Tình Sử Angélique
Chương 40
Việc bán Cuaxi-Ba đã tạm thời làm Angiêlic sao nhãng những mối lo lắng trực tiếp về chồng nàng. Giờ đây, số phận của chồng nàng không chỉ còn phụ thuộc vào những cố gắng của riêng nàng nữa; nàng rơi vào một thứ chủ nghĩa định mệnh, điều này không phải không có liên quan đến hoàn cảnh đặc biệt của nàng. Tuy vậy, cái thai trong bụng vẫn tiếp tục lớn lên bình thường, mặc dù có lúc nàng đã lo sợ có thể có sự cố nào chăng. Một buổi sáng, nàng cùng với bé Phlôrimông đi dạo chơi gần tòa tháp chính của pháo đài. Về gần tới nhà thì nghe có tiếng la ó; nàng thấy anh con trai của bà chủ trọ chạy bán sống bán chết về nhà, tay ôm đầu để tránh những hòn sỏi mà một lũ trẻ con đuổi theo ném như mưa, vừa la hét: - Coócđô! Coócđôcu! Choảng đi! Kéo lưỡi ra! Quấn thừng vào cổ! Không tìm cách quay lại chống cự, cậu thiếu niên lao vút vào trong nhà. Lát sau, vào giờ ăn trưa, Angiêlic thấy cậu ta ở trong bếp, bình thản ngồi ăn phần đậu và mỡ rán của mình. Con trai bà góa Coócđô quãng mười lăm tuổi, vạm vỡ và ít nói, cái trán thấp chứng tỏ cậu ta không được thông minh lắm. Cậu hay giúp mẹ và những người ở trọ. Ngày chủ nhật, trò giải trí duy nhất của cậu hình như là chỉ có một cách là nô đùa với bé Phlôrimông, mà cậu ta răm rắp làm theo mọi mệnh lệnh. face="Tahoma">- Sáng nay có chuyện gì thế, cháu Coócđô tội nghiệp? - Angiêlic hỏi. - Tại sao cháu không nện cho lũ nhóc ném đá vào cháu một trận? Cậu thiếu niên nhún vai, và mẹ cậu giải thích: - Ồ, cháu nó quen rồi! Nó bị ném đá ngay từ hồi còn bé tí. Nó cũng chẳng cần. Điều quan trọng là nó cần phải thành thạo nghề này. Sau này nó nhất định được vị nể vì tôi tin chắc điều đó. Angiêlic tròn xoe mắt nhìn hai mẹ con bà ta. - Vậy bà không biết gì thật ư? Được, cũng chẳng cần giấu giếm làm gì, đúng là thằng bé nhà tôi cùng làm với ngài Ôbanh. Thấy Angiêlic vẫn ngơ ngác, bà ta nói rõ: - Ngài Ôbanh - đao phủ ấy mà. Bà biết không? Người thiếu phụ thấy cảm giác lạnh toát từ gáy chạy dần xuống khắp cột sống. Nàng ngồi lặng lẽ trước đĩa thức ăn thanh đạm. Người thiếu phụ thấy cảm giác lạnh toát từ gáy chạy dần xuống khắp cột sống. Nàng ngồi lặng lẽ trước đĩa thức ăn thanh đạm. - Vâng, cháu nó là đao phủ tập sự. - Vâng, trên đời này có biết bao nhiêu công việc, biết bao nhiêu nghề. Ngài Ôbanh đấy vốn là anh ruột ông nhà tôi trước kia. Ngài chỉ có toàn con gái. Vậy nên, khi ông nhà tôi xấu số qua đời, thì ngài Ôbanh đã biên thư về cái xóm nhỏ nơi mẹ con tôi sinh sống, bảo rằng ngài sẽ chăm sóc cho thằng con trai tôi và dạy nghề của mình cho cháu, để sau này ngài sẽ truyền lại chức vị quan trọng này cho cháu… - “Ôi, có lẽ mới vừa sáng nay thôi, cậu ta đã quấn dây thừng quanh cổ một con người tội nghiệp!” - Angiêlic nghĩ thầm và sởn tóc gáy. Người đàn bà góa, thấy nàng im lặng, cho rằng nàng đồng tình, lại thao thao nói tiếp: - Nhà tôi trước kia cũng làm nghề đao phủ. Thật là sai lầm, nếu có người nào nghĩ rằng nghề đao phủ là một nghề đơn giản. Có hàng loạt cách thức khác nhau được dùng để moi những l thú tội của bọn phạm nhân, vì thế, nghề này mới thành nghề khó. Có không ít công việc cho thằng bé Quấn-thừng-vào-cổ này! Cháu nó phải học cách chặt đứt ngọt một cái đầu chỉ bằng một nhát búa hay một nhát gươm, học nung đỏ thanh sắt, học đâm thủng lưỡi, học treo cổ, học nhấn chìm người xuống nước, học đập chết người trên bánh xe hành hình, học cách tra tấn nhục hình, bằng xé xác phanh thây, kẹp đùi cẳng, bắt uống nước cho sặc, ném người từ trên cao xuống… Angiêlic bỏ đĩa thức ăn còn đầy, bước vội vã lên thang gác. Liệu linh mục Raymông có biết công việc làm của đứa con trai bà Coócđô khi ông để cho em gái về trọ nhà bà ta không? Chắc chắn là không. Dù sao, không một giây phút nào, Angiêlic dám tưởng tượng đến khả năng chồng mình dù là một tù nhân, lại có thể, một ngày nào đó, buộc phải tiếp xúc với tên đao phủ ấy. Ông Perắc là một người quý tộc kia mà! Chắc chắn phải có một đạo luật hay một đặc quyền gì đó để cấm đoán việc tra tấn những người quý tộc. Nàng cần phải hỏi Đêgrê về điều này. Tên đao phủ là để dành cho đám dân nghèo, cho bọn người bị cột ở đài bêu dành cho phạm nhân tại quảng trường cạnh chợ, hoặc bị lột trần truồng đánh bằng roi ở ngã ba đường, hoặc dành cho những kẻ bị treo cổ tại quảng trường Grevơ, bọn “làm mồi cho giá treo cổ” chỉ đáng làm trò giải trí cho dân chúng. Cái đó không thể liên quan gì đến ông Perắc, người thừa kế dòng họ lâu đời các bá tước ở Tuludơ. Từ hôm đó trở đi, Angiêlic bớt lai vãng ở bếp nhà bà Coócđô. Nàng kết bạn thân thiết hơn với bà góa trẻ Phrăngxoadơ Xcarông, thỉnh thoảng mời bà này sang chơi phòng mình. Bà ta vẫn nuôi hy vọng một ngày kia Đức vua sẽ đọc những bản tình nguyện của mình. Thỉnh thoảng có những người cao sang đến thăm bà Xcarông, họ biết bà ta từ thời nhà văn châm biếm Xcarông đang được suy tôn một kiểu câu lạc bộ những phu nhân đài các chuộng thơ văn. Hôm đó, khi lần thứ hai bước vào phòng khách nhỏ của các vị tu sĩ dòng Tên, Angiêlic hy vọng gặp anh ruột nàng (ông đã cho người gọi nàng đến) và Đêgrê, người luật sư mà đã khá lâu nàng chưa gặp. Nhưng nàng chỉ thấy có một người ở đó, một người đàn ông thấp bé, đứng tuổi, mặc quần áo đen, đeo bộ tóc giả bằng lông ngựa. Ông ta đứng dậy và chào một cách vụng về theo lối cổ, và tự giới thiệu là thư ký ở tòa án, nay được ngài luật sư Đêgrê thuê để theo dõi vụ án của Angiêlic thở dài nhẹ nhõm: - Cuối cùng đã có phiên tòa! Con người thấp bé lừ mắt nhìn bà khách, vì thấy bà này không có chút hiểu biết nhỏ gì về thủ tục tư pháp cả. Con người thấp bé lừ mắt nhìn bà khách, vì thấy bà này không có chút hiểu biết nhỏ gì về thủ tục tư pháp cả. Angiêlic hơi ngỡ ngàng: - Tôi tưởng rằng việc mở phiên tòa đã được quyết định? - Từ từ, từ từ chứ, thưa phu nhân xinh đẹp. Tôi chỉ nói rằng tôi đang nghiên cứu hồ sơ của vụ này và… Ông luật sư và linh mục bước vào đã cắt ngang lời người thư ký. - Thưa ông Clôpốt, lưỡi ông quá dài đấy, ông đã làm cho phu nhân phiền lòng - Luật sư Đêgrê nói. Angiêlic hỏi Đêgrê: - Việc mở phiên tòa đã được quyết đinh rồi ư? - Rồi. Thiếu phụ nhìn thẳng vào khuôn mặt anh trai và người luật sư, thấy hai ông này có vẻ hơi dè dặt. Cuối cùng, linh mục Raymông nói: - Chúng tôi đã không thành công trong cố gắng đòi chồng cô được đưa ra xét xử trước một tòa án tôn giáo. - Nhưng… lời buộc tội đã quy vào tội phù thủy kia mà! - Chúng tôi đã đưa ra đủ mọi lý lẽ và sử dụng mọi ảnh hưởng chúng tôi có, cô hãy tin lời tôi. Nhưng, quả thật là, ngài Madaranh càng gần đất bao nhiêu, thì Đức vua lại càng khăng khăng bấy nhiêu trong việc đòi nắm lấy toàn bộ các công việc của vương quốc này, kể cả những vấn đề tôn giáo. Bây giờ cả đến việc phong chức giám mục cũng phụ thuộc Đức vua chứ không thuộc thẩm quyền Nhà thờ nữa. Dù sao, tất cả cái gì chúng tôi đã làm được, là khởi động được việc lập phiên tòa thông thường xét xử vụ này. - Chúng tôi đã đưa ra đủ mọi lý lẽ và sử dụng mọi ảnh hưởng chúng tôi có, cô hãy tin lời tôi. Nhưng, quả thật là, ngài Madaranh càng gần đất bao nhiêu, thì Đức vua lại càng khăng khăng bấy nhiêu trong việc đòi nắm lấy toàn bộ các công việc của vương quốc này, kể cả những vấn đề tôn giáo. Bây giờ cả đến việc phong chức giám mục cũng phụ thuộc Đức vua chứ không thuộc thẩm quyền Nhà thờ nữa. Dù sao, tất cả cái gì chúng tôi đã làm được, là khởi động được việc lập phiên tòa thông thường xét xử vụ này. - Quyết định này tốt hơn là để rơi vào sự lãng quên phải không? - Angiêlic hỏi, và nhìn Đêgrê, mong nhận được lời khuyến khích. Nhưng Đêgrê vẫn lạnh như đá: - Biết rõ số phận mình một cách dứt khoát, bao giờ cũng tốt hơn là cứ phân vân lo sợ trong nhiều năm - Ông nói. - Chúng ta không nên bàn luận mãi một cách vô ích về thất bại vừa rồi. - Cha Raymông nói - Vấn đề đặt ra bây giờ là biết cách làm thế nào để tác động đến việc điều khiển vụ án. Đức vua sẽ tự mình chỉ định các thẩm phán được tuyên thệ. Chúng ta có nhiệm vụ làm cho Ngài hiểu rõ rằng cương vị của ngài đòi hỏi ngài hành động một cách vô tư và theo công lý. Thật là một nhiệm vụ tế nhị khi phải soi sáng lương tâm của một ông Vua! Dừng lại một chút rồi linh mục Xăngxê thở dài: - Thật ra, chỉ một vị thánh mới có thể dẹp bớt sự kiêu hãnh của Đức vua được mà thôi. Ngay người cận thần được tin yêu nhất của Ngài cũng không thật sự hiểu rõ tâm hồn của con người trẻ tuổi đó, một người có dáng dấp bên ngoài dè dặt, nhưng lại nuôi dưỡng một tham vọng về quyền lực… Linh mục dừng lại, có lẽ vì cho rằng nói lên những quan điểm như vậy không phải là không nguy hiểm. Ông nói tiếp: - Chúng tôi được tin một số nhà khoa học sống ở Rôma, trong đó có hai người là thành viên dòng tu của tôi, đã lo ngại về việc bắt giam Bá tước Perắc và đã lên tiếng phản đối, tất nhiên là một cách bí mật thôi, bởi vì vụ này đến nay vẫn được giữ kín. Có lẽ có thể thu thập được những lời phản đối đó, để xin với Đức Giáo hoàng can thiệp trong một lá thư gửi lên Đức vua. Tiếng nói cao cả đó, nếu cần xin vua xem xét kỹ trường hợp của một b mà tất cả những nhân vật sáng suốt nhất đều coi là không hề mắc tội phù thủy, thì có thể lay chuyển được Đức vua. - Liệu anh có nghĩ rằng chúng ta sẽ xin được Đức giáo hoàng một bức thư như vậy không? - Angiêlic nói, không có hy vọng nhiều lắm - Nhà thờ không yêu mến gì các nhà khoa học. - Tôi cho rằng việc phê phán những sai lầm hay thiếu sót của Nhà thờ không phải thuộc thẩm quyền của người phụ nữ như cô. - Linh mục Raymông nhận xét nhẹ nhàng. Angiêlic không bị nhầm lẫn trước giọng quở trách bề ngoài ngọt ngào đó. Nàng im lặng.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương