[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 48: Một Tệ (2)



Nhóm dịch: Thất Liên Hoa

Lúc này ông thợ may lại khen Nguyễn Khê, tiếp lời bà ta: “Nhờ bản thân nó thông minh, chứ người ngu tôi không dạy.”

Người phụ nữ mặc áo ca rô ở bên cạnh phụ họa: “Đúng vậy, nhìn con bé là thấy thông minh rồi.”

Nguyễn Khê cười cắt vải, nịnh nọt ông thợ may: “Vẫn là nhờ sư phụ dạy rất tốt ạ.”

Sau khi cắt xong, Nguyễn Khê đặt kéo xuống, đi lấy thân máy may ra gắn lên khung.

Ông thợ may rửa tay xong thì ngồi xuống trước máy may, đạp bàn đạp may tấm vải một cách điêu luyện. Nguyễn Khê và người phụ nữ mặc áo ca rô cùng cô con dâu tương lai của bà ta vẫn đứng bên cạnh quan sát, nhìn những mảnh vải vụn được ông thợ may chắp lại thành chiếc váy.

Trước tiên ông thợ may may một bản đơn giản, để cô con dâu tương lai của người phụ nữ mặc thử trước.

Thử vào người mới biết được hiệu quả cụ thể, chỗ nào cắt không vừa vặn hay chỗ nào có thể chỉnh lại đẹp hơn một chút đều có thể nhìn ra được. Thử xong thì sửa lại một chút, rồi may kỹ càng lại.

Một bộ váy phải thử rồi sửa, sửa rồi thử mới ra thành quả cuối cùng.

Bởi vì là đồ cưới nên chiếc váy này làm hơi chậm một chút, mãi đến tối mới may xong. Ngày hôm sau còn phải may tiếp hai bộ quần áo thường ngày, cho nên tối nay Nguyễn Khê theo ông thợ may ở lại.

Ở lại chỉ có thể coi là cố gắng tạm bợ, dù sao cũng chẳng có nhà ai có nhiều phòng như vậy. Nhưng về ăn ở thì so với ăn uống thường ngày của cư dân miền núi đã là khá tốt, không phải ăn cháo trắng, muối hạt, với dưa mặn.

Người phụ nữ mặc áo cà rô làm một món xào cho ông thợ may và Nguyễn Khê, để hai người ngồi ăn bên cạnh.

Ăn no rồi gom lại ngủ một đêm, ngày hôm sau lại tiếp tục làm việc.

Ông thợ may vẫn ngồi trước cái bảng lớn vẽ phác thảo, sau khi vẽ xong thì ném bút chì xuống, sau đó dùng phấn may trải giấy trên đất rồi đặt mảnh vải lên, việc cắt vải theo đường viền cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, vẫn là để Nguyễn Khê làm.

Sau khi Nguyễn Khê cắt xong thì đưa tấm vải cho ông thợ may, nhưng lúc này ông thợ may lại không nhận lấy.

Ông thợ may tỏ vẻ lười cử động, đột nhiên nói: “Hôm qua con cũng ở bên cạnh xem một ngày rồi, đã biết một bộ đồ từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, mỗi một trình tự và chi tiết phải xử lý như thế nào, con cũng có thể làm được, hai bộ hôm nay đơn giản, con tới làm đi.”

Nghe nói vậy, Nguyễn Khê còn chưa kịp phản ứng thì người phụ nữ mặc áo ca rô đã phản đối trước.

Bà ta trừng mắt nhìn ông thợ may: “Ông cụ Tống, như vậy không được đâu!”

Ông thợ may hỏi lại: “Tại sao lại không được?”

Đây chẳng phải là nói thừa sao?

Người phụ nữ mặc áo ca rô hơi cau mày: “Vải của tôi đều là vải mới, bỏ vàng ròng bạc trắng đi bốn ngày đường núi đến công xã mua về, làm một bộ đồ để mặc trong lễ cưới, sao có thể đưa cho học trò của ông luyện tay được chứ?”

Ai mà không biết đây là lần đầu tiên ông ấy dẫn học trò của mình ra ngoài may đồ. Học trò này cũng mới nhận chưa được mấy ngày, cho dù có thông minh thì cũng không thể nào có thể tự mình ngồi lên bàn may may đồ được đúng không?

Nguyễn Khê hoàn toàn có thể hiểu được nỗi lo lắng của người phụ nữ mặc áo ca rô, cô cũng không muốn tỏ ra nổi trội nên nói với ông thợ may: “Thầy ơi, để con học nhiều hơn rồi lại lên máy sau nhé?”

Ông thợ may lại nói: “Thầy bảo con may thì cứ may.”

Trong lòng ông đã có cân nhắc, chỉ là hai bộ quần áo thường ngày đơn giản, học trò của ông đảm bảo trăm phần trăm có thể làm được.

Ông cụ vừa nói xong, bầu không khí trong phòng lập tức đông cứng lại.

Người phụ nữ mặc áo ca rô đã biết và cũng đã từng lĩnh giáo tính tình của ông thợ may. Trên núi này không ai không biết tính cách làm người của ông ấy, hà khắc, cổ hủ không giống ai, y như một tảng đá hôi mốc.
Chương trước Chương tiếp
Loading...