Thám Tử Sài Gòn

Chương 26: Lời nhắn ở hiện trường - Chương thử trí 1



Một vụ án với đầy những mâu thuẫn trong lời khai của các nghi can.

Dấu vết duy nhất còn sót lại ở hiện trường là một dòng chữ bằng máu... nhưng đã bị xoá không thể nào đọc được. 

Chỉ qua lời kể lại liệu thám tử trẻ tuổi đẹp trai nhà mình có thể tìm ra hung thủ? Tất nhiên là được rồi. 

Nhưng bằng cách nào thì phải đọc truyện mới biết được. 

Nhớ ủng hộ cho mình bằng cách tặng điểm ái mộ nhé.

——————

Có tất cả 6 nghi can, đều là những người đang sống và có mặt trong khuôn viên dinh thự trong khoảng thời gian nạn nhân bị sát hại. Bao gồm con trai lớn của nạn nhân Lê Thanh Hoàn, con trai thứ Lê Thanh Hồ, con gái út Lê Thanh Thiên Lý, Em trai nạn nhân Lê Thanh Nam, cháu trai nạn nhân - con ông Nam - Lê Phước Viên và người quản gia ông Lê Minh Tâm.

Hãy bắt đầu hỏi từng người về bằng chứng ngoại phạm và những điều liên quan khác.

Nghi can thứ nhất, ông Lê Minh Tâm, 52 tuổi, quản gia của gia đình nhà Lê Thanh, người đầu tiên phát hiện ra nạn nhân. Một người quản gia với vẻ ngoài của một quý ông. Ông ấy cứ như chỉ vừa bước qua tuổi 40. Thân hình cao ráo nhanh nhẹn như các thanh niên, khoé mắt tuy có nếp nhăn nhưng nhìn vẫn rất tươi trẻ. Và cái kiểu mặc áo ghi lê đen khoác ngoài khiến ông ta trông cứ như chủ của ngôi biệt thự này vậy.

- Vì sao ông qua căn hộ của ông Kiếm vào lúc 8 giờ 30? - Kỳ Nhân hỏi.

- Tôi đến để thu dọn bữa sáng đã mang sang trước đó thưa ngài cảnh sát.

- Nói vậy là trước đó ông đã đến căn hộ một lần? Vào khi nào?

- Vào trước 6 giờ sáng tôi có đem điểm tâm và thuốc sang chỗ ông chủ, nhưng lúc đó ông chủ vẫn đang ngủ. Vì vậy như thường lệ tôi để điểm tâm trên bàn ở phòng khách và đi về.

- Làm sao ông biết ông chủ của mình vẫn đang ngủ?

- Tôi thấy cửa phòng ngủ vẫn đóng, vả lại ông chủ thường thức dậy sau 6 giờ 30.

- Sau đó ông làm gì? Có ai chứng kiến không? Ông vui lòng nói rõ về thời gian.

- Sau khi trở về từ chỗ ông chủ tôi vào bếp để chờ mọi người dùng bữa sáng. Khoảng 6 giờ 10 tôi nấu bữa sáng cho cậu Viên. Khoảng gần 7 giờ thì tôi được ông Nam nhờ pha dùm một tách cà phê. Tiếp đến là cậu ba và cô út kêu tôi nấu bữa sáng. Sau khi mọi người đã ăn xong, tôi ở lại nhà bếp rửa bát rồi chuẩn bị một số thứ cần thiết theo như yêu cầu của cô út. Khoảng 7 giờ 45 cô út vào bếp để làm món bánh cho bữa trưa, tôi luôn ở cạnh để phụ giúp cô các công việc vặt. Cho đến 8 giờ 30 thì tôi mới qua chỗ ông chủ.

- Như vậy là từ trước 6 giờ 30 cho đến trước 7 giờ ông chỉ ở một mình?

Bằng một giọng đều đều người quản gia trả lời câu hỏi của điều tra viên Kỳ Nhân.

- Như đã khai báo thưa ngài cảnh sát, tôi phải luôn có mặt ở nhà bếp để chờ phục vụ bữa sáng, bất kỳ lúc nào, cho mọi người trong nhà

- Tôi hiểu rồi! Nghĩa là ông sẽ không thể tự ý bỏ đi đâu nếu mọi người chưa dùng xong bữa sáng.

- Đúng vậy thưa ngài cảnh sát.

- Ông có chìa khoá căn hộ của ông chủ?

- Tôi có chìa khoá của tất cả các phòng thưa ngài cảnh sát.

- Ngoài ông ra còn ai có chìa khoá căn hộ của ông Kiếm không?

- Ông chủ cũng có chìa khoá căn hộ của mình.

- Ồ! Tất nhiên là tôi biết điều đó. - Kỳ Nhân chống chế. - Ý tôi là có ai có thể lấy được chìa khoá căn hộ từ ông không?

- Tôi cam đoan là không. Tôi luôn giữ chìa khoá bên người.

- Nói vậy tức là ông là người duy nhất có thể ra vào căn hộ của nạn nhân.

- Nếu như được ông chủ cho phép thì bất kỳ ai cũng có thể ra vào căn hộ của ông chủ thưa ngài cảnh sát.

- Ồ! Tất nhiên là tôi biết điều đó. - Kỳ Nhân chống chế, một lần nữa. - Tất cả mọi người đều là người thân của nạn nhân, nên sẽ không khó để ra vào căn hộ. Ý tôi là khi ông đến căn hộ lần đầu vào sáng nay căn hộ vẫn đang khoá trong chứ?

- Đúng vậy thưa ngài cảnh sát, căn hộ vẫn đang khoá trong.

- Vậy ở lần sau khi đến căn hộ ông nhìn thấy những gì?

- Khi vừa đến trước căn hộ, tôi thấy trên nền sân đất có một hàng dấu dép hướng ra.

- Ông không nhìn lầm chứ? Sao chỉ có một hàng dấu dép hướng ra?

- Tôi nhớ rất chính xác thưa ngài cảnh sát.

- Xung quanh căn hộ còn có lối nào có thể đi được không?

- Do ông chủ thiết kế hàng kiểng rào kín xung quanh nên chỉ có một lối duy nhất để qua căn hộ là đi qua nền sân đất thôi.

- Nhà giàu vậy mà không cho đổ si sân cho sạch à?

- Về việc này tôi nghe nói ông chủ đang đặt thợ đào hồ nuôi cá và xây cầu để đi lại.

Suy nghĩ của người giàu và người nghèo đúng thật là khác nhau.

- Ông có nhận ra dấu dép đó là từ đôi dép nào không?

- Đó là dấu của loại dép đi lại dùng chung trong nhà, mọi người khi muốn đến căn hộ ông chủ thường sử dụng loại dép này để tránh bẩn giày cá nhân. Những đôi dép như vậy tôi luôn đặt sẳn ở các cửa ra vào nhà chính.

Vận dụng khả năng suy luận của một điều tra viên cấp thành phố, Kỳ Nhân kết luận một điều mà mọi người đều biết rõ.

- Như vậy là ông không thể biết được dấu dép đó là của ai.

- Rất tiếc là tôi không thể biết được thưa ngài cảnh sát.

- Ông nghĩ vì sao chỉ có một hàng dấu dép hướng ra? Chẳng phải sẽ hợp lý hơn nếu có thêm một hàng hướng vào sao?

- Dĩ nhiên là do trời mưa lớn đã xoá mất hàng dép đi vào. Chẳng phải nền sân rất ướt sao?

- Ồ! Tất nhiên là tôi biết điều này! - Chống chế quá nhiều lần sẽ khiến mọi người nghi ngờ rằng thật ra là Kỳ Nhân không biết câu trả lời hay không biết cách đặt câu hỏi. - Ý tôi là ông có biết chính xác thời gian cơn mưa bắt đầu và tạnh hẳn không?

- Cơn mưa trái mùa đầu tiên đến khá bất ngờ, có lẽ là từ sau 6 giờ 30 một chút đến 8 giờ. 

- Sau khi phát hiện ra nạn nhân ông có đụng vào nạn nhân hay chỗ nào ở hiện trường không?

- Tôi có lại gần và gọi ông chủ nhưng không thấy ông chủ trả lời nên tôi lập tức điện thoại cho mọi người tập trung lại căn hộ. Những việc thế này dù sao cũng nên để các cô cậu chủ quyết định.

- Nghĩa là ông không "vô tình" chùi đi dòng chữ viết bên cạnh xác nạn nhân?

- Tất nhiên không rồi thưa ngài cảnh sát. Tôi còn chẳng biết ngài đang nói đến dòng chữ nào. Như đã nói tôi chỉ lại gần và gọi ông chủ nhưng không thấy ông chủ trả lời nên tôi lập tức điện thoại cho mọi người tập trung lại căn hộ. Chỉ có vậy thôi thưa ngài.

- Thôi được, thế theo ông ông chủ của mình và những người trong gia đình có mâu thuẫn gì không?

- Tôi nghĩ là ông chủ không có mâu thuẫn với ai cả. Tối hôm qua sau khi công bố di chúc ông chủ và mọi người còn cùng nhau trò chuyện vui vẻ đến tận hơn 10 giờ thì mới về nghỉ. Có tôi và các cô cậu chủ cùng đưa ông chủ về căn hộ của mình mà.

- Còn ông? Ông có điều gì không hài lòng về ông chủ của mình không?

- Tôi không có gì không hài lòng về ông chủ của mình cả thưa ngài cảnh sát.

- Còn một chuyện nữa, ông và ông Kiếm có họ hàng gì với nhau đúng không? - Kỳ Nhân nhìn xoáy vào người đàn ông đang ngồi trước mặt mình.

- Hả? - Có một chút bối rối, nhưng người quản gia cũng kịp định thần lại và trả lời rất quả quyết. - Tất nhiên là không thưa ngài cảnh sát.

***

Nghi can thứ hai là con trai lớn của nạn nhân, anh Lê Thanh Hoàn, 30 tuổi, giám đốc đương nhiệm của công ty gia đình Thanh Hoà. Người đàn ông cao lớn với gương mặt thuần Á Đông, mái tóc cắt gọn gàng, ăn bận đơn giản, tuy nhiên nếu để ý kĩ sẽ nhận ra anh ấy đang mặc áo thun màu hồng pastel của Dolce and Gabbana, quần jeans của H&M và đồng hồ Rolex 1992.

- Vào thời điểm từ 6 giờ 30 sáng cho đến khi phát hiện ra nạn nhân anh đã ở đâu và làm gì? Có ai làm chứng không? - Kỳ Nhân hỏi.

- Các ông nghi ngờ tôi sao?

Một phản ứng hợp lý trong tình huống thế này.

- Đây là các thủ tục điều tra cần thiết. Yêu cầu anh hợp tác.

Một xử trí hợp lý trong tình huống điển hình thế này.

- Tôi làm việc trong phòng riêng, đến 8 giờ 30 thì nghe mọi người gọi báo về chuyện của bố thì tôi mới ra khỏi phòng.

- Có ai làm chứng cho anh không?

- Không có.

- Anh không ra ngoài ăn sáng sao? Người quản gia không phục vụ bữa sáng cho anh sao?

- Không. Tôi không có thói quen ăn sáng vào cuối tuần.

- Anh có mâu thuẫn với bố mình về di chúc phải không?

- Không có. Di chúc bố tôi cũng đã lập và thông qua trước mọi người trong nhà, phần lớn cổ phần công ty và các tài sản đều giao lại cho tôi. Tôi chẳng có gì không hài lòng về di chúc cả. Mà cho dù không nhận được gì thì tôi cũng không bao giờ đi giết bố của mình. Ông là một người bố tuyệt vời, ngay cả khi mẹ chúng tôi mất đã lâu ông cũng không hề có ý định tái hôn.

- Anh 30 tuổi mà vẫn chưa lập gia đình sao? Có phải vì điều này mà anh và bố của mình mâu thuẫn?

Đàn ông 30 tuổi vẫn chưa lập gia đình đâu phải là chuyện lạ, trong tình huống này đáng lẽ Kỳ Nhân nên hỏi "Bố anh hẳn rất muốn anh sớm lập gia đình, nhưng anh thì chưa, vì vậy mà anh và bố của mình mâu thuẫn?" thì sẽ hợp lý hơn.

- Tôi chỉ là chưa cưới, nhưng đã chuẩn bị cho việc tổ chức lễ ăn hỏi vào giữa tuần sau. Tôi biết bệnh tình của bố nên cũng muốn đẩy nhanh quá trình... vậy mà...

Có thể cảm nhận được một nỗi buồn sâu sắc trong những lời nói nghẹn ngào của nghi can. Người đàn ông cao lớn vừa bước qua ngưỡng cửa trưởng thành, sở hữu trong tay những điều mà hầu hết những người đàn ông khác đều thèm muốn. Hoá ra cuộc sống của người giàu cũng không dễ dàng.
Chương trước Chương tiếp
Loading...