Totto Chan – Cô Bé Bên Cửa Sổ
Chương 12
Em thì thầm với Y-a-su-a-ki-chan: - Tạm biệt! Có thể chúng ta sẽ gặp nhau đâu đó, khi nhiều tuổi hơn, và có lẽ lúc ấy bạn sẽ không còn liệt nữa. Rồi Tôt-tô-chan đứng dậy, nhìn Y-a-su-a-ki-chan một lần nữa. Em nói: - Đúng rồi, tôi quên cuốn "Túp lều bác Tôm". Bây giờ thì tôi không trả lại bạn được nữa rồi. Tôi sẽ gửi cho bạn khi nào ta gặp lại nhau! Khi đi ra, em nghe thấy rõ tiếng nói của bạn ở phía sau mình. "Này Tôt-tô-chan, chúng mình đã sống với nhau rất vui có phải không nhỉ? Tôi sẽ không bao giờ quên bạn. Không bao giờ?" Ra đến cổng, em còn quay lại và nói: - Tôi cũng không bao giờ quên bạn. Ánh nắng xuân cũng nhè nhẹ như chính hôm nào em gặp Y-a-su-a-ki-chan lần đầu tiên trong lớp học toa tàu. Nhưng hôm nay, hai má em ướt đầm nước mắt. Người tình báo Các học sinh trường Tô-mô-e buồn rất lâu, vì cứ nghĩ mãi đến Y-a-su-a-ki-chan, đặc biệt là buổi sáng, khi bắt đầu lớp học. Cũng phải một thời gian dài các em mới quen được với sự thật rằng không phải Y-a-su- a-ki-chan đến muộn, mà em sẽ không bao giờ đến nữa. Lớp ít học sinh có thể là tất, nhưng gặp tình huống này, lớp học ít người chỉ làm cho mọi việc thêm khó khăn hơn. Sự vắng mặt của Y-a-su-a-ki-chan quá ư rõ ràng. Điều may duy nhất là lớp đã không quy định chỗ ngồi. Nếu bạn ấy có chỗ ngồi cố định, sự trống trải sẽ càng thêm đau xót. Gần đây, Tôt-tô-chan đã bắt đầu suy nghĩ xem sau này em sẽ làm gì. Khi còn ít tuổi, em muốn trở thành người hát rong trong phố, hay nữ diễn viên kịch múa, và hôm đầu tiên đến Tô-mô-e, em nghĩ nếu được làm người soát vé ở nhà ga thì rất thích. Nhưng bây giờ em lại thích làm một việc gì đó hơi là lạ, nhưng hợp với phụ nữ hợn. Có thể làm y tá cũng hay. Nhưng em chợt nhớ lại lần đến thăm các thương binh ở bệnh viện, em thấy các cô y tá làm các việc như tiêm thuốc… và tiêm thuốc cũng khó khó đấy. Thế thì em nên làm gì nhỉ? Bỗng nhiên, em phấn khởi hẳn lên: "Hay, hay quá? Mình đã quyết định sẽ làm gì rồi?" Em đi sang chỗ Tai-chan, cậu này vừa thắp xong cái đèn cồn. Em nói một cách kiêu hãnh: - Tớ đang muốn trở thành một nhà tình báo đây? Tai-chan ngoảnh nhìn Tôt-tô-chan một lúc. Rồi, cậu ta lại nhìn ra bên ngoài cửa sổ hồi lâu, như để suy nghĩ về điều đó trước khi quay sang Tôt-tô-chan, nói một cách chậm rãi, giản dị, bằng một giọng vang và thông minh để Tôt-tô-chan dễ hiểu: - Làm tình báo, bạn phải hết sức thông minh. Ngoài ra, lại còn phải biết nhiều ngoại ngữ, - Tai-chan nghỉ một tí để lấy hơi. Sau đó, cậu ta nhìn thẳng vào em, nói một cách thẳng thắn. - Trước hết, một nữ tình báo phải thật đẹp! Dần dần Tôt-tô-chan cúi đầu xuống, tránh cái nhìn của Tai-chan. Một giây sau, và lần này không nhìn Tôt-tô-chan nữa, Tai-chan nói, giọng nhỏ lại, đầy vẻ lo. - Vả lại mình không nghĩ rằng một người hay ba hoa lại có thể trở thành một nhà tình báo được! Tôt-tô-chan điếng cả người. Vấn đề không phải vì Tai-chan phản đối em trở thành nhà tình báo, mà bởi vì những điều Tai-chan vừa nói đều đúng cả. Đấy cũng là những điều mà em đã hoài nghi về chính mình. Đến lúc này em nhận ra rằng, về mọi phương diện, em đều thiếu tất cả các đức tính của một nhà tình báo. Em biết rằng, đương nhiên, Tai-chan phát biểu như vậy không phải do thù hằn. Đành phải vứt bỏ ý định làm tình báo kia đi. Cũng may là em đã trao đổi ý kiến với bạn ấy. Em tự nghĩ: "Trời ơi! Tai-chan cũng bằng tuổi mình mà sao bạn ấy biết nhiều thế". Giả thử Tai-chan nói với em là cậu ta đang suy nghĩ muốn trở thành nhà vật lý, thì không biết em có thể trả lời cậu ta ra sao. Em có thể nói: "Ờ, bạn rất thạo thắp đèn cồn bằng diêm", nhưng như thế nghe trẻ con quá. "Ờ bạn hiểu được "Phốc-xơ" tiếng Anh là "con cáo" và "su" là giày như thế tôi nghĩ bạn có thể trở thành một nhà vật lý đấy! Không, như thế nghe vẫn chưa ổn! Dù thế nào đi nữa, em vẫn tin chắc rằng Tai-chan nhất định sẽ làm một việc gì đó xuất sắc. Do vậy, em nói một cách rất ngọt ngào với Tai-chan lúc này đang theo dõi những bong bóng hiện lên ở trong bình: - Cám ơn bạn. Tôi sẽ không làm tình báo nữa, nhưng còn bạn, tôi tin chắc bạn sẽ trở thành một nhân vật quan trọng. Tai-chan nói lẩm bẩm, gãi đầu và lại vùi đầu vào cuốn sách đang mở trước mặt cậu ta. Nếu không trở thành nhà tình báo, thì mình sẽ làm gì? Tôt-tô-chan cứ thắc mắc như vậy trong khi em đứng cạnh Tai-chan, nhìn ngọn lửa trên chiếc đèn cồn của cậu ta. Cây đàn vi-ô-lông của bố Chẳng bao lâu, chiến tranh với tất cả nỗi khủng khiếp của nó đã bắt đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của Tôt-tô-chan và gia đình em. Hàng ngày, đàn ông, thanh niên trong vùng đã lên đường với cờ bay và những tiếng hô "Ben-giai" ở các cửa hiệu, thực phẩm cứ ít dần. Càng ngày càng trở nên khó đáp ứng được cái quy tắc cơm trưa của trường Tô-mô-e là: "Một chút thức ăn của biển, một chút thức ăn của đất". Mẹ đành làm tạm rong biển và mận muối, nhưng chẳng bao lâu ngay như thế cũng khó. Hầu như mọi thứ đều phải hạn chế. Kiếm đâu cũng không ra kẹo. Tôt-tô-chan biết có một cái máy đặt bên dưới cầu thang ở ga Đô-ka-y-a-ma, ga trước ga của em. Chỉ cần bỏ tiền qua khe máy là được một gói kẹo ca-ra-men. Trên máy có một tranh vẽ, trông đã thấy ngon. Bỏ năm xu thì được một gói nhỏ, mười xu thì được một gói to. Nhưng cái máy ấy đã bị rỗng tìl lâu. Dù có bỏ bao nhiêu tiền, dù có đập mấy đi nữa, cái máy vẫn trơ trơ. Tôt-tô-chan vẫn kiên nhẫn hơn ai hết. Em nghĩ: "Có thể còn một gói ở chỗ nào đó trong máy. Hay là nó vướng ở đâu bên trong". Thế là hôm nào em cũng xuống tàu trước một ga rồi bỏ năm xu, mười xu vào máy. Nhưng em chỉ lấy lại được tiền. Nó rơi ra đánh cạch một cái. Vào thời gian ấy, có người nói với bố em điều mà hầu hết mọi người đều nghĩ là tin vui. Nếu ông đến các xưởng công binh - nơi làm vũ khí và các thứ khác dùng trong chiến tranh - kéo các bản nhạc thời chiến quen thuộc trên đàn vi-ô-lông, người ta sẽ biếu ông đường, gạo và các món khoản đãi khác. Người bạn đó nói rằng vì bố được tặng một huy chương âm nhạc có giá trị trở thành người kéo đàn vi-ô-lông nổi tiếng, nên chắc chăn sẽ dược nhiều quà tặng khác. Mẹ liền hỏi bố. Mẹ liền hỏi bố. - Ông nghĩ thế nào? Ông có định làm như thế không? Rõ ràng là các buổi hòa nhạc càng ngày càng ít đi. Vả lại ngày càng nhiều nhạc sĩ bị động viên và ban nhạc thiếu người chơi. Các buổi phát thanh bây giờ cũng dần dần chuyển sang phục vụ chiến tranh, do đó càng không có nhiều việc cho bố và những đồng nghiệp của ông. Lẽ ra ông nên hoan nghênh một dịp như thế. Bố nghĩ một lúc rồi trả lời: - Tôi không muốn kéo loại nhạc đó trên đàn của tôi. Mẹ nói: - Ông nói phải. Địa vị tôi, tôi cũng từ chối. Thế nào ta cũng kiếm được cái ăn. Bố biết Tôt-tô-chan chẳng có gì ăn và hàng ngày vẫn bỏ tiền vào máy bán kẹo ca-ra-men một cách vô ích. Ông cũng biết là những quà thực phẩm người ta cho ông để trả công cho vài điệu nhạc chiến tranh sẽ rất cần cho gia đình. Nhưng ông quý âm nhạc của ông hơn. Mẹ cũng biết điều đó và bà cũng không ép hay thúc giục ông. Bố nói giọng rất buồn: - Tốt-sky! Thông cảm nhé! Tôt-tô-chan còn quá bé để hiểu về nghệ thuật. Ý nghĩ lại hay dao động. Nhưng em biết bố yêu cây đàn của bố đến mức ông đã bị nhiều người trong gia đình và họ hàng từ bỏ. Đã có những thời kỳ ông rất khổ, nhưng ông không bao giờ rời xa cây đàn. Do đó Tôt-tô-chan nghĩ rằng ông không chơi các bản nhạc ông không thích là đúng. Tôt-tô-chan nhảy nhảy xung quanh bố và nói một cách vui vẻ: - Con thấy không sao cả! Vì con cũng yêu cây đàn của bố. Nhưng hôm sau Tôt-tô-chan lại xuống ga Đô-ka-y-a-ma và lại ghé vào cái máy bán hàng. Chắc hẳn sẽ không có cái gì xuất hiện cả, ấy thế mà em vẫn hy vọng. Lời hứa Sau bữa cơm trưa, khi các học sinh đã dọn dẹp hết bàn và ghế xếp thành hình vòng tròn, thì phòng họp như trở nên rộng hơn. Tôt-tô-chan quyết định: "Hôm nay, mình sẽ là người đầu tiên bám lấy lưng thầy hiệu trưởng". Đấy là điều em vấn muốn làm, nhưng nếu em chỉ ngập ngừng một chút, một ai đó đã sà ngay vào lòng ông khi ông ngồi xếp chân vòng tròn ở giữa phòng họp, và ít nhất hai người khác sẽ tranh nhau bám lấy lưng ông, hò hét đòi ông phải chú ý. - Ấy ấy, thôi nhé? - thầy hiệu trưởng quở trách, mặt đỏ lên vì cười. Nhưng một khi đã chiếm được chỗ trên lưng thầy hiệu trưởng, thì dứt khoát không ai bỏ vị trí. Nếu bạn chỉ cần chậm một tí thôi, bạn sẽ thấy các bạn khác bám vào lưng thầy hiệu trưởng. Nhưng lần này, Tôt-tô-chan quyết chí sẽ là người thứ nhất và đang chờ sẵn ở giữa phòng họp khi thầy đến. Khi ông đến gần, em nói to: - Thưa thầy, em xin báo cáo với thầy một việc. - Nào, việc gì nào? - thầy hiệu trưởng hỏi một cách hân hoan khi thầy ngồi xuống sàn và khoanh chân lại. Tôt-tô-chan muốn nói với thầy quyết tâm của em sau nhiều ngày suy nghĩ. Khi thầy đã xếp chân vòng tròn rồi, em bỗng nhiên quyết định không bám vào lưng thầy nữa. Em nghĩ nói trực tiếp với thầy là hay hơn. Thế là em ngồi sát, đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười mà từ khi em còn nhỏ, mẹ thường nói "khuôn mặt dễ thương". Đó là "vẻ mặt dễ thương nhất" của em. Em cảm thấy tự tin khi em cười như vậy, môi em hé mở, và bản thân em cũng tin rằng mình là một em bé gái ngoan. Thầy hiệu trưởng nhìn em, chờ đợi: - Nào, cái gì nào? - thầy lại hỏi, khẽ đưa người về phía trước. Tôt-tô-chan nói một cách chậm rãi, ngọt ngào, ra vẻ người lớn: - Sau này lớn lên, em muốn dạy ở trường này. Thực như vậy ạ. Tôt-tô-chan tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng thầy lại hỏi một cách nghiêm túc: - Thế em có hứa không? Hình như ông thật sự muốn em hứa. Tôt-tô-chan gật đầu một cách mạnh mẽ và nói: - Em xin hứa. Trong lòng đầy quyết tâm trở thành một giáo viên của trường. Lúc ấy, em nhớ lại buổi sáng đầu tiên hôm em đến trường Tô-mô-e, còn là một học sinh lớp một và gặp thầy hiệu trưởng trong văn phòng. Tưởng như chuyện ấy cách đây đã lâu lắm? Ông đã kiên nhẫn nghe em suốt bốn tiếng đồng hồ. Em nghĩ về giọng nói ấm áp của ông sau khi em đã trình bày hết: "Bây giờ em là học sinh của trường này?". Giờ đây, em thấy quý ông Kô-ba-y-a-si hơn lúc đó nhiều. Và em quyết tâm làm việc cho ông và làm mọi việc để giúp ông. Khi em đã hứa xong, thầy hiệu trưởng cười sung sướng - như mọi khi, rất tự nhiên, không hề ngượng ngùng về chỗ răng khuyết của mình. Tôt-tô-chan giơ ngón tay út ra. Thầy hiệu trưởng cũng làm như vậy. Ngón tay út của ông trông rắn rỏi - bạn có thể đặt niềm tin tưởng vào đó. Cả hai thầy trò ngoắc hai ngón tay út vào nhau, như một lời nguyện theo kiểu cổ truyền của Nhật Bản. Thầy cười và Tôt-tô-chan cũng cười một cách tự tin. Em sẽ là một giáo viên ở Tô-mô-e! Thật là tuyệt! Ngón tay út của ông trông rắn rỏi - bạn có thể đặt niềm tin tưởng vào đó. Cả hai thầy trò ngoắc hai ngón tay út vào nhau, như một lời nguyện theo kiểu cổ truyền của Nhật Bản. Thầy cười và Tôt-tô-chan cũng cười một cách tự tin. Em sẽ là một giáo viên ở Tô-mô-e! Thật là tuyệt! Em thầm nghĩ: "Khi nào mình là giáo viên…". Và đây là những điều mà Tôt-tô-chan đã tưởng tượng, không học quá nhiều, nhiều ngày hội thể thao, làm bếp dã ngoại, cắm trại và đi tham quan. Thầy hiệu trưởng rất phấn khởi. Thật khó mà tưởng tượng khi Tôt-tô-chan trở thành người lớn, nhưng ông chắc rằng em có thể sẽ là một giáo viên ở Tô-mô-e. Ông nghĩ các học sinh Tô-mô-e sẽ trở thành những giáo viên tất vì hẳn các em sẽ nhớ những ngày thơ ấu của mình. Thế là ở Tô-mô-e, thầy hiệu trưởng và một học sinh của ông đang cam kết trịnh trọng về một điều mươi, mười lăm năm nữa mới xảy ra, khi mọi người nói rằng, việc các máy bay Mỹ chất đầy bom xuất hiện trên bầu trời nước Nhật chỉ còn là vấn đề thời gian. Con Rốc-ky biến mất Rất nhiều binh lính đã chết trận, lương thực, thực phẩm đã trở nên khan hiếm, ai nấy đều sống trong sự sợ hãi - nhưng mùa hạ vẫn đến như thường lệ. Và mặt trời vẫn chiếu sáng trên những nước đã thắng trận cũng như trên những nước không thắng trận. Tôt-tô-chan vừa mới từ nhà của ông bác ở Xa-ma-ku-ra trở về Tô-ky-ô. Ở Tô-mô-e bây giờ không có cắm trại và cũng không có những cuộc đi chơi thú vị đến suối nước nóng. Hình như các học sinh sẽ không bao giờ được hưởng một ngày vui vẻ như ngày hè năm nào. Tôt-tô-chan thường vẫn nghỉ hè cùng với các anh chị em họ ở nhà nghỉ của họ tại Ka-ma-ku-ra, nhưng năm nay thì khác hẳn. Một chàng trai lớn tuổi hơn, vẫn thường hay kể chuyện ma nghe ghê cả người, đã bị động viên và ra trận. Thế là không còn chuyện ma quỷ nào nữa. Và người bác của em vẫn thường kể các chuyện rất hay về cuộc sống của ông ở Luân Đôn, chẳng ai biết những chuyện ấy là hư hay thực - cũng ở mặt trận. Tên ông Su-gi Ta-gu-chi và ông là một người quay phim rất giỏi. Sau khi phụ trách chi nhánh Hãng Thông tấn Ni-kôn ở New York và làm đại diện Viễn đông của Hãng Thông tấn Mê-trô của Mỹ, ông lại nổi tiếng hơn với cái tên Su Ta-gu-chi. Ông là anh cả của bố, mặc dù bố đã lấy họ của mẹ để ghi nhớ mãi tên họ đó (1), nếu không, họ của bố cũng là Ta-gu-chi. Phim bác Su-gi quay, ví dụ như phim "Trận Ba-banh" đang được chiếu tại các rạp hát - chiếu bóng, nhưng tất cả những thứ ông gửi về từ mặt trận là phim, nên bác gái và các anh, chị em họ của Tôt-tô-chan đều lo cho ông. Các nhà nhiếp ảnh chiến tranh đều chụp hình quân đội ở những vị trí nguy hiểm, cho nên họ phải đi trước để chụp quân đội đang tiến quân. Những người họ hàng có tuổi của Tôt-tô-chan vẫn nói thế. Thậm chí, mùa hê năm ấy bãi biển ở Ka-ma-ku-ra hình như cũng bị lãng quên. Mặc dù vậy, Y-at-chan vẫn rất vui. Anh là con cả của bác Su-gi Y-at-chan kém Tôt-tô-chan khoảng một tuổi. Tất cả mấy anh chị em đều ngủ trong một cái màn to, và trước khi đi ngủ, Y-at-chan thường hô to: "Hoàng đế muôn năm!" rồi ngã xuống như một người lính bị bắn và giả vờ chết. Anh ìàm như vậy nhiều lần. Điều kỳ lạ là hễ khi nào anh làm như vậy, y như rằng anh sẽ đi trong khi ngủ và ngã ở ngoài cổng, khiến mọi người cuống cả lên. Mẹ Tôt-tô-chan ở lại Tô-ky-ô với bố. Ông đã tìm được việc làm ở đây. Bây giờ nghỉ hè đã hết, Tôt-tô-chan lại được người chị của cậu thanh niên hay kể chuyện ma đưa về Tô-ky-ô. Như mọi khi, về đến nhà việc đầu tiên là Tôt-tô-chan đi tìm con Rốc-ky. Nhưng không thấy nó đâu cả. Trong nhà cũng không có, ngoài sân cũng không có. Tôt-tô-chan ìo ngại, vì thường thường con Rốc-ky vẫn đi thật xa để đón em. Tôt-tô-chan ra khỏi nhà, dọc theo đường cái, gọi nó nhưng không thấy bóng dáng đôi mắt, đôi tai và cái đuôi yêu quý của con Rốc-ky đâu cả. Tôt-tô-chan nghĩ rằng có thể nó đã về nhà khi em đi tìm nó, nên em chạy vội về nhà để xem, nhưng cũng không có nốt. Em hỏi mẹ: - Con Rốc-ky đâu rồi mẹ? Mẹ chắc chắn đã biết Tôt-tô-chan chạy ngược chạy xuôi tìm nó, nhưng bà không nói gì. Tôt-tô-chan lại hỏi mẹ, vừa hỏi vừa kéo váy bà: - Con Rốc-ky đâu hở mẹ? Mẹ hình như cũng cảm thấy khó trả lời. Bà nói: - Nó đi mất rồi. Tôt-tô-chan không tin. Làm sao nó lại bỏ đi mất được - Nó đi bao giờ hở mẹ? - em hỏi, nhìn thẳng vào mặt mẹ. Mẹ hình như càng lúng túng. Bà nói một cách buồn: - Ngay sau khi con đi Ka-ma-ku-ra, - rồi bà vội vã nói tiếp. - Bố mẹ đã đi khắp nơi tìm, hỏi tất cả mọi người, nhưng không thấy nó đâu? Mẹ vẫn phân vân không biết nói với con thế nào. Con phải thông cảm thôi. Dần dần Tôt-tô-chan cũng hiểu ra. Chắc là con Rốc-ky chết. Em nghĩ: "Mẹ không muốn mình buồn, nhưng Rốc-ky chết rồi". Điều đó là rất rõ đối với Tôt-tô-chan. Trước đó, dù Tôt-tô-chan có đi lâu bao nhiêu nữa thì con Rốc-ky cũng không bao giờ đi xa nhà: Nó biết là em sẽ trở lại. Em tự nghĩ: "Rốc-ky không bao giờ đi như vậy mà không bảo mình". Em tin như vậy lắm. Nhưng Tôt-tô-chan không nói việc này với mẹ. Em biết, mẹ sẽ buồn như thế nào. - Không biết nó đi đâu mẹ nhỉ, - em chỉ nói thế, mắt nhìn xuống đất. Chỉ nói được thế, em chạy lên phòng mình ở trên gác. Không có Rốc-ky, nhà hình như không phải nhà của mình nữa. Khi lên đến phòng, em cố gắng thôi khóc mà lại nghĩ về nó. Em băn khoăn không biết mình có làm một việc gì tồi tệ đối với con chó, khiến nó bỏ đi không. "Đừng có trêu chọc súc vật", ông Kô-ba-y-a-si vẫn luôn luôn nói với các học sinh ở trường Tô-mô-e như vậy "Phản lại súc vật khi chúng tin ở ta là một việc làm độc ác. Chớ nên bắt một con chó phải xin ăn, xong lại không cho nó một cái gì. Con chó sẽ không tin ở ta nữa và có thể trở nên xấu". Tôt-tô-chan lúc nào cũng tuân theo những lời khuyên đó. Không bao giờ em đánh lừa con Rốc-ky. Cứ như em nghĩ thì em không làm một điều gì saỉ trái đối với nó cả. Em bỗng nhận thấy có cái gì bám vào chân con gấu bông ở trên sàn. Cho đến lúc ấy, em đã cố gắng không khóc nữa, nhưng khi em nhìn thấy cái đó, em lại òa lên khóc. Đó là một túm lông màu nâu nhạt của con Rốc-ky. Chắc là túm lông này đã bị rơi rụng khi em và con chó lăn lộn đùa với nhau trên sàn buổi sáng hôm em đi Ka-ma-ku-ra. Em cứ cầm chặt túm lông của con chó béc-giê Đức ấy, và khóc nức nở. Đầu tiên là Y-a-su-a-ki-chan và bây giờ là con Rốc-ky. Tôt-tô-chan lại mất một người bạn nữa. Chú thích: Chú thích: (1) Ở nhiều nước, khi đăng ký kết hôn, người vợ đổi sang họ chồng, nhưng nếu người chồng muốn lấy họ vợ cũng được và trong trường hợp này tất cả con cái sẽ cùng theo họ mẹ. Bữa tiệc trà Cuối cùng Ry-ô-chan, người gác trường Tô-mô-e mà các học sinh đều yêu quý bị động viên. Anh đã lớn, nhưng ai cũng gọi anh bằng cái tên thân mật thường gọi trẻ con. Ry-ô-chan là một vị thần hộ mệnh vẫn thường đến cứu và giúp những ai gặp khó khăn. Ry-ô-chan có thể làm bất cứ việc gì. Anh không nói nhiều, chỉ cườỉ, nhưng anh biết làm như thế nào là tốt nhất. Hôm Tôt-tô-chan ngã xuống hố tiêu, chính Ry-ô-chan đã chạy ngay đến giúp em, rửa ráy cho em và không hề phàn nàn nửa lời. Thầy hiệu trưởng nói: - Chúng ta hãy tổ chức một bữa tiệc trà thật vui để chia tay với Ry-ô-chan! Một bữa tiệc trà ư? Ở Nhật, người ta vẫn thường uống chè mạn hằng ngày, và không phải là để chiêu đãi - trừ loại chè bột dùng vào các dịp lễ, một loại đồ uống hoàn toàn khác. "Tiệc trà" là một điều rất mới ở Tô-mô-e, nhưng các học sinh ủng hộ ý kiến này. Các em vốn thích làm những việc các em chưa làm bao giờ. Các em không biết, nhưng thầy hiệu trưởng đã cố tình sáng tạo ra một từ mới "Sa-oa-kai" (tiệc trà) thay cho từ thường dùng "Sô-bet-su-kai" (liên hoan ly biệt). Liên hoan ly biệt nghe buồn quá và các em lớn tuổi có thể hiểu là vĩnh biệt nếu Ry-ô-chan chết trận và không trở lại. Nhưng chưa ai tới dự một bữa tiệc trà bao giờ, cho nên học sinh ai cũng háo hức. Sau giờ học, ông Kô-ba-y-a-si bảo các học sinh xếp bàn thành vòng tròn trong phòng như lúc ằn trưa. Khi ai nấy đều đã ngồi thành vòng tròn rồi, ông dưa cho mỗi người một miếng nhỏ mực khô. nướng để ăn và uống nước chè. Vào thời trước chiến tranh, chỉ như vậy cũng đã được xem như là sang lắm. Sau đó, ông ngồi cạnh Ry-ô-chan và đặt trước mặt anh một cái cốc có chút rượu Sa-kê. Đấy là tiêu chuẩn mà người sắp ra mặt trận mới được hưởng. Thầy hiệu trưởng nói: - Đây là bữa tiệc trà đầu tiên ở Tô-mô-e. Nào, chúng ta hãy cùng vui. Ai có ý kiến muốn nói với anh Ry-ô-chan, xin mời. Các em có thể nói cho tất cả cùng nghe, chứ không phải chỉ với anh Ry-ô-chan. Xin phát biểu từng người một. Ai nói xin mời đứng ra giữa phòng. Đây không chỉ là lần đầu tiên các em ăn mực khô ở Tô-mô-e, mà còn là lần đầu tiên Ry-ô-chan ngồi với các em và cũng là lần đầu tiên các em thấy Ry-ô-chan nhấm nháp rượu sa-kê. Lần lượt từng em một đứng lên, quay về phía Ry-ô-chan và nói với anh. Những học sinh đầu tiên chỉ khuyên anh nên cẩn thận giữ gìn sức khỏe đừng để ốm. Sau đó đến Mi-gi-ta, cùng lớp với Tôt-tô-chan, Mi-gi-ta nói: - Lần sau tôi về quê, tôi sẽ mang lên cho tất cả các bạn vài chiếc bánh bao đám ma. Mọi người đều cười. Cũng phải hơn một năm kể từ khi Mi-gi-ta nói với eác bạn về cái bánh bao cậu ta đã ăn ở một đám ma, và theo Mi-gi-ta, nó mới ngon làm sao chứ. Hễ cứ có dịp, cậu ta lại hứa sẽ mang về một vài chiếc cho cả lớp, nhưng cậu ta chẳng bao giờ làm như vậy cả. Khi thầy hiệu trưởng nghe thấy Mi-gi-ta nói đến những bánh bao đám ma, thầy giật mình. Thường vào một dịp như thế này, người ta kiêng không nói đến bánh bao đám ma. Nhưng Mi-gi-ta nói một cách ngây thơ, thật sự muốn các bạn cùng được thưởng thức một cái gì đó rất ngon đến nỗi thầy cũng cười với những người khác. Ry-ô-chan cũng cười thoải mái. Xét cho cùng, từ bấy đến nay Mi-gi-ta cũng đã từng hứa là sẽ mang về cho anh vài cái bánh bao ấy rồi. Thế rồi Oe đứng dậy, hứa với Ry-ô-chan rằng cậu ta sẽ trở thanh người làm vườn giỏi nhất nước Nhật. Oe là con một ông chủ vườn ươm cây rất lớn ở Tô-đô-rô-ki. Kây-kô-chan đứng lên sau nhưng không nói gì. Em chỉ cười khúc khích một cách thẹn thùng, như mọi khi, cúi đầu chào rồi đi về chỗ. Ngay lúc ấy Tôt-tô-chan chạy ra và nói hộ bạn ấy: - Những con gà ở nhà Kây-cô-chan có thể bay được! Hôm nọ tôi trông thấy chúng. Rồi A-ma-đê-ra nói: - Nếu thấy bất cứ một con mèo hay chó bị thương nào, các bạn hãy cứ mang chúng đến cho tôi và tôi sẽ chữa được hết. Ta-ka-ha-si nhỏ quá đến nỗi cậu ta chui dưới gầm bàn đến giữa vòng tròn và đến đó nhanh như cắt. Cậu ta nói vui vẻ: - Xin cám ơn anh Ry-ô-chan. Xin cám ơn về mọi thứ, về tất cả mọi việcl Ai-kô Sai-sô đứng dậy sau đó. Em nói: - Ry-ô-chan, cám ơn anh đã băng bó cho em cái lần em ngã. Em sẽ không bao giờ quên. Bố của Ai-kô Sai-sô có người chú là Đô đốc Hải quân Tô-giô nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Nga -Nhật và At-su-kô Sai-sô, một người bà con của bạn ấy là nữ thi sĩ nổi tiếng triều đại Minh Trị Thiên Hoàng, nhưng Ai-kô không bao giờ nói đến họ. Mi-y-ô-chan, con gái thầy hiệu trưởng, thân với Ry-ô-chan hơn cả. Bạn giàn giụa nước mắt: - Anh hãy giữ gìn cẩn thận… Chúng ta hãy viết thư cho nhau. Tôt-tô-chan có nhiều điều muốn nói đến nỗi em không biết bắt đầu từ đâu. Em chỉ nói: - Anh Ry-ô-chan, mặc dù anh lên đường chúng em ngày nào cũng tổ chức tiệc trà. Thầy hiệu trưởng cười, Ry-ô-chan cũng cười. Tất cả học sinh đều cười. Tôt-tô-chan cũng cười.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương