Thuyết Phục
Jane Austen - Chương 20
Chương 20 Ngài Walter, hai con gái ngài và chị Clay là những người đến sớm nhất. Vì phải chờ Phu nhân Dalrymple, đoàn của cô ngồi gần lò sưởi trong Phòng Bát giác. Nhưng không lâu sau khi ngồi xuống, cánh cửa lại mở, và Đại tá Wentworth bước vào một mình. Anne là người gần anh nhất, và giành một ít chủ động, cô lên tiếng. Anh đã định chỉ cúi đầu chào và đi tiếp, nhưng lời dịu dàng của cô "Xin chào anh" khiến cho anh đứng lại kế bên cô rồi chào hỏi lại, dù có ông bố và cô chị đáng sợ ở phía sau. Việc hai người kia ngồi ở phía sau là thuận lợi cho Anne vì cô không trông thấy phản ứng của họ, và thấy mình bình đẳng trong mọi việc mà cô tin là phải như thế. Khi anh và cô chuyện trò, lời thì thầm giữa ông bố và Elizabeth vang đến tai cô. Cô không nghe rõ, nhưng phải cố đoán ra chủ đề. Khi Đại tá Wentworth cúi người chào từ xa, cô hiểu ra rằng ông bố nghĩ cần phải tỏ cử chỉ nhận ra người quen, và cùng lúc cô liếc nhìn ngang để thấy Elizabeth khẽ nhún người chào. Những cử chỉ ấy tuy muộn màng, miễn cưỡng và kém thanh nhã, vẫn còn hơn không. Tinh thần cô phấn khởi lên. Tuy nhiên, sau khi nói về thời tiết, Bath và buổi hòa nhạc, cuộc chuyện trò bắt đầu nhạt nhẽo. Cuối cùng, không còn gì nhiều để nói, đến nỗi cô nghĩ anh sắp rời đi, nhưng anh vẫn chưa đi. Có vẻ như anh không muốn vội xa cô. Với tinh thần phấn khởi thêm, với nụ cười nhẹ, với vẻ mặt tươi sáng một tí, anh nói: - Tôi ít được gặp cô từ lúc gặp nhau ở Lyme. Tôi e cô hẳn bị sốc, lại còn mong cô không bị ức chế lúc ấy. Cô trấn an anh rằng cô không sao. Anh nói: - Đây là thời khắc đáng sợ, một ngày đáng sợ! Rồi anh lấy bàn tay che mắt như thế quá kinh sợ khi nhớ ra, nhưng trong khoảnh khắc anh lại mỉm cười, tiếp: - Tuy thế, ngày hôm đó tạo một số hiệu quả có thể được xem là trái ngược với đáng sợ. Khi cô nghĩ ra mà đề nghị Benwick là người thích hợp nhất để đi tìm bác sĩ, cô đã không biết rằng cuối cùng anh ấy là một trong những người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giúp cô ấy bình phục. - Chắc chắn là tôi đã không biết. Nhưng có vẻ như... tôi nghĩ đấy là mối lương duyên hạnh phúc. Hai người đều có những nguyên tắc tốt và tính cách tốt. Dường như không sốt sắng lắm, anh nói: - Đúng, nhưng ở đây tôi nghĩ sự tương đồng chấm dứt. Với tất cả tấm lòng, tôi chúc hai người được hạnh phúc, và rất vui với mọi tình huống đem lại hạnh phúc cho họ. Hai người không phải khắc phục khó khăn nào trong nội bộ: không có chống đối, không có tính thất thường, không bị trì trệ. Gia đình Musgrove vẫn hành xử theo chính con người họ, với danh dự và tính tử tế, với con tim của bậc làm cha mẹ mong mỏi con mình được thoải mái. Tất cả đều thuận lợi, rất thuận lợi cho hạnh phúc của hai người; có lẽ còn hơn ta. Anh ngưng lại. Dường anh thình lình nhớ ra việc gì đấy khiến cho anh xúc động và làm cho cô đỏ mặt, cúi mặt nhìn xuống đất. Anh đằng hắng, rồi nói: - Tôi phải nhìn nhận rằng ở đây tôi nghĩ có cách biệt, một cách biệt quá lớn, và theo một phương diện thiết yếu không kém so với tinh thần. Tôi xem Louisa Musgrove là một cô gái rất dễ mến, hiền dịu và không thiếu hiểu biết, nhưng Benwick còn hơn thế nữa. Anh ấy là một người khôn ngoan, thích đọc sách; và tôi nhìn nhận mình có phần ngạc nhiên khi thấy anh ấy yêu Louisa. Nếu do lòng cảm kích, nếu anh ấy yêu đáp trả vì tin cô ấy yêu mình, thì đấy là chuyện khác. Nhưng tôi không có lý do mà nghĩ thế. Ngược lại, dường như tình cảm của anh là hoàn toàn tự phát, không qua nhận định, khiến cho tôi ngạc nhiên. Một người như anh, lại ở trong hoàn cảnh ấy! với một con tim rạn nứt, thương tổn, gần như tan vỡ! Fanny Harville là một người vượt trội, và tình cảm của anh đối với cô này đúng là tình cảm. Người đàn ông không vì một cô gái như thế mà hồi phục từ một khối tình chung như thế. Đấy không phải là con người của anh ấy; anh không hồi phục được. Anh không nói tiếp hoặc từ ý thức rằng bạn anh không hồi phục hoặc từ ý thức khác. Cho dù giọng anh xúc động khi nói đến câu cuối, cho dù âm thanh ồn ào trong phòng, tiếng cánh cửa đóng mở không ngớt và tiếng người ra vào không ngớt, Anne vẫn nghe rõ từng ngôn từ của anh. Cô có ấn tượng mạnh, hài lòng, hoang mang, và bắt đầu thở mạnh, cảm thấy ngổn ngang trăm bề trong lòng. Cô không thể nào bàn luận về chủ đề như thế, nhưng sau một chốc im lặng cô thấy cần phải lên tiếng, và vì không hề muốn thay đổi toàn bộ câu chuyện, cô chỉ nói chệch hướng một chút. - Tôi nghĩ anh lưu lại Lyme một thời gian, phải không? - Khoảng hai tuần. Tôi chờ cho đến khi biết chắc Louisa bình phục tốt rồi mới rời đi. Vì quá quan ngại về tai nạn nên tôi không cảm thấy an tâm nhanh được. Chỉ vì tôi, hoàn toàn do tôi. Nếu không do tôi yếu mềm thì cô ấy không bướng bỉnh như thế. Vùng chung quanh Lyme rất đẹp. Tôi có nhiều chuyến đi bộ và cưỡi ngựa, và càng nhìn thấy tôi càng yêu thích. Anne nói: Anne nói: - Tôi rất muốn đi ngoạn cảnh Lyme lần nữa. - Nên lắm! Tôi đã không đoán cô tìm thấy gì ở Lyme để dấy lên cảm hứng như thế. Nỗi kinh hoàng và lo âu mà cô dự phần, đầu óc căng thẳng, tinh thần mòn mỏi! Tôi đã nghĩ ấn tượng cuối cùng của cô về Lyme chỉ là chán ghét. Anne đáp: - Những tiếng đồng hồ cuối cùng đúng là khổ sở, nhưng khi đã hết khổ sở thì hồi ức trở thành niềm vui. Người ta không yêu kém đi một nơi chốn vì chịu đau khổ, ngoại trừ tất cả là đau khổ, chỉ có đau khổ, nhưng đấy không phải là trường hợp của Lyme. Chúng ta chỉ lâm vào cảnh lo lắng và khổ sở trong hai tiếng đồng hồ cuối, còn trước đó có nhiều niềm vui. Có nhiều điều mới lạ và nhiều cảnh đẹp! Tôi đã ít đi đây đi đó, đến nỗi tôi đều cảm thấy thích thú ở mỗi nơi chốn mới. Riêng Lyme thì thật là đẹp, và tóm lại (đôi má hơi ửng hồng khi nhớ đến) ấn tượng của tôi về vùng này là rất dễ chịu. Khi cô ngưng nói, cánh cửa lại mở ra, và người mà tất cả đang chờ đợi xuất hiện. Có tiếng nói vui mừng "Phu nhân Dalrymple, Phu nhân Dalrymple". Với tất cả thái độ hăng hái cùng nét thanh nhã nóng vội, Ngài Walter cùng hai phụ nữ bước đến chào hỏi bà. Phu nhân Dalrymple và cô Carteret, được anh Elliot và Đại tá Wallis hộ tống vì tình cờ đến cùng lúc, bước vào gian phòng. Những người khác bước đến, và đấy là một nhóm gồm cả Anne. Cô bị ngăn cách với Đại tá Wentworth. Cuộc trò chuyện lý thú của hai người - hầu như quá lý thú - phải bị gián đoạn một chốc; nhưng nỗi hối tiếc còn kém niềm hạnh phúc do câu chuyện mang đến! Trong vòng mười phút vừa rồi, cô đã biết được thêm cảm nghĩ của anh đối với Louisa, cộng thêm mọi cảm nghĩ mà cô dám hình dung. Cô tham gia tận tình theo những yêu cầu trong buổi tụ họp, theo cung cách lịch sự cần thiết, với đầy xúc cảm tuyệt diệu tuy bối rối. Cô tỏ ra vui với tất cả mọi người. Cô đã đón nhận những ý tưởng khiến cho cô tỏ ra nhã nhặn và tử tế với tất cả mọi người, và thấy tội nghiệp cho những ai không cảm nhận hạnh phúc như mình. Những cảm xúc thú vị có phần dịu đi: khi rời khỏi nhóm của mình để quay lại với Đại tá Wentworth, cô thấy anh đã bước đi. Cô chỉ vừa kịp nhìn anh rẽ vào Phòng Hòa nhạc. Anh đã đi: anh đã mất hút, trong một khoảnh khắc cô cảm thấy tiếc nuối. Nhưng cô tự chủ: "Chúng ta sẽ gặp lai nhau. Anh ấy sẽ đi tìm mình, anh ấy sẽ tìm mình trước khi buổi tối kết thúc, có lẽ lúc này phải chịu xa cách. Mình cần có khoảng thời gian để trấn tĩnh." Sau đó, khi Phu nhân Russell đến, cả đoàn tập họp lại, những người còn lại tự đi vào Phòng Hòa nhạc, và do vị thế của đoàn mà thu hút nhiều ánh mắt, làm dấy lên nhiều tiếng thì thầm, và làm xáo trộn nhiều người tùy thích. Khi bước vào, cả Elizabeth và Anne Elliot đều cảm thấy vui, rất vui. Elizabeth quàng tay với cô Carteret nhìn đến tấm lưng rộng của vị Phu nhân Tử tước góa bụa Dalrymple đi trước, cảm thấy không có gì mình mơ ước mà không đạt được. Anne cũng thế - nhưng đấy là sự xúc phạm đối với cách thức phấn khởi của Anne khi so sánh với niềm vui của chị cô; một bắt nguồn từ thói phù hoa ích kỷ, một từ tình cảm rộng mở. Anne không trông thấy gì, không nghĩ ra gì về quang cảnh tráng lệ trong gian phòng. Niềm hạnh phúc là từ nội tâm. Đôi mắt cô bừng sáng, đôi má ửng đỏ; nhưng cô không biết gì về những điều này. Cô chỉ nghĩ đến nửa tiếng đồng hồ vừa qua, và khi đoàn đi đến ghế ngồi, tâm tư cô vội lướt qua toàn bộ sự việc. Những chuyện anh nói đến, cách diễn tả, cử chỉ cùng dáng vẻ của anh - tất cả là những gì cô có thể nhận ra chỉ theo một chiều hướng. Ý tưởng của anh về giá trị thấp kém của Louisa Musgrove, ý tưởng mà anh thiết tha bày tỏ, nỗi ngạc nhiên đối với Đại tá Benwick, cảm nhận về tình yêu thứ nhất, mạnh mẽ; những câu nói anh bắt đầu mà không thể kết thúc, đôi mắt anh nửa muốn quay đi nơi khác và ánh mắt diễn cảm hơn một nửa - tất cả, tất cả đều cho thấy cuối cùng con tim anh đã quay lại với cô; rằng không còn hờn giận, bất mãn, trốn lánh, và rằng hai người đã thành công, không chỉ qua tình thân ái và tôn trọng mà còn qua cảm xúc của quá khứ. Đúng rồi, sự sẻ chia nào đấy qua cảm xúc của quá khứ. Cô suy ngẫm mà không thấy sự thay đổi có ẩn ý gì kém hơn. Anh hẳn vẫn còn yêu cô. Đấy là những ý nghĩ - với những mơ tưởng đi cùng - đã lấp đầy và xáo động tâm tư đến nỗi cô không còn quan sát được gì. Cô đi dọc gian phòng mà không nhìn thấy bóng dáng anh ở đâu, thậm chí không phân biệt ra ai là anh. Khi được hướng dẫn đến nơi và ổn định chỗ ngồi, cô nhìn quanh quất để xem anh có tình cờ ở đâu đấy trong gian phòng hay không, nhưng không; đôi mắt cô không thể tìm ra anh. Buổi hòa nhạc bắt đầu, cô đành phải vui hưởng hạnh phúc theo cách khiêm tốn hơn. Đoàn của cô được phân chia ngồi trên hai băng ghế đặt kế tiếp nhau: Anne trong nhóm ngồi ở đầu cùng, và anh Elliot đã nhờ Đại tá Wallis giúp xoay sở để ngồi kế bên cô. Elizabeth hài lòng, ngồi giữa các anh họ, làm đối tượng cho Đại tá Wallis nịnh đầm. Tâm trí của Anne có trạng thái khá thuận lợi cho buổi tối giải trí vì không phải nhãn rỗi; cô có cảm nhận đối với nét mềm dịu, có tinh thần đối với không khí vui tươi, chú tâm đối với tính khoa học, và nhẫn nại đối với sự chán ngắt. Cô chưa từng thích hòa nhạc đến thế, ít nhất là trong màn thứ nhất. Khi đến gần cuối màn này, trong thời gian tiếp nối theo sau một ca khúc tiếng ý, cô giải thích ý nghĩa ca khúc cho anh Elliot nghe. Giữa hai người có một tờ chương trình buổi hòa nhạc. Cô nói: - Đây là cảm nhận, hoặc đúng hơn, là ý nghĩa của ngôn từ vì không nên nói ra cảm nhận của một bản tình ca ý, nhưng đấy gần như là ý nghĩa mà tôi có thể giải thích vì tôi không giả vờ mình hiểu được ngôn ngữ này. Tôi học tiếng Ý rất kém. - Vâng, vâng, tôi thấy thế. Tôi thấy cô không biết gì về chủ đề này. Cô chỉ có kiến thức về ngôn ngữ vừa đủ để diễn giải những dòng tiếng Ý đảo ngược, dịch chuyển, rút ngắn thành tiếng Anh trong sáng, dễ hiểu, tao nhã. Cô không cần nói thêm gì về sự dốt nát của cô. Đây là chứng cứ toàn vẹn. - Tôi không muốn từ chối tính lịch sự tử tế như thế, nhưng tôi sẽ lấy làm tiếc khi bị một người tài giỏi kiểm tra. Anh đáp: - Tôi chưa có vinh hạnh đến thăm Khu phố Camden thường xuyên để biết thêm đôi điều về cô Anne Elliot. Tôi xem cô là người quá khiêm tốn nên thế gian chỉ biết đến phân nửa sự giỏi giang của cô, và quá hiểu biết nên sự khiêm tốn là điều tự nhiên ở bất kỳ phụ nữ nào khác. - Xấu hổ! Xấu hổ quá! Anh tâng bốc quá đáng. Tôi quên ta sẽ xem gì kế tiếp. - Xấu hổ! Xấu hổ quá! Anh tâng bốc quá đáng. Tôi quên ta sẽ xem gì kế tiếp. Rồi cô quay sang tờ chương trình. Anh Elliot thì thầm: - Có lẽ tôi đã biết về tố chất của cô từ lâu hơn là cô nhận ra. - Thật thế! Làm thế nào được? Anh chỉ mới được biết kể từ lúc tôi đi Bath, trừ phi trước đây anh nghe nói về tôi trong gia đình tôi. - Tôi được nghe người ta nói một thời gian dài trước khi cô đi Bath. Tôi được nghe từ những người thân thiết với cô. Trong nhiều năm tôi đã biết về tố chất của cô. Con người của cô, tâm tính của cô, những tài nghệ, tư cách; tất cả đều được kể cho tôi nghe. Anh Elliot đã không thất vọng khi anh mong gây chú ý. Không ai chống chọi lại mãnh lực thu hút của điều bí ẩn ấy. Được một người mới quen kể từ lâu, qua những người vô danh, là điều hấp dẫn không cưỡng lại được; và Anne cảm thấy rất hiếu kỳ. Cô tự hỏi, rồi háo hức hỏi han anh, nhưng vô ích. Anh lấy làm vui được truy vấn, nhưng không chịu nói ra. - Không, không, có lẽ đến lúc khác, nhưng không phải bây giờ. Tôi không muốn nêu tên ai, nhưng tôi đoan chắc với cô rằng đấy là sự thật. Từ nhiều năm trước, tôi đã nghe người ta mô tả cô Anne Elliot và tạo ấn tượng tốt nhất cho tôi về phẩm giá của cô, và khiến cho tôi tha thiết được quen biết cô. Anne chỉ có thể nghĩ người nói về cô với sự thiên vị nhiều năm trước không ai khác hơn là Wentworth ở Monkford, anh của Đại tá Wentworth. Có lẽ anh này quen biết với anh Elliot, nhưng cô không có can đảm hỏi han. Anh Elliot nói: - Từ lâu, cái tên Anne Elliot đã là âm thanh thú vị đối với tôi. Đã rất lâu, tên này có sự hấp dẫn trong trí tưởng tượng của tôi, và nếu tôi dám, tôi hẳn thốt ra lời ước rằng, tên này sẽ chẳng bao giờ thay đổi 1. Cô tin đấy là ngôn từ của anh; nhưng khi vừa nghe qua, sự chú ý của cô bị kéo về những âm thanh ngay phía sau cô, khiến ọi việc khác trở nên vụn vặt. Ông bố của cô và Phu nhân Dalrymple đang trò chuyện với nhau. Ngài Walter nói: - Một anh đẹp người, một anh trông rất đẹp người. Phu nhân Dalrymple nói: - Đúng thật là một anh rất đẹp trai. Có phong thái tốt hơn là thường thấy ở Bath. Tôi đoán là người Ireland. - Không phải, tôi vừa biết được tên anh ấy. Một người chỉ mới quen sơ. Wentworth; Hải quân Đại tá Wentworth. Chị anh ấy cưới ông Croft ở Somersetshire, người thuê Dinh thự Kellynch của tôi. Trước khi Ngài Walter nói dứt câu, đôi mắt của Anne đã nhìn thấy Đại tá Wentworth đang đứng giữa một nhóm đàn ông ở cách một khoảng ngắn. Khi cô nhìn thẳng đến anh, có vẻ như anh thu người lại để tránh khỏi ánh mắt của cô. Có vẻ bề ngoài là như thế. Dường như cô đã chậm một tích tắc, và khi cô thu can đảm quan sát anh lần nữa, anh không nhìn lại. Nhưng buổi hòa nhạc sắp tiếp tục, và cô bắt buộc phải chú ý đến dàn nhạc và nhìn thẳng về phía trước. Khi cô có thể liếc ngang, thì anh đã rời đi. Dù có muốn, anh vẫn không thể đến gần cô hơn vì nhiều người ngồi chung quanh cô, nhưng cô vẫn muốn bắt lấy ánh mắt anh. Khi cô có thể liếc ngang, thì anh đã rời đi. Dù có muốn, anh vẫn không thể đến gần cô hơn vì nhiều người ngồi chung quanh cô, nhưng cô vẫn muốn bắt lấy ánh mắt anh. Câu nói của anh Elliot cũng làm cho cô đau khổ. Cô không còn muốn nói chuyện với anh ta. Cô ước gì anh ta đừng ngồi gần cô đến thế. Màn một đã chấm dứt. Bây giờ cô mong có sự thay đổi thuận lợi. Sau một lúc nhóm cô không còn gì để nói, một vài người muốn đi tìm trà. Anne là một trong số ít người không muốn rời đi. Cô vẫn ngồi tại chỗ, Phu nhân Russell cũng thế, nhưng cô vui mà thấy đã tống khứ được anh Elliot. Dù có e ngại gì về ý kiến của Phu nhân Russell, cô vẫn không ngại trò chuyện với Đại tá Wentworth, nếu anh cho cô cơ hội. Qua nét mặt của Phu nhân Russell, cô tin rằng bà đã trông thấy anh. Nhưng anh không đến. Đôi lúc Anne nghĩ mình nhìn ra anh cách một khoảng xa, nhưng anh vẫn chưa đến. Thời khắc trôi qua mà không có kết quả gì. Những người khác quay về chỗ ngồi, gian phòng đầy trở lại, các hàng ghế lại đầy, và thêm một tiếng đồng hồ âm nhạc để nghe hoặc ngáp, tùy thú thưởng ngoạn thật sự hoặc ngụy tạo. Đối với Anne, đấy là một tiếng đồng hồ xao động. Cô không muốn rời khỏi gian phòng mà không nhìn thấy Đại tá Wentworth một lần nữa, mà không trao đổi nhau một ánh mắt thân thiện. Khi khán giả chuyển dịch chỗ ngồi, có nhiều thay đổi thuận lợi đối với cô. Đại tá Wallis không chịu ngồi xuống trở lại, còn anh Elliot được Elizabeth và cô Carteret mời ngồi vào giữa hai người, với cử chỉ mà anh không tử chối được. Thêm một số người rời đi, và Anne cũng thay đổi vị trí để đến ngồi gần hơn đầu cuối băng ghế, gần lối đi. Khi làm thế, cô so sánh mình với cô Larolles 2 - cô Larolles không ai bắt chước được - rồi vài người ngồi kế bên cô từ bỏ chỗ ngồi, và cô thấy mình ngồi ngay đầu cuối băng ghế trước khi buổi hòa nhạc kết thúc. Rồi cô lại trông thấy Đại tá Wentworth ở khoảng cách không xa. Anh cũng trông thấy cô tuy có vẻ nghiêm chỉnh, như thể lưỡng lự, và cuối cùng chỉ chậm chạp tiến gần đủ để cất tiếng với cô. Cô cảm thấy có chuyện gì đấy. Rõ ràng có thay đổi. Thái độ anh bây giờ khác hẳn so với khi hai người ngồi trong Phòng Bát giác. Tại sao thế? Cô nghĩ đến bố mình, đến Phu nhân Russell. Có thể nào hai người đã liếc mắt khó chịu nhìn anh không? Anh bắt đầu nghiêm chỉnh nói đến buổi hòa nhạc, nghe giống như Đại tá Wentworth ở Uppercross; anh nói mình thất vọng, lúc đầu mong được nghe hát, và tựu chung anh phải nhìn nhận mình không tiếc rẻ khi buổi hòa nhạc kết thúc. Anne đáp lại, biện hộ àn trình diễn hay, rồi nhận ra cảm xúc dễ chịu của anh, nét mặt trông thân thiện hơn, rồi anh lại trả lời, gần như mỉm cười. Hai người trao đổi với nhau thêm vài phút; tình thân thiện vẫn còn; thậm chí anh nhìn dọc băng ghế như thể thấy một chỗ ngồi đáng mong ước. Đúng lúc ấy, có người chạm vào vai Anne khiến cho cô phải quay lại nhìn. Đấy là anh Elliot. Anh ta xin lỗi cô, nhưng yêu cầu cô giải thích lần nữa về tiếng Ý. Cô Carteret rất muốn biết ý nghĩa bài hát. Anne không thể từ chối, nhưng cô chưa bao giờ vì lịch sự mà chịu hy sinh với tinh thần khổ sở đến thế. Phải mất ít phút, càng ít càng tốt. Khi cô trở lại làm chủ chính mình, khi có thể quay đầu tìm kiếm, thì Đại tá Wentworth cất tiếng dè dặt nhưng vội vã để chia tay: - Chào cô, tôi phải đi, tôi cần về nhà gấp. Thình lình nảy sinh ý tưởng, khiến cô thêm khắc khoải, cô nói: - Bài hát kế tiếp không đáng để ở lại nghe hay sao? Anh nói một cách dứt khoát: - Không! Không có gì đáng cho tôi phải ở lại. Rồi anh đi ngay. Ghen tuông với anh Elliot! Đấy là động cơ duy nhất có thể hiểu được. Đại tá Wentworth ghen tuông vì yêu cô! Ước chừng cô có thể tin điều này một tuần trước! Ba tiếng đồng hồ trước! Trong một khoảnh khắc, cô cảm thấy hài lòng tuyệt diệu. Nhưng, than ôi! có những ý nghĩ khác tiếp theo sau. Làm thế nào trấn an ghen tuông này? Làm thế nào cho anh biết sự thật? Làm thế nào cho anh hiểu được tình cảm thật sự của cô, trong khi hoàn cảnh mỗi người đầy những bất lợi khác thường? Quả là khốn khổ khi nghĩ đến thái độ quan tâm của anh Elliot. Hậu quả là không thể nào lường được. -------------------------------- 1 Tên chẳng bao giờ thay đổi: ý nói cô Anne Elliot hoặc sẽ chẳng bao giờ kết hôn với người ngoài dòng họ (vì khi ấy thì cô phải mang họ của chồng) hoặc sẽ cưới anh Elliot. Ý thứ hai gắn với suy nghĩ của anh Elliot nhất. 2 Cô Larolles: một nhân vật trong tiểu thuyết Cecilia (1782) của Frances Burney (1752-1840), có lời tự sự: "Tôi nghĩ ở đầu đối diện với mục đích trò chuyện với một, hai người mà tôi biết sẽ đi ngang qua, bởi vì nếu người ta ngồi bên trong thì không trò chuyện được với ai, vì vậy tôi không bao giờ làm thế trong Nhà hát..." Vì Anne cũng làm giống như nhân vật Larolles, cô so sánh mình như nhân vật này.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương