Thập Niên 70: Cô Gái Nông Thôn Làm Giàu Từ Rượu Quê Hương
Chương 41:
Lão đại gia lợi dụng trò chơi tiện thể dạy bọn nhỏ những lễ nghi giao tiếp trong cuộc sống, khi tiếp đón khách tới chơi nhà phải chú ý những gì? Khi đến chơi nhà người khác cũng cần phải chú ý điều gì?An Lệ Nùng không nghĩ tới chơi cái trò chơi lại có chỗ tốt như vậy.Nhưng cũng biết, đây hẳn là Trương Đại Gia trong truyền thuyết. Nghe nói trên miếu rách có một người làm công tác văn hóa gọi là Trương Đại Gia, cuốc cái đất, ngắt cái cỏ thôi mà cũng phải làm một bài thơ, khi rảnh rỗi không có việc làm thì kể chuyện cổ tích, chuyện dân gian cho bọn trẻ con, dạy những người thất học trong thôn biết chữ.Bởi vì trong đầu ông có vô vàn những câu chuyện, cho nên rất được tụi trẻ con trong thôn yêu thích.Trương Đại Gia một bên vừa nói chuyện một bên lại thỉnh thoảng viết chữ trên sân phơi thóc, dạy bọn nhỏ nhận biết mặt chữ.Đều là những từ ngữ hàng ngày, như cơm, đồ ăn, hạt thóc, vv.Đương nhiên có cả tên của tụi nhỏ.Người trong thôn Thạch Hà đặt tên cực kỳ nhất trí, con gái thì là Hoa, Hồng Hoa, Liên Hoa, ...con trai đa phần đều là Đản, Ngưu Đản, Thiết Đản, Hổ Đản,....Khiến người ta vừa không thể nói được lời nào lại thật bất đắc dĩ.Nơi nào càng nghèo thì lại càng không coi trọng việc giáo dục.Ở thôn Thạch Hà, phần nhiều đều là những người có tư tưởng “Đọc sách thì có ích lợi gì? Lại không thể ăn no bùng” “Mua bút chì? Còn không bằng mua viên kẹo” , “ngồi trong phòng học lãng phí thời gian, còn không bằng đi chăn trâu chăn bò”.Bụng còn ăn không đủ no, thì làm gì còn tinh lực đâu để nuôi nấng tinh thần văn minh?“Cháu biết chữ?” Trương Đại Gia nhìn về phía An Lệ Nùng, trắng nõn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ khác trong thôn, cũng tinh thần phấn trấn hơn nhiều, một đôi mắt to lấp lánh.An Lệ Nùng gật đầu, cầm lấy một mẩu đất bùn khô viết xuống tên của ba An Quốc Bang.“Chữ của cháu.... rất đại khí” Cũng rất tiêu sái.Cô bé trông mảnh mai yếu đuối như vậy mà lại có thể viết ra những chữ “kim qua thiết mã” (nét chữ cứng cáp mạnh mẽ tự tin), thật là ngoài ý muốn.“Luyện tập không ít phải không?”An Lệ Nùng gật gật đầu, “Vẫn luôn luyện tập từ bé.”Cô từ bé đã biết phải làm như thế nào để tăng ưu điểm cho bản thân, viết chữ đẹp là cần thiết.Hơn nữa, Hoắc lão tiên sinh thích thư pháp, vì để lấy lòng Hoắc lão tiên sinh, An Lệ Nùng luyện hết quyển này đến quyển khác.Khi người khác đi mua đồ ăn vặt, cô mua mực nước, người khác đang chơi đùa, cô luyện viết chữ.Đương nhiên, chăm học khổ luyện sẽ có hồi báo. Người khác viết văn bởi vì chữ xấu mà bị trừ điểm trình bày, mà cô sẽ bởi vì chữ viết tinh tế được cộng thêm điểm.Sau khi tốt nghiệp đi làm, thời gian đánh máy đánh chữ chiếm đa số, rất nhiều người đều chậm rãi buông bút, không viết, nhưng An Lệ Nùng không như vậy. An Lệ Nùng vẫn luôn kiên trì mỗi ngày dành ra chút thời gian để luyện viết chữ, thiếp mời mời họp thường niên của công ty cũng là do cô dùng bút lông viết, lãnh đạo luôn nói so với việc in sẵn thì để người viết sẽ càng thể hiện được lòng thành.“Chữ của cháu rất đẹp, kiên trì luyện tập, đừng để hoang phế.” Một tay viết chữ đẹp như vậy, nếu bỏ không thực sự rất đáng tiếc. Nhưng mà, thôn Thạch Hà... quá nghèo.Ngay cả cơm còn ăn chưa đủ no, ai sẽ có tiền đi mua bút mực luyện chữ?“Nhưng chữ “an” này của cháu... có chút quen mắt.” Tròn tròn, giống như một đóa hoa đang nở rộ.An Lệ Nùng sửng sốt một chút, chữ “An” này kết hợp hai cách viết của An Lệ Nùng. Chữ viết của tiểu tiên nữ An Lệ Nùng năm 2020 tự nhiên hào khí, như một thanh kiếm sắc bén tự mang nhuệ khí, mà bé con An Lệ Nùng thập niên 70 cũng không biết viết bao nhiêu chữ, nhưng nét chữ hơi tròn, nội liễm thanh hòa.Sau khi dung hòa lại với nhau, chữ “An” tựa như một đóa hoa nhỏ, dù là hoa dại nhỏ bé mong manh nhưng có dũng khí tranh đua cùng mùa xuân, trong sự nội liễm vẫn mang một chút nhuệ khí hiên ngang.“Là một lão gia gia dạy cho cháu.”Trương Xuyên nhìn chữ “An”, ánh mắt mang theo chút hoài niệm, “ông có một người bạn cũng thích ......” Đột nhiên, nghĩ tới cái gì, bỗng dưng ngẩng đầu: “Cháu tới từ Kinh thị, cháu, cháu quen biết An Trình?”An Lệ Nùng chớp chớp mắt, “A?”“Dạ. Có quen biết.”An Trình, ông cụ quét đường, dạy Quả vải nhỏ viết chữ.“Ông ấy, ông ấy có khỏe không”Đồng nghiệp cũ, người bạn cũ, mười mấy năm không gặp. Cũng không biết, cái người đã từng khí phách hăng hái, thích uống rượu vang đỏ xem điện ảnh ấy giờ như thế nào.“Ông ấy qua đời rồi.”Mùa đông, chết cóng ở đầu đường, ngay cả một người để nhặt xác an táng cũng không có, vẫn là Quả Vải Nhỏ bí mật kéo người ra ngoạt thành, tốn sức chín trâu hai hổ đào một cái hố đơn sơ để chôn.Ngẫm lại, cũng thật là bi ai.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương