Thành Phần Cá Biệt
Chương 23: C23: Lẽ Đương Nhiên
- Này cô kia, đứng lại, đứng lại!! Mới vào năm học mà cô không để cho tôi yên được hảaaaaa??????Giọng nói kéo dài của bác bảo vệ rải khắp hành lang. Nếu có người tò mò ngó ra khỏi cửa, họ sẽ thấy hình bóng Trịnh Gia Ái Lạp ôm cặp chạy thục mạng phía trước, bác bảo vệ cầm gậy dài ì ạch đuổi theo sau. Chuyện là buổi đầu đi học năm lớp 7, con nhỏ nào đó vẫn quen thói ngủ nướng, thành ra lúc tốc chăn ra được khỏi giường đã là 9 giờ rồi. Trường cấp II Thanh Lịch luôn có một bác giám thị túc trực ngoài cổng tra hỏi lí do đi trễ hoặc nghỉ tiết, có giấy phép mới được mở cổng cho vào. Mà hôm nay bố mẹ Ái Lạp đều đi làm sớm, lấy đâu ra giấy mà cho vào trường? Thế là Ái Lạp quyết định vác theo cái ghế nhựa dài đi học, sau khi tới trường thì đặt nó ở gần bờ tường để leo vào trong.Khổ cho con bé, ăn ở thế nào, lúc leo xong đáp đất vô tình đáp luôn vào mặt bác bảo vệ đang đi tuần. Bác ăn nguyên quả giày trắng của Ái Lạp, tức giận vơ gậy đuổi rượt con bé cả quãng đường dài:- Trịnh Gia Ái Lạp cô đứng lại cho tôi!!!!- Cháu xin lỗi màaaaaa.....!!! Bác cứ ghi cháu vào sổ là được không phải saooo...?Lúc sau bác giám thị cũng nhập cuộc, song tiếc thay hai người đàn ông lớn tuổi không tài nào bắt nổi ranh con lớp 7. Rốt cuộc quá mệt cho hai cái thân già, bác bảo vệ cùng giám thị bỏ cuộc, dắt nhau về dưới gốc cây trứng cá để uống trà đàm đạo, nói xấu đứa học sinh cá biệt lớp 7A.- Tớ biết ngay là thể nào cậu cũng sẽ đi muộn mà!Quỳnh Giao chống tay đứng ở cửa lớp, tức giận phồng má mắng Ái Lạp. Nhỏ lớp trưởng cầm sẵn quyển sổ ghi lỗi trên tay, cứ nhấc lên nhấc xuống mãi chưa ghi vào. Ái Lạp biết nó muốn bao che cho mình liền mỉm cười tươi rói, véo má nhỏ lớp trưởng cưng chiều rồi tự giác ghi tên mình vào.- Việc tư xen việc công là không tốt đâu nhé, lớp - trưởng!Ái Lạp thì thầm vào tai Quỳnh Giao, vô tình phả hơi nóng vào lớp trưởng khiến cho con nhỏ đỏ hết mang tai. Quỳnh Giao méo mặt đứng im 30 giây, tiếp đó ôm khuôn mặt đỏ bừng, run rẩy thu tiền phạt của Ái Lạp vào ví. Ái Lạp gật đầu tán dương Quỳnh Giao, bước vào trong lớp.- Tiết sau tiết chủ nhiệm hả?Ái Lạp đặt cặp xuống hỏi, Bảo ngồi góc xong khẽ hé một bên mắt như đáp lời. Cậu yên lặng nhìn Ái Lạp thu dọn chút sách vở để lên bàn rồi gối lên đó. Hai ánh mắt chạm nhau, Ái Lạp nhếch môi cười nhẹ, má áp lên bắp tay:- Nhìn gì thế?- Không có gì.Bảo quay mặt sang chỗ khác, tim trong lồng ngực đập hơi nhanh. Cùng lúc ấy cô chủ nhiệm đã bước vào lớp. Sau khi ra hiệu cho tất cả học sinh ngồi, cô nói:- Năm mình có bạn mới chuyển vào, các em hãy đối xử tốt với bạn nhé.Mới dứt lời, cả lớp đã nhộn nhịp hẳn lên. Bốn bàn một túm vào với nhau để đoán xem bạn mới nam hay nữ, cao hay thấp, trông sẽ ra sao. Cô giáo đưa tay vẫy ra ngoài cửa, mọi người tò mò lập tức ngoái theo. Vài tiếng ồ bật ra khỏi cuống họng, đôi mắt xanh biếc hút hồn khẽ đảo. Trịnh Gia Ái Lạp cùng Bảo ngồi cuối lớp vẫn chưa hoàn hồn, Bảo theo phản xạ bật dậy, túm lấy cổ áo Ái Lạp kéo vào phía trong, bản thân mình thì đầy cảnh giác ngồi ra ngoài.- Xin chào, tôi tên là Cường, từ hôm nay sẽ học ở đây. Mong các cậu giúp đỡ.Trong trí nhớ của Ái Lạp, mỗi lần Cường cúi đầu là mái tóc dài của cậu sẽ theo đó xoã xuống, sượt qua mặt con bé. Nhưng lần này khi Cường cúi đầu chào hỏi, hiển nhiên không có sợi tóc nào rơi ra cả. Vì chúng đã được cắt tỉa vô cùng gọn gàng, mặc dù trông vẫn óng mượt như thế.- Em muốn ngồi đâu?Lớp Ái Lạp là lớp chọn, chương trình học nặng hơn nhiều so với các lớp khác. Năm vừa rồi đã có kha khá bạn chuyển đi do không chịu nổi áp lực, thành ra lớp hiện tại còn thừa rất nhiều chỗ trống. Cô giáo muốn cho Cường tự chọn chỗ ngồi cũng bởi lẽ này, chỉ là cô không ngờ Cường lại đòi thế chỗ người ta:- Cô đẩy bạn nam bàn cuối kia ra chỗ khác được không ạ?- Ừ?Cô chủ nhiệm đờ người, âm thầm mò mẫm sổ đen ở túi sách. Sổ đen đâu sổ đen đâu, cái kiểu nói chuyện như thế này, khác biệt bao nhiêu so với màn chào hỏi đầu năm đầy "ấn tượng" của hai đứa cuối lớp? Tại sao mấy em học sinh cá biệt hay thích ngồi bàn đấy thế nhỉ?Đón nhận ánh mắt xanh lạnh của Cường, Bảo khó chịu ho khan. Song tiếng cậu hơi to, làm cho hầu hết cả lớp phải quay xuống nhìn. Cảm nhận được mùi thuốc súng ngầm giữa hai người, trí tưởng tượng của con dân lại bắt đầu bay cao, bay xa....Cường cười híp mắt, hàng lông mi dài giống như lớp đệm nâng lên hai con ngươi xanh óng ánh. Cậu làm khẩu hình miệng, tuy không ai nghe được nhưng Bảo lại hiểu rất rõ ràng. Đó là "Đã làm bóng đèn một lần, tốt nhất nên làm nốt cả đời". Bảo khinh thường nhếch mép, không cho là đúng mỉm cười dịu dàng đáp lại. Bảo nói: "Biến!"Chỉ một từ thôi nhưng đã bao hàm cả trời ý nghĩa. Nếu ánh mắt có thể giết người, Cường không biết đã bị đâm bao nhiêu đao. Hơn cả thế, không khí xung quanh phảng phất cỗ khí lạnh, người ta không dám nhìn vào đôi mắt dưới mái tóc xoà của Bảo, đồng thời không dám ho he chen vào giữa chiến cuộc đang căng.À quên mất, trong lớp này ngoài Bảo và Cường ra thì còn một con không bình thường. Nó xem Cường mấp máy môi rồi lại trông Bảo môi mấp máy, khó hiểu tràn ngập. Ái Lạp không rõ tại sao Cường với Bảo cứ nhìn nhau đắm đuối mà cười, kì lạ bật thốt:- Hai đứa chúng mày bị điên à?Đứng trước lớp nhìn nhau cười lúc lâu, khác quái gì mấy thằng trốn trại?- Ái Lạp, cậu có muốn chuyển chỗ không?Cường bỗng dưng chuyển hướng sang Ái Lạp, Bảo nghe xong cũng quay đầu nhìn con bé. Thoáng chốc tầm ngắm của cả lớp đã tụ hết về phía này, cô giáo vẫn đang bận ghi chép gì đó, có vẻ như định thêm tên Cường vào danh sách đen. Hàm ý của Cường là nếu Bảo không chịu đổi chỗ thì Ái Lạp có muốn đi ra ngồi chỗ khác với Cường không, tiếc thay Ái Lạp không hiểu. Nó trợn mắt, tưởng Cường định mang đội phó của nó đi, thế là đập bàn quát:- Thu cái mắt thách thức đấy lại, tôi cầm bút xiên thủng mắt cậu bây giờ! Kiếm chỗ khác mà ngồi!Quỳnh Giao vốn đã lo lắng bồn chồn từ lúc Cường đòi ngồi cạnh Ái Lạp. Cô bé không rõ vì sao Cường quen được Ái Lạp, cũng không hiểu Cường có ý đồ gì. Tuy nhiên, Cường từ xưa đến nay luôn là một thằng con trai khó hiểu. Quỳnh Giao đợi Ái Lạp ra quyết định xong liền vội vàng bật dậy vẫy Cường, tránh cho Bảo với Cường xông vào đánh nhau, đến lúc đấy không biết sẽ loạn thế nào.- Anh anh, ra đây ngồi với em. Ngồi đây cũng gần Ái Lạp mà, nhanh lên!Trước đây Quỳnh Giao ngồi dãy khác, nhưng sau khi các bạn đi bớt thì con bé đã bê sách lên chuyển đến bàn trước bàn Ái Lạp. Việc cũng đến nước này, Cường đành thở dài, chấp nhận tiến về gần Quỳnh Giao. Trường cấp II Thanh Lịch không phải là không hay có học sinh ngoại quốc chuyển về. Thế nhưng ngoại hình của Cường quá nổi bật, khiến cho người ta tuy không có ý gì mà cũng phải liếc trộm mấy lần. Quỳnh Giao tập trung sự chú ý vào mái tóc ngắn của Cường, giơ tay lên sờ một chút, chắc chắn không phải đeo tóc giả mới hỏi:- Sao anh lại cắt tóc? Rõ ràng em khuyên cả trăm lần anh vẫn không chịu cơ mà?Cường không phản ứng gì, tiếp tục lôi sách vở từ trong cặp ra. Cậu nhớ đến những lần Ái Lạp cọ mũi vào tóc mình, cảm tưởng như con bé chỉ thân cận với cậu vì thứ mùi trên tóc, trên cơ thể, nên Cường quyết định cắt phăng mái tóc dài quá lưng của mình đi. Hình như trong phút chốc, cậu có chút cảm giác đố kị với mái tóc của mình.- Vướng, cắt.Cường lạnh nhạt đáp. Quỳnh Giao nhận được câu trả lời ngắn gọn liền hiểu rằng Cường không muốn đề cập đến, bèn không hỏi sâu nữa.- Để vực dậy tinh thần học tập của học sinh sau kì nghỉ Tết vừa rồi, nhà trường mình quyết định tổ chức hội thao. Đây là thông báo và mẫu đơn đăng kí tham gia, Quỳnh Giao lên phát cho các bạn.Cô chủ nhiệm ghi vài dòng lên bảng, mới dứt lời đã bị đám học sinh phía dưới nhao nhao phản bác. Chúng nó cầm tờ đăng kí cùng với dòng chữ "bắt buộc tham gia" in đỏ, uể oải than vãn:- Sao lại thế hả cô ơi, học không học cứ tổ chức mấy cái này làm gì...- Tinh thần học tập thì liên quan gì đến đại hội thể thao hả cô? Logic gì kì vậy?- Thể nào cũng thu phí tổ chức cho mà xem. Đấy em biết mà!- Ôi cái trường này....- Tôi không biết! Nhà trường dặn dò thế nào tôi về truyền đạt lại với anh chị thế đó. Anh chị nào thích ý kiến cứ làm đơn trình bày hiệu trưởng, đừng có than vãn với tôi!Cô giáo tức nhận cầm thước gõ mạnh, ngay lập tức mồm đám học sinh im tịt. Cô hài lòng ghi các khoản thu lên bảng, hướng dẫn sơ qua về cách tham gia, sau đó bước ra khỏi lớp.- Ở trong này ghi là chỉ cần đủ 6 người một đội, không nói rõ có cần cùng lớp không.Quỳnh Giao đọc lướt qua tờ thông báo, quay xuống nói với Bảo và Ái Lạp. Cô bé nhớ tới An và Trí, giờ thêm Cường, thế là nhóm này đã đủ 6 người.- Giải nhất là "thích làm gì cũng được"?Ái Lạp chỉ cho Quỳnh Giao một dòng có gạch chân, bộ não thiên tài bắt đầu nhảy qua nhảy lại cả nghìn ý nghĩ. Hãy tưởng tượng mà xem, những tháng ngày đi học trễ mà vẫn được vào trường sẽ tươi đẹp ra sao. Nó sẽ không cần trèo tường, hay bị hai vị già ngồi dưới cây trứng cá rượt đuổi khắp nơi nữa.- 6 người 6 nguyện vọng cơ?Bảo cũng khá bất ngờ với lối chơi lớn này của nhà trường, giải thưởng hấp dẫn thế này thì ai chả muốn tham gia. Đoạn cậu nhìn lên phần phí thu, bỗng chốc đã hiểu ra hoàn toàn.Hoá ra là muốn cả trường tham gia, để kiếm ít thu chi ra vào.Mẹ nhà trường!- Đây rõ ràng là lột tiền công khai, hơn nữa là lột mà làm cho nạn nhân cam tâm tình nguyện!Trí ở lớp khác cũng nghiến răng nghiến lợi vò nát tờ thông báo, khóc thầm điền tên. Vì sao phải hi sinh như vậy? Vì anh mơ về một thế giới không có kiểm tra giữa kì, kiểm tra cuối kì, kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng, vân vân. An chẳng ngoại lệ, cơ mà chị không giỏi thể thao, chứ chị mà thắng, chị sẽ đòi cái trường này vài tỉ, cho bõ tiền nhà trường lột của mình.Ai ai cũng chỉ mãi mê đọc thông báo mà không để ý góc dưới cùng tờ đăng kí, phần cam kết và điều lệ, có một dòng chữ siêu siêu nhỏ ghi rằng: "Nhà trường chỉ đáp ứng mọi nguyện vọng của người thắng cuộc trong phạm vi cho phép".Đời ấy mà, căn bản là nhiều nỗi buồn.***- Thế có nghĩa là Ái Lạp thi chạy, Trí thi bật nhảy, chị thi vượt chướng ngại vật, Bảo thi đập gạch, Cường thi vác gạo còn Quỳnh Giao thi múa dây?An đọc một lượt lại tờ danh sách, có chút khó khăn nuốt nước bọt. Chị chần chừ mãi không điền được vào tờ đăng kí, rốt cuộc đập bàn hét:- Nhưng vượt chướng ngại vật là combo của mấy trò đấy mà? Sao chị thi được?!- Thế thì đổi, chị thi chạy còn tôi vượt chướng ngại vật.Ái Lạp bỏ miếng nem chua rán vào miệng, nghĩ rằng thi cái gì chả được, đằng nào nó chả thắng. Bảo ngồi bên cạnh đeo tai nghe nhạc, đầu tựa vào vai Ái Lạp, vứt tờ đơn của bản thân cho Quỳnh Giao ghi hộ. Cường có vẻ vẫn chưa thích ứng được với nhóm này, cậu nhíu mày nhìn ra ngoài đường đầy khói xe, đoạn quay lại trông Bảo điềm tĩnh ăn nem chua, lòng ớn lạnh. Bảo đồng cảm với thái độ của Cường, lần đầu cậu theo chân Ái Lạp đi ăn nem chua cũng không chịu được cái cảnh ăn trong bụi bẩn khắp nơi như thế này.Nhưng mà khổ, Ái Lạp nó đút vào tận mõm cho, không ăn cũng ngại, sợ đội trưởng buồn.- Nghe bảo Nim gì gì bên lớp gì gì đang có ý định mời Bảo vào team người ta hay sao ấy.An bỗng dưng nhớ ra chuyện quang trọng, mau miệng báo cáo với Ái Lạp. Miếng nem chua gần đến miệng Ái Lạp dừng lại giữa không trung, nó nhẹ nhàng đặt nem xuống bát, nhẹ nhàng hất mái tóc xoăn, nhẹ nhàng cười thật là dịu dàng:- Không được đâu, Bảo phải đi với tôi mới hợp.Bảo giật cả mình, cái đầu lười nhác lập tức bật thẳng dậy. Tất cả mọi người đều tròn mắt nhìn Ái Lạp. Ái Lạp cũng hiểu sao mình đã nói hơi lố, vậy nên ho nhẹ hai cái, chữa lại:- Ý tôi là.... Hợp vệ sinh....- ....- .....- Trịnh Gia Ái Lạp...- Huh?- Câm mồm hoặc tao giết chết mày!Bảo cay độc nói.Chuyện gì phải đến rồi cũng sẽ đến. Quả đúng theo lời An nói, sáng sớm hôm sau Ái Lạp đã thấy bóng Nim thấp thoáng ngoài cửa. Thật ra con bé cũng chẳng nhớ lắm nét mặt Nim, song cô bạn kia cứ nhìn chằm chằm Bảo đang tựa tường ngủ trong lớp, nên Ái Lạp đoán ngay được đó là đối tượng An bảo.Ái Lạp nhắm mắt, khẽ thở hắt. Nó đi lướt qua Nim để bước vào, tới khi đến gần bàn thì dừng lại một lúc. Sau khi chần chừ, Ái Lạp cũng chịu gọi Bảo dậy, chỉ cho Bảo con người đang thập thò ngoài cửa rồi dặn dò:- Mày mà bỏ team đi theo gái, tao bẻ cổ mày!- Không đến lượt mày quyết, nhỉ?Bảo từ tốn đáp lời, cầm theo cái máy nghe nhạc đi ra ngoài cửa lớp. Ái Lạp xì dài, mặc kệ đặt cặp xuống ngồi. Nó nghịch điện thoại lúc lâu vẫn không thấy Bảo vào, chân rung rung, ngó trộm phía đằng cửa.Ối ối ối hình như Nim muốn chạm tay Bảo kìa!Ơ vl cái thằng vũ phu kia nó đẩy con bé một phát ngã bán mặt cho đất bán mông cho trời kìa!Tiếng ngã quá to làm Ái Lạp cùng mấy thành viên trong lớp phải quay ra nhìn. Ái Lạp vội vàng đặt máy xuống để chạy ra, tuy nhiên nó bị Bảo lừ mắt doạ nên không dám ra hẳn ngoài. Bang chủ bang Thống Trị Thế Giới phải đứng dựa tường hóng chuyện cùng mấy mem trong lớp, mà tai Ái Lạp thì đương nhiên thính như chó rồi, ngoài kia lao xao cái gì nó đều nghe được cả.- Trời ơi con nhỏ kia ngu quá, dây vào Bảo làm gì!- Lại một đứa muốn bị dẫm cho nôn cả ruột già ra ngoài.Vài đứa nhớ lại phân cảnh Bảo đạp chị sao đỏ lớp 8 ở quá khứ, rùng mình bàn tán. Chúng nó ngó qua khe nhỏ giữa cái rèm cửa, tranh nhau nhìn. Ái Lạp ngược lại không nhốn nháo như vậy, nó khoanh tay lẳng lặng dựa lưng cạnh tường, đầu hơi gục xuống, tuy không thấy gì nhưng nghe thôi cũng đủ để tiếp thu những thông tin cần thiết. Vẻ mặt Ái Lạp sâu xa, có hơi khó chịu nhưng đành câm nín lựa chọn không xen vào việc của Bảo.Đánh con gái là khốn nạn lắm thằng cờ hó này!- Tôi... Tôi rất muốn thắng giải thưởng lần này. Bảo khoẻ thế, không thể giúp tôi chút sao?Vành mắt ửng đỏ, Nim yếu đuối đứng dậy, tay chực chờ bắt lấy tay Bảo lần nữa. Bảo phản xạ giật lùi về phía sau, khó chịu nhíu mày, sức chịu đựng sắp đạt ngưỡng quá giới hạn. Cậu tránh tiếp một lần bắt hụt nữa của Nim, gằn giọng cảnh cáo:- Đừng có động vào người tôi!Vừa nãy con nhỏ này nó nói cái gì Ái Lạp?"Con tăng động"? "Chơi với nó chỉ hư đi"? "Tránh xa nó ra"?Bảo mà là con gái thì cậu đã tát lật mặt Nim rồi chứ không phải chỉ hẩy đâu.- Tại sao? Bản thân Ái Lạp đã rất giỏi thể thao rồi, trong đội còn có cả Trí, tại sao còn cố lôi cả cậu vào? Cậu ta đang muốn chứng tỏ điều gì? Những người giỏi đều bị cậu ấy lôi đi trước, thế những team khác phải làm sao?Nim bất bình lớn tiếng, mặt đỏ ửng đầy gắt gỏng. Hiển nhiên lời bộc lộ của Nim đã chứng tỏ được rằng không chỉ Nim, mà nhiều người khác cũng có chung suy nghĩ như vậy. Cuộc thi vừa mới diễn ra, Ái Lạp đã đi lôi hết mấy người giỏi về đội mình, hơn nữa đáng lí ra người đó còn phải thuộc về lớp khác. Trí là tài nguyên của lớp Trí, Trí không bỏ công bỏ sức ra vào team lớp mình thì thôi, lại còn cắp đuôi đi theo Ái Lạp. Vậy không phải bất công bằng thì là gì?- Ái Lạp đã lạm quyền của nhà triệu tập hết cả trường ra chỉ để tìm một người thì thôi đi. Ngang nhiên đánh nhau với các anh chị sao đỏ thì thôi đi. Luôn luôn phá nội quy trèo tường vào thì thôi đi. Ái Lạp nhiều tội như thế tại sao không bị hạnh kiểm khá? Tại sao nó vẫn được học sinh giỏi cho kì một? Sao Ái Lạp không trèo lên đầu trường này mà ngồi luôn đi??Nim bật khóc nức nở, hiển nhiên nỗi ấm ức đã dồn nén tích tụ từ bao nhiêu lâu. Để được học sinh giỏi ở trường này, học sinh luôn phải chịu nội quy hà khắc và áp lực kiến thức lớn. Ái Lạp chịu được áp lực từ kiến thức, thế nhưng rõ ràng nó được mọi người làm ngơ cho phần hạnh kiểm. Nếu không vì sao nó gây ra nhiều chuyện như vậy, cuối năm vẫn đường hoàng bê cái bằng giỏi xuất sắc về được nhà?Bảo để cho Nim xả hết một tràng không ngắt lời, tới khi Nim hết hơi há miệng thở hồng hộc, cậu mới từ tốn dựng thẳng cái đầu đang nghiêng lên. Trên cuộc đời này, thật ra không có chuyện gì là ngẫu nhiên. Vạn sự đều tất nhiên, và Ái Lạp chính xác là một phần trong lẽ đó.Trước khuôn mặt ngập tràn nước mắt của Nim, Bảo chỉ thở hắt vài hơi, sau đó từ tốn trả lời:- Trước khi oán trách điều gì nên nhớ lấy thứ này: Cậu không bằng nó. Học không giỏi bằng, gia cảnh không bằng, quan hệ không bằng, tính cách càng khỏi phải nói. Kể cả nó có leo lên đầu cậu ngồi, thì đó cũng là lẽ đương nhiên.***
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương