Trung Niên Xuyên Không Ký

Chương 10: Quý Tộc Là Như Thế Nào?



Thật ra thì Yue muốn tham gia dự thính các lớp không phải vì để xin cho Beer được quyền lêu lổng không đi học chuyên cần. Việc này quá nhỏ để phải bày mưu tính kế ghê gớm. Sự thật là Yue thích dạy dỗ đám trẻ, như là một sở thích. Mai Chi đã từng có con, cũng lớn lớn tầm tuổi học cấp một. Yue vì thế sẽ không thể chơi nghịch như những đứa trẻ năm sáu tuổi, nhưng lại thích dạy dỗ chăm sóc chúng. Ở thế giới Ether không có nhiều thú vui giải trí, ở thôn Tuktuk càng không, cho nên Yue coi việc dạy trẻ như một thú vui của mình. Nhưng lý do này Yue sẽ không nói cho ai biết. Một đứa trẻ năm tuổi có sở thích dạy dỗ chăm nuôi một đàn trẻ sáu, bảy tuổi, dưới quan điểm đánh giá của Yue, 100% là tâm lý biến thái.

Do điều kiện sống tương đối yên bình, cũng không có nhưng bon chen quá lớn như ở thành thị phồn hoa, đám trẻ tương đối dễ thương và ngây thơ. Chỉ dạy chúng điều hay lẽ phải luôn làm Yue cảm thấy lòng vui vẻ, yên bình.

Yue cũng giáo dục bọn trẻ chương trình học giống hệt các giáo viên lớp một khác, luyện chữ, tập đọc, kể chuyện giáo lý, hướng dẫn kỹ năng tự chăm sóc cơ bản v.v..

Lúc Beer mới vào lớp, hắn được Yue đối xử như mọi đứa trẻ khác, cũng luyện chữ, nghe kể chuyện. Beer nhỏ tuổi nhất lớp, nhưng nhờ đã tiếp xúc sớm một chút với chữ nghĩa và giáo điển (qua các câu chuyện kể khi đi ngủ của Yue), hắn hòa nhập rất nhanh, và nhanh chóng trở nên nổi bật. Beer lúc nhỏ hay theo Han đi vào rừng, kỹ năng sinh tồn và tự chăm sóc rất tốt, đã biết qua con chữ, trắc thí tiếp xúc qua ma pháp, lại hiếu động hoạt bát, không thành học bá trong lớp mới là khó hiểu. Được cái Beer rất nghe lời Yue, nên không thuộc thành phần cao ngạo bất trị hay tở ra khinh thường kẻ khác. Yue cũng chủ động tạo điều kiện để Beer tham gia các hoạt động nhóm trong lớp một cách chủ động, dần dần tạo vị thế đầu têu trong lớp.

Thời Mai Chi còn học ở Đức, hắn được biết nền giáo dục của Đức dạy trẻ cấp một có khái niệm cơ bản về dân chủ, và cố gắng không tạo môi trường đua chen hay phân tầng đối xử cho trẻ em. Cho nên trẻ em đi học cấp một ở Đức (đến hết lớp bốn) hoàn toàn không có ban cán sự lớp – để tránh tư tưởng đặc quyền đặc lợi – và không có xếp hạng học lực qua điểm số - để tránh quan niệm hay thói chạy theo thành tích từ bé. Nhưng Yue cho rằng ở thế giới Ether, quan niệm giáo dục như vậy không phù hợp cho hoàn cảnh của Beer. Hắn có xu hướng dạy dỗ Beer theo kiểu quý tộc Anh Quốc. Beer đủ xuất sắc để trở nên vượt trội – ít nhất là ở môi trường thôn làng Tuktuk – và cũng có hoàn cảnh phù hợp để đứng ở một vị trí cao hơn mặt bằng chung. Thế giới Ether có thần (elf đại năng), có quái thú, thần thú, có dị tộc đối địch với loài người, và quan trọng nhất, đế quốc SI nói riêng và loài người nói chung trên Grundig đang ở giai đoạn xã hội phong kiến thần quyền. Nếu Beer đã có tiền để để vươn lên trở nên xuất sắc nhảy lên các tầng lớp xã hội cao hơn, thì cần thiết phải hướng Beer theo con đường như vậy.

Quý tộc kiểu Anh Quốc là như thế nào? Trái với cái nhìn phiến diện thiếu thiện cảm và có phần cố tình bôi tro trét trấu của chính phủ Tàu và một số nước tương tự (hehe), quý tộc đích thực là những con người có thể coi là tinh hoa mà xã hội loài người muốn vươn tới. Tinh thần quý tộc có thể tóm gọn trong ba đức tính: thành tín, trách nhiệm và đạo nghĩa.

Trong đó thành tín là điều được coi trọng nhất. Đối với quý tộc, danh dự là thứ cơ bản cần được giữ gìn. Tuy nhiên trong nhiều truyện mạng Tàu, chúng bị bóp méo thành thói sĩ diện hão rởm, trịch thượng dối trá trong các hình tượng quý tộc ác ôn. Thật buồn cười, quý tộc chân chính họ giữ gìn danh dự của họ bằng lối sống và cư xử chuẩn mực, tuyệt đối giữ lời hứa, và khinh rẻ nhất là sự giả tạo, dối trá. Hơn nữa họ coi khinh sự đánh giá vô thưởng vô phạt của lũ dân đen thấp kém soi mói họ, không rảnh để giả vờ tạo hình tượng hoặc tỏ ra quyền uy trước mặt những kẻ nhỏ yếu. Giống như đa số con người không rỗi hơi đến mức ra vẻ đạo mạo với một con gián hay con kiến vậy. Sợ bẩn tay thì đuổi nó đi, còn ngứa mắt thì trực tiếp giết chết, ai rảnh lên mặt với chúng nó? Họ giữ gìn danh dự bằng cách sống đúng với bản tâm của mình, chịu trách nhiệm với từng lời nói và hành động của mình, không dung thứ cho sự dung túng chính bản thân trở nên sa đọa. Đây mới là cốt lõi của suy nghĩ theo kiểu quý tộc. Chúng ta làm từng việc, nói từng câu đều có giá trị, được đảm bảo bằng chính mạng sống và hết thảy quyền lực của chúng ta. Nếu chúng ta làm mà không dám nhận, nói mà không giữ lời, vậy hành vi, lời nói của chúng ta làm gì còn giá trị gì nữa, chúng ta có gì để mà tự hào vè bản thân nữa? Đây là cơ sở của tinh thần quý tộc.

Trách nhiệm là thứ theo sau thành tín. Trách nhiệm đầu tiên, đương nhiên là trách nhiệm sống và hành động đúng với những gì mình nghĩ, mình nói, và mình đã làm. Một quý tộc có thể nói tôi không chịu trách nhiệm cho cái này, hoặc cái kia, nhưng đối với những thứ anh ta khẳng định đây là trách nhiệm của mình, thì việc hoàn thành trách nhiệm đó gắn liền vói danh dự và thành tín của hắn. Bởi vậy giới quý tộc rất lưu hành chuyện tuyên thệ và hiệp ước, Một khi tuyên thệ một điều gì, có thể coi như việc thực hiện và hoàn thành điều đó là tất yếu, dù có chết, quý tộc cũng phải cố gắng, nếu anh ta còn tự coi mình là quý tộc. Hiệp ước cũng trở nên thông dụng trong xã hội nhờ việc tôn trọng uy tín của giới quý tộc. Còn với dân đen? Có luật pháp ước thúc là đủ rồi. Nếu dân đen mà có tinh thần thành tín và ý thức trách nhiệm và biết đạo nghĩa, thì họ đã được coi là có tinh thần quý tộc rồi.

Cuối cùng là đạo nghĩa. Cái này dễ hiểu. Xã hội là xã hội loài người phân tầng và phát triển được là nhờ có trật tự, có quy ước vận động, nó được gọi là đạo lý, nhân đạo. Một xã hội nguyên thủy, luật rừng, sẽ không có nhân đâọ hay đạo lý đáng nói. Xã hội như vậy không thể tồn tại, mà sẽ đổ vỡ và tan rã. Giống kiểu trong các truyện tiên hiệp huyền huyễn mạng, thế giới nhược nhục cường thực ai cũng bo bo giữ mình lọ chai. Kết quả là gì? Thằng nào có não đều chui vào một cái lỗ hay hốc đá sống như người rừng (gọi là tu luyện), lâu lâu đói khát thì thò mặt ra cướp hiếp giết đám nhỏ yếu ngu si hơn. Đấy có còn là xã hội hay không?

Uhm nghĩ lại chính ra nó cũng khó hiểu đấy, không thì làm sao lắm ông viết truyện kiểu này thế và sao lắm người đọc truyện bối cảnh như vậy thế?

Quý tộc chân chính tin tưởng vào điều tốt đẹp trong nhân cách của con người, và theo đuổi những nhân cách tốt đẹp đó, cảm thấy vinh dự vì đạt được cảnh giới đó. Đấy là sự tự hào và kiêu ngạo của quý tộc chân chính. Họ phấn đấu trở nên hoàn thiện về nhân cách đạo đức, tự hào vì làm được, và cảm thấy cần duy trì điều đó.

Cho nên tinh thần quý tộc là tốt đẹp. Thực sự làm được thì rất khó. Một kẻ có danh hiệu quý tộc chưa chắc đã có thể có tinh thần quý tộc, vì phàm là người đâu phải ai cũng tốt, có tốt có xấu và có biến thái. Quý tộc là có dòng dõi, nhưng có thể phai nhạt. Một thể chế phong kiến quý tộc lành mạnh, là thể chế có thể lược bỏ hiệu quả những thành phần không có tinh thần quý tộc ra khỏi hàng ngũ quý tộc, và ngược lại.

Đối với các gia tộc quyền quý lâu đời, các thế hệ sau được họ đầu tư rèn luyện rất kỹ càng và nghiêm khắc. Chúng được ăn ngon mặc đẹp, nhưng bị yêu cầu rèn luyện khổ cực và chịu ước thúc hơn nhiều so với người bình thường. Chúng được dạy từ nhỏ rằng làm người phải thành tín, phải dám làm dám chịu, phải hiểu lý lẽ đạo lý, chấp nhận và thực hiện nhân đạo. Mọi sự vượt rào ngoài khuôn khổ đều không được chấp nhận. Ai theo được thì trở thành dòng chính, kế thừa địa vị gia tộc, ai không đạt yêu cầu thì bị loại biên. Ít nhất ở đế quốc SI, điều này vẫn còn được duy trì. Cũng chính vì thế, Đế quốc Si vượt qua chiều dài lịch sử và vẫn còn tồn tại dưới dạng đế quốc thần quyền mà chưa bị đào thải.

Tia của chúng ta cũng xuất thân từ giới này, và vì từ nhỏ đã có thiên phú cao, cho nên nàng được nền tảng giáo dục ưu việt, tính tình thiện lương, không ngại khó ngại khổ, sẵn sàng dấn thân vào điều mình tin tưởng. Trong giới quý tộc các cậu ấm cô chiêu bình hoa lêu lổng là có, không ít. Nhưng ngoài tiền và điều kiện sống tốt cùng một ít sự bao che khi gây chuyện ra, chúng thường không được coi trọng, không có thực quyền, do đó ngoài việc hiếp người bằng cách vung tiền ra, chúng không có thủ đoạn nào đặc sắc lợi hại. Tất nhiên ngoại lệ luôn là có, nhưng nó không phải là bộ mặt chung đại diện đám quý tộc lêu lổng.

Yue hướng cho Beer chịu nhiều trách nhiệm hơn trong các hoạt động hội nhóm cùng các bạn (gọi nôm na là có hơi đì đọt thằng bé), và để Beer tự phát huy năng lực cá nhân để các bạn cảm thấy hắn là một người đáng giá tín nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, làm việc luôn chuẩn xác và tạo hiệu ứng ỷ lại vào Beer. Yue cũng chú ý yêu cầu em trai không tỏ ra tự mãn hay thích thú với sự ưu việt, hoặc bất mãn vì bị yêu cầu khắt khe hơn chúng bạn, mà gieo rắc vào đầu Beer suy nghĩ rằng việc hắn bị yêu cầu gánh trách nhiệm nặng hơn, làm nhiều hơn, bị ước thúc hơn, là lẽ tất nhiên, bởi vì điều kiện của Beer tốt hơn. "Năng lực đi đôi với trách nhiệm", là như vậy. Anh có sức khỏe hơn người ta có thể khuân vác nặng hơn người ta, thì anh phải khuân nặng hơn người ta, vì sau đó anh được cho ăn nhiều hơn người ta. Đạo lý thật đơn giản. Ăn hơn người, có khả năng làm hơn người, mà chỉ làm bằng người, ấy mới là láo toét.

Tia đương nhiên nhạy cảm nhận ra sự khác biệt trong việc dạy dỗ Beer của Yue, nàng khá ngạc nhiên và nghĩ mãi không rõ sao Yue lại có thể suy nghĩ ra những tư tưởng giáo dục Beer theo kiểu quý tộc như vậy. Thôn Tuktuk không có quý tộc. Người có tiếp xúc nhiều nhất với giới quý tộc đế quốc Si hẳn là nàng. Mà ngay cả nàng cũng không nghĩ ra được cách dạy dỗ Beer như Yue. Nàng hỏi hắn, và hắn nói gọn lỏn: Đọc sách rút ra được ý tưởng này. Tia đành miễn cưỡng chấp nhận cách giải thích này, ai kêu nàng đọc ít sách hơn con mình. Còn người ngoài, nếu quan sát lớp học của Yue và sự khác biết trong thái độ giáo dục Beer so với những đứa trẻ khác, có lẽ họ sẽ thầm nhủ: Thật tội nghiệp bé Beer, có thằng anh tiểu nhân vãi. Chắc hồi bé giành vú mẹ với anh nên thằng anh mang thù, giờ lớn lên nó bày mưu đì đọt thằng em cho ra bã. Sau này gặp Yue nên cẩn thận đừng chọc phá nó, không thì khốn khổ! ^^
Chương trước Chương tiếp
Loading...