Thư Kiếm Ân Cừu Lục

Chương 34: Hoàng Đế Đa Tình Hương Quốc Sắc - Anh Hùng Nan Quá Mỹ Nhân Quan



Hay tin Văn Thái Lai đã được Hồng Hoa hội giải cứu, vua Càn Long vô cùng hoảng hốt nhưng nét mặt vẫn thản nhiên, không lộ chút vui, buồn hay giận dữ nào cả. Nhà vua đang ngự trong dinh thì Lý Khả Tú cùng bọn Ngự tiền thị vệ do Chữ Viên kéo vào quỳ mọp trước bệ rồng, cúi đầu chịu tội.

Vua Càn Long cho tất cả đứng dậy, phán :

- Trẫm biết rồi! Các ngươi đã tận lực tận trung, nào có tội gì!

Sau đó, vua Càn Long chẳng những không bắt tội người nào mà còn đem nhiều vàng bạc châu báu, phẩm vật giá trị ban cho từng người. Lý Khả Tú cùng đám Ngự tiền thị vệ hết sức cảm kích.

Thấy buồn, vua Càn Long liền giả dạng thường dân, đóng vai một nhà phú hộ, gọi Hòa Khôn, một quan học sĩ và cũng là kẻ tùy tùng thân tín nhất cùng đi theo, giả dạng đóng vai làm gia nhân của mình đi du ngoạn một vòng trong thành cho đến khi mặt trời lặn mới về lại dinh Tuần vũ.

Đêm xuống, bốn bề yên tịnh. Chợt đâu có tiếng tiêu pha lẫn tiếng đàn văng vẳng từ xa đưa đến mỗi lúc một gần. Qua dinh Tuần vũ, tiếng cả tiếng tiêu lẫn tiếng đàn càng lúc càng nhỏ dần lại, kế đến là một đoàn ca nhạc đi qua.

Vua Càn Long gọi Hòa Không đến hỏi :

- Tiếng đàn và tiếng trúc từ đâu đến?

Hòa Khôn tâu :

- Đêm nay tại Hàng Châu mở hội chọn danh kỹ. Tiếng đàn kia chắc là để rao truyền cho thiên hạ biết.

Càn Long mỉm cười phán :

- Vua mở khoa thi để tuyển chọn hiền tài. Hàng Châu cũng mở Hội để chọn danh kỹ. Thú chơi cũng ý nhị, tao nhã đấy chứ?

Hòa Khôn thấy vua Càn Long vui vẻ bèn đến gần nói nhỏ :

- Trong cuộc “Tuyển hoa thăng hội” này có “Tiền đường tứ tuyệt” tham dự.

Vua Càn Long hỏi :

- Sao gọi là “Tiền đường tứ tuyệt”?

Hòa Không tâu :

- Nô tài không biết rõ lắm, chỉ nghe phong phanh đây là bốn danh kỹ nổi tiếng nhất hiện nay tại Hàng Châu. Lần này bốn danh kỹ quyết tranh lấy danh hiệu “Hoa quốc trạng nguyên”.

Vua Càn Long nghe nói cả cười :

- Trạng Nguyên của quốc gia do tay ta chấm. Còn “Hoa quốc trạng nguyên” thì do ai chấm đây? Hay là do một “Hoa quốc Hoàng đế”?

Hòa Không thừa dịp tâu :

- Bệ hạ muốn xem chơi cho biết, nô tài tình nguyện theo hầu.

Vua Càn Long trù trừ nói :

- Như thế sao tiện? Nhỡ thần dân nhận diện được, đến ta Thái hậu thì trẫm biết ăn nói làm sao?

Hòa Khôn tâu :

- Sao bệ hạ không ăn mặc giả thường dân phú hộ như những lần du hành khác.

Mắt vua Càn Long như sáng rực lên, phán :

- Phải! Phải!

Đổi y phục phú hộ thường dân xong, vua Càn Long đem bọn Bạch Chấn, Chữ Viên... đi theo hộ vệ ngầm cho mình, đến Tây Hồ chơi.

Phong cảnh Tây Hồ đẹp vô cùng. Từng dãy thuyền hoa đậu san sát nhau, đèn đuốc sáng ngời, mặt hồ khẽ gợn sóng, tiếng đàn tiếng ca réo rắt.

Dưới thuyền Càn Long, các thị vệ dâng lên một mâm hoa quả. Nhà vua vừa uống rượu vừa thưởng thức vị thơm ngon của hoa quả.

Càn Long cất tiếng khen :

- Quả thật Giang Nam phong cảnh trữ tình, có nhiều thú vui thanh nhã hơn hẳn phương Bắc.

Những tràng pháo bông vừa đốt xong, bản nhạc “Hỷ thiên oanh” nổi lên. Tiếng nhạc vừa dứt, các thuyền hoa cùng mở bật cửa sổ ra một lượt. Rèm được vén lên, những khuôn mặt giai nhân đẹp như tranh vẽ hiện ra trong khoang. Trước mặt mỗi nàng đầy dẫy những tặng vật của những khách giang hồ phong lưu, thậm chí của cả những vương tôn công tử.

Thuyền của Càn Long lần lượt lướt qua từng thuyền hoa để chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng giai nhân. Thoáng chốc đã đến gần bốn chiếc thuyền hoa của “Tiền đường tứ tuyệt”. Mỗi chiếc trang hoàng một lối khác nha.

Chiếc thứ nhất sơn màu đỏ, kết bằng toàn những sen trắng nhụy vàng. Bốn phía trên tường trông chẳng khác gì một hồ sen rực rỡ. Ngồi bên trong là một mỹ nữ đẹp tựa tiên nga. Đó là nàng Phi Văn Đại.

Chiếc thứ hai trông như có hai gác lầu dựng lên trước mũi, sơn màu tía, có vẻ phú quý cao sang. Ngồi bên trong là mỹ nữ Lý Song Đình, với vẻ đẹp kiêu sa.

Chiếc thứ ba giống như một cung Quảng Hàn, được cắt giấy trang trí chung quanh với các hình thù như hai con thiềm thừ, ngọc thỏ, lại có cả hoa quế đơm hương, đèn lồng phơi sắc. Trong khoang thuyền là một mỹ nữ ngồi cầm cây quạt hình tròn, trông tựa như một “Hằng Nga” trong nguyệt điện. Đó là danh kỹ Ngô Xuân Quyền.

Chiếc thuyền thứ tư dùng toàn cây thật, lá kết thành một cảnh thiên nhiên tao nhã, như một bức tranh sơn thủy với nét vẽ thật tài tình. Nàng danh kỹ ngồi trong thuyền mặc toàn màu trắn, vén rèm nhìn ra giòng nước, trông chẳng khác nào Chức nữ ra ngắm sông Ngân.

Càn Long nhìn nàng chợt cảm thấy hứng thú, uống cạn một lúc ba chung rượu rồi khẽ ngâm hai câu trong “Tây Sương Ký”.

Nàng danh kỹ nghe tiếng ngâm, ngước mắt nhìn sang, nở một nụ cười kín đáo. Vừa trông thấy mặt nàng danh kỹ, Càn Long nhận ngay ra là Ngọc Như Ý đã gặp một lần trước đây tại Tây Hồ này.

Vua Càn Long còn đang ngơ ngẩn bỗng chợt nghe tiếng oanh vàng của nàng Phi Văn Đại dâng lên ca khúc “Úc Bạch Đầu”. Khúc ca vừa dứt, đàn địch lại nổi lên, và có bao nhiêu người đưa tặng phẩm lên thuyền.

Kế đến, nàng Lý Song Đình ôm đàn tỳ bà dạo lên khúc “Giang hoa nguyệt dạ”, rồi nàng Ngô Xuân Quyên cầm tiêu lên thổi bài “Thừa long giai khách”.

Vua Càn Long vừa nghe xong liền sai thị vệ đem lên thưởng cho mỗi nàng 10 lạng vàng.

Thuyền của Ngọc Như Ý lướt lới, nàng hé vành môi son, để lộ hai hàm răng ngọc ca đoạn “Phương túy” trong bài “Đào hoa tiếu” Khổng Thượng Nhậm đời Khang Hy sáng tác, kể lại chuyện nàng danh kỹ Lý Hương Quân si tình chàng Hầu Phương Vực. Tiếng ca vừa dứt, Ngọc Như Ý đảo mắt nhìn qua thuyền Càn Long một cái. Càn Long sung sướng vô ngần, tưởng tượng như mình là chàng Hầu Phương Vực và Ngọc Như Ý là danh kỹ Lý Hương Quân.

Càn Long rất tự hào vài tài học của mình. Lần đi Giang Nam này đến đâu cũng làm thi phú, viết văn tả cảnh, rất là thích thú. Những kẻ tùy tùng hết lòng ca tụng nhà vua, nhưng Càn Long vẫn nghi ngờ, nghĩ rằng mình là vua cho nên có ai dám chê bao giờ. Nhưng khi được Ngọc Như Ý để ý nhìn mình thì lấy làm hài lòng vô cùng, mới cho là mình có thực tài vì có người cảm được mình trong chốn hồng trần chứ không phải trong cung điện. Thật là một tri kỷ có một không hai trên đời. Cảm động trước “tấm chân tình”, Càn Long sai Hòa Khôn đem sang 50 lượng vàng ròng tặng cho Ngọc Như Ý.

Hàng Châu là nơi phồn hoa đô thị nhộn nhịp nhất tại Giang Nam nên hàng năm đến kỳ “Tuyển hoa thăng hội” thiên hạ đều nô nức than dự. Thậm chí cả các châu Tô, Tòng, Thái, Thường, Gia, Hồ đều có khách thập phương tứ xứ đến tham dự. Tất cả các danh kỹ đều nhận được nhiều tặng vật, nhưng dĩ nhiên, nhiều nhất là “Tiên đường tứ tuyệt”.

Cuộc tuyển chọn đến nửa đêm thì bế mạc. Bắt đầu là phần kiểm điểm tặng phẩm. Có một ban xướng danh bảng vàng. Các nàng danh kỹ hồi hộp từng phút từng giây. Càn Long nói nhỏ với Hòa Không mấy câu. Y đi một lúc rồi trở lại với một cái gói.

Ban tổ chức bắt đầu tuyên bố kết quả, mọi người im lặng lắng tai nghe. Tiếng loa truyền rằng :

- Vòng đầu, Lý Song Đình chiếm được nhiều tặng phẩm nhất.

Bỗng từ trong du thuyền, một người lên tiếng thật lớn :

- Khoa đã! Tôi tặng cho nàng Phi Văn Đại 1000 lượng vàng.

Những nén vàng ròng rực rỡ sau đó được mang lên thuyền. Một người khác lại kêu lớn :

- Tôi thưởng cho nàng Ngô Xuân Quyền một đôi vòng ngọc phí thủy, 10 hạt minh châu.

Mọi người nhìn thấy ngọc phí thủy sáng ngời, một màu xanh biếc. Hạt minh châu thì vừa tròn vừa lớn, giá không dưới vài trăm lượng vàng mỗi hột. Mọi người nín thở tin chắc chức “Hoa trạng nguyên” năm nay về tay nàng Ngô Xuân Quyên.

Suốt một hồi lâu, thấy không ai lên tiếng tặng thêm phẩm vật nào cho ai nữa, ban tổ chức đã chuẩn bị tuyên bố trao chức “Hoa trạng nguyên” cho nàng Ngô Xuân Quyên.

Hòa Khôn bỗng đứng dậy nói lớn :

- Chủ nhân chúng tôi có một gói đồ tặng cho nàng Ngọc Như Ý.

Dứt lời, Hòa Khôn chuyền gói đồ sang thuyền. Vị hội thủ chậm rãi mở gói đồ ra thấy có ba bức cổ họa liền xoay qua bên trái nói với vị hội trưởng :

- Phàn Xa tiên sinh, vị này là người tao nhã, không biết bức họa vẽ gì vậy?

Phàn Xa sai người treo bức họa lên cao. Càn Long hỏi Hòa Khôn :

- Ngươi sang hỏi cho biết vị hộu thủ ấy tên họ là gì.

Hỏi xong, Hòa Khôn tâu :

- Vị hội thủ kỳ “Tuyển hoa thăng hội” năm nay chính là vị danh sĩ danh tiếng nhất Hàng Châu họ Viên, tên Mai, thường được gọi là Viên tài tử. Ngoài ra các giám khảo đều là những danh sĩ có tên tuổi ở Giang Nam.

Bức họa treo lên, Viên Mai giật mình kinh hãi. Đây là bức danh họa vẽ bằng gạo trắng của Lý Nghĩa Sơn, có hai bài thơ không đề.

Phàn Xạ tiên sinh tên thật là Lệ Ngạc, người Hàng Châu, nổi tiếng về thi phú, hiện đang làm chức Từ đàn tế tửu. Nhìn thấy bức họa, ông ta kêu lên :

- Thật là của báu vô giá!

Thi sĩ Triệu Dực treo bức họa thứ hai lên, nhận ra là một tuyệt tác của người đời Tống sẽ sự thật về tám vị cao tăng. Trên bức tranh có đề hàng chữ :

“Càn Long ngự lãm chi bảo”, có đóng dấu son đỏ.

Viên Mai biết có sự lạ bèn xoay qua nói với người hai bên :

- Trầm niên huynh và Tưởng đại ca! Hai anh nghĩ sao về tặng vật này?

Người Viên Mai gọi là “Trầm niên huynh” là Trầm Đức Tiềm, biệt hiệu Quy Ngu, một dại thi nhân đời Càn Long cũng đỗ Tiến Sĩ cùng một khóa với Viên Mai năm Càn Long thứ 4.

Viên Mai lúc bấy giờ mới có 24 mà Trầm Đức Tiềm đã sấp xỉ 60, vì vậy nên mới coi nhau là bạn vong niên. Người Giang Nam gọi Trầm Đức Tiềm là Giang Nam lão thi sĩ. Người họ Tưởng tên Sĩ Thuyên, tự Tâm Dư, một soạn giả chuyên về viết kịch khôi hài. Ông ta với Viên Mai và Triệu Dực hợp lại thành “Giang tả tam đại gia”.

Hai người ngồi hai bên Viên Mai cũng là hai bậc danh sĩ nổi tiếng, Kỹ Khiêu Phong và Trịnh Bảng Kiều. Nhưng khi nghe Viên Mai hỏi, không ai biết phải trả lời làm sao.

Kỹ Khiêu Phong bỗng cười nói :

- Còn phải suy nghĩ chi nữa! Tặng vật vô giá này đương nhiên bảo đảm cho Ngọc Như Ý đoạt chức “Hoa trạng nguyên”.

Trịng Bảng Kiều hỏi :

- Bức vật thứ ba là là vật báu gì, tiên sinh cho xem thử?

Ai nấy chăm chú nhìn lên, thấy đó bài thơ “Thể tang tử” của Âu Dương Tu, bút pháp cực kỳ linh động.

Trịnh Bảng Kiều nói :

- Hay thì hay tuyệt, chỉ tiếc là nét bút không đủ linh động để diễn tả hết được hết ý nghĩa của bậc danh tài.

Trầm Đức Tiềm cúi đầu đáp :

- Đây là bút tự của đương kim Hoàng đế.

Mọi người nghe nói giật mình, chẳng ai dám nói thêm câu nào. Viên tài tử liền cất cao giọng tuyên bố :

- Sau khi kiểm điểm xong tặng vật, ban giám khảo tuyên bố: Ngọc Như Ý chiếm “Hoa trạng nguyên”, Ngô Xuân Quyên chiếm “Hoa bảng nhãn” và Phi Văn Đại chiếm “Hoa thám hoa”.

Tiếng hoan hô sau đó vang dậy một trời. Viên Mai và ban giám khảo đoán rằng người tặng ba bức họa kia nếu không là thân vương quý tộc thì cũng là công hầu khanh tướng nhưng xem thuyền bên kia thì chẳng thấy có gì là lạ. Người bên trong khi ẩn khi hiện, lờ mờ không sao trông rõ mặt được.

Cuộc “Tuyển hoa thăng hội” sau đó bế mạc, tất cả thuyền bè bơi rải rác vào bờ. Càn Long định trở về dinh chợt nghe trong thuyền hoa của Ngọc Như Ý có tiếng ca ngân lên. Giọng ca ếm ái du dương rót vào tai vu Càn Long những tiếng lòng thổn thức. Nhà vua bèn nói với Hòa Khôn :

- Ngươi mau sang mời nàng qua đây. Nhớ đừng làm lộ thân phận ta nhé!

Lát sau, Hòa Khôn trở về trao cho Càn Long một tờ giấy hoa tiên. Càn Long mở ra xem, thấy có mấy câu thơ: Hương thơm ngào ngạt trước lầu,

Sáu triều cảnh trí khác nào Bình Khương.

Đạp thanh, xuân mãi vấn vương,

Ngày mai trở bước, khắp vườn nở hoa.

Càn Long cười nói :

- Hôm nay ta tới! Cần gì đợi đến ngày mai?

Nhà vua liếc nhìn thì chiếc thuyền hoa của Ngọc Như Ý vừa mới nhổ neo, lướt sóng. Càn Long có những 3000 mỹ nữ nơi hậu cung nhưng không hiểu sao vẫn thích đeo đuổi Ngọc Như Ý. Nàng càng tỏ ra lạnh nhạt bao nhiêu thì Càn Long lại càng thiết tha bấy nhiêu.

Xoay qua Bạch Chấn, Càn Long nói :

- Bảo người chèo mau rượt cho kịp thuyền hoa của Ngọc Như Ý!

Lúc bấy giờ đèn đuốc đã tắt. Các du thuyền đua nhau, mạnh ai nấy chèo trên mặt Tây Hồ chẳng khác nào như màng nhện. Tiếng nói tiếng cười rộn ràng khắp hồ.

Khi thuyền của Càn Long sắp sửa đến gần thuyền hoa của Ngọc Như Ý, thình lình cánh cửa sổ của thuyền hoa mở rộng ra, một vật tròn nhắm vào Càn Long bay tới. Bạch Chấn tiến lên một bước đưa tay bắt lấy, cảm thấy vật ấy mềm mại, không phải là ám khí. Bạch Chấn liền dâng lên cho vua Càn Long. Thì ra đó là một cái khăn tay màu hồng bọc làm tư. Trong khăn là hai nhánh kim quất nho nhỏ. Chiếc khăn vừa đẹp vừa thơm làm Càn Long mê mẩn cả tâm thần...

Thuyền hoa cập vào bến. Ngọc Như Ý bước lên một cỗ xe ngựa đang đợi sẵn. Nàng quay lại nhìn Càn Long, mỉm cười duyên dáng, tình tứ. Rèm xe buông xuống. Hai bên xe có hai bóng người cao lớn cầm đuốc soi đường bước vào trong xe. Sau đó, cả hai cây đuốc cùng tắt một lượt. Trong đêm khuya, cảnh vật lờ mờ trong màn sương.

Hòa Khôn gọi lớn :

- Mau xuống xe! Khoan chạy đã!

Con ngựa bắt đầu phi. Xe từ từ lăn bánh. Tiếng vó ngựa dồn dập nhắm về hướng Nam mà chạy mãi.

Hòa Khôn lại thét lớn :

- Mau bắt xe ngừng lại!

Trong đêm tối, lời nói của Hòa Khôn lạc lõng giữa chốn bờ hồ rộn rã, đầy du khách, như chìm vào hư không.

Bạch Chấn kề tai nói nhỏ với bọn thị vệ. Đoàn Đại Lâm thi triển khinh công rượt theo một chiếc xe ngựa gần đó. Hắn móc trong người một số vàng bạc đưa cho người chủ xe rồi tức tối mang đến mời Càn Long lên.

Càn Long vui mừng bước lên xe. Bọn thị vệ chia nhau bốn phía ngồi chung quanh bảo vệ, còn Chữ Viên thì cầm cương rong ngựa.

Chiếc xe chở Ngọc Như Ý đàng trước vẫn chạy thật lẹ, xe của Càn Long cố gắng rượt cho kịp ở đàng sau. Thấy chiếc xe chở Ngọc Như Ý bỗng chạy vào một khu đông đảo vào bậc nhất ở trong thành, Bạch Chấn mới cảm thấy là an tâm vô sự. Hắn đoán là đêm nay Hoàng đế sẽ ngự tại nhà nàng danh kỹ Ngọc Như Ý.

Qua khỏi con đường lớn, chiếc xe của Ngọc Như Ý quẹo vào một ngõ hẻm rất sâu, ngừng trước một căn nhà đóng kín cửa. Một người đàn ông xuống xe trước, Ngọc Như Ý bước xuống ngay sau đó. Người đàn ông bước tới gõ cửa. Một bà già ló đầu ra reo mừng :

- Tiểu thư đã về tới! Chúc mừng tiểu thư “mã đáo thành công”!

Lúc ấy vua Càn Long cũng bước xuống xe đến gần. Ngọc Như Ý bỗng quay lại nhìn Càn Long nói :

- Mời Đông Phương tiên sinh vào nhà em dùng chén trà.

Càn Long mỉm cười bước vào. Bạch Chấn và Chữ Viên cùng đám thị vệ giữ chặt cửa trước đề phòng thích khách.

Hai cây bạch quế trước sân đơm hoa trắng xóa, mùi thơm ngào ngạt bốc lên thật dịu dàng. Ngọc Như Ý bước vào một căn phòng nhỏ, Càn Long theo sau bén gót. Đèn đuốc trong phòng sáng rạng, đồ trang trí hết sức thanh nhã. Một đứa a hoàn dâng lên một mâm đồ ăn toàn là những cao lương mỹ vị hết sức tươm tất.

Bọn thị vệ do Bạch Chấn phân công canh gác ở bên ngoài, trong phòng chỉ có Hòa Khôn đứng hầu. Trước tình cảnh này, Càn Long cảm thấy không gì hay hơn là đuổi luôn Càn Khôn ra ngoài.

Đứa a hoàn rót rượu dâng lên. Rượu thoảng lại một mùi thơm lạ thường. Ngọc Như Ý uống trước một chung, cười tình nói :

- Thưa Đông Phương tiên sinh! Bữa tiệc nhỏ đêm nay gọi là để cảm tạ lòng tốt của tiên sinh phần nào được chăng?

Càn Long cầm chung rượu lên uống cạn, cũng cười nói :

- Nàng hãy ca một bài để tạ ơn tôi trước đi! Tôi cũng còn nhiều chuyện định bàn với nàng.

Ngọc Như Ý liền cầm đàn tỳ bà lên đàn hai khúc “Tinh đao như thủy” và “Ngô lam thắng tuyết” rồi sau đó hát bài “Thiếu niên du”.

Càn Long cả đẹp. Đó là một điển tích ngày xưa, kể lại chuyện vua Tống Vi Tôn, tức Đạo Quang Hoàng đế ban đêm gặp gỡ ả danh kỹ Lý Sư Sư. Ngoài sân có hai người đem xem chờ đón Tống Vi Tôn về. Lý Sư Sư muốn cầm vua ở lại qua đêm nên nói nhỏ vào tai :

- Bên ngoài gió lạnh sương dầm cỏ non. Đường chẳng một bóng người. Về làm chi chứ?

Không ngờ câu nói ấy lại lọt vào tai một danh sĩ là Châu Mỹ Thanh núp trong vách nên được phổ vào một khúc ca mới. Tống Vi Tôn về sau bị giặc Kim bắt đi, nhưng cốt cách phong lưu, hành vi tiêu sái vẫn được xem là bậc tôn sư của một thời. Càn Long nghe hát, hiểu được dụng tâm kín đáo của Ngọc Như Ý nên thích chí cười vang :

- Phải! Phải! Ta không về đâu! Tình nàng đẹp quá, đêm nay ta ở lại đây.

Trong phòng, Càn Long say sưa vui vẻ. Bên ngoài, bọn Bạch Chấn, Chữ Viên cũng tủm tỉm cười. Lúc ấy, Lý Khả Tú cũng đem quân tới bảo vệ. Chỉ một con đường chật hẹp mà quân Thanh đứng đông nghẹt, khó có một động vật nào có thể chui lọt được.

Lý Khả Tú phân công cho các tham tướng, bộ tướng tạm chiếm cứ nhà dân chung quanh đó để canh tuần.

Bạch Chấn sau đó đem đám thị vệ lên nóc nhà đề phòng bất trắc. Chung quanh nhà Ngọc Như Ý, nào xạ thủ, nào thiết kỵ, phòng bị hết sức nghiêm ngặt...

Sáng hôm sau, mặt trời đã lên hơn một sào, Hòa Khôn len lén đi vào phòng Ngọc Như Ý. Hắn vạch cửa sổ liếc mắt nhìn vào trong buồng. Đôi giầy của Càn Long và đôi hài của Ngọc Như Ý vẫn còn nằm nguyên dưới đất, không có một tiếng động nào cả. Hòa Không tin rằng hai người vẫn còn đang say sưa trong giấc điệp.

Hòa Khôn tủm tỉm cười, le lưỡi, khẽ lui ra. Nhưng rồi đến giờ Thìn... Giờ Tỵ... Giờ Mão... Tuyệt nhiên vẫn không nghe tiếng động. Hòa Khôn lấy làm lạ vì chưa bao giờ thấy nhà vua ngủ trưa đến thế này. Hắn đánh bạo, kề miệng vào cửa phòng gọi :

- Lão gia! Mau thức dậy dùng điểm tâm!

Ban đầu Hòa Khôn còn gọi khẽ. Nhưng không có tiếng đáp lại. Hắn lại tiếp tục gọi nữa, lần này lớn giọng hơn. Cứ thế mà gọi đến mười mấy tiếng, những tiếng sau cùng như hét mà vẫn không có bóng một ai, hay một tiếng trả lời.

Hòa Khôn lo ngại thầm trong bụng, nhưng vẫn không dám tự tiện vào buồng nên bèn tìm Lý Khả Tú và Bạch Chấn để thương lượng. Lý Khả Tú bàn :

- Hãy nhờ mụ quản gia đem điểm tâm vào, lẽ tự nhiên Hoàng thượng sẽ không bắt tội.

Bạch Chấn nghe nói liền tán thành :

- Chỉ có cách ấy là hay hơn cả!

Mọi người sau đó đi tìm mụ quản gia nhờ giúp hộ chuyện đó, nhưng trong nhà vắng ngắt, chẳng có một bóng người nài cả.

Bạch Chấn chẳng cần suy nghĩ gì nữa, xông đến đạp mạnh cánh cửa ra. Hòa Không bước vào trước, bước tới giường vén màn lên xem thì chỉ thấy chăn gối bừa bãi trên giường mà bóng Càn Long và Ngọc Như Ý chẳng thấy đâu cả. Từ Lý Khả Tú cho đến đám Ngự tiền thị vệ lớn nhỏ đều sợ hãi kinh người, rối loạn cả đầu óc.

Lý Khả Tú càng nghĩ càng khó hiểu. Cả bốn phương tám hướng được phòng bị kỹ càng, nguyên một khu vực gần như bị phong tỏa hoàn toàn thì ai còn vào đây được để bắt hai người đi.

Cuộc tìm kiếm lục soát bắt đầu. Nhưng tìm cả nửa buổi mà vẫn không tìm được manh mối gì cả.

Quan Thống lãnh Ngự lâm quân là Phúc Khang An hợp cùng quan Tuần vũ Hàng Châu được tin mật báo cũng chạy đến. Nhưng rồi ai nấy cũng đành bó tay mà không biết phải đối phó cách nào...
Chương trước Chương tiếp
Loading...