Tư Thái Cung Phi

Chương 1: Vương triều



Edit: Nguyệt Phi.

Beta: Dung Đức cơ.

Đất nước Trung Nguyên đã từng trải qua chiến hỏa, ở vùng đất rộng mênh mông này, vì bình định mà nổ ra chiến hỏa, lại nhờ chiến hỏa mà quy kết thành thống nhất. Hợp lâu ắt sẽ phân, phân lâu ắt sẽ hợp, đây là tình hình chung của thiên hạ. Hiện nay thống trị vùng đất này chính là Lương Vương triều, nói tới lại mang đủ loại sắc thái truyền kỳ, đợi tác giả từ từ kể lại.

Tiền triều vốn là Đại Lương triều, Đại Lương quốc họ Trần, chính là xây dựng thống nhất từ loạn thế ngũ đại thập quốc. Hoàng đế khai quốc Lương Cao Tổ - Trần Lịch Hùng tài trí mưu lược, tấm lòng quảng đại, hải nạp bách xuyên [1]. Ngày mới lập quốc cũng mong muốn phát triển cảnh tượng phồn vinh, nhưng, ngày vui ngắn ngủi.

[1] Hải nạp bách xuyên: sự mênh mông của biển lớn có thể dung nạp được tất cả các dòng sông, ý nói người có hoài bão to lớn, vì nước vì dân.

Khi Hoàng vị truyền đến trong tay vị Hoàng đế thứ tư của Đại Lương - Lương Thế Tông, cũng chính là lúc Đại Lương gặp phải thù trong giặc ngoài. Ông trời vốn không có mắt, phía Nam lũ lụt, phía Bắc hạn hán, phía Đông động đất, phía Tây lại nhật thực. Vì vậy bên ngoài bị người Mông, Hồ cướp bóc dữ tợn, bên trong lại có bách tính khởi nghĩa võ trang, toàn bộ vương triều giống như là một chiếc thuyền nhỏ trong bão táp, lảo đảo muốn chìm.

Thế Tông băng hà khi còn tráng niên, Sùng Tông kế vị. Lương Sùng Tông tuổi trẻ khí thịnh, lại không hiểu quân sự, một bầu nhiệt huyết dẫn binh đi phương Bắc, kết quả không cần nói nhiều, đại bại trở về. Thất bại của lần chiến sự này cũng trở thành mồi dẫn lửa khiến vương triều to lớn này bị tiêu diệt.

Sùng Tông là người dễ kích động nổi giận. Sau khi chiến sự thất bại, không những không rút kinh nghiệm, mà còn tịch biên gia sản, chém đầu cả nhà tướng lãnh binh thất bại! Nghĩa quân các nơi tức giận dẫn quân xông vào Hoàng thành! Mông, Hồ cũng thừa dịp tiến vào, một đường như thế chẻ tre, đấu tranh ba tháng thì binh lính sắp tới Hoàng thành! Đại Lương có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Ở thời khắc nguy cấp như lúc này, Đại Lương lại có một vị Hoàng thúc đứng ra lèo lái! Vị Hoàng thúc này không phải là ai khác, chính là thân huynh trưởng dòng chính của Thế Tông, Đại bá phụ của Sùng Tông - Trần Tấn. Nhớ lại nhiều năm về trước, Trần Tấn là đích trưởng tử của Nhân Tông, nhân phẩm quý giá, văn thao võ lược, vốn có hiền danh. Lúc thiếu niên đã theo quân xuất chinh, tuy dũng mãnh hơn người nhưng thân mình lại bị thương, chân trái hơi khập khiểng. Sau khi hồi triều, Trần Tấn thượng tấu, thỉnh lập Tam Hoàng tử làm Thái tử, Nhân Tông trầm ngâm nhiều ngày, cuối cùng chuẩn tấu.

Hiện nay trước cảnh nước mất nhà tan, người nam nhân được phong hào là Khiêm Dũng Vương này mặc áo giáp ra trận, lãnh đạo ba quân anh dũng! Nghĩa quân các nơi thấy ngoại tộc xâm chiếm, lại thấy Khiêm Dũng Tướng quân xung phong đi đầu, cũng không tính toán hiềm khích lúc trước, cùng nhau chống ngoại xâm. Tuy quân dân Đại Lương hăng hái chống cự, nhưng rốt cuộc vì thời cơ đã muộn, kỵ binh dũng mãnh của Mông, Hồ vẫn công phá hoàng thành. Sùng Tông thấy chuyện không thành, ở Đại Chính điện tự vẫn, lấy thân đền nợ nước. Sùng Tông chết cũng tuyên bố vương triều Đại Lương một trăm lẻ ba năm lịch sử bị diệt.

Nhưng Khiêm Dũng Vương lại không từ bỏ, hắn là nam nhân trải qua chiến hỏa tôi luyện, hận không thể chết trận sa trường, hận không thể da ngựa bọc thây! Không ngờ cuối cùng vẫn do nam nhân quật cường này tạo ra kỳ tích: trong vòng bảy tháng ngắn ngủi, vị Vương gia lãnh đạo quân lính hỗn tạp này lại đuổi Mông, Hồ ra khỏi lãnh thổ Đại Lương!

Sau chiến tranh, Khiêm Dũng Vương cố ý khôi phục lại Đại Lương triều. Quân thần khuyên can, vạn dân mong mỏi, cuối cùng tự đăng cơ làm Đế, dựng nước Đại Lương, lấy Lương – Lương [2] đồng âm, cũng tỏ ý không quên cựu quốc.

[2] Hai từ - đều đọc là Lương, đồng âm nên Đại Lương cũ là 大凉, Đại Lương mới lập là 大梁.

"Lương sử - Lương Thái Tổ bản ký" có ghi rằng: Mặc Hoàng bào lên người, lên ngôi làm Đế, dựng nước Đại Lương. Thái bình thịnh thế, là bắt đầu mới của Thái Tổ.

Sau khi Thái Tổ lập quốc, đổi niên hiệu thành Thái Bình, lập nguyên phối làm Hậu, lập đích trưởng tử làm Thái tử, chúng tướng sĩ, công thần đều đồng loạt được phong thưởng. Phân cả nước thành một kinh đô, hai thành đô phụ, bảy châu. Kinh đô chính đương nhiên là đô thành: Thượng Kinh, hai thành đô phụ chính là Lạc Đô, Thẩm Đô, bảy châu là: Định Châu, An Châu, Ninh Châu, Hiến Châu, Hựu Châu, Tuyên Châu, Tống Châu. Một châu có bốn quận, một quận có sáu phủ, một phủ có tám huyện. Quyền hạn trách nhiệm rõ ràng, thống trị nghiêm minh.

Vương triều mới lập, Thái Tổ cũng không yên tâm hưởng lạc, mà suy nghĩ phương pháp lâu dài cho vương triều. Một ngày, Thái Tổ chợt sáng tỏ thông suốt, cất giọng cười to, vỗ án, viết: "Chỉ có ngàn năm thế gia, cũng không có vương triều ngàn năm, trẫm hiểu rồi!"

Ba ngày sau, Thái Tổ mặc một thân thường phục, mang theo Thái tử vi phục xuất tuần, nhưng lại đến Tứ Thủy phủ trực thuộc quận Lãng Trung, Mân Trung phủ trực thuộc quận Ngư Dương, Tân Cấp phủ trực thuộc quận Lâm Ấp. Nếu nói chỗ đặc biệt của ba địa phương này, đó chính là ba đại thế gia ở nơi đó.

Tạ gia đứng đầu trong ba đại thế gia, ở Tứ Thủy phủ, kế tiếp là Tiêu gia ở Mân Trung phủ, cuối cùng là Hoa gia ở Tân Cấp phủ. Ba đại thế gia đều trùng điệp [3] ngàn năm, không liên lạc với nhau nhiều. Từ xưa văn nhân khinh khi tướng võ, truyền thừa của thế gia với thế gia tuy có liên quan đến nhau, nhưng cũng không có quan hệ hôn nhân, cho rằng hai thế đối chọi nhau.

[3] Trùng điệp: hết thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau.

Nói tới thế gia, người đời ai cũng cực kỳ sùng bái. Người thế gia, tộc nhân tính đến mấy vạn người, không ra làm quan, không đi khảo thí, không cưới gả cho quyền quý, cũng không làm tôi tớ cho quyền quý. Ba đại thế gia này chia ra hùng cứ một phương, không quan, không tướng, chỉ vừa làm ruộng vừa dạy học.

Thái Tổ mang theo Thái tử tự thân tới viếng thăm, cầu thế gia xuất thế, vào triều làm quan, nói rằng: "Khanh có đại tài, sao không vì nước vì dân?"

Thế gia cự tuyệt. Thái Tổ lại nói: "Nguyện vì nhi tử bất hiếu, thỉnh hỏi cưới nữ nhi thế gia."

Thế gia cự tuyệt. Thái Tổ mãi không có cách, bèn nói: "Nguyện noi theo Ngụy, Tấn, cùng trị thiên hạ với thế gia."

Thế gia cự tuyệt. Thái Tổ không biết làm sao, quay về Thượng Kinh.

Thái Bình năm thứ hai mươi ba, Thái Tổ băng hà, Thái tử lên ngôi, cải hiệu là Dung Nãi, sử gọi là Thế Tổ. Dung Nãi năm thứ hai, Thế Tổ mang theo đích trưởng tử vi phục thế gia một lần nữa, nói: "Nhi tử ta thông tuệ từ nhỏ, điểm tốt nhất của nó là có hiếu. Ngày sau nó kế thừa Hoàng vị, nhất định sẽ giống như ta, như lời nói lúc trước."

Thế gia chấn động, cảm động trước nhân sinh quan và sự chân thành của Thế Tổ, khom lưng quy phục. Dung Nãi năm thứ ba, thế gia xuất thế, làm quan phụ mẫu.

"Lương sử - Lương Thế Tổ bản ký" ghi rằng: Đại công của Thế Tổ chính là ở thế gia. Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại [4], niên hiệu Dung Nãi, danh xứng với thực.

Sau khi Thế Tổ băng hà, Minh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Nhân Hòa, triều Đại Lương đã bước lên thời kì phát triển vững vàng. Sau khi Minh Tông băng hà, bởi vì không có đích tử nên Tam Hoàng tử của Quý phi kế vị, đổi niên hiệu là Hưng Trinh. Nói tới triều Hưng Trinh lại là một giai thoại truyền kì.

[4] Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại: ngụ ý như tên của nó, sự mênh mông của biển lớn có thể dung nạp được hết các dòng sông, cũng giống như tấm lòng của con người, có thể rộng rãi bao dung hết tất cả. Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại chính là nói phải cởi mở phóng khoáng, tấm lòng rộng mở, đây cũng là biểu hiện của một người có tu dưỡng. Người ta cũng đều nói tấm lòng rộng lượng như biển lớn bao la để nhìn nhận một người đáng kính. (giải nghĩa dịch từ Baidu)
Chương tiếp
Loading...