Tượng Gỗ Hoá Trầm
Chương 3
Ngự Bình nhăn nhó đẩy ché chè về phía Bảo Nhi: -Suốt nữa tháng nay tối nào đi học về cũng ghé đây. Thú thật tao ngán lắm rồi. Mày ăn giùm tao đi! Bảo Nhi lặng thinhtrước lời than của Bình. Cô có vẻ ngóng trông, nhưng chẳng ai đến cả. Càng nghĩ cô càng thấy mình ngốc khi cứ hy vọng gặp lại Minh. Anh ta đã biệt tăm như chưa bao giờ xuất hiện trên đời. Nếu số phận không để cô gặp lại Minh thì hãy để cô quên, chớ đừng bắt cô phải nhớ mãi thế này. Thấy Nhi cứ cầm muỗng dây dây chén chè, Bình xa xôi: -Mày cũng ngán phải không? Ngán thì bỏ cho rồi. Giữ mãi làm chi cho khổ. Nhi cộc lốc: -Mình về! Dắt xe xuống lề, cô nói: -Để tao chở. Bình lầu bầu: -Lại đi loanh quoanh nữa à? Thành phố này đến năm triệu dân, mày đi tìm một người trên năm triệu. Chậc! Còn hơn mòi kim đáy biển. Bảo Nhi chối: -Tao chán về nhà chớ có tìm ai đâu? Mày giỏi đoán mò. Ngự Bình chợt đổi giọng: -Ba mẹ mày vẫn đang căng thẳng hả? Bố tao nói tại bác Trứ không muốn bác Thụy khuếch đại việc làm ăn. Bác Trứ cho rằng càng lớn thuyền thì càng lớn sóng. Khổ nỗi bác Thụy lại không nghe... Bảo Nhi thở dài: -Bi kịch của gia đình tao là ở điểm bất đồng này. Ba tao theo thuyết "biết đủ là đủ" còn mẹ thì... Chậc! Ham là tham việc. Anh em tao là con, chẳng biết theo ai, bỏ ai. Mỗi lần hai ông bà bực lên thì anh em tao lãnh đủ. Bình ngập ngừng: -Bác Trứ ghét bố tao ra mặt. Bảo Nhi phân trần: -Bất kỳ ai có liên hệ làm ăn với mẹ tao đều bị ghét, chớ không riêng bác Toản. Đã rất rất nhiều lần ổng đuổi khách hàng làm cơ sở của mẹ tao sất bất sang bang vì mất mối. Ngự Bình nói: -Bố tao có kể. Nhưng dạo này bác Thụy có người giúp nên đỡ lo rồi. Bảo Nhi nhíu mày: -Ai vậy? -Bác Hiếu. Mày không biết sao? -Không.-Ông ta là người thế nào? -Một người từng trải trong ngành xuất khẩu. Ông ta gần như trùm trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. và nghe đâu là bạn thời còn trẻ của bác Thụy nên hai người vừa thân tình vừa hợp ý. Bảo Nhi băn khoăn: -Ba tao biết người này không nhỉ? -Chuyện đó tao không rành. Chỉ biết rằng cơ sở của bác Thụy lúc này rất ổn định. Bảo Nhi nhếch môi: -Tiếc là trong nhà lại không được như thế. Ngự Bình cười cười: -Trong tim mày sóng gió cũng đang ùn ùn nổi lên. Mày khốn khổ là phải rồi! Bảo Nhi dừng xe trước nhà Bình, con bé nói: -Tối ngủ ngon sáng ra sẽ thấy... cuộc đời vẫn đẹp sao... Thôi! Chúc ngủ ngon. Nhi khẽ lắc đầu. Phải chi cô được vô tư như Ngự Bình nhỉ?Về tới nhà, Bảo Nhi thấy Thưởng đang ngồi với Tuệ ngoài phòng khách. Vừa thấy Nhi, ông anh quý hóa reo lên: -Bàn giao Thưởng lại cho em. Anh đã rất bận. Bảo Nhi chưa kịp nói lời nào, Tuệ đã vọt tuốt lên lầu. Cô ngượng ngập ngồi xuống: -Anh tới lâu chưa? Thưởng sửa lại gọng kính: -Gần một tiếng rồi. Hôm nay Nhi về trễ? Bảo Nhi nói: Bảo Nhi nói: -Em rủ nhỏ Bình đi ăn chè! Thưởng hơi nghiêng đầu: -Chắc là ngon lắm! -Vâng! Phải biết có anh tới chơi, em đã mua về rồi. -Cám ơn, tiếc là anh không thích chè. Nhi dài giọng: -Ờ! Em quên. Anh và ông Tuệ đã... xếp chè là món dành riêng cho phụ nữ mà! Nhưng nói thật, em luôn có cảm tình với đàn ông thích chè. Thưởng cười gượng gạo: -Anh biết thế nào em cũng nói thế để chọc quê anh. Nhi bảo: -Em nói thật mà! Em quen một người ăn một lúc năm... tô chè to mà vẫn chưa thấm tháp. Thưởng ngập ngừng: -Anh biết hắn không? -Dĩ nhiên là không! Hắn vừa xơi chè vừa đọc thơ tình cho em nghe. Toàn là thơ... tuyển hay ơi là hay! Liếc Thưởng, Bảo Nhi ranh mãnh: -Hắn ta đọc thơ ngọt lắm! Chắc là nhờ ăn nhiều chè. Thưởng lắc đầu: -Em tưởng tượng giỏi thật! Nhi tủm tỉm: -Vậy mà cũng có người chăm chú nghe rồi thắc mắc. Thưởng tán: -Khi yêu người ta thường mù quáng, bộ em chưa nghe câu đó à? Bảo Nhi thản nhiên: -Chưa! Vì chắc câu này anh vừa... sản xuất ra. Tằng hắng lấy giọng, cô nói tiếp: -Em có thể... sản xuất hộ anh thêm ba câu nữa: Khi yêu người ta thường mù quáng Bởi vậy tình yêu thật ngao ngán Vì... mù làm sao tìm người xứng đáng Nên đoạn kết cuộc thình thật ai oán Thưởng cười nhưng gương mặt méo xẹo. Bảo Nhi chớp mi thật... dại khờ: -Anh thấy sao? Thơ em và anh hợp tác có thể đăng ở Tuổi trẻ Cười không? Em thích được đăng báo lắm đó! Thưởng rờ cằm: -Nếu em thích, anh sẽ dùng tên em để làm bút hiệu. Nội dung thuộc về anh, hình thức sẽ là của em. Bảo Nhi xua tay: -Tên em xấu thấy mồ! Đâu xứng làm bút hiệu của anh. Quên chuyện đó đi! Thưởng ngâm nga: -Quên làm sao nhớ làm sao. Muốn nhớ hay quên có được nào Nhi ăn cơm hớt: -Nhớ lại thêm buồn quên cũng tội. Quên thì không nỡ nhớ càng đau Thưởng nhướng mày: -Em cũng biết nữa à? Bảo Nhi... nổ: Bảo Nhi... nổ: -Biết chớ! Em còn quen với tác giả nữa kìa! Giọng Thưởng đầy đố kỵ: -Ai thế? Nhi đong đưa chân: -Một gã xấu trai nhưng tâm hồn và thơ thì tuyệt! Thưởng hỏi ngay: -Chắc không phải gã ăn một lúc năm to chè chứ? -Không! Nhưng họ là bạn bè của nhau. Sắp tới họ sẽ xuất bản tập thơ đầu tay đấy! Nghiêng đầu nhìn Thưởng, Nhi khích: -Còn anh, định bao giờ? Thưởng nhịp nhịp tay: -Đời còn dài vội vã gì cho người ta ghét. -Ai ghét? -Thì những kẻ làm thơ khác. Bảo Nhi phụng phịu: -Vậy là anh bắt những người yêu thơ của anh phải chờ dài cổ rồi. Chớp đôi mắt mà nhiều gã con trai từng khen đẹp, Nhi lấp lửng: -Em buồn... Thưởng hỏi dồn: -Sao lại buồn? Giọng Bảo Nhi cứ ngọt lịm: -Em lỡ khoe với tụi bạn về anh. Em bảo anh sắp in thơ. Bây giờ không phải vậy, làm sao vui cho được. Thưởng cảm động đến mức nói lắp: -Em... em... có... khoe... thật hả? Bảo Nhi gật đầu: -Em mang mấy tờ Áo Trắng có đăng thơ anh tặng cho bạn xem, tụi nó ganh với em ra mặt. Nhiều đứa còn trắng trợn đòi em giới thiệu nó với anh nữa kìa. Thưởng phồng mũi: -Rồi em bảo sao? Bảo Nhi cười: -Em bảo phải hỏi ý anh đã... Thưởng nói nhanh: -Em thường biết anh không thích mà! Bảo Nhi nheo nheo mắt: -Anh chưa gặp bạn em, sao nói chắc thế? Tụi nó mới là những người yêu thơ thật sự, chớ không phải nghe lõm bõm, nhớ ầu ơ như em đâu. Nhi chưa kịp nói tiếp, ngoài cổng có tiếng chuông reo. Cô ra mở cửa. Ông Trứ ngất ngưỡng đi vào. Thấy ông, Thưởng vội đứng dậy chào. Ông Trứ cười khà khà: -Ngoan!... Ngoan! Bác vừa nhậu với ba mày xong. Đã thật! Đúng là rượu ngon... phải có bạn hiền. Hà! Đọc thơ nghe chơi thi sĩ. Thưởng bối rối sửa gọng kính: -Cháu không dám ạ! -Sao lại không dám. Nghe đồn mày từng có thơ đăng báo mà! Bác đang khoái rượu, mà là thơ về rượu coi. Bảo Nhi tròn mắt: -Trời! Ba bắt ảnh xuất khẩu thà thơ à! Chắc chết... Ông Trứ chỉ tay: -Không được xía vào. Để ba kiểm tra thằng rể tương lai chứ! Mặt đỏ bừng, Bảo Nhi đứng đứng dậy: -Ba uống nhiều quá rồi! -Ba uống nhiều quá rồi! Bỏ mặc Thưởng ngồi lại, cô chạy vào bếp trong tiếng cười thích thú của ông Trứ. Ba cô và ông Hưởng, ba Thưởng là chỗ thân tình. Mỗi lần ngà ngà say, hai ông thường gọi nhau là "anh sui". Lần nào nghe như thế, Nhi cũng bỏ đi nơi khác. Lần này cũng vậy.Đó là phản ứng thật sự của Nhi, nhưng hai ông bố và cậu con trai cứ tưởng cô xấu hổ. Có lẽ đã tới lúc Nhi phải rạch ròi với Thưởng rồi. Nhỏ Bình vẫn tâm đắc câu: "chơi dao có ngày đứt tay". Nhi sợ chơi dao có ngày đứt tim lắm! Mở tủ lạnh uống một ly nước to cho... hạ hỏa, Nhi ngồi phịch xuống bàn. Không hiểu Thưởng đang đọc bài thơ nào mà cô chỉ nghe ba mình vỗ tay đôm đốp khen hay. Hừ! Thơ hay là thơ anh chàng lượm lặt của thiên hạ chớ có phải của mình đâu. Nếu ba chọn Thưởng làm con rể thì chắc chắn ông sẽ thường xuyên bị Thưởng qua mặt. Thoạt nhìn Thưởng trông trí thức, bảnh bao, hiền lành và có chút nhút nhát. Nhưng tiếp xúc thường với anh, Bảo Nhi nhận raThưởng là người nhiều tham vọng. Ẩn đằng sau vẻ hiền lành, nhút nhát ấy là một sự tính toan, khôn ngoan mà trực giác cho Nhi biết Thưởng chẳng hiền như bề ngoài. Biết là biết thế thôi, cô đâu thể hé môi với ai nhận xét bằng cảm tính của mình khi ba và anh Tuệ rất thích Thưởng. Giọng ông Trứ vang lên: -Nhi đâu! Ra mở cửa cho anh Thưởng về coi... Bảo Nhi vùng vằng giậm chân đi một mạch ra sân. Thưởng đứng dựng vào chiếc Spacy của mình: -Giận anh hả? Nhi dấm dẳng: -Anh có làm gì đâu mà giận. Thưởng ngập ngừng: -Em nghĩ sao về lời bác Trứ nói lúc nãy? Bảo Nhi vò chùm lá trâm ổi trong tay: -Ba em có rượu mà! -Nhưng bác Trứ đâu có say. Bảo Nhi nghiêm mặt: -Em luôn xem anh như anh Tuệ. Mặt Thưởng xìu xuống nhưng nhanh chóng lấy lại vẻ bình thản: -Anh tin rằng em đã hiểu lòng anh. Em là người trong mộng của anh chớ không phải là cô em gái nhỏ... anh về đây... chúc ngủ ngon. Đóng cổng lại, Bảo Nhi trở vào. Ông Trứ vẫn còn ngồi ngoài salon. Nhìn đồng hồ ông xẵng giọng: -Giờ này mà bà ấy vẫn chưa về. Gọi tới xưởng coi bả có ở đó không? Bảo Nhi vâng lời. Cô gặp người bảo vệ và chờ anh ta gọi mẹ. Phải gần năm phút bà mới đến. Giọng bà vang lên pha lẫn vớitiếng máy dệt ầm ì nghe thật khó chịu: -Chuyện gì hả Nhi? Cô ậm ự: -Gần mười giờ rồi, mẹ chưa về sao? Bà Thụy càu nhàu: -Chậc! Đang vào đợt cao điểm sao về sớm được. Con đừng gọi để hỏi vớ vẩn, mất thời gian của mẹ. -Biết là vậy, nhưng đường khuya nguy hiểm lắm. -Con không cần phải lo! Mẹ sẽ nhờ người đưa về. Thôi nghen! Ômh Trứ gắt khi thấy Nhi gác máy: -Bả nói gì? -Mẹ bảo đang đợt cao điểm, không về sớm được... Ông Trứ cười gằn: -Cao điểm! Hừ! Với bà ấy lúc nào cũng là cao điểm. Tới nhà bác Hưởng mà xem, vợ bác ấy lo cho chồng cho con từng ly từng tí chớ có đâu như mẹ mày coi sự nghiệp trên hết. Lừ mắt nhìn Nhi, ông nói tiếp: -Xong đại học, ba sẽ tìm chỗ cho con làm, chớ không để con phụ mẹ đâu. Nhà mình và bác Hưởng là chỗ thâm giao. Thưởng là đứa tốt, có công việc ổn định. Nó không giấu ai chuyện thương con.Ba rất ưng ý nó. Bảo Nhi hoàn toàn bất ngờ khi ông Trứ đang nhằn mẹ lại bắt qua cô và Thưởng một cách gọn gàng. Cô bẻ tay: -Con không hề nghĩ tới Thưởng. Ông Trứ nói một cách chủ quan: -Nhưng con cũng đâu ghét nó? Vậy là tốt rồi. Hai đứa tiến tới là xứng đôi vừa lứa lắm. Bảo Nhi sững người. Rồi cô phản ứng: -Con không thích Thưởng. Ba đừng có ép. Dứt lời cô chạy về phòng nằm vùi trên giường, ngực nặng như đeo đá. Nhi thừa hiểu tính ba, ông sẽ ép cô làm theo ý mình cho bằng được mới thôi. Bảo Nhi nhếch môi cay đắng. Cô đau đớn khi nghĩ tới Minh. Anh là ai? Anh đang ở đâu? Anh có nơi ẩn náu, cõi lãng quên và là sức mạnh cho phút giây yếu đuối của đời em?
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương