh, bị trời đày... tại sao lại phải vì một thứ hư ảo đó mà làm khổ mình. Tiền bạc nhiều thì sao? Danh tiếng lừng lẩy thì đã sao? Đứng trước cuộc đời vô thường này những thứ đó chỉ là những cái vỏ ốc trống rỗng. Bác không nhiều tiền, không có danh tiếng... nhưng bác sống rất hạnh phúc... một túp lều tranh hai quả tim vàng. – Nói rồi ông Ca Lạy âu yếm nắm tay bà Hai đang ngồi giống như thân ma vật vờ. Nhìn cái cảnh của ông bà ấy, tôi càng thấm thía hơn những thứ gọi là hạnh phúc ảo mộng. Một kiểu tự an ủi chính mình. Căn nhà chưa biết đổ xuống lúc nào chôn vùi hai thân già với hai quả tim vàng. Mới hay, hạnh phúc khó có thể đạt được nếu thiếu thốn tiền bạc, và danh tiếng. Vấn đề là con người ta có làm chủ được đồng tiền và danh tiếng hay không? Hay lại làm nộ lệ cho những thứ đó để rồi chuốc lấy đau khổ. Tùy thuộc vào tư duy và góc nhìn của chúng ta thôi.

- Nói như vậy, tức là, ông Trịnh Vỹ đã bỏ bà Thủy Tiên để lấy bà Thanh Mai. Để rồi, sau đó nhận ra mình đã quyết định sai lầm, thì hối hận không kịp.

- Đúng vậy Khôi Nguyên. Thực ra, chính bà Thủy Tiên đã chủ động chấm dứt với ông Vỹ, bác cũng không hiểu nổi tại sao bà ta lại làm như vậy. Hồi con trẻ, bà ấy đẹp lắm! Hoa hậu gì gì thời bây giờ thua xa. Hận đời hay sao đó, cô gái sắc nước hương trời ấy lại ném bản thân mình là đóa hoa nhài vào bãi cứt trâu Phước Tuệ - một thằng cha mà bác nghe ông Vỹ kể lại đã thấy ghét cay, ghét đắng, - xưa giờ bác ghét nhất mấy thằng đàn ông vũ phu, thu bạo.

- Một cuộc hôn nhân như thế thì khổ cho bà ấy quá!

- Quá khổ đi chứ Ngọc Diệp. Hai người phụ nữ ấy, ai cũng có nổi khổ riêng. Nhưng thực tế đập vào mắt bác lúc đó là bà Thanh Mai. Mang trong mình cốt nhục của ông Vỹ nhưng ông ấy lại không thừa nhận.

- Bác bảo sao cơ? – Khôi Nguyên hơi chồm người về phía trước. Thông tin ông Ca Lạy vừa mới đề cập đã thu hút sự quan tâm của anh ấy.

- Lần đó bác tận mắt chứng kiến hai vợ chồng họ cãi nhau. Bà Thanh Mai vốn dĩ hiền hòa, nhu mì nên bà ấy không đáp lại những lời lẽ cay độc của chồng. Ông Vỹ khi đó đã sỉ nhục bà thậm tệ, nói bà không bằng một con đĩ. Và cho đinh ninh, rằng đứa con bà đang mang trong bụng không phải là con của ông, mà chính là thứ nghiệt chủng của bà Thanh Mai với gã phóng đãng kia. Bà Thanh Mai khóc hết nước mắt thanh minh, rằng đó là con của ông Vỹ, và cầu xin ông đừng nghĩ bậy bạ mà tội cho đứa nhỏ. Thế rồi, ông Vỹ cũng bỏ đi uống rượu với bác. Bác đã lựa lời khuyên nhủ ông ấy, nhưng lúc đó tuổi đời của bác còn trẻ quá, ông Vỹ nào chịu nghe. Ông cứ bỏ mặc bà Thanh Mai, lúc sinh cô Hoàng Lan xém chút nữa bà đã chết vì sự vô tâm của chồng. Sinh ra đứa con gái tội nghiệp, không có tình thương của cha, ngay cả cái tên của đứa nhỏ cũng phải tự đặt cho con. Hai mẹ con họ rất thân với nhau, con bé Hoàng Lan nó yêu mẹ tha thiết lắm! Ngày bà Thanh Mai mất, nó khóc dữ lắm! Bác và những người đến dự đám tang hôm đó nhớ như in. Con bé nằm lăn lóc khóc giữa trời mưa bão, chiều hôm đó cũng lạ. Mưa như trút nước, lạnh tím da tím thịt... vậy mà nó cứ khóc... mọi người ra kéo nó vào trong, nó rị lại nhất quyết không chịu vào nhà, hình như nó muốn chết theo mẹ nó, nó không thích ba nó, người đã bỏ mặc nó từ lúc mới lọt lòng.

- Sau đó thì sao hả bác?

- Chắc bà Hiền đã kể cho cậu nghe rồi.

- Dạ, bà Hiền có nói ông ấy rất thương cô Hoàng Lan.

- Đúng vậy. Sau khi bà Thanh Mai mất. Ông Vỹ rất hối hận, cũng từ ngày đó ông đổi tính hẳn. Ông trở nên rất yêu thương cô con gái mình, đôi lúc tình yêu của ông ấy dành cho Hoàng Lan khiến bác lấy kỳ lạ. Một kiểu tình thương chẳng giống ai cả.

- Như vậy là sao ạ?

- Bác nhớ có một lần đang ngồi uống trà nói chuyện với ông Vỹ tại nhà ông ấy. Lúc đó Hoàng Lan cũng ở trong nhà. Cũng nói luôn là thời điểm đó Hoàng Lan đang học lớp 9. Bác nghe có tiếng huýt sáo bên ngoài, khoảng 10 phút sau, Hoàng Lan đi ra khỏi nhà, được một lát thì vào lại hay tay đút trong túi áo, cử chỉ có chút lo lắng như thể sợ người ta phát hiện ra điều gì đó của mình. Ông Trịnh Vỹ trông thấy thì gọi cô ấy lại, bảo cô ấy đưa thứ trong túi ra cho ông ấy xem. Hoàng Lan rất nghe lời, lấy từ trong túi ra một lá thứ được xếp vuông vứt đưa cho ông Vỹ. Ông Vỹ xem thư xong, liền đó chạy ra bên ngoài đuổi theo người đã đưa thư cho con gái ông. Ông Vỹ đuổi kịp cậu nhóc đó, ông đã mắng cậu ta rất dữ, xém chút nữa đã đánh cậu ta nếu bác không can kịp. Sự việc rất đơn giản thôi, thằng nhóc đó viết thư tán tỉnh Hoàng Lan. Nhưng, nó đã không ngờ đến phản ứng của ông Vỹ, bác cũng bị bất ngờ với lối hành xử của ông ấy. Dường như ông Vỹ rất khắc khe, phải nói là quá khắc khe và đặc biệt “nhạy cảm” với những kẻ có “ý đồ” với con gái ông. Ông Vỹ thường viện cớ, lấy lý do học hành ra để biện minh cho sự cấm đoán quá tay của mình. Cậu thấy đó Khôi Nguyên, một tình yêu phụ tử gần như chiếm hữu, thế nên bác mới nói là kỳ lạ.

- Không phải chỉ có bác mới thấy lạ đâu. Ngay cả cháu khi nghe bác kể lại cũng thấy vậy. Rõ ràng , đó là một thứ tình yêu chiếm hữu. Ông Trịnh Vỹ giống như xem cô Hoàng Lan là một viên bảo ngọc lúc nào cũng ôm khư khư bên mình vậy.

(…)

---

Từ chỗ nhà ông Ca Lạy ra, tôi và Khôi Nguyên tiếp tục vừa đi vừa bàn chuyện.

- Khôi Nguyên, anh có cảm giác gì không?

- Cảm giác về vấn đề gì cơ?

- Về quan hệ cha con của ông Trịnh Vỹ với cô Hoàng Lan. Có gì đó rất khác thường ở đây.

- Ý của cô là phản ứng thái quá của ông ta, đối với những mối quan hệ tình cảm của con gái mình?

- Ừm.

- Đầu óc tư hữu của con người không chỉ đối với tài sản vật chất, mà còn đối với một con người cụ thể. Nhưng, ở ông Trịnh Vỹ, điều đó mãnh liệt hơn những người khác nhiều. Cô ấy không chỉ là tài sản vật chất của ông ấy mà còn là tài sản tinh thần nữa đấy Ngọc Diệp.

- (…) – Tôi định nói tiếp với Khôi Nguyên thì giật mình khựng lại, bấu chặt lấy cánh tay ảnh.
Chương trước Chương tiếp
Loading...