Tình Sử Angélique

Chương 30



Chính Ooctăngxơ đã ra mở cửa. Một cây nến trong tay, thò cái cổ gầy ra ngoài chiếc áo ngủ bằng vải lanh cứng, bà đi theo em gái lên cầu thang, vừa đi vừa lẩm bẩm than phiền:

- Tôi đã nói từ lâu mà. Đồ giặc cái từ hồi còn nhỏ, cô vẫn thế đấy. Đồ mưu ma chước quỷ, kẻ thèm khát của cải, vàng bạc của chồng; bề ngoài giả bộ yêu ông ta; thực tế lại la cà trác táng ở những nơi rác rưởi của Pari.

Angiêlic cũng chẳng buồn để ý đến lời bà chị. Tai nàng còn lắng nghe tiếng động ở ngoài phố. Nàng nghe rõ tiếng sắt thép chạm mạnh vào nhau, rồi một tiếng rú, sau đó là những tiếng chân chạy trốn.

- Chị nghe này, nàng thì thào và nắm chặt cánh tay Ooctăngxơ vẻ lo ngại:

- Gì thế?

- Có tiếng hét! Chắc chắn có người bị thương.

- Thì có sao! Đêm tối là lúc bọn côn đồ, cướp bóc hoành hành. Không có người phụ nữ đứng đắn nào dám tơ tưởng đi bộ dạo chơi ở Pari sau lúc mặt trời lặn. Không ai dám, chỉ trừ có em gái tôi.

Bà ta giơ cây nến gần sát mặt Angiêlic:

- Giá mà cô soi thấy mặt mình lúc này! Giống như một con gái điếm vừa mới làm tình xong.

Angiêlic giằng lấy cây nến từ tay chị g

- Còn chị thì có bộ mặt của cô gái già làm tình mà chưa được thỏa mãn. Thôi đi về mà nằm với ông chồng thẩm phán của chị, cái ông chồng hễ đặt mình xuống giường là ngáy vang, chứ chẳng biết làm gì khác nữa.

Trong một lúc rất lâu, Angiêlic vẫn ngồi nguyên ở cửa sổ, không sao quyết định lên giường nghỉ được. Nàng không khóc, nàng nhớ lại những việc đã lần lượt xảy ra trong ngày đáng sợ vừa qua. Nàng có cảm giác một thế kỷ đã trôi qua kể từ lúc chị hầu gái Bacbơ vào phòng nàng bảo: ”đây là sữa cho em bé”.

Từ đó đến giờ, Macgô đã chết và nàng, Angiêlic, đã không còn trung thành với chồng mình nữa rồi.

“Mà khốn nỗi, ta còn thấy thích thú nữa chứ!” - Nàng cứ thầm tự trách mình mãi, vừa thích thú và khiếp sợ.

Nàng ghê tởm thấy cơ thể mình thèm khát vuốt ve. Chừng nào nàng còn ở bên Perắc và được tình yêu của anh thỏa mãn, nàng đã không hiểu được rằng câu mà chồng mình thường nói “em được sinh ra là để yêu đương” lại đúng sự thật đến mức nào. Nàng nhớ lại một buổi chiều hè khi nàng nằm trên giường, lịm đi dưới bàn tay vuốt ve của chồng, bỗng nhiên thấy Perắc dừng lại và hỏi cộc lốc:

- Có bao giờ em sẽ không trung thành với anh không?

- Không, không bao giờ. Em chỉ yêu anh thôi.

- Nếu em lừa dối anh, anh sẽ giết em.

Giờ đây, Angiêlic nghĩ thầm:

“Phải đấy! Anh ấy cứ giết mình đi! Chết vì tay anh ấy thì sung sướng biết bao. Anh ấy người duy nhất mình yêu.”

Cúi xuống cửa sổ, mặt quay ra phía thành phố đang ngủ sâu, nàng nhắ

“Chính anh là người em yêu!”

Angiêlic đã ngủ được một giờ đồng hồ. Nhưng khi mới có những tia mặt trời đầu tiên của rạng đông, nàng đã tỉnh dậy ngay. Buộc một cái khăn che mái tóc, nàng rón rén bước xuống thang gác và rời khỏi nhà. Hòa mình vào đám cô hầu gái và các vợ những ông chủ hiệu và thợ thủ công, nàng đến nhà thờ Đức bà để dự lễ Mixa buổi sáng sớm.

Nàng bước dọc theo một gian còn tối om của nhà thờ lớn. Lê những đôi giày vải lệt sệt, những người coi giữ nhà thờ đang đặt những bình và những cỗ rượu lễ lên bàn thờ, rót đầy nước thánh vào các bình và trang trí các cây đèn nến.

Angiêlic đi vào phòng xưng tội đầu tiên. Mạch máu giật giật ở thái dương, nàng thú nhận đã phạm tội ngoại tình. Sau khi được rửa tội, nàng ra dự lễ Mixa sau đó xin nhà thờ làm ba lễ cầu hồn cho chị hầu gái Macgô.

Khi ra ngoài nhà thờ và trở lại quảng trường, nàng thấy nỗi đau buồn dịu đi, giờ khắc hối hận đã qua. Bây giờ nàng cần giành hết lòng can đảm của mình để đấu tranh giành lại Perắc từ nhà giam.

Khi ra ngoài nhà thờ và trở lại quảng trường, nàng thấy nỗi đau buồn dịu đi, giờ khắc hối hận đã qua. Bây giờ nàng cần giành hết lòng can đảm của mình để đấu tranh giành lại Perắc từ nhà giam.

Nàng mua một ít bánh bích quy vừa ra lò còn nóng của một cậu bé bán rong. Tiếng ồn ào của quảng trường này đang lên tới đỉnh cao.

Mặc dù ở quảng trường Đức bà được rào bằng một bức tường thấp, nó vẫn giữ được vẻ lộn xộn và ngoạn mục đã từng làm cho nó thành quảng trường được quần chúng yêu thích nhất ở cả Pari. Những người đi dạo chơi đến nay vẫn xúm đông xúm đỏ ở trước bức tượng lớn của “Người nhịn ăn”, một pho tượng đồ sộ bằng thạch cao ngoài tráng một lớp chì, được xây lên từ nhiều thế kỷ nay.

Trong suốt bao nhiêu thế kỷ, đủ các loại người phạm trọng tội đã đến quảng trường này, mang những cây nến khổng lồ trên tay, để sám hối với Đức bà Đồng trinh trước khi bị đưa hỏa thiêu hay treo cổ. Angiêlic rùng mình nghĩ đến cuộc diễu hành của những bóng ma rùng rợn đó, biết bao nhiêu con người đã đến đây quỳ xuống nhận tội, trong tiếng reo hò độc ác của đám đông và dưới những con mắt lạnh lùng của những phoượng thánh bằng đá.

Nàng lắc đầu để xua tan những ý nghĩ đen tối đó và bắt đầu quay về phía nhà ông anh rể biện lý, thì thấy một thầy tu vận thường phục lại gần mình.

Người linh mục nhấc cái mũ rộng vành lên, đồng thời gỡ bộ tóc giả ngắn màu xám ra. Angiêlic kinh ngạc nhận ra luật sư Đêgrê.

- Ông đấy ư? Tại sao lại cải trang thế này?

Người thanh niên lại đội mũ và tóc giả lên đầu. Anh ta thì thầm:

- Bởi vì hôm qua, người ta cần đến một ông linh mục ở ngục Baxtiơ.

- Ôi!... ông nói đi, ông đã vào được trong ngục Baxtiơ rồi ư?

- Xuỵt! Ta hãy đi về nhà ông biện lý, ở đó, ta sẽ nói chuyện được tự do hơn.

Trên đường, Angiêlic phải vất vả để kiềm chế sự nóng ruột của mình. Cuối cùng người luật sư đã biết được điều gì chăng? Ông ta đã gặp Perắc chưa? Ông ta đang bước đi rất nghiêm trang bên cạnh nàng, với phong thái đường hoàng như khiêm tốn của một linh mục sùng đạo.

Trong văn phòng nhỏ hẹp của thẩm phán Phalô, Đêgrê bỏ tóc giả và lấy tay vuốt mớ tóc thật của mình. Khuôn mặt ngày thường vui vẻ, ý nhị của ông ta, bây giờ lộ vẻ lo lắng. Không thể chờ lâu hơn nữa, Angiêlic hỏi:

- Ông đã gặp ông ấy rồi ư?

- Gặp ai kia?

- Nhà tôi.

- Ồ, chưa. Ông nhà bị giam theo chế độ nghiêm ngặt. Ông quản đốc nhà ngục Baxtiơ phải bảo đảm bằng cái đầu của mình không để cho ông nhà được liên lạc hay thư từ với bất cứ ai.

- Ông ấy có được đối xử tốt không?

- Hiện nay thì có. Thậm chí ông ấy có cả một cái giường và hai ghế tựa, và có cùng một chế độ ăn uống với ông quản đốc nhà giam. Tôi còn nghe thấy nói là ông ấy hay hát, và ông biên la liệt trên tường xà lim của mình những công thức toán học với một mẩu thạch cao.

- Ôi, anh! - Angiêlic lẩm nhẩm và mỉm cười. Nhưng đôi mắt có đẫm nước mắt.

Vậy là anh ấy còn sống. Anh ấy đã không biến thành một con ma mù và điếc; thậm chí những bức tường của ngục Baxtiơ cũng không đủ dày để ngăn cản anh ấy bộc lộ sự năng động. Nàng ngước mắt lên về phía ông Đêgrê:

- Cảm ơn ông, thưa luật sư.

Nhưng người thanh niên vẫn nhìn tránh ra chỗ khác, hầu như lời lẽ hoạt bát của ông chỉ để che giấu sự lúng túng của mình:

- Nếu nói một cách hoàn toàn thành thật, ông ta đột ngột nói, thì lắm lúc tôi tự hỏi là liệu mình có nên từ bỏ công việc này và hoàn lại số tiền bà đã ứng trước cho tôi không. Tôi sợ đã trót lao vào một vụ án quá ư phức tạp.

- Chẳng lẽ ông thôi không bảo vệ chồng tôi nữa sao?

- Chẳng lẽ ông thôi không bảo vệ chồng tôi nữa sao?

Ông ta gật đầu nói:

- Muốn bảo vệ được ông nhà, thì trước hết ông ấy phải bị tấn công đã.

- Thế nhà tôi đã bị tố cáo về tội gì?

- Chính thức mà nói, ông ấy không bị buộc vào tội gì cả. Nhưng ông ấy không tồn tại

- Nếu như vậy, họ sẽ không thể làm gì ông ấy.

- Họ có thể bỏ quên ông ta mãi mãi, thưa Phu nhân. Trong số những người bị giam ở dưới hầm các ngọn tháp của ngục Baxtiơ, có những người đã phải ở đó từ ba mươi hoặc bốn mươi năm nay rồi. Và họ đã không còn nhớ nổi ngay cả tên mình hay việc họ đã làm nữa. Vì vậy, cho nên tôi nói rằng khả năng lớn nhất để cứu ông nhà, đó là cách đòi phải được đưa ra xét xử. Nhưng ngay trong trường hợp đó, cuộc xét xử sẽ là xử kín. Và ông nhà sẽ bị tước mất quyền được có một luật sư nhà nước bảo vệ. Như vậy, số tiền mà Phu nhân muốn bỏ ra để cứu ông nhà, cũng sẽ không có tác dụng gì.

Angiêlic ngồi thẳng người lên và nhìn người luật sư chằm chằm:

- Ông sợ ư?

- Không, tôi không sợ, nhưng phân vân. Phải chăng thà cứ làm một luật sư không có khách hàng còn hơn có nguy cơ bị dính líu vào một vụ tai tiếng? Còn về phần bà, có phải là nên ẩn mình ở một tỉnh lẻ xa xôi với đứa con nhỏ và số tiền của còn lại, còn hơn bị nguy đến tính mạng không? Đối với ông nhà liệu ông ấy nên chịu ở trong tù vài năm hơn là để mình bị lôi ra tòa án xét xử về... tội làm phù thủy và báng bổ thánh thần hay không?

Angiêlic buông tiếng thở dài nhẹ nhõm.

- Tội phù thủy và báng bổ... Có đúng là anh Perắc bị buộc vào hai tội đó không?

- Dù sao, đó cũng là cái cớ được viện ra để bắt giam ông nhà.

- Nhưng tất cả những cái đó đều là chuyện không nghiêm túc chút nào! Chẳng qua đó chỉ là kết quả sự xuẩn ngốc của ông Tổng giám mục Tuludơ.

Nàng kể lại cho người luật sư trẻ nghe một cách chi tiết những sự việc chính trong cuộc tranh chấp giữa Tổng giám mục và Bá tước Perắc. Nàng kể chuyện Bá tước Perắc đã hoàn chỉnh một phương pháp khai thác được vàng từ đá quặng; chuyện ông Tổng giám mục vì ghen tị về sự giàu có của chồng nàng đã quyết định phải chiếm lấy điều bí mật của Bá tước, cái bí quyết đó thật ra chỉ là một công thức kỹ nghệ mà thôi, không díu líu gì đến quỷ thuật, chỉ là việc nghiên cứu khoa học.

Người luật sư tròn đôi môi nói:

- Thưa Phu nhân, về vấn đề này tôi không hiểu biết gì. Nếu việc nghiên cứu đó được dùng làm căn cứ để buộc tội ta sẽ phải đưa chứng cớ ra, phải chứng minh trước các thẩm phán để họ thấy rõ không hề có trò quỷ thuật hay phép phù thủy nào ở đây cả.

- Nhà tôi không phải người sùng đạo, nhưng vẫn đi dự lễ Mixa trong các ngày chủ nhật và trong những ngày lễ trọng ông vẫn chịu ăn và nhận phép thông công. Ông ấy hào hiệp quyên góp cho nhà thờ. Mặc dù vậy, Tổng giám mục Tuludơ lo ngại trước ảnh hưởng của nhà tôi và dĩ nhiên năm nay, hai bên có mâu thuẫn.

- Khốn thay, làm Tổng giám mục đâu có phải là chuyện nhỏ. Về một số mặt, chức vụ tôn giáo đó còn có nhiều quyền lực hơn cả Tổng giám mục ở Pari và thậm chí cả Giáo chủ nữa. Nhưng thật ra, trong trường hợp cụ thể này, điều mà tôi sợ lại chủ yếu không phải là thái độ nghiệt ngã của ông Tổng giám mục đòi chấp hành luật lệ của tòa thánh. Đây, xin mời bà đọc.

Ông luật sư rút từ trong cái túi xách tay tàng tàng ra một tờ giấy, có đóng dấu mang chữ “Bản sao” ở một góc...

Angiêlic đọc và thấy đây là tờ sao bản án.

Bản án này do ngài Philêbe Vênô, chưởng lý Văn phòng tư pháp trong tòa Tổng giám mục Tuludơ, kết án ông Perắc, Bá tước Moren về tội quỷ thuật và phù thủy. Sau khi khẳng định rằng đương sự Perắc này rõ ràng đã phủ nhận Chúa và tự bán mình cho quỷ dữ và cũng đã nhiều lần kêu gọi ma quỷ hiện về, thông đồng với chúng và bày ra nhiều trò phù thủy... bản án tuyên bố “đương sự nay được trao cho thẩm phán bên đời để xét xử tội ác của y”. Bản án này được tuyên bố ngày 26 tháng 6 năm 1660 do ông P.Vênô ký.

Ông Đêgrê nói

- Những câu chữ bí hiểm đó có nghĩa là: sau khi xét xử vắng mặt ông nhà và không hề có sự hay biết của bị cáo, và sau khi đưa kết luận đã có sẵn từ trước khẳng định ông nhà có tội, tòa án tôn giáo nay trao lại bị can cho tư pháp bên đời của Đức vua.

- Vậy ông nghĩ rằng Đức vua sẽ chấp nhận điều vô nghĩa đó ư?

- Tôi chỉ xem xét các sự kiện mà thôi. - Người luật sư nhận xét - Ta thấy rõ là Tổng giám mục đã chú ý rất cẩn thận để mình khỏi lộ mặt trong vụ án. Mặt khác, tờ trát Tổng giám mục mang chữ ký của Đức vua và cả của ông Xêghi, chánh án tối cao Pháp viện. Ông Xêghi là con người ngay thẳng nhưng nhu nhược. Ông ta ủng hộ việc chấp hành các hình thức thủ tục về tư pháp, nhưng đối với ông ấy, mệnh lệnh Nhà vua phải đặt trên hết.

- Tôi chỉ xem xét các sự kiện mà thôi. - Người luật sư nhận xét - Ta thấy rõ là Tổng giám mục đã chú ý rất cẩn thận để mình khỏi lộ mặt trong vụ án. Mặt khác, tờ trát Tổng giám mục mang chữ ký của Đức vua và cả của ông Xêghi, chánh án tối cao Pháp viện. Ông Xêghi là con người ngay thẳng nhưng nhu nhược. Ông ta ủng hộ việc chấp hành các hình thức thủ tục về tư pháp, nhưng đối với ông ấy, mệnh lệnh Nhà vua phải đặt trên hết.

- Thế theo ông, nếu vụ án này đưa ra tòa xét xử, nhà tôi sẽ có khả năng gặp những nguy cơ gì?

- Trước hết là sự tra tấn bằng nhục hình thông thường và nhục hình đặc biệt, sau đó là dàn hỏa thiêu, thưa Phu nhân!

Angiêlic cảm thấy mình tái mét mặt vì khiếp sợ, và cảm giác cồn cào buồn nôn dâng lên cổ họng.

- Nhưng dù sao - nàng khăng khăng nhắc lại - người ta không thể kết tội một người thuộc hàng ngũ quý tộc như ông ấy mà chỉ căn cứ vào những lời mách lẻo đê tiện như vậy được!

- Bởi vậy, đó đơn thuần chỉ là một cái cớ vịn vào thôi! Bà muốn biết ý kiến riêng của tôi không, thưa Phu nhân? Tổng giám mục Tuludơ không bao giờ có ý định giao ông cho tòa án bên đời xét xử. Chắc hẳn ông ấy hi vọng rằng một bản án của tư pháp tôn giáo cũng đủ buộc một người kiêu hãnh như ông nhà phải khuất phục và trở nên mềm dẻo đối với những quan điểm của Nhà thờ. Nhưng đức cha khi phát động âm mưu này, lại thấy kết quả vượt mức mong đợi, bà có biết vì sao không?

- Tôi

- Bởi vì có cái gì khác nữa? - Ông Đêgrê nói, chỉ ngón tay lên cao - Rất chắc chắn, ông nhà phải có những người ác cảm ở những vị trí hết sức cao, có hàng loạt kẻ thù đã thề đánh gục ông ấy. Thủ đoạn của Tổng giám mục đã cung cấp cho những kẻ này một cái bàn đạp tuyệt vời. Nếu ông nhà bị đưa ra tòa án xét xử, vụ án này sẽ dựa trên lời buộc tội là phù thủy, nhưng động cơ thật sự đằng sau việc kết án này, người ta sẽ không bao giờ biết được.

Hình ảnh hộp thuốc độc lại thoáng qua óc Angiêlic. Nàng hỏi với giọng phân vân:

- Ông có nghĩ gì cụ thể chăng?

- Tôi hoàn toàn không có. Nhưng tôi muốn nhắc lại điều đã nói với bà hôm trước: đầu mối ở trong tay nhà vua. Nếu Đức vua đã ký trát tống giam, điều đó có nghĩa là ngài đồng ý cho bắt...

- Tôi đã gặp Đệ nhất Công nương, - Angiêlic nói - Bà đã hứa hỏi tin cho tôi. Nhưng Công nương có nói rằng chưa thể có hy vọng gì nhiều, trước khi cuộc lễ... đón mừng Đức vua... trở về kinh đô Pari.

Angiêlic thấy khó khăn mới nói hết câu được. Từ một lúc khá lâu rồi, ngay cả trước khi người luật sư nói đến dàn hỏa thiêu, nàng đã có cảm giác nôn nao mỗi lúc một khó chịu hơn. Những giọt mồ hôi đọng lấm tấm ở hai thái dương, và nàng sợ mình sắp xỉu mất. Nàng nghe tiếng ông Đêgrê.

- Tôi cũng nghĩ thế. Không thể làm được điều gì trước cuộc lễ đón chào Đức vua. Điều tốt nhất đối với bà, là hãy ở nguyên đây và chờ đợi một cách kiên nhẫn. Còn tôi, tôi sẽ gắng làm nốt việc điều tra.

- Vậy ông sẽ bảo vệ nhà tôi?

Người luật sư trẻ im lặng một lát rồi nói với giọng nhấm nhẳn:

- Dù sao, xưa nay tôi chưa bao giờ sợ cho tính mạng của chính mình. Tôi cũng có thể chấp nhận nguy cơ này một lần nữa, vì một s chính nghĩa.

Những lời lẽ cứng rắn ấy đã nâng cao tinh thần của Angiêlic. Người luật sư này đáng tin cậy hơn nhiều so với ý nghĩ ban đầu của nàng dưới một vỏ ngoài trơ trẽn và thản nhiên, ông ta che giấu một sự hiểu biết rất đầy đủ những thủ tục tư pháp, và ông tận tụy làm nhiệm vụ được ủy thác với ý thức trách nhiệm cao.

Đã bình tĩnh trở lại, nàng đưa thêm một trăm đồng livrơ, nhanh nhẹn cúi chào, ông Đêgrê ra về, sau khi đưa mắt bí hiểm nhìn khuôn mặt xanh xao có đôi mắt xanh như hai viên ngọc bích sáng long lanh trong văn phòng mờ tối, sực mùi mực và xi đóng dấu.

Tay nắm chặt lan can cầu thang, Angiêlic trèo lên phòng mình, cảm giác nôn nao chắc hẳn là hiệu quả của đêm trước. Nàng muốn nằm xuống giường, cố ngủ đi một lúc, mặc dù phải chịu đựng cái cười mỉa của Ooctăngxơ. Nhưng vừa mới vào tới phòng, nàng lại thấy buồn nôn ghê gớm và chỉ kịp lao ngay vào phòng tắm.

- Ta có chuyện gì thế này? - Nàng sợ hãi tự hỏi.

Bỗng nhiên gương mặt căng thẳng của nàng dãn ra, các nét mặt tươi lên, mỉm cười nghĩ thầm:

“Mình ngốc nghếch quá! Có gì đâu, mình sắp có con thôi mà!”

Nàng nhớ lại: trước lúc lên đường ở Tuludơ, nàng đã hỏi rằng liệu có phải mình sắp có đứa con thứ hai không? Bây giờ điều này đã được xác nhận, không còn có thể nghi ngờ gì nữa.
Chương trước Chương tiếp
Loading...