Tình Chị Duyên Em
Chương 4
Chú thích ở đây một chút: Ngày xưa ngày người ta tính có sáu khắc, đêm thì có năm canh, canh tư là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, canh năm là 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng. Đầu canh tư có nghĩa là 1 giờ sáng nha mọi người.Người đầu tiên tôi gặp ở dinh bà hai là cái Yến, nó nhìn tôi khẽ hỏi:– Cô sang đây có việc gì à? Tôi còn chưa tắm rửa gì nữa.Tôi nhìn cái Yến, xấu hổ lí nhí nói:– Nhà cô còn cơm không? Cho tôi xin ít.– Cô chưa ăn cơm nữa hả?– Tôi chưa?Nó thấy vậy cũng đoán được ra tình hình liền chạy vào trong sau đó đưa cho tôi một tẹo cơm với thịt kho rồi thở dài:– Từ sau học xong cô qua bên này ăn cơm rồi hãy về, hôm nay dì nấu ít nên còn có ngần này. Dì tôi nấu ngon lắm, tự dì nấu chứ không để cho gia nô nấu đâu. Mà bà cả không ưa cô hả?Tôi không đáp, sáng nay vú Ngọc nói nó cũng nghe được, lại đến chiều về không có cơm ăn phải sang ăn chực tất nhiên nó biết rồi. Tôi lặng lẽ bê bát cơm về buồng ngồi xuống xúc ăn, vừa ăn nước mắt cũng chảy ra. Tôi nhớ thầy bu, nhớ chị Hạnh, nhớ cu Tý quá. Ở nhà dù có nghèo cỡ nào tôi cũng không bao giờ bị bỏ đói, tôi không kìm được bật khóc thành tiếng. Ăn xong cơm tôi mang ra giếng rửa rồi mang trả cho cái Yến. Nói thật bát cơm được có hai ba thìa, bụng tôi vẫn đói meo. Đến lúc trở về buồng nằm bất chợt nằm phải thứ gì nóng nóng ấm ấm. Tôi liền bật dậy cầm lên, hoá ra là một nắm xôi giò. Cái mùi giò mới thơm làm sao, thơm nức cả mũi. Nhưng mà ai lại cho tôi thế này? Nghĩ một hồi tôi liền chạy xuống buồng vú Bảy hỏi, ấy mà vú nói vú không mua, vú làm gì có tiền mà mua xôi với giò cho tôi. Tôi về buồng mà cứ ngẫm nghĩ mãi, rốt cuộc là ai mua hay là cậu Bảo, vì ở trên này chỉ có tôi với cậu? Nhưng ý nghĩ đó mới thoáng qua tôi đã gạt đi, cậu Bảo ghét tôi như vậy, còn lâu cậu mới mua cho tôi. Nhưng thôi, đói quá, phải ăn cái đã, ăn đi sáng mai còn có sức mà học tiếp. Ăn xong tôi lại lăn quay ra ngủ, đến đầu canh tư tôi liền bật dậy chạy ra giếng múc một thau nước rồi gõ cửa buồng bà cả. Nhìn qua khe hẹp tôi thấy bà vẫn đang ngủ, đêm qua ông Lý xuống chỗ bà ba nên bà ngủ một mình. Tôi gõ mấy hồi bà mới dậy mở cửa quát lên:– Mày điên hả? Giờ mới canh tư mày gõ cửa ầm ĩ không cho ai ngủ à?Tôi liền nhanh chân bê thau nước vào trong rồi nói:– Bẩm bu, hôm qua con học lễ nghi, vú Ngọc có nói mỗi sáng sớm dậy việc đầu tiên là bê nước cho thầy bu chồng rửa mặt. Mà hôm qua canh năm con dậy bu bảo muộn với không bê nước cho bu, lần này rút kinh nghiệm con dậy sớm hơn. Con đặt nước ở đây, bu rửa mặt xong gọi con bê đi nhé.Bà cả nhìn tôi chắc muốn chửi lắm, nhưng nếu chửi thì vô lý quá, hôm qua bà nhiếc móc tôi dậy muộn cả cái nhà này ai cũng biết. Giờ canh tư tôi dậy lấy nước cho bà, bà mà chửi khác tự chửi mình. Chỉ có điều canh tư trời vẫn còn khuya lắm, ngoài trời tối đen thui, bà cả uể oải xua xua tay rồi nói:– Thôi được rồi, để đấy tý tao rửa mày cút đi luôn đi.Cút là cút thế nào, nhân lúc bà vào trong tôi liền xuống bếp nấu bánh đa với tôm khô rồi bê lên. Thau nước vẫn để nguyên dưới đất, bà thì lại nằm trên giường nhắm mắt thở đều đều, cửa thì hơi hé ra. Tôi đưa chân đá cửa rồi bê bát bánh đa vào khẽ nói:– Bẩm bu, con mời bu dậy ăn sáng.Bà cả vừa chợp mắt nghe tiếng tôi gọi liền bật dậy rít lên:– Mày lại làm gì nữa đây?– Dạ, con mời bu dậy ăn sáng. Con nấu bánh đa rồi, bu dậy ăn đi ạ. Từ nay cái việc ăn sáng con sẽ đảm nhận, con tranh thủ dậy sớm nấu cho cả nhà xong con mới đi học như vậy thì gia nô đỡ một phần công việc, để thời gian đó ra đồng cấy lúa cũng còn hơn.Tôi nói xong khẽ quan sát sắc mặt bà, bà con quan tính tiểu thư đâu có như người ta mà thức khuya dậy sớm. Bát bánh đa có thơm phức thì giờ này bà cũng không nuốt nổi. Thế nhưng ở nhà này ông Lý quy định không được lãng phí đồ ăn, bà không nuốt cũng phải nuốt. Cuối cùng bà cũng phải rửa mặt rồi ngồi vào sập ăn bát bánh đa. Nhìn bà ăn dưới ngọn đèn dầu mà tôi không kìm được nhảy chân sáo xuống bếp ăn phần còn lại. Đến khi ăn xong, tôi lại lên bê thau nước với bát sứ đi xuống, bà cả mệt mỏi dựa lưng vào vách liên tục thở dài. Đêm qua chắc bà đi đánh tổ tôm về muộn, giờ lại gọi dậy sớm nên buồn ngủ lắm. Tôi dọn dẹp xong đống bát lại ra sân quét lá. Bỗng dưng tôi thấy bà cả đứng trên hiên nhìn xuống dinh của bà ba. Bà nhìn rất lâu, trời cũng lờ mờ sáng, tôi chợt thấy trên khoé mắt bà có chút nước rỉ ra. Hình như bà khóc!Tôi cũng không dám nhìn nữa mà cúi gằm mặt xuống quét sân. Xong xuôi tôi trở về để lát đi học, hôm ấy vú Ngọc không đánh tôi nhiều như sáng hôm qua. Đến trưa tôi cũng vẫn còn được về ăn cơm. Chỉ có điều, lúc về ăn mọi người đã ăn xong và vẫn chẳng chừa cơm cho tôi, tôi đành lững thững sang nhà bà hai ăn chực. Nhà bà hai nhỏ hơn nhà bà cả, nhỏ hơn cả dinh của bà ba luôn. Gia nô chỉ độ hai ba người, thế nhưng tôi lại cảm giác không khí gia đình vui vẻ lắm, giống giống nhà thầy bu tôi. Nghe cái Yến nói cậu hai lên kinh thành từ ngày tôi mới đến cuối tháng mới về. Hình như cậu đi buôn gỗ cho ông Lý, thế thì tốt rồi, từ hôm nay hôm nào tôi cũng sang nhà bà ăn chực. Phải công nhận bà hai nấu ăn ngon thật, tôi ăn xong mà vẫn cứ thòm thèm mãi. Cái Yến nhìn tôi ngạc nhiên nói:– Cô mang tiếng là vợ cậu Bảo mà bị bên nhà ấy bỏ đói thế cơ à? Thế cậu Bảo có thương cô không?– Thương cái xương không còn ấy.Cái Yến nghe vậy không nói nữa, dưng mà tôi thấy nó hơi cười cười. Chẳng biết nó cười tôi ăn nói bộp chộp hay cười cái gì. Thôi thì kệ, có sao tôi nói vậy thôi. Ăn xong tôi lại trở về buồng nằm một lúc rồi mới ra học tiếp. Những ngày tiếp theo sáng nào tôi bắt đầu thân thiết với bà hai và cái Yến. Có lẽ đều xuất phát từ thường dân như nhau nên tôi thấy được đồng cảm. Riêng cái Yến nó trở thành người bạn thân duy nhất của tôi lúc này. Tính nó hơi giống chị Hạnh, hiền lành, công dung ngôn hạnh, lại còn biết lễ nghĩa, xinh đẹp, tốt bụng gi gỉ gì gi cái gì cũng có. Chắc ông trời biết tôi hậu đậu nên cũng thương tình, lúc ở nhà ban cho chị Hạnh, lấy chồng ban cho đứa bạn như Yến.Ở trên nhà, cậu Bảo dạo này suốt ngày ở buồng để dùi mài kinh sử, còn hơn một năm nữa mới đến kỳ thi Hội nhưng cậu miệt mài học tập lắm. Lại nói về bà cả hôm nào tôi cũng dậy sớm mang nước với nấu ăn sáng cho bà. Đến ngày thứ năm bà không chịu được nữa liền nói:– Từ nay mày không cần dậy sớm nữa, cũng không cần nấu nướng hay bê nước nôi gì cho tao nữa.– Bẩm bu, thế sao được, con phải…– Tao bảo không cần là không cần, mày thích cãi lời tao à?– Dạ không thưa bu.– Cút cút cút..Mấy hôm nay bà bị tôi gọi dậy sớm nên bơ phờ hết cả. Tôi bê thau nước lui xuống, đột nhiên tôi thấy có tiếng cười cười, quay lại nhìn mới biết hoá ra là cậu Bảo. Cậu nhìn tôi châm chọc:– Cô xem ra cũng mưu mẹo phết đấy nhỉ.– Tôi… đâu có.Tôi nói xong liền vội vàng bê thau nước ra giếng, thế nhưng vội vàng quá liền ngã uỳnh một phát. Khi còn đang choáng váng thì cậu Bảo đã chạy lại đỡ tôi dậy rồi rít lên:– Mắt để trên đỉnh đầu à?Tôi bị đau không nói nên lời, đầu gối rách toạc một mảng. Cậu Bảo thấy vậy liền bế thốc tôi vào buồng sau đó lấy khăn mặt sạch thấm nước rồi nói:– Chưa thấy đứa con gái nào hậu đậu như cô đâu. Khăn mặt sạch để đây tý lau đi rồi chấm thuốc vào.Tôi bị đau, nhưng lúc này còn kinh ngạc hơn cái thái độ của cậu Bảo, chẳng lẽ cậu bị tôi làm cho si mê rồi. Đấy, tôi biết mà, dù sao tôi cũng là con của bu Hoa, sắc đẹp này e đã làm điên đảo cậu Bảo. Tôi cười cười đánh bạo hỏi:– Cậu… cậu hết ghét tôi rồi hả?Cậu nhìn tôi bình thản đáp:– Tôi đâu có nói hết ghét.– Vậy sao cậu giúp… giúp tôi?– Vì tôi nghĩ kỹ rồi, tôi với cô không tránh được việc phải ở cùng nhau. Giờ thầy tôi đang làm căng, tôi không trái ý được thôi thì tôi phải giả vờ chấp nhận. Thầy tôi bảo chỉ cần tôi đỗ đạt làm quan tôi muốn gì thầy cũng nghe. Đợi sau khi tôi đỗ, tôi sẽ bán cô vào kỹ viện làm gái lầu xanh rồi lấy vợ mới. Mà giờ kỹ viện cũng chỉ chọn những cô nương xinh đẹp, cô xấu thế này còn bị sẹo thì làm gì được giá.Tôi bị cậu nói tức nghẹn cổ, cậu lại nhét cho tôi nắm xôi giò rồi nói tiếp:– Ăn đi, ăn cho nhiều vào, ăn rồi bôi thuốc khỏi sẹo. Đằng nào cũng bán, chăm bẵm một tí bán còn được giá, mặt mũi dáng dấp xấu xí thì phải bù lại được cái nước da. Mà cô vừa béo vừa lùn lại còn xấu, không biết kỹ viện có thu mua không. Thôi cứ ăn đi, kỹ viện không thu mua tôi bán cho thương lái mang lên kinh thành cũng được.– Cậu!Nói xong cậu liền đi ra ngoài. Tôi ức, tôi hận, tôi cay vì nốc phải một nồi dưa bở siêu to khổng lồ. Thực lòng tôi chỉ muốn lao vào cậu mà chửi mắng nhưng lúc này cái chân đau làm tôi không còn tâm trí và cũng không đủ can đảm. Thôi, cứ sống được ngày nào hay ngày ấy đã, tôi nghĩ vậy liền lau bụi bẩn trên chân sau đó chấm thuốc vào rồi ăn ngon lành nắm xôi giò. Mà cậu Bảo điêu thật là điêu, cả cái làng tôi ai cũng khen tôi xinh, trắng trẻo, cao ráo, ấy thế mà cậu chê tôi béo lùn. Cậu đúng là có mắt không tròng, mười bốn tuổi người cũng gần thước sáu, đợi mấy nữa phổng phao còn cao hơn nữa ấy chứ. Hay tại hôm trước tôi chê cậu xấu nên cậu ghim hận tôi. Đàn ông gì mà bẩn tính, còn bẩn tính hơn cả cậu Thành. Cậu mà đỗ làm quan ư, đừng có mơ, hôm nào tôi cũng sẽ cầu trời khấn Phật cho cậu trượt sấp mặt thì thôi. Khi tôi còn đang nghĩ ngợi lung tung thì vú Bảy vào rồi nói:– Mợ Dung, hôm nay mợ không cần phải đi học đâu. Bà cả chút lên phố huyện với cả vú Ngọc cắt thuốc đau đầu, mấy nay bà không ngủ được, mợ ở nhà ngơi nghỉ nhé.Vú Bảy nói xong liền đi ra ngoài, tôi bị đau chân nên cứ nằm mãi trong đó. Tôi đang nằm thì cái Yến sang, nó nhìn vết thương trên chân tôi rồi nói:– Cô bị sao đấy?– Bị ngã.– Bảo sao từ sáng không thấy cô sang. Nghe nói bà cả lên huyện rồi tôi mới dám mò sang đây. Cô bị đau thế này cơm cháo gì chưa?– Tôi chưa?– Vậy để tôi về lấy cơm cho, rồi mang thuốc sang cho mà chấm. Dì tôi có thuốc hiệu nghiệm lắm, bôi một thời gian vết thương lành ngay.Tôi nhìn cái Yến cảm kích vô cùng. Ở cái nơi xa hoa giàu có này tình người thì ít, vậy mà lại có một người đối xử với tôi tốt như Yến. Từ ngày đầu gặp, nó đã luôn giúp đỡ tôi, coi tôi như một người bạn. Khi cái Yến sang, nó đưa cho tôi ít thuốc rồi cả một bát cơm đầu đủ rau thịt, đợi tôi ăn xong lấy bát rồi mới mang về. Đúng thực cái thuốc cái Yến cho hiệu nghiệm thật, mới bỏ chút ít vào chân đã đỡ nhức. Đến chiều tôi đã đi lại được. Hôm nay bà cả đi lên huyện tôi suиɠ sướиɠ gần chết, mà có khi nào vì tôi bà mất ngủ không nhỉ? Tự dưng tôi hơi áy náy, tôi lê chân ra khỏi buồng, lúc đi đến hiên chợt thấy cậu Bảo đứng ngoài sân. Sợ cậu để ý nên tôi liền nhanh chân vụt xuống bếp. Vú Bảy còn thương để cho tôi thức ăn từ trưa nhưng tôi ăn cơm cái Yến mang qua rồi nên giờ lạnh tanh lạnh ngắt. Tôi hơi chán chán lại bước lên trên, dưới dinh của bà ba bất chợt mở cửa. Ông Lý bước ra cùng một người đàn ông đi về phía cổng, lúc này cậu Bảo cũng đã trở về buồng. Tôi thấy ông Lý vỗ vỗ vai một người đàn ông nói:– Được rồi cảm ơn ông, thuốc bao nhiêu tôi cũng mua được, chỉ cần bà ấy giữ được đứa bé là được– Vâng, tôi cũng cố hết sức, nhưng tôi nói thật, bà ba sẩy thai quá nhiều lần, cơ địa lại yếu nên tôi cũng không thể chắc chắn bất cứ điều gì.– Trăm điều nhờ cậy ở ông…– Vâng, chào ông tôi về.Thực lòng, tôi vẫn cứ tò mò lắm, tò mò xem bà ba thế nào. Cũng nghe loáng thoáng nói bà hay bệnh tật nên cớm nắng cớm gió, cái dinh của bà cứ âm u, tù mù thế nào ấy. Ông Lý tiễn thầy lang xong thì cũng đi luôn, tôi liền đi ra sân rồi về hướng bên trái. Dinh của bà ba hôm nay không đóng cửa, tôi đánh bạo đi xuống nhìn vào. Đột nhiên tôi thấy ngay gian giữa một người đàn bà chỉ chừng độ hơn hai mươi cái xuân xanh bước ra. Nước da bà rất trắng, nhưng trắng xanh, nhợt nhạt. So với bà cả bà không đẹp bằng nhưng lại trẻ hơn, chỉ có điều nhìn yếu ớt vô cùng. Bà nhìn thấy tôi hơi lùi lại, cảm giác như rất sợ người.– Bà ba, bà cứ đứng ngoài này một lát, thầy lang bảo rồi cứ phải phơi nắng thì mới khoẻ được – tiếng người gia nô dinh bà ba cất lên.Tôi không dám đứng đó thêm nữa, cúi đầu đi về buồng. Không hiểu sao gương mặt của bà ba, lẫn cách rụt rè khi nhìn thấy người lạ cứ khiến tôi ám ảnh mãi không thôi. Gần tối, vú Bảy nấu cơm xong mời tôi và cậu Bảo ra ăn, hôm nay bà cả đi vắng nên cậu giục tôi ngồi xuống ăn. Giữa sập gỗ rộng lớn chỉ có mình tôi với cậu ngồi. Nghĩ đến mấy lời hôm nay cậu nói tôi tự dưng sờ sợ, nhỡ mà tôi bị bán rồi biến thành gái lầu xanh thì thầy bu tôi nhục chết mất, thân xác này dẫu sao cũng còn trong trắng, tôi không thể để bị mấy gã đàn ông béo hú dày vò. Nghĩ vậy tôi liền đánh liều nói:– Cậu Bảo này.– Sao?– Cậu đừng bán tôi đi làm gái lầu xanh. Cậu ghét tôi, coi thường tôi cũng được. Nhưng đừng bán tôi làm gì, chả phải cậu bảo tôi xấu xí, béo như lợn, lại còn lùn tịt, bán không được giá. Tôi có cao kiến thế này cậu nghe xem có ưng không nhé.– Cao kiến gì?– Dù sao tôi cũng lành lặn không sứt mẻ gì, lại cũng nhanh nhẹn chịu khó, chi bằng cậu cho tôi làm ở đợ như cái Mít cũng được. Tôi nói thật nha, cái đồng lúa nhà tôi, mình tôi cấy còn nhanh hơn bu tôi với chị Hạnh, thằng Tý gộp lại. Bán vào kỹ viện cậu được một cục tiền nhưng tiêu phát hết ngay. Còn để tôi cấy lúa, xát thóc, làm việc đồng áng với còn có lợi lâu dài hơn nhiều. Cậu cứ tính xem, giả dụ độ tôi sống được tám mươi xuân, một xuân mười hai tháng, một tháng ba mươi ngày, một ngày sáu khắc, năm canh…– Từ từ… cô có chắc cô sống được tám mươi xuân không?– Tôi nghĩ tôi còn sống dài hơn thế, cậu xem, tôi ăn khoẻ, ngủ khoẻ thế này tám mươi xuân còn ít. Vả lại ý, nếu cậu làm quan mà bán tôi đi chẳng há mang tiếng cậu ra, rồi dân người ta nhìn vào lại bảo tư cách cậu không tốt. Cậu chả cần phải bán tôi vào nơi đó làm gì cho bẩn tay cậu, cậu cứ cao cao tại thượng để tôi nguyện ý làm trâu làm chó cho cậu. Cậu Bảo nhờ.Cậu Bảo đột nhiên bật cười, chưa bao giờ tôi được nhìn thấy cậu cười, lúc này tôi mới biết cậu có một bên lúm đồng tiền. Thực lòng… hôm trước chê cậu xấu mà tôi cứ ngượng mồm. Trai làng Vân có khác, tuy ghét nhưng không phủ nhận cậu đẹp lắm luôn. Cậu gắp hạt lạc rang bỏ vào miệng từ tốn nói:– Chuyện này cần suy nghĩ lại đã.– Cần gì suy nghĩ, cậu cứ quyết đi. Tôi sẽ làm tất cả những gì cậu sai bảo, sống làm người ở đợ cho cậu Bảo, chết cũng làm ma ở đợ của cậu. Miễn không làm gì thất đức là được, mà tôi tin, nhân cách cậu Bảo đây ắt hẳn không cần nói ra điều đó.– Thật?– Thật đấy, cậu có muốn tôi thề không? Cậu yên tâm, tôi không mơ mộng hão huyền gì làm vợ cậu đâu. Cái này tôi cũng bị ép thôi, làm vợ cậu thà tôi làm ở đợ còn sướng hơn.Cậu nghe đến đấy thì ho sù sụ, tôi cũng im bặt. Một lúc sau cậu mới đáp:– Thời gian còn dài, cứ từ từ rồi tôi sẽ trả lời.– Cậu cứ suy nghĩ đi, nhưng trả lời tôi sớm nhé. Thực sự… được tôi làm ở đợ lời lắm luôn á?– Ừm!Bên ngoài chợt có tiếng guốc gỗ của bà cả, tôi thấy vậy liền bật dậy, thế nhưng cậu Bảo đã giữ chặt tôi ngồi xuống. Bà cả nhìn thấy tôi ngồi ăn cơm với cậu không nói không rằng một mạch đi thẳng vào trong buồng. Lạ thật, lẽ ra bà phải chửi tôi té tát, sao lại lặng thinh như vậy? Tôi vội ăn nhanh bát cơm rồi bê mâm bát ra giếng ngồi rửa rồi đi về buồng. Chưa biết cậu Bảo có đồng ý không, nhưng thái độ hợp tác hôm nay của cậu cũng khiến tôi thấy vui vui. Tôi nằm đó, đánh chén một giấc, đến nửa đêm bất chợt thấy mưa gió ầm ầm. Chết rồi, đêm qua tôi phơi quần áo của mình ngoài sân giếng, tôi liền vội chạy ra thế nhưng lúc đi ngang qua buồng bà cả bỗng thấy tiếng vú Bảy cất lên:– Chiều tôi thấy thầy lang đến khám có điều sắc mặt ông Lý không được tốt lắm. Chắc bà ta lại có chửa bà ạ.– Có hay không không quan trọng, quan trọng là có giữ được không?Bà cả vừa dứt lời đột nhiên một tiếng “rầm” lớn của sấm sét vang cả khoảng trời.***
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương