Trí Tuệ Đại Tống
Quyển 1 - Chương 16: Một ngày của Vân Đại (4)
Vân Tranh cầm lấy tờ giấy chỉ liếc mắt qua một cái, cầm cục than vạch vạch vẽ lên bàn một lúc, nhạt nhẽo nói: – Lưu đô đầu, lần sau kiếm đề nào khó một chút, đề này đệ đệ tiểu tử nó cũng giải được. Gà trống giá 5 đồng, gà mái giá 3 đồng, gà con giá 1 đồng 3 con, có 100 đồng mua gà, hỏi mua được bao nhiêu mỗi con? Thế này mà cũng đố à? Đáp án có ba nhóm, một là 4 trống, 18 mái, 78 gà con. Hai là, 8 trống, 11 mái, 81 gà con. Thứ ba, 12 gà trống, 4 gà mái, 84 gà con.Nói xong sợ Lưu đô đầu không nhớ được, viết lại ba nhóm số đưa cho hắn ta, mở vung gắp một đoạn ruột, lấy kéo cắt một miếng nhỏ ăn thử, khả năng lâu lắm rồi không ăn thịt, thấy ngon cực, không nhịn được ăn thêm miếng nữa.Lưu đô đầu vẫn mắt tròn mắt dẹt nhìn đáp án trong tay: – Nhanh vậy sao, không phải làm bừa chứ?– Đề này tiểu tử được gia sư cho làm lâu rồi, Lưu đầu kiếm cái khó hơn đi.Té ra là làm rồi, thảo nào, Lưu đô đầu không quá ngạc nhiên nữa: – Ngươi đừng vui mừng quá sớm, ta đem đáp án về cho chủ bạ xem đã, ông ấy là đại gia học vấn trong huyện ta, dưới huyện đại nhân thì ông ấy là người tài giỏi nhất. Mà xem chừng bộ dạng tự tin này, đáp án đúng tới 8 phần rồi. Còn chuyện tốt nữa muốn nói với ngươi đây, cách dùng ao nước của ngươi, à của ta, được huyện tôn đồng ý rồi, còn chửi đám binh tướng Đậu Sa quan là phường giá áo túi cơm, không có tầm nhìn bằng một đô đầu của huyện ta, ha ha ha, ta được khen một chập … Sau này đừng nói lộ, nếu không lão ca ca bị người ta cười thối mũi.Ruột hơi mặn, múc trong nồi hai bát canh trứng, canh trứng này đã thay đổi chút so với canh trước đó, do Thương cửu dạy y, múc cho Lão Lưu một bát, mình một bát, thấy Lưu đô đầu húp như Trư Bát Giới ăn nhân sâm thì chán hẳn, loại người này nấu ngon lành mấy cũng phí thức ăn. Người ta xưng là Lão ca, y cũng thuận nước đẩy thuyền: – Chuyện này lão ca nhận là đúng, với huynh có lợi chứ với đệ ích gì, một người đọc sách mà biết cả binh pháp thì quá lẫn lộn, bị coi là dị loại, đệ tranh còn chả được, chả ham ôm vào người. Còn nhớ lời đệ không, đệ muốn xướng tên ở Đông Hoa môn.Nghe tới chủ đề này toàn thân Lưu đô đầu như có kiến bò lên bò xuống, cảm thấy tên tiểu tử này giỏi đấy, chỉ là thích ăn sóng nói gió, học tài thi phận còn có nữa là, ai dám nói chắc.Vân Tranh ngồi xuống cạnh Lưu đô đầu: – Sau này lão ca có tới phủ Khai Phong nhớ tìm đệ nhé, huynh có tiểu huynh đệ làm quan ở phủ Khai Phong đấy.Lưu đô đầu chịu không nổi nữa, rùng mình đứng dậy la lớn: – Sau này đừng nói tới Đông Hoa môn, phủ Khai Phong, xin ngươi đấy, nghe rờn rợn là. Nói xong lấm lét nhìn quanh nhét vào tay Vân Tranh một đĩnh bạc nhỏ, nói nhanh: – 5 lượng đấy, cất cho kỹ, đừng để người ta thấy.Đây là tiền bịt miệng, không nhận người ta sẽ bất an, Vân Tranh xoay cổ tay một cái, xòe ra thì đĩnh bạc đã biến mất trong ống tay áo, công phu này làm Lưu đô đầu hấm mộ lắm: – Tiểu tử ngươi về sau mà được làm quan thì quá nửa là nhờ ngón nghề này đấy. Thôi ta phải đi rồi, khốn khổ cái thân già, làm thì nhiều mà bổng lổng chả tăng, tiên sư đám người đó, suốt ngày chui vào thanh lâu, chả làm gì cả.Trời âm u đất mịt mù, được cái là mưa đã ngừng, thời tiết xấu, tâm trạng tốt, hôm nay Vân Tranh có rất nhiều thứ, ba đấu gạo, một nồi lòng lợn, đeo trên vai nặng là trĩu, làm y tràn trề cảm giác thành tựu.Còn chưa nhìn cái đĩnh bạc trông ra sao, đang dấu trong ống tay áo, không có công danh mà dùng cái thứ này phiền lắm, chỉ quan gia mới dùng bạc thôi, cho nên mới gọi là quan ngân. Bách tính muốn dùng phải đi đổi thành tiền đồng, nếu không sẽ bị coi là đại đạo, bắt trước hỏi sau.Vân Tranh kiềm chế lắm mới không lấy ra nhìn, thong dong đánh trâu đi về nhà, qua tảng đá lớn kia, thấy có dấu hiệu nhỏ, không tệ, mai lại có vụ làm ăn rồi.Ở nơi này không đi giày vải được, trời mưa suốt, đường đất nhão nhoét, đi giày vải có mà dẫm một cái giày ở lại với đất luôn, chả bõ công giặt, đa phần mọi người đi giày cỏ. Giày cỏ dẫm lên bùn, có tiếng đến là lạ, bùn mịn xuyên qua giày, len qua kẽ chân, làm cả chân dính bùn, đá cũng không đi, chẳng bao lâu biến thành đi đôi giày làm bằng bùn. Sau này giàu sẽ mua giày da, loại có đóng đế đàng hoàng.Thương Cửu, Thương Nhĩ và đám Cẩu Tử không về nhà, đi đi lại lại phiền nên ở luôn ở công trường, hơn nữa cả ngày làm quần quật, sức đâu mà về nhà, có phải ai cũng nhàn nhã được như Vân Tranh, họ đều tá túc ở lều cỏ, Vân Tranh ban ngày rảnh rỗi giúp họ hong khô chăn bên bếp lò, như vậy tối ngủ ấm hơn được một chút.Trại vắng tanh, nam nhân tới công trường gần hết rồi, song Vân gia lại náo nhiệt vô cùng, tộc trưởng và mấy lão nhân trong thôn tụ tập bên cái bếp lửa cháy hừng hực. Vân Nhị ngồi trong lòng tộc trưởng, nghe họ kể chuyện, thằng nãi này càng ngày càng giống đứa trẻ con, thích được khen, thích được cưng chiều, thích làm nũng, có lẽ những thứ đó trước kia nó không có cơ hội làm, nên giờ muốn bù đắp lại nuối tiếc đó. Còn về Vân Tam thì nằm ở cửa cầu thang ngóng Vân Đại về, vì nó biết chỉ có lão đại về mới có cái ăn.Không ai hỏi gạo Vân Tranh gánh trên vai ở đâu ra, ngươi chỉ cần đem được lương thực về nhà là hảo hán tử, đó là nhận thức chung ở nơi này, vì thế Lưu đô đầu cũng không hỏi sao Vân Tranh lại có dư dả gạo, có cả trứng cho lao dịch ăn.Vân Tranh được một lão hán giúp đỡ treo cái nồi tướng lên bếp, còn lấy trong sọt ra một bầu rượu, rượu thật, từng đựng trong vò có gắn si hẳn hoi, không nhiều lắm, rất quý giá.Thương lão nhận chén rượu đầu tiên do Vân Tranh rót cho, cười lớn uống cạn, sau đó mọi người lần lượt truyền nhau cái bầu rượu, Vân Tranh chỉ cầm lên làm động tác cho có không uống, nhường cho người khác, được mấy vị lão nhân nhìn nhau khẽ gật đầu tán thưởng, đúng là thằng bé ngoan.Không muốn làm bé ngoan cũng đếch được cơ, bằng đấy cái mồm tu vào rồi, còn dính cả nước bọt, Vân Tranh uống được mới lạ.Thịt chín rồi, cơm cũng chín rồi, Vân Tam *** ton chạy tới bị một lão hán đá lăn quay, tủi thân rên ư hử chui vào góc nhà, Vân Tranh nhớ ra, xẻo miếng phổi lợn cho vào cái bát sứt mẻ của nó, Vân Tam ăn như hổ đói, cổ họng còn phát ra tiếng kêu khoan khoái.– Thằng bé này, sao lại cho chó ăn thịt ngon như thế, hoài của. Một lão hán miệng ngậm đoạn ruột, đũa gắp một miếng cật, vẫn còn trừng mắt nhìn Vân Tranh cho chó ăn:– Lão nhân gia chê cười rồi, nhưng mà trong nhà có mỗi ba cái mạng, cháu gọi nó là Vân Tam, cũng coi như một khẩu.Thương lão không hài lòng ra hiệu ông già kia câm miệng, thằng bé này thân thích đều không còn nữa, mỗi đệ đệ và con chó, tất nhiên sẽ cưng hơn ông con đàn cháu đống.Vân Tranh khi gắp lòng lợn cho Vân Nhị còn dặn nó “không nên ăn nhiều”, mấy lão già luôn mồm mắng, nói trẻ con phải ăn nhiều cho chóng lớn, mấy ông già sắp xuống lỗ ăn ít chút không sao, nói thế nhưng khi Vân Nhị đổ chỗ lòng của mình vào bát vẫn ăn lấy ăn để.Cơm no rượu say mọi người tản đi, Thương lão nhìn cái nồi tới nước canh cũng không còn, cười khổ: – Toàn cái đám ít tiếp xúc, thấy thịt còn mừng hơn thấy cha mẹ đẻ, kệ họ đi, lần sau nên để giành lại một phần trước. Ha ha, hôm nọ gia gia tới công trường thăm Thương Nhĩ, nó nói nhờ có cháu phụ trách cơm nước mà chúng được ăn no, còn có canh trứng mà húp, có biết không, đa số là người trong thôn ta, tới giờ chưa có ai làm sao cả, nhờ cháu cả đó.– Gia gia không hỏi cháu lấy đâu ra nhiều lương thực như vậy, còn có dư mang về nhà, chỉ cần không ăn bớt khẩu lương của chúng là đủ. Nam nhân kiếm tiền kiếm gạo là bí kỹ bất truyền, kỵ húy này gia gia biết, gia gia chỉ muốn hỏi cháu có quên đọc sách không?Thương lão nói tới đó ánh mắt trở nên sắc bén, trong mắt ông, công việc mỗi ngày Vân Tranh cần làm là không ngừng đọc sách mới đúng, ông hỏi Thương Nhĩ rồi, không thấy Vân Tranh tới công trường xem sách.Vân Tranh lấy mấy cuốn sách của Thương lão ra, trịnh trọng đặt trước mặt ông: – Gia gia, sách cháu đã đọc thuộc lòng rồi, còn viết lại thành một bộ nữa. Như thế trong tộc chúng ta có tới hai bộ sách, muốn qua được thi huyện thì số sách này cũng đủ, nhưng muốn qua được thi phủ, thi viện thì không thể, mấy cuốn sách như cửu kinh, ngũ kinh, tam sử, tam lễ, trại ta không kiếm được, huống hồ muốn tham gia khảo thí còn cần “ngũ nhân liên bảo”. Gia gia, cả tộc chúng ta mỗi mình cháu tham gia thi cử, lấy đâu ra người đảm bảo, tìm đâu ra tú tài tiến cử cho cháu đi thi.Thương lão lảo đảo, ông đâu có biết, chỉ nghĩ đọc sách cho giỏi là được đi thi thôi, nào biết còn liên bảo rồi tiến cử gì nữa.– Gia gia, những chuyện này thực ra không khó giải quyết, cháu và Lưu đầu đánh cược, hắn ra đề, cháu giải, nếu ông ấy thua kiếm tú tài đảm bảo cho cháu, sách vở thì huyện học cũng có, nghe đâu huyện chúng ta chỉ có ba học sinh, phải đỗ đồng sinh rồi mới được vào học.Thương lão thờ phào, định bợp đầu Vân Tranh, tay đưa ra rồi mới nhớ không được đụng vào đầu y, đó là bảo bối, chuyện sang vỗ vai: – Tiểu tử thối, không nói liền một mạch, làm gia gia toát cả mồ hôi.Vân Tranh cười khì khì.Ông già càng nhìn Vân Tranh càng thấy vừa ý, xoa đầu y, đắc ý nói: – Đây là đồng sinh đầu tiên trong trại. Rồi bế Vân Nhị lên thơm vào má nó: – Đây là đứa thứ hai, ông trời ơi, nhất định phải để lão phu sống thêm vài năm nhìn huynh đệ bọn nó lấy được công danh, nếu đến lúc đốt tiền giấy rồi mới nói thì lão đi khoe với ai?Thương lão cứ nói, nói mãi, khi thì cười khi thì lại rơm rớm nước mắt, tâm trạng cực vui vẻ, cẩn thận bọc lại sách mang về nhà.Trong nhà không còn ai nữa, Vân Tam sấn sổ tới thu thập tàn cuộc, Vân Nhị giật giật góc áo đại ca, lúc nãy đại ca bảo nó đừng ăn nhiều, chứng tỏ đã giữ lại thứ ngon lành nhất cho nó, đại ca làm gì cũng nghĩ tới nó trước tiên.Vân Tranh lấy một miếng tim lợn, một ít mỡ lợn cho vào ống trúc đã chặt sẵn, trộn lẫn với gạo, treo lên bếp đun, còn lấy ra một miếng gan lợn to tướng: – Của đệ hết đấy, đói thì bẻ ra coi như bánh bao mà ăn.– Còn đại ca thì sao, nãy giờ bị mấy ông già kia tranh ăn hết cả có được miếng nào đâu.Vân Tranh xoa đầu nó: – Ca ca ăn ở công trường rồi, đệ biết đấy, ta không để mình bị thiệt đâu, ăn đi, ăn xong rồi ngủ sớm, ngủ nhiều cho chóng lớn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương