Tịch Tiếng Ca Tiêu

Chương 21



Nghe thấy tiếng cửa phòng thẩm vấn mở ra, Nhan Tịch không ngẩng đầu. Mạnh Thần đặt tư liệu ở giữa bàn, không lập tức ngồi xuống mà là đứng ở bên cạnh ghế dựa.”

Thầy Mạnh nhìn Nhan Tịch, tuy mới chỉ xa nhau một ngày nhưng mặt cô càng thêm tiều tụy và tái nhợt, dưới vành mắt là quầng thâm nồng đậm. Mạnh Thần gọi tên Nhan Tịch, mỉm cười hỏi: “Nhan Tịch, buổi sáng tốt lành. Hôm nay cô thấy tôi mặc thế nào?”

Nhan Tịch chậm rãi ngẩng đầu lên đánh giá trên dưới một phen, tính chất quần áo hoàn mỹ, cắt may hợp thể, phong phạm anh tuấn vô cùng, cũng hoàn mỹ thể hiện sự thành thục, trí thức. Nhan Tịch gật gật đầu.

Khoé miệng thầy Mạnh lại giơ lên lần nữa nói: “Tôi rất vui vẻ khi được cô khen. Cảm ơn.” Sau đó ngồi xuống ghế.

“Nhưng hôm nay thoạt nhìn tình huống của cô có chút không tốt.”

Nhan Tịch lại cúi đầu.

Thầy Mạnh: “Nhan Tịch, hôm nay chúng ta thảo luận đề tài gì?”

Nhan Tịch ngẩng đầu nhìn anh ấy, ý cười nhợt nhạt lại ấm áp. Cô lại nhớ đến chàng trai tùy ý chạy vội dưới ánh mặt trời, gương mặt tươi cười của anh là mặt trời sáng ngời ấm áp, màu sắc chói mắt nhất trong bầu trời của cô. Nhan Tịch quay đầu đi nhìn về phía khác.

Nhan Tịch nói: “Thầy Mạnh, chúng ta nói về “nhìn mặt đoán ý” một chút được không?”

Thầy Mạnh gật gật đầu: “Được.”

“Người tiên phong trong nghiên cứu về cảm xúc và mối quan hệ của họ với biểu cảm trên gương mặt là chuyên gia tâm lý học người Mỹ Paul Ekman vào năm 1969. Cô đã từng xem “Lie to me*” chưa?”

(*: Lie to Me (kiểu cách điệu Lie to Me*) mà một loạt phim truyền hình chính kịch về tâm lý, tội phạm của Hoa Kỳ, gồm 3 phần, được phát sóng trên hệ thống truyền hình FOX.

Loạt phim nói về các các vụ án do tiến sĩ Cal Lightman và các cấp dưới hóa giải thông qua kỹ thuật phân tích ngôn ngữ cơ thể và tâm lý tội phạm. Với sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia như Paul Ekman, bộ phim sử dụng nhiều ví dụ thực tế về ngôn ngữ cơ thể từ các clip của người nổi tiếng, chính khách hay tội phạm.)

Nhan Tịch: “Đó là bộ phim tôi thích nhất trong những bộ phim của Mỹ.”

Thầy Mạnh tiếp tục nói: “Bộ phim này được Paul Ekman tiến hành cải biên theo bản gốc. Ông ấy đưa ra các biểu tình cơ bản của gương mặt con người: vui vẻ, bi thương, phẫn nộ, chán ghét, kinh ngạc và sợ hãi là có chung tính, không phân biệt chủng tộc, nhân tố ảnh hưởng của văn hoá ngoại hạng. Biểu cảm gương mặt (Vi biểu tình), nhìn tên đoán nghĩa ở chữ “Vi*”, trong nháy mắt có lẽ có mấy biểu tình lướt qua trên mặt người. Người có tư duy khi tự mình nhận thấy không ổn hay bị uy hiếp đểu sẽ có động tác theo bản năng, ngôn ngữ có thể gạt người nhưng thân thể không lừa được người.”

(*: Nhỏ)

“Như lúc tôi vừa vào cửa, biểu tình trên mặt cô là lông mày thả lỏng, gò mà giương lên, khoé miệng về phía sau, biểu tình trên mặt tự nhiên; chứng tỏ lúc cô nhìn thấy tôi thì ít nhất là tâm tình sung sướng; lại giống như giờ phút này đôi mắt cô nhìn thẳng, đồng tử phóng đại, biểu tình chuyên chú, môi thoáng về phía sau, còn có động tác cắn môi. Cho thấy việc cô hứng thú với những gì tôi nói, đang tập trung tinh lực suy nghĩ, lắng nghe.”

“Nhưng biểu tình rất nhỏ đó có lẽ cô cũng không có ý thức được. Người bên cạnh cũng rất khó phát hiện. Người có thể chân chính quan sát ra chỗ khác biệt rất nhỏ của mỗi người dù sao cũng có rất ít.”

Nhan Tịch: “Cái khó nhất là biết người. Sở dĩ mọi chuyện khó biết là hắn che dấu vết tích, lập công ích kỷ, ỷ lại chính tà, thu phục lòng người. Không thể đoán trước. Khó biết người không phải vì tài đức mà vì ngay thẳng. Giữa tài năng và bất tài, đó là sự suy đoán.”

Thầy Mạnh: “Đúng vậy. Lòng người khó dò. Thật ra ngoại trừ quan sát dấu vết để lại cô cũng có thể thông qua bề ngoài bình phán đại khái.”

“Lấy cô làm ví dụ: Mặt cô tròn cổ nhỉ, chứng tỏ tính cách cô tốt nhưng sợ gặp phải việc khó giải quyết; trán cô rộng, mũi cao, cằm nhỏ chứng tỏ cô thông minh, thích đọc sách, thích suy nghĩ nhưng thể chất yếu kém; tóc cô mềm mại dày dặn, chất tóc cũng không tồi chứng minh cô không phải người thích nói chuyện, có tính cách kiên nghị; không bao lâu trước đó cô đều để tóc ngắn chứng tỏ tính cách cô hoạt bát, vô ưu vô lo; bây giờ là tóc dài ngoại trừ có vẻ thanh thuần yên tĩnh còn có thêm một phần cảm giác thần bí, làm người khác muốn khai quật đồ vật bên trong cô. Còn có một cái nữa, chắc là cô thích mặc quần áo màu trắng, thích màu đen. Bản thân cô tràn ngập mâu thuẫn. Tức là hy vọng chính mình đơn thuần thánh khiết lại có vẻ ngạo khí không thể xâm phạm.”

Thầy Mạnh dừng một chút nhìn mắt Nhan Tịch, hỏi: “Nhan Tịch, cô là thiên sứ hay là ác ma?”

Tay Nhan Tịch nắm chặt, nhắm mắt lại, không trả lời.

Thầy Mạnh lắc lắc đầu nói: “Cô chính là chính cô, Nhan Tịch. Mỗi người sinh ra đều có hai mặt, bản chất là là thiện lương, thuần khiết tựa như thiên sứ. Khi đã chịu thương tổn, thừa nhận quá nhiều đồ vật không nên gánh trên lưng, ác ma tà ác sẽ tự giam cầm tư tưởng của cô, gặm cắn linh hồn cô. Trong một ý niệm, chiến thắng nó thì cô vẫn là bộ dáng thiên sứ; thất bại thì ý tưởng hung tàn trong đáy lòng cô cho nó lực lượng. Nhưng cô vẫn chọn con đường sống như cũ, tiếp tục lớn mạnh hay là tiêu vong? Đạo pháp tiên gia trước kia từng nói về “chấp niệm”: Cố chấp là rơi vào con đường tử vong. Phật gia cũng nói: Trí huệ vô hạn tâm tự tại, ngữ mặc động tĩnh như tự nhiên. Nhất hoa nhất thế giới, nhất diệp nhất như lai đều nói ra lòng người.”

Nhan Tịch cũng đang hỏi chính mình: Là thiên sứ, là ác ma hay là chính mình? Cô không biết. Nhưng ở trong ánh mắt anh cho dù cô là quái vật anh vẫn coi cô như trân bảo. Cô dùng chấp niệm của cô, giết anh. Trước khi anh chết còn giống như vị tăng cứu thế nói với cô: Phải yêu, phải buông, sống cho thật tốt. Sai lầm thì một mình anh chịu trừng phạt là được. Nhưng cô lại luyến tiếc anh chết; anh dùng cái chết đổi cho cô sống nhưng cô đã sống không bằng chết. Thế giới của cô suy sụp, mây đen trên không trung dày đặc, mưa rền gió dữ, mặt trời không bao giờ xuất hiện nữa!
Chương trước Chương tiếp
Loading...