Thiên Long Bát Bộ

Chương 33: Vương Cô Nương Liệu Ðịch Như Thần



Lờ i Vương Ngọc Yến nói với Chử Bảo Côn, người ngoài cố nhiên không hiểu mà chính Chử Bảo Côn bóp óc cũng không nghĩ ra. Còn những lời biện giải của nàng: "Những nhân vật võ lâm trong người có thương tích là việc thông thường,như cơm bữa. Những bậc kỳ nam tử đại trượng phu phải lấy phẩm cách sự nghiệp làm đầu". Luận điệu đó đã làm cho y hết sức hể hả, vì trong đời y từ trước tới giờ,trong lòng lúc nào cũng buồn bực về cái bộ mặt rỗ chằng rỗ chịt của mình mà chưa từng được ai biện hộ cho mình một cách thành khẩn và hữu lý như thế! Khi nghe nàng nói đến câu: "Ðừng hành động nữa, cái đó vô dụng", y không hiểu ra sao nên hỏi lại:

-Cô nương nói gì vậy?

Trong bụng y nghĩ thầm:

-Chắc nàng cho miếng "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" của ta không thi hành được và vô dụng đây. Nàng có biết đâu trong chiếc chùy của ta có cả thảy 12 mũi châm kia mà? Nếu phát ra liên tiếp, thì tánh mạng lão già đã đi đứt từ lâu rồi.

Chính ra ta giết chết lão lúc nào mà chả được, chỉ vì trước mặt Tư Mã Lâm, nên ta không muốn tiết lộ bí mật mà thôi. Vương Ngọc Yến đáp:

-Miếng "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" của Chử gia quả là một thứ ám khí rất bá đạo... Chử Bảo Côn giật mình đánh thót một cái, rú lên:

-Chà!

Tư Mã Lâm và ba vị cao thủ khác trong phái Thanh Thành nghe tới "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" đều sửng sốt cất tiếng hỏi: -Cô nương bảo sao?

Chử Bảo Côn biến sắc, đánh trống lảng:

-Cô nương nói sai rồi. Ðó không phải là "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" mà là ám khí của phái Thanh Thành chúng tôi, tên gọi "Thanh Phong Ðinh" đòn đánh thứ 7 trong các đòn thuộc chữ "Thanh". Ngọc Yến tủm tỉm cười đáp:

-"Thanh Phong Ðinh" không những về hình thức bên ngoài giống thế, mà về thủ pháp cũng như khí cụ dùng để phát ra, "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" với "Thanh Phong Ðinh" hoàn toàn giống nhau. Song có điều về tính chất căn bản của ám khí,không căn cứ ở hình thức bên ngoài và cách phát xạ, mà phải căn cứ vào kình lực và khí thế. Khi phát ra một mũi phi tiêu, mỗi người có một thủ kình riêng, phái Thiếu Lâm ra phái Thiếu Lâm, phái Hoa Sơn ra phái Hoa Sơn, không thể miễn cưỡng làm cho giống nhau được, ám khí đó của ngươi là... Ngọc Yến chưa dứt lời,đã thấy Chử Bảo Côn sát khí đằng đằng, thốt nhiên chiếc cương chùy cầm ở tay trái đưa lên ngang trước ngực, chỉ còn cầm chuôi chùy bật một cái, tức thời những mũi cương châm ở trong sẽ bắn thẳng vào Ngọc Yến.

Chử Bảo Côn tuy là người rất hiểm ác, song thấy Ngọc Yến kiều diễm như thế, vẫn không sao đang tay hạ sát được. Y lại nghĩ tới những lời nàng vừa biện giải bênh mình. Vì không đang tâm giết nàng để bịt miệng, y chỉ quát: -Cô nương!

Ðừng có nhiều lời nữa mà tự mang lấy họa vào thân.

Ngọc Yến mỉm cười đáp:

-Ngươi không hạ thủ giết ta, ta cũng cảm ơn. Nhưng dù ngươi có hạ thủ cũng vô dụng. hai phái Thanh Thành và Bồng Lai, đời đời cừu thù nhau. Cái việc mà ngươi định mưu đồ đó, trước đây hơn 80 năm, Hải Phong Tử đạo trưởng, vị chương môn thứ bảy của quý phái, đã từng thử qua rồi. Tài năng cũng như võ công của ông, e rằng chẳng kém gì các hạ đâu. Ðoàn Dự, A Châu, A Bích, Diêu Bá Dương và Tư Mã Lâm thấy đầu chiếc cương chùy của Chử Bảo Côn lăm lăm chĩa đúng vào trước ngực Vương Ngọc Yến, ai nấy đều run sợ thay cho nàng.

Cứ xem như lúc nãy Chử Bảo Côn phóng cương châm nhằm bắn Diêu Bá Dương, thế đi rất mau, kình lực rất mạnh, không một ám khí nào sánh kịp, rõ ràng là bên trong chiếc chùy đó có đặt máy móc, chứ sức người thì không thể nào mạnh được thế. Cũng may mà Diêu Bá Dương mắt sáng tay nhanh, nên mới thoát chết.

Nếu y mà nhằm bắn vào Ngọc Yến, một vị cô nương yêu kiều non nớt như thế, thì làm sao mà tránh kịp? Mọi người đều nhận thấy nguy cơ ngay trước mắt, mà Ngọc Yến vẫn thản nhiên như không, miệng lại còn kể ra một chuyện đại bí mật trong võ lâm.

Những nhân vật cao thủ trong phái Thanh Thành, người nào cũng chằm chặp nhìn vào Chử Bảo Côn, đầy vẻ nghi hoặc, họ tự hỏi:

-Có lẽ y là môn hạ phái Bồng Lai, kẻ tử thù đối đầu của phái Thanh Thành, đã trà trộn vào nội bộ của chúng ta chăng? Sao y lại nói toàn tiếng Tứ Xuyên? Mà không thổ lộ một câu nào bằng tiếng thổ âm Sơn Ðông nhỉ?

Nguyên phái Bồng Lai ở trên bán đảo Sơn Ðông, hùng bá cả miền Ðông Hải.

Phái Thanh Thành thì ở Tứ Xuyên. Tuy một phái ở phía Ðông, một phái ở phía Tây, xa cách riêng biệt nhau, song từ hơn trăm năm trước đây, đồ đệ của hai phái đã gây thù kết oán tại huyện Tấn Dương tỉnh Sơn Tây.

Rồi từ đấy, báo thù lẫn nhau, gây nên thảm họa chém giết, không gỡ ra được nữa.

Cả hai phái đều có những võ công tuyệt diệu để cùng khắc chế lẫn nhau. Ngày xưa đệ tử trong hai phái gây thù kết oán cùng nhau, chỉ vì tranh luận võ công mà gây ra.

Trước sau mấy chục lần đại chiến, chém giết thê thảm, nhưng rồi kết cục chẳng phái nào thắng phái nào, và cả hai bên đều bị tổn thương nặng nề.

Hải Phong Tử, người mà Ngọc Yến vừa nhắc tới, là một nhân tài kiệt xuất trong phái Bồng Lai. Sau khi tham khảo, nghiên cứu kỹ càng những sở trưòng sở đoản và ưu khuyết điểm về võ công hai phái, ông nhận thấy võ công của ông bấy giờ có thể hơn phái Thanh Thành, nhưng ông vẫn lo sau khi ông qua đời rồi, biết đâu trong phái Thanh Thành lại chẳng sản xuất ra những bậc thông minh tài trí, mà tiến vượt hơn phái mình. Vì muốn tìm cách mất công một lần mà yên ổn lâu dài, nên ông phái một tên đồ đệ xuất sắc nhất, trà trộn vào hàng ngũ phái Thanh Thành để học trộm võ công, mong sau này gã sẽ trở thành kẻ biết người biết mình, trăm trận đánh trăm trận thắng.

Nhưng tên đồ đệ đó chưa học được thành tài đã bị bại lộ hành tông và bị phái Thanh Thành đem ra xử tử tức khắc. Do việc đó mà hai phái lại khơi thêm hố cừu thù, và càng tăng thêm sự giới bị phòng ngừa đối phương sai người tới học trộm võ công của bản phái.

Trong thời gian mấy chục năm từ đó, phái Thanh Thành quy định: Không thu nhận đồ đệ người Bắc phương. Những người nào tiếng nói đá giọng Bắc phương, chẳng cứ gì là người Sơn Ðông, mà ngay người Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Tây, hay Thiểm Tây, cũng đều không thu nhận. Gần đây, quy luật lại còn nghiêm ngặt hơn, tức là không thu nhận bất cứ một ai ở các nơi khác, ngoài địa hạt Tứ Xuyên.

"Thanh Phong Ðinh" là môn ám khí độc đáo của phái Thanh Thành cũng như "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" là võ công đặc biệt của phái Bồng Lai. ám khí của Chử Bảo Côn phát xuất lúc nãy chính là "Thanh Phong Ðinh" mà Vương Ngọc Yến lại gọi là "Thiên Vương Bổ Tâm Châm", khiến cho tất cả những nhân vật phái Thanh Thành ở đây đều kinh sợ vô cùng. Quy luật của phái Bồng Lai cũng nghiêm ngặt không kém phái Thanh Thành, chỉ thu nhận đồ đệ người tỉnh Sơn Ðông, mà cùng trong tỉnh này, họ lại chỉ ưa kén chọn người Lỗ Ðông thôi. Người Lỗ Tây và Lỗ Nam muốn được thu nhận vào làm môn hạ phái Bồng Lai thì thiên nan vạn nan.

Khi người ta đã hóa trang cải dạng, thì người ngoài khó mà khám phá ra được.

Song về thổ âm, trăm nghìn câu thế nào cũng bị lộ tẩy một câu. Chử Bảo Côn là con nhà thế gia đại tộc ở Tây Xuyên, làm thế nào lại gia nhập được vào làm môn hạ phái Bồng Lai? Ðó là một sự kỳ quặc không ai ngờ. Tư Mã Lâm tuy muốn dò xét xem Chử Bảo Côn chính là đồ đệ của ai, chẳng qua là do bản tính hiếu kỳ, chứ chẳng có ác ý gì. Người kinh hoảng nhất trong bọn lại chính là Chử Bảo Côn.

Nguyên sư phụ của Chử Bảo Côn là Ðô Linh Tử đạo nhân. Thời kỳ đạo nhân hãy còn nhỏ tuổi bị phái Thanh Thành chơi cho một vố đau, nên cố ý mưu toan báo phục. Về sau ông nghĩ ra một kế, sai người giả dạng làm kẻ cướp Giang Dương,lẻn vào nhà họ Chử ở Quán Huyện, bắt trói gia chủ rồi còn toan cưỡng hiếp cả hai cô con gái. Ðô Linh Tử đợi sẵn bên ngoài, tới lúc nguy cấp dường như ngàn cân treo sợi tóc, Ðô Linh Tử mới nhảy vào đánh đuổi hết bọn cướp giả mạo. Nhà họ Chử xiết bao cảm kích coi Ðô Linh như bậc thần thánh. Ðô Linh Tử liền thừa cơ hội khuyên nhủ:

-Nếu không có võ nghệ cao cường, thì dù có gia tài trăm vạn cũng khó lòng tránh khỏi quân gian khi có biến. Tôi xem những quân cướp này, chính là người trong phái Thanh Thành ở địa phương này. Bữa nay chúng bị thất bại, lần sau tất

chúng sẽ đem toàn lực tới cướp nữa. Họ Chử là một nhà rất được trọng vọng ở địa phương này. trong nhà có mời võ sư tới bảo vệ, nay được mục kích các võ sư vừa bị quân cướp đánh cho mấy quyền cước đã té quay ra, lại nghe nói quân cướp còn tới nữa, hồn vía lên mây, hết sức năn nỉ Ðô Linh Tử lưu lại. Ðô Linh Tử cũng từ chối lấy lệ, đợi cho gia chủ van vỉ mãi mới giả bộ miễn cưỡng nhận lời. Ðô Linh Tử xếp đặt sẵn kế hoạch từ trước, ông đã nhằm Chử Bảo Côn, con gia chủ, là một đứa nhỏ có căn cốt rất tốt, có khả nănghọc võ nghệ. Thế là ông cứ tiến hành kế hoạchbước

dần từng bước một. Không bao lâu, ông chính thức nhận Chử Bảo Côn làm đồ đệ.

Ngoại trừ việc dụng ý thâm hiểm để gây thêm oán thù với phái Thanh Thành,Ðô Linh Tử cũng không có bản tính gì là thâm độc, về võ công lại rất cao cường.

Ông dặn nhà họ Chử phải đề phòng rất nghiêm mật, và ngấm ngầm dạy Chử Bảo Côn luyện tập võ nghệ. Sau mười năm, Chử Bảo Côn đã trở thành một nhân vật thứ nhất thứ nhì trong phái Bồng Lai. Ðô Linh Tử là người cực kỳ nhẫn nại. Từ ngày lưu trú ở Chử Gia Trang, ông liền giả làm người câm. Thủy chung không nói với ai lấy nửa lời. Trong lúc dạy võ, ông chỉ toàn viết chữ, tuyệt nhiên không nói một câu thổ âm Sơn Ðông nào cả. Vì thế mà ông cùng Chử Bảo Côn, hai thày trò gần gũi suốt mười mấy năm trời, Chử không hề biết là thày giả câm. Mãi tới lúc Chử Bảo Côn đã thành tài, Ðô Linh Tử mới viết rõ nguyên ủy những tiền nhân hậu quả giữa phái Thanh Thành và phái Bồng Lai, dĩ nhiên việc sai người giả dạng làm quân cướp thì ông giấu kín không nhắc tới, để tùy đồ đệ tự quyết.

Suốt thời gian mười năm, ân trạch của Ðô Linh Tử đối với Chử Bảo Côn đã quá thâm hậu, ông đem hết võ công của phái Bồng Lai dốc ra truyền thụ cho đồ đệ.

Chử Bảo Côn vô cùng cảm kích, nên sau khi nghe rõ ý chí của sư phụ, liền xin gia nhập vào làm môn hạ Tư Mã Vệ ở phái Thanh Thành. Tư Mã Vệ là phụ thân Tư Mã Lâm. Lúc đó, Chử Bảo Côn đã khá lớn, hơn nữa y lại tự giới thiệu là đã học qua mấy đường quyền cước do võ sư ở trong nhà dạy, nên Tư Mã Vệ có ý không muốn thu nhận. Song vì họ Chử là một nhà đại tài chủ ở Xuyên Tây. Nhiều tiền lại sẵn thế lực. Thanh Thành tuy là một phái võ, nhưng cơ sở chính lại ở Xuyên Tây. Vì không muốn mất hòa khí với một hào môn địa phương, hơn nữa được một đồ đệ người họ Chử càng tăng thêm thanh thế cho bản phái, nên Tư Mã Vệ thu nhận Chử Bảo Côn làm đồ đệ. Sau khi truyền dạy võ nghệ cho Chử Bảo Côn được ít lâu. Tư Mã Vệ cũng nhận thấy võ công của y không phải là tay tầm thường, ông có gặng

hỏi mấy lần. Chử Bảo Côn cũng chỉ tìm lời chống chế cho xuôi chuyện.

Tư Mã Vệ vẫn nể mặt phụ thân y, nên không bức bách quá, ông cũng cho là hạng công tử nhà giàu mà học được võ công như thế cũng không phải là chuyện dễ. Chử Bảo Côn trước khi xin gia nhập làm môn hạ phái Thanh Thành y đã từng được Ðô Linh Tử dặn dò cặn kẽ, cần phải gia tâm nghiên cứu rèn luyện các môn võ của phái Thanh Thành. Mỗi năm gặp những ngày tuần tiết, Chử Bảo Côn mang lễ vật rất hậu kính thầy và tặng sư huynh cùng bạn hữu. Sư phụ cần dùng gì, y đều chiều theo ý muốn tức khắc. Nhờ ở gia tư hào phú, nên y làm việc gì cũng được chu đáo. Tư Mã Vệ yêu quí y vô cùng, đem hết võ công truyền thụ cho không giấu giếm tý gì, vì thế mà Chử Bảo Côn không kém gì Tư Mã Lâm, đều học được hết những môn sở trường của Tư Mã Vệ.

Trước đây ba bốn năm, Ðô Linh Tử sai y xuất du tới núi Bồng Lai, biểu diễn lại những môn võ của phái Thanh Thành để biết hết những điều bí điệu trong võ công bên địch, rồi sau mới quyết định đánh một trận để phá tan phái Thanh Thành. Song Chử Bảo Côn mấy năm làm môn hạ phái Thanh Thành, cảm thấy Tư Mã Vệ rất hậu tình đối với y, trong những lúc truyền thụ võ nghệ, ông coi y như con đẻ. Nên bây giờ y nghĩ việc mình ra tay tiêu diệt cả phái Thanh Thành, giết toàn gia Tư Mã Vệ, trong lòng rất là bất nhẫn. Y mới ngấm ngầm quyết định, đợi sau khi Tư Mã Vệ qua đời rồi, y mới ra tay. Còn Tư Mã Lâm sư huynh đối với y cũng bình thường,dù giết đi cũng chẳng có gì đáng kể. Vì thế nên y trùng trình thêm mấy năm nữa.

Ðô Linh Tử đã mấy lần thôi thúc. Chử Bảo Côn đều tìm cách thoái thác. Y nói:

-Xét về 18 thế đánh ở chữ "Thanh" hình như chưa đủ, mà 36 thế phá ở chữ "Thành" tựa hồ còn có bí quyết riêng nữa. Ðô Linh Tử đã tốn bao nhiêu tâm huyết,khi nào lại không theo đuổi dến cùng.

Mùa thu năm ngoái, thốt nhiên xảy ra một việc không ai tưởng tượng được. Tư Mã Vệ bị tử thương tại miền phụ cận thành Bạch Ðế, do một người bí mật nào đó dùng thế "Phá Nguyệt Chùy", một trong 36 thế phá thuộc chữ "Thành" đánh thủng màng tai, vào sâu tới óc. Thế võ này tuy mang tên chữ "chùy" (cái dùi) nhưng kỳ thực không phải là dùng dùi sắt, mà chỉ là chụm 5 đầu ngón tay lại thành hình cái dùi nhọn phóng tới, rồi dùng nội lực hùng hậu đâm thủng màng tai đối phương.

Người ta sở dĩ đứng được ngay ngắn vững vàng là nhờ ở cái màng hình bán nguyệt trong người, nó có công dụng làm cho thân thể được thăng bằng. Nếu bị trúng gió, chảy nước mắt nước mũi ra nhiều, hơi thở ở mũi khích động quá mạnh,

đụng tới màng bán nguyệt, tức thời toàn thân bị choáng váng. Sức nội kình do "Phá Nguyệt Chùy" phát ra cốt làm cho rung động mạnh để phá thủng màng bán nguyệt. Về thủ pháp đã độc ác mà lúc sử dụng phải cực kỳ linh hoạt, xảo trá, đột nhiên đánh ra, thì dẫu đối phương võ công có cao cường hơn, nhưng cũng khó mà kháng cự kịp.

Ðược tin Tư Mã Vệ tử thương. Tư Mã Lâm và Chử Bảo Côn từ Thành Ðô đi suốt ngày đêm tới nơi phụ cận thành Bạch Ðế. Sau khi điều tra thương tích, họ biết rằng Tư Mã Vệ bị trúng "Phá Nguyệt Chùy", một thế võ tuyệt diệu của bản phái. Hai người vừa kinh ngạc vừa đau xót. Sau một hồi xuy luận, đều cho rằng: Người trong bản phái biết sử dụng "Phá Nguyệt Chùy" ngoài Tư Mã Vệ, chỉ có Tư Mã Lâm,Chử Bảo Côn, và hai vị cao thủ kỳ cựu nữa thôị Nhưng trong lúc biến cố xảy ra thì cả bốn người cùng ở với nhau một chỗ tại Thành Ðô, nên họ không có hiềm nghi gì nhau cả. Thế thì ai là hung thủ giết Tư Mã Vệ? Chắc chỉ có Cô Tô Mộ Dung hay dùng lối "Gậy Ông Ðập Lưng Ông". Ngoài ra không còn ai có đủ tài làm được thế.

Thế là phái Thanh Thành chiêu tập tất cả những nhân vật cao thủ kéo tới Cô Tô tìm Mộ Dung để thanh toán món nợ máu. Trước khi đi, Chử Bảo Côn đã hỏi ngầm Ðô Linh Tử về vụ án này có phải người phái Bồng Lai đã dúng tay vào không?

Ðô Linh Tử dùng bút viết:

-Võ công Tư Mã Vệ với ta cũng ngang nhau thôi. Nếu một mình ta mà dùng cách ám toán, thì chỉ dùng môn "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" cũng đủ giết chết đối phương. Còn nếu nhiều người vây đánh, thì phải dùng "Thiết Quài Trâu" của bản phái.

Chử Bảo Côn cho là rất đúng, y đã biết rõ bản lãnh của hai sư phụ không ai hạ nổi ai. Nếu nói là dùng "Phá Nguyệt Chùy" để giết Tư Mã Vệ, thì đừng nói là Ðô Linh Tử không biết dùng thế đó, mà dù có biết chăng nữa, cũng không thể

thắng được Tư Mã Vệ. Thế là Chử Bảo Côn không còn hoài nghi gì nữa, theo luôn Tư Mã Lâm đến Giang Nam để báo thù.

Ðô Linh Tử cũng không ngăn cản, chỉ ân cần dặn y việc gì cũng nên cẩn thận,cần sao cho thêm lịch duyệt, rộng kiến văn, đừng để đến nỗi phải chết uổng mạng dưới tay phái Thanh Thành. Khi đến Cô Tô dò hỏi tin tức, họ tới "Thính Hương Tinh Xá" một cách rất dễ dàng. Không ngờ bọn Tần Gia Trại ở Vân Châu đã đến đó trước.

Kỷ luật của phái Thanh Thành rất nghiêm ngặt. Nếu không có hiệu lệnh của chưởng môn nhân, thì bất cứ ai cũng không được nói bừa làm ẩu, nên phái này thấy bọn cướp Tần Gia Trại lộn xộn như thế, họ rất lấy làm bất mãn.

Phái Thanh Thành dốc chí vào việc báo cừu, nên lúc ở "Thính Hương Tinh Xá", cây cỏ cũng không hề động đến, ho tự mang lương khô đi để dùng. Cũng vì thế mà người phái Thanh Thành đi đâu cũng không bị mất thể diện. Không ngờ Vương Ngọc Yến và bọn A Châu đột nhiên về tới nơi, khiến cho sự tình biến diễn một cách kỳ dị ngoài tưởng tượng của mọi ngườị Chử Bảo Côn theo đúng thủ pháp của phái Thanh Thành để phóng "Thanh Phong Ðinh". Ngay hồi còn sinh tiền, Tư Mã Vệ cũng không mảy may nghi ngờ. Thế mà tự miệng Vương Ngọc Yến nói toạc ra, khiến cho Chử Bảo Côn trong lúc sửng sốt không kịp phòng ngừa, tuy y muốn giết nàng để bịt miệng,nhưng vì lòng bất nhẫn, không nỡ hạ thủ, thành ra bị lỡ. Chử Bảo Côn nghĩ thầm:

-Năm chữ "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" đã lọt vào tai bọn Tư Mã Lâm rồi, dù ta có giết Ngọc Yến cũng vô ích, lại càng tỏ ra là có tật giật mình. Y hồi tưởng lại câu nàng biểu, cái việc ta đang mưu đồ đây thì từ 80 năm về trước, chương môn nhân thứ bảy của bổn phái là Hải Phong Tử đã từng thử làm rồị Tài năng và võ công người còn goỉi hơn ta. Sau nàng lại biểu: "Ðừng hành động nữa, cái đó vô dụng". Phải chăng Tư Mã sư phụ đã không đem những môn tuyệt nghệ của phái Thanh Thành ra dạy ta một cách đến nơi đến chốn? Phải chăng lúc ta xin nhập vào hàng ngũ phái Thanh Thành, Tư Mã sư phụ đã khám phá được điều bí ẩn của ta,mà không muốn nói ra, và ta vẫn ngốc nghếch chẳng biết gì? Những người phái Thanh Thành biết rõ ta là gian tế, sẽ đối phó với ta ra sao? Từ đây thanh danh ta ở trong võ lâm chắc là mất hết. Chử Bảo Côn càng nghĩ đầu óc càng rối loạn. Y quay đầu lại thấy Tư Mã Lâm và mọi người hai mắt đều trừng trừng nhìn mình và hai tay đều thủ vào trong tay áo.

Chương môn nhân phái Thanh Thành là Tư Mã Lâm lạnh lùng nói:

-Chử gia, nguyên trước ngươi là người trong phái Bồng Lai ư?

Chử Bảo Côn tỏ vẻ lúng túng, thừa nhận cũng không được mà phủ nhận cũng không xong. Tư Mã Lâm lại nói tiếp:

-Mi chui vào tận tổ phái Thanh Thàn, để học môn võ tuyệt chiêu "Phá Nguyệt Chùy". Sau khi học được rồi, mi liền lấy tiên phụ ta để thí nghiệm, mi là đứa lòng lang dạ thú như thế, thực là ác độc!

Tư Mã Lâm nói dứt lời, hai tay duỗi thẳng ra,mỗi tay đều cầm một chiếc binh khí.

Tư Mã Lâm cho là bao nhiêu tuyệt kỹ của bản phái bị Chử Bảo Côn học trộm hết, rồi y trở về truyền thụ lại cho những tay cao thủ phái Bồng Lai. Lúc phụ thân mình bị giết, tuy đúng là Chử Bảo Côn có mặt ở Thành Ðô, nhưng cũng là âm mưu của y. Người phái Bồng Lai đã học được thủ pháp, đương nhiên là họ có thể gia hại Tư Mã Vệ bất cứ lúc nào. Chử Bảo Côn xám mặt lại. Y tự nghĩ sư phụ Ðô Linh Tử sở dĩ cho y trà trộn vào phái Thanh Thành quả là có dụng ý như thế thực. Song mãi tới ngày nay, y chưa hề tiết lộ với ai một chút võ công nào của phái Thanh Thành.

Nay sự tình đã xảy ra thế này, dầu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào? Xem chừng cuộc ác chiến sắp xảy ra đến nơi rồi. Ðối phương người nhiều thế mạnh, võ công của Tư Mã Lâm và hai vị cao thủ khác nữa đều ngang sức với mình cả, hôm nay khó lòng tránh khỏi cuộc đổ máu.

Chử Bảo Côn nghiến hai hàm răng lại tử nhủ:

-Mình tuy chưa làm việc đó, nhưng lòng phản thày đã có từ lâu, dù bị phái Thanh Thành giết cũng là đáng tội. Vì nghĩ trong lòng như vậy nên Chử Bảo Côn chỉ trả lời:

-Tư Mã sư phụ nhất quyết không phải là tôi sát hại...

Tư Mã Lâm quát:

-Cố nhiên là không phải tự tay mi giết, nhưng mà mi truyền võ công cho kẻ khác giết. Thế thì phỏng khác gì chính tay mi hạ sát? Tư Mã Lâm lại quay sang nói với hai ông già:

-Khương sư thúc và Mạnh sư thúc! Ðối với tên bạn đồ này bất tất phải theo quy luật võ lâm. Chúng ta phải hợp lực lại để giết y. Hai ông già gật đầu và cũng duỗi thẳng hai tay, rút binh khí từ trong tay áo ra, người nào cũng tay trái cầm chùy, tay phải cầm búa, đứng vây hai bên.

Chử Bảo Côn lùi lại mấy bước đứng tựa lưng vào chiếc cột lớn trong sảnh, để tránh khỏi cái thế trước sau đều bị uy hiếp.

Tư Mã Lâm hô lớn:

-Ta giết đứa bạn đồ để báo thù cho cha!

Nói vừa dứt tiếng, Tư Mã Lâm xông thẳng lại nhằm đỉnh đầu Chử Bảo Côn đánh luôn một chùy.

Chử Bảo Côn nghiêng người tránh, và dùng tay trái đánh trả lại một trùy.

Ông già họ Khương quát:

-Ðứa bạn đồ kia? Mi còn mặt mũi nào mà sử dụng võ công của bản phái?

Ông vừa quát vừa dùng tay trái đâm chùy vào cổ họng đối phương. Tay phải cầm cây búa nhỏ dùng thế "Phượng Ðiểm Ðầu" gõ luôn ba búa vào đầu đối phương. Bọn người ở Tần Gia Trại thấy họ sử dụng tiểu chùy một cách rất thuần

thục, và phép đánh cũng rất kỳ lạ. Chúng đều động tính hiếu kỳ nhìn xem không chớp mắt.

Diêu Bá Dương cùng những tay cao thủ đều gật gù khen thầm:

-Phái Thanh Thành tiếng tăm lừng lẫy Xuyên Tây, thực xứng đáng lắm.

Bị ba người vây đánh, Chử Bảo Côn đỡ bên trái thì hở bên phải. Y cố gượng cầm cự, trong khoảng khắc đã thấy rõ cơ nguy. Tư Mã Lâm căm phẫn, nóng lòng muốn báo thù cho cha, thế đánh dồn dập rất mãnh liệt.

Chử Bảo Côn không tài nào chống lại được. Hai ông già họ Khương và họ Mạnh dùng toàn những thế "Ôn",

"Ngân", "¢m", "Ðộc", tức là 4 bí quyết lớn trong võ công phái Thanh Thành. Dùi đâm búa đánh. mỗi lần ra tay đều nhằm vào những chỗ yếu hại của đối phương.

Những chiêu số và binh khí của ba người sử dụng, Chử Bảo Côn đều thuộc lòng cả.

Vừa ra đòn này, y có thể suy biết ba bốn đòn kế tiếp và biến hóa ra sao rồi, nhờ thế nên một người chống ba mà vẫn cầm cự được.

Chống đỡ được hơn mười hiệp, Chử Bảo Côn đột nhiên cảm thấy trong lòng bứt rứt và thầm nghĩ:

-Tư Mã sư phụ quả thực không bạc đãi mình. Cứ xem những chiêu thức mà hai sư thúc sử dụng đây, không có một thế nào là mình không hiểu rõ. Trong lúc luyện tập hay biểu diễn, họ còn có thể cố ý giấu giếm không lộ những thế võ kỳ diệu hiểm yếu ra cho mọi người biết, chứ lúc này là cuộc tranh đấu liều mạng, tất nhiên ba người phải dốc toàn lực ra. Suy đấy đủ biết võ công của phái Thanh Thành đúng là sư phụ đã dạy hết cho mình, không dấu một thế nào nữa. Nghĩ thế nên Chử Bảo Côn hết sức cảm kích nghĩa sư đệ, y không cầm lòng được, lại nói lớn:

-Tư Mã sư phụ, quyết không phải là tôi sát hại đâu...

Chử Bảo Côn vừa phân tâm, thì Tư Mã Lâm đã nhảy phắt tới chỉ còn cách có hơn một thước. Phái Thanh Thành hay dùng những binh khí vừa nhỏ vừa ngắn, lợi hại nhất những lúc đánh giáp lá cà. Tư Mã Lâm nhảy sát lại gần như thế, nếu đối thủ là người khác phái, thì hẳn đã nắm chắc phần thắng tới tám phần mười rồi.

Khốn nỗi võ công của Chử Bảo Côn cùng với hắn hai bên giống nhau, nên hạ nhau rất khó. Dưới ánh đèn mọi người thấy hoa ca mắt, Tư Mã Lâm và Chử Bảo Côn thân hình nhanh như điện chớp, hai tay vung múa tít thò lò. Trong chớp mắt hai bên đã giáp chiến tới bảy tám hiệp, dùi thép đâm qua, đâm lại, chùy nhỏ thì gõ ngang đánh dọc. Hai đối thủ hung hăng quyết liệt như phát điên. Cả hai người cùng luyện tập đã quá tinh thục, nên hễ bên này đánh ra một thế là tự nhiên bên kia đã đỡ ngay được và trả đòn liền. Trong khoảng khắc hai bên đã đấu tới mấy chục hiệp, người ngoài chỉ nghe thấy những tiếng binh khí va chạm loảng xoảng, còn những thế tiến công thủ ngự thì không ai trông rõ.

Hai ông già thấy Tư Mã Lâm đánh mãi không hạ được đối phương, đột nhiên huýt lên một tiếng, rồi hai người đều lăn xả xuống đất, tấn công vào hạ bàn Chử Bảo Côn.

Chử Bảo Côn đối với thế "Lôi Công Trước Ðịa Oanh" cũng đã thuộc làu. Song hai tay đang bận đối phó với binh khí của Tư Mã Lâm, không còn rảnh chút nào để chống với hai ông già, chỉ còn cách nhảy tránh mà thôi.

Ông già họ Khương đánh một chùy từ trái sang phải, ông già họ Mạnh lại đánh một chùy từ phải sang trái.

Chử Bảo Côn giơ chân đá phốc vào cằm ông già họ Mạnh, ông già họ Mạnh cả giận quát mắng: -Quân chó má này! Muốn liều mạng chăng?

Ông vừa mắng vừa lùi tránh tránh sang một bên. Ông già họ Khương lại thừa thế tiến lên, đánh quét ngang một chùy. Tư Mã Lâm cũng giơ chùy nện thẳng vào mi mắt Chử Bảo Côn.

Trong lúc cấp bách, Chử Bảo Côn chỉ kịp giơ chùy lên gạt chùy của Tư Mã Lâm,chân bên trái đành liều để cho ông già họ Khương đánh trúng. Chiếc chùy tuy nhỏ mà sức đánh rất mạnh, Chử Bảo Côn đau điếng người, buốt đến tận xương, y không hiểu là chân trái còn hay đã gãy rồi. Khương lão đắc thế đâu có chịu nhường, ông liền đánh tiếp luôn trùy thứ hai.

Chử Bảo Côn đưa chùy ra đỡ, hai chùy chạm nhau tóe lửa. Ðột nhiên Chử Bảo Côn thấy đau nhói lên, y lại bị Khương lão đâm cho 1 dùi vào chân trái nữa. Nhát dùi này chính ra thì Chử Bảo Côn vẫn có thể tránh được, song y biết rõ, nếu tránh khỏi mũi dùi thì hai ông già sẽ đổi thế "Lôi Công Trước Ðịa Oanh" thành thế "Ðịa Mẫu Lôi Võng" thì không còn cách nào chống đỡ được nữa. Vả y tưởng rằng chân trái đã bị gãy rồi thì liều chịu thêm một dùi nữa cũng cam. Chiếc dùi đâm vào sâu hai tấc, máu chảy vọt ra, đương lúc quay lộn tranh đấu, máu phun vào bốn bức tường trắng thành từng vệt loang lổ.

Vương Ngọc Yến thấy A Châu chau đôi mày liễu, và bĩu môi ra, biết rằng nàng có ý chán ghét nhóm người đánh nhau lộn ẩu, làm nhơ bẩn căn phòng thanh nhã tinh khiết của nàng.

Ngọc Yến nhếch mép cười nói:

-Thôi, các ông đừng đánh lộn nữa, có gì thì nói với nhau. Việc gì phải dở trò man rợ vô lý như thế?

Tư Mã Lâm và hai ông già có ý đánh chết kẻ thù ngay tại trận. Còn Chử Bảo Côn tuy vẫn muốn ngừng tay, nhưng đối phương không chịu thôi biết làm sao được.

Vương Ngọc Yến thấy bốn người vẫn ác chiến, không lý gì đến lời nói của nàng,mà chủ ý không chịu ngừng tay là bọn ba người phe Tư Mã Lâm nên nàng lại nói tiếp:

-Tại tôi buột miệng nói ra một câu "Thiên Vương Bổ Tâm Châm" để tiết lộ việc cơ mật trong môn hộ của Chử tướng công. Tư Mã chưởng môn! Các ông hãy ngừng tay mau!

Tư Mã Lâm quát:

-Thù cha chẳng đội trời chung, sao lại không báo? Cô nói lôi thôi gì vậy?

Vương Ngọc Yến nói tiếp:

-Ông không chịu ngừng tay, tôi sẽ buộc lòng phải giúp Chử tướng công.

Tư Mã Lâm hơi chột dạ, nghĩ thầm:

-Thiếu nữ xinh đẹp này có luồng nhãn quang rất lợi hại, nếu võ công nàng lại cao cường mà giúp cho đối phương, kể ra cũng có điểm bất lợi cho mình. Song thoáng cái lại nghĩ khác:

-Những nhân vật cao thủ phái Thanh Thành hiện ở cả đây, quá lắm bên ta kéo ùa cả ra mà đánh, thì còn sợ gì cô gái ngây thơ non nớt đó? Vì nghĩ thế nên Tư Mã Lâm tay đánh lại gia thêm kình lực không thèm lý gì đến Ngọc Yến nữa.

Ngọc Yến quay sang bảo Chử Bảo Côn:

-Chử tướng công hãy sử dụng thế "Lý Tồn Hiếu Ðả Hổ" rồi sử dụng tiếp thế "Trương Quả Lão Ðảo Kỵ Lư".

Chử Bảo Côn ngẩn người ra, nghĩ thầm:

-Thế đánh trước là võ công của phái Thanh Thành, thế đánh thứ hai lại là võ công của phái Bồng Lai, hai đằng chiêu số khác nhau làm sao lại có thể sử dụng liên tiếp với nhau được? Có điều đang lúc tình thế cấp bách, làm gì còn kịp suy nghĩ kỹ càng, nên y cũng theo lời Ngọc Yến sử dụng ngay thế "Lý Tồn Hiếu Ðả Hổ" nghe "xoảng xoảng" hai tiếng, hai chiếc tiểu chủy của Tư Mã Lâm và ông già họ Khương vừa đánh tới đã bị bật ra. Tiếp theo Chử Bảo Côn xiêu vẹo người đi, lùi lại ba bước, chính lại vừa tầm tránh khỏi đòn phục kích của Mạnh lão. Ðòn phục kích này rất là âm độc, hiểm ác, dùng cả dùi lẫn búa đánh luôn 3 đường liên hoàn.

Những tay cao thủ trong bọn Diêu Bá Dương ở Tần Gia Trại đứng bên xem đều toát mồ hôi lo thay cho Chử Bảo Côn. Họ đều cho rằng Chử Bảo Côn không tài nào tránh khỏi thế đánh liên hoàn đó được.

Không ngờ Chử Bảo Côn vừa gạt được hai chùy của Tư Mã Lâm và Khương lão,rồi tiếp đó lùi lại ba bước để tránh khỏi thế phục kích liên hoàn của Mạnh lão.

Những bước lùi đó Chử Bảo Côn đi loạng choạng, chẳng ra lối gì, tựa như anh chàng say rượu. ấy thế mà chính là nhờ ở những bước loạng choạng đó y đã tránh khỏi những đòn ác liệt của đối phương tựa hồ hai bên trước khi giao đấu đã cùng nhau luyện tập rất thuần thục, rồi đem ra biểu diễn trên sân khấu vậy. Những người trong Tần Gia Trại đứng xem một cách say sưa khoái trá. Mỗi lần thấy Chử Bảo Côn tránh khỏi một đòn họ lại vỗ tay reo, khi Chử Bảo Côn tránh luôn khỏi ba đòn, tiếng vỗ tay reo hò lại càng rầm rộ.

Những nhân vật phái Thanh Thành trước kia vẫn trầm lặng nhưng lúc này người nào người nấy dều nhăn nhó rất khó coi.

Ðoàn Dự gọi bảo Chử Bảo Côn:

-Hay lắm! Hay lắm! Chử huynh! Vương cô nương dặn thế nào, Chử huynh cứ làm đúng như thế, nhất định sẽ không bị thua đâu.

Chử Bảo Côn vừa tránh khỏi ba đòn nguy hiểm, mà trong lúc lùi lại ba bước theo thế "Trương Quả Lão Ðảo Kỵ Lư" hoàn toàn không kịp nghĩ tới hậu quả ra sao hết. Ðầu óc mê man cho là chết cũng được, sống cũng hay.

Chử Bảo Côn đã buông lỏng tính mạng từ lâu rồi. Y không ngờ võ công của phái Thanh Thành và phái Bồng Lai khác nhau như nước với lửa, thế mà lại sử dụng liên tiếp với nhau được. Trong lòng Chử Bảo Côn hết sức kinh ngạc, kinh ngạc hơn cả những người trong Tần Gia Trại và phái Thanh Thành.

Ngọc Yến lại hô:

-Chử tướng công hãy sử dụng thế "Hàn Tương Tử Tuyết ủng Lam Quan" rồi tiếp đến thế "Khúc Kính Thâm U". Chử Bảo Côn thấy lần này lại sử dụng thế võ của phái Bồng Lai trước rồi tiếp đến thế của phái Thanh Thành. Y không kịp đắn đo gì nữa, tức thời dùng dùi và chùy che giữ phía trước người. Vừa lúc đó hai chiếc dùi của Tư Mã Lâm và Mạnh lão đồng thời đâm tới, thấy đối phương đã giữ kín cửa ngõ, không còn chỗ sơ hở dể đánh vào được, nhưng họ vẫn dùng sức đánh ra coi như một đòn bỏ đi. Hai mũi dùi đụng vào chùy của đối phương kêu "xoảng" một tiếng, hai chiếc dùi đồng thời bị bật ra.

Chử Bảo Côn không cần nghĩ ngợi, lún thấp người xuống, và ngoặt tay đâm xéo một mũi dùi ra đằng sau. Khương lão đương sắp nhảy ra đánh phía sau lưng đối phương, không ngờ mũi dùi của đối phương bất thình lình đâm ra vừa nhằm đúng chỗ, lại đúng lúc.

Thế đánh "Khúc Kính Thâm U" tuy cũng là võ công của phái Thanh Thành,nhưng không có chỗ thâm diệu đặc biệt. Song vận dụng về phương vị và thời gian,quyết không thể nào trái ngược với lẽ thường trong võ học như thế được. Có điều cũng vì mũi dùi đâm vô lý như thế, khiến cho Khương lão không ngờ cứ nhảy xổ tới thành ra đưa người vào mũi dùi, như người tự sát vậy. Lúc biết là nguy, thì không thể nào tránh kịp nữa. "Phập" một cái, mũi dùi đã đâm trúng vào ngang thắt lưng. Khương lão người bị lảo đảo không gượng được, té sấp xuống, máu tuôn ra như suối. Hai người trong phái Thanh Thành vội chạy ra vực Khương lão lui lại.

Tư Mã Lâm mắng:

-Chử Bảo Côn! Mi thật là quân chó má. Chính tự tay mi đâm sư thúc đây. Mi còn cãi được nữa không?

Ngọc Yến cướp lời:

-Khương tiên sinh bị thương là do tôi bảo y đâm đó. Các ông phải ngừng tay ngay!

Tư Mã Lâm giận quát:

-Mi có bản lãnh hãy bảo nó giết ngay ta đây này!

Ngọc Yến nhếch mép cười đáp:

-Cái đó phỏng có khó gì? Chử tướng công hãy sử dụng thế "Lý Thiết Quải Ngọc Ðộng Luận Ðạo".

Chử Bảo Côn nghĩ bụng:

-Trong các môn võ công của phái Bồng Lai, chỉ có thế "Lã Thuần Dương nguyệt hạ quá Ðộng Ðình" với thế "Hán Chung Ly Ngọc Ðộng Luận Ðạo", mà sao cô nương này lại lôi Lý Thiết Quải vào đó, chắc là nàng nghiên cứu võ công bản phái chỉ biết có chừng, mà buột miệng nói trệch đấy thôi. Song trước tình thế cấp bách,Chử Bảo Côn không còn kịp hỏi lại, đành cứ đem sở học lúc bình thời ra sử dụng thế "Lã Thuần Dương nguyệt hạ quá Ðộng Ðình".

Thế võ này chính ra thì bước dài về đằng trước, dáng điệu nhẹ nhàng như là phi hành trên không trung. Nhưng chân trái Chử Bảo Côn bị hai vết thương nên lúc bước dài dáng điệu xiêu vẹo, không thể nào ngay ngắn giống Lã Thuần Dương

được, mà đúng là Lý Thiết Quải không hơn không kém. Nhưng trái lại chính nhờ ở chỗ xiêu vẹo đó, người hơi nghiêng về bên trái, chiếc tiểu chùy cầm bên tay phải thay làm chiếc quạt lá bồ, lúc lướt ngang ra, vừa nhằm đúng lúc Mạnh lão nhao đầu tới. "Ðốp" một tiếng, chiếc chùy đã đập vào mồm Mạnh lão, làm gãy luôn mười mấy cái răng rơi xuống đất. Ðau quá, Mạnh lão nhảy lộn bậy, quẳng binh khí xuống đất, hai tay bịt miệng, ngồi phịch xuống đất.

Tư Mã Lâm hoảng vía, không giữ được chủ ý, phân vân chưa biết nên tiếp tục giao đấu hay hãy tạm ngừng tay rồi sẽ tìm cách báo thù sau?

Hai thế mà Vương Ngọc Yến vừa chỉ điểm cho Chử Bảo Côn quả thực là xảo diệu tuyệt luân, dự tính biết rõ những sự kiện sẽ diễn biến ra saọ Mạnh lão sau khi đánh luôn ba đường liên hoàn nhất định sẽ nhảy tới hông bên phải Chử Bảo Côn,mà lúc đó Chử Bảo Côn đưa ngang chiếc chùy ra nhất định là đánh trúng vào mồm Mạnh lão. Vì Chử Bảo Côn chân trái bị thương tập tễnh, sử dụng thế "Hán Chung Ly Ngọc Ðộng Luận Ðạo" lại biến thành thế "Lý Thiết Quải Ngọc Ðộng Luận Ðạo", chiếc chùy đưa xéo ra, chứ nếu đánh thẳng, thì lại sai đi mấy tấc thì không đánh trúng được. Những sự tính toán tinh vi, liệu định chuẩn đích, thực là thần diệu tuyệt vời không thể nào tưởng tượng được. Người thường không thể nào dự liệu biết trước được thế đánh của hai bên một cách chuẩn đích như thế. Thế mà Vương

Ngọc Yến chỉ buột miệng nói ra, mà tựa như có kỳ tài biết trước cả ba người sẽ phải sử dụng những thế gì, chẳng khác gì người đã thuộc lòng cả trong bụng từ lâu rồi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...