Vì Ngươi Thay Đổi Thiên Hạ

Chương 23: Lời Cuối Truyện Của Tác Giả



Lời bàn cho đoạn Khải Trung – Khải Nguyên

Không rõ vì cái gì, lúc viết tới đoạn anh Khải Trung khuyên em Nguyên bỏ đi trước khi dấn vào quá sâu ấy (chương 19), mình chỉ thấy thương anh Khải Trung. Nói gì thì anh Khải Trung là ba ba, nếu thực thương con thì sẽ nghĩ cho con. Mối tình của em Nguyên với em Lân, người trong cuộc thì cảm thấy nó đẹp, người ngoài cuộc nhìn vào đều sẽ rất sợ hãi. Đế vương hỉ nộ vô thường, lại là kẻ đạp lên trên luật pháp, nếu như xảy ra tranh chấp, thiệt thòi vẫn sẽ là người yêu đế vương chứ không bao giờ là đế vương. Như là cặp vợ chồng bình thường thì còn có luật lệ, còn có quần chúng ủng hộ, còn như đụng vào hoàng đế thì chẳng có cái thế lực nào có thể chống lưng cho mình cả. Anh Khải Trung là sợ con mình nếu dấn quá sâu thì khi bị thất sủng sẽ đau là một, còn một lẽ nữa đó là gần vua như gần cọp, anh ấy sợ em Nguyên một ngày nào đó bị em Lân chán rồi thì em Nguyên sẽ rất khổ, cho nên ngay từ đầu liền muốn tách em Nguyên ra. Chương 13 anh Trung khuyên là vì suy nghĩ cho đại cuộc cho quốc gia, rằng đế vương cần có con, cũng là nghĩ cho em Nguyên, rằng sợ em Nguyên bị thất tình mà đau, cho nên khuyên rời sớm thì tốt. Chương 19 thì đã nhìn ra được em Nguyên là không bỏ, cho nên muốn tìm một nhà gái tốt, gia cảnh bình thường mà cưới về, muốn em Nguyên bình an, vợ chồng hòa hợp, sống hạnh phúc. Không yêu cũng được, chỉ cần con mình bình an là được rồi. Anh Khải Trung tới tuổi già cận kề, lại nhìn qua rất nhiều cái chết, đồng đội chết, binh lính chết, bạn bè chết, những người đã lớn hơn anh ấy chết vì già, cho nên tất nhiên sẽ xem trọng quan hệ thân tình, cũng sẽ nghĩ có thân nhân có gia đình bên cạnh là có phúc, thích đông người nhà, thích con cháu, cũng sẽ vì con cái chưa có thành gia lập thất mà lo lắng.

Cũng vì các lý do như vậy, nên anh Khải Trung mới khuyên em Nguyên, chỉ là em Nguyên thì 27 rồi nhưng toàn đánh nhau, có bao giờ nhìn qua cảnh đấu đá quan trường như ba ba em ý đâu, nên chuyện quan trường nước sâu thế nào, em Nguyên không biết. Không biết thì sẽ không sợ hãi. Với cả cả quãng thời gian tuổi thanh niên của em Nguyên là thời gian khó khăn nhất của cả quốc gia, chỉ có một mối tình vắt vai, mà mối tình này lại kéo dài như vậy, tới lúc đánh nhau xong rồi, đã bắt đầu đến giai đoạn bình yên rồi, nhìn lại thì đã 27, các cô gái trẻ thì không quen ai, các cô gái quá trẻ thì không hợp, tình cũ thì xuất hiện, gặp tình cũ vẫn cảm thấy xúc động như hồi mới gặp, em Nguyên tất nhiên sẽ chọn em Lân.

Em Nguyên không nghĩ nhiều về tương lai, phần vì không biết tương lai theo cái nhìn của anh Khải Trung là thật sự u ám, phần vì không muốn chọn người khác, phần vì tin tưởng Lý Lân không gạt người, cho nên khăng khăng cứng đầu. Viết tới đây mình cũng giật mình, gần 27 rồi mà trẻ trâu thế :v, nhưng thôi kệ.

Nói chung, anh Khải Trung là thực thương em Khải Nguyên. Viết chương 19 tự dưng thấy thương tấm lòng cha mẹ. Nếu không gặp phải mấy dạng người đẻ con không thèm nuôi, đẻ con xong tự động cho rằng con là vật sở hữu phải nghe theo mình, mình ghét thì có thể ném, thì nhìn chung cha mẹ ai cũng muốn tốt cho con cái, chỉ là cách nhìn sự việc của cha mẹ với con cái khác nhau, cho nên mới có mâu thuẫn.

Những dạng người ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình mà mặc kệ con cái thì mình không thích, cho nên sẽ không viết vào truyện, nhưng mình biết họ tồn tại, cũng đã tồn tại rất gần mình. Tuy mình hạ bút xuống viết là viết ra HE, tuy trong truyện lúc nào cũng thấy màu hường, lúc nào cũng thấy đường phèn tung tóe, nhưng mình vẫn luôn tự nhắc nhở, cuộc sống là muôn mặt, xung quanh có rất nhiều trường hợp BE, cho nên khi dứt mắt ra khỏi những con chữ thì nên tỉnh táo :v.

Về các chi tiết khác trong truyện

Về chi tiết suicidal act cũng như diễn biến suy nghĩ của nam giới sau khi chia tay thì mình có tìm qua vài tư liệu. Link như sau:

http://www.vixendaily.com/love/guys-deal-with-breakups/

http://webarchive.nationalarchives.gov.uk/20160105160709/http://www.ons.gov.uk/ons/dcp171778_351100.pdf

http://www.theguardian.com/society/2014/aug/15/suicide-silence-depressed-men

Trong các tư liệu này, mình thấy có chi tiết đó là do áp lực xã hội, do thiên hạ thường cho rằng nam tính là phải mạnh mẽ, bị té thì đứng lên, bị từ chối thì làm lại, cho rằng đây là đương nhiên, cho rằng nếu đàn ông bị từ chối mà khóc thì là thằng đàn bà, cho rằng bị stress mà không thể tự vượt qua phải tìm người kể lể là gái tính, cho nên rất nhiều người đã cố gắng làm ra vẻ cứng rắn, làm ra vẻ bình thản không có vấn đề gì. Kết quả đó là khi bị stress mãn tính, áp chế tình cảm mãn tính thì sẽ dẫn đến không kiểm soát được hành vi và dẫn đến tự sát.

Chính vì như vậy cho nên mình không muốn viết về các thể loại nhân vật chính nhẫn nhịn chịu đựng quá lâu. Viết xong mình còn muốn stress theo nhân vật. Lúc nào cũng là viết được đoạn đầu liền muốn ném hết, hoặc thêm đường, hoặc cho nhân vật nổi loạn đi. Con người mà, có tay có chân có trí tuệ, thiếu cái gì thì tìm cái đó, bản năng là cầu sinh, nếu không đến đường cùng sẽ không tự sát, vậy thì chỉ có thể nổi loạn. Nổi loạn mà tốt thì sống, không thì chết. Còn như tự mình giam cầm chính mình trong cái vòng tâm lý tự trói buộc bản thân ấy thì tác giả cũng không thể giúp gì được rồi. Ngoại cảnh thay đổi mà tâm cảnh vẫn như cũ thì có buff tới tận trời cũng không thể nào xoay người được.

Cũng vì như vậy mà mình viết về các nhân vật là nam, nhưng họ vẫn biểu lộ tình cảm theo cách tự nhiên của họ. Đau thì khóc, thương tâm thì khóc, giận thì đập phá, chán ghét ai thì tránh mặt người đó, gặp stress thì tìm người giúp đỡ, gặp người hợp tính thì xem như bằng hữu, gặp vấn đề thì nghĩ cách giải quyết, thích ai thì lộ ra quan tâm, dùng lý trí khống chế cảm tình, nhưng không phải là dùng lý trí áp chế cảm tình đến mức thành bệnh hoạn. Có thể thấy cái quan điểm này ở bộ chính văn Land 1 và bộ Hoàng Triều :D, và nó còn sẽ xuất hiện rất nhiều ở các bộ khác nữa. Một số nhân vật nữ sẽ xuất hiện trong các bộ truyện cũng sẽ theo hình mẫu như thế này (trừ các thể loại nữ phụ pháo hôi để nhân vật chính xử lý :v).

http://www.ted.com/talks/guy_winch_the_case_for_emotional_hygiene

Link này là tư liệu cho rối loạn tình cảm và nhu cầu về tình cảm. Sự cô đơn có thể giết người, tăng khả năng bệnh tim và các bệnh khác. Lúc nào viết đến đoạn về ngược tâm là mình lại xem mấy cái tư liệu này, rồi chính mình tự nhủ, cũng cho nhân vật tự nhủ rằng mọi việc có cách giải quyết đấy. Thêm một chút tỉnh táo một chút mạnh mẽ, lại thêm một người, hai người, vài người quan tâm, vậy thì nhân vật đó có thể gượng dậy được, cũng có thể sống sót, khỏe mạnh, không tổn hao gì. Kết quả chính là tác giả viết văn cảm thấy rất ngược mà độc giả xem văn lại cảm thấy rất ngọt (ó__ò)

Chi tiết Hà hoàng hậu và mẫu phi của em Lân là mượn từ tích Tống Quang Tông, Lý hoàng hậu và Thọ hoàng. Cái tên Thọ hoàng là mượn từ đây, các mối quan hệ của người được đề cập như vua, hoàng hậu, mẫu phi, Thọ hoàng cũng là mượn ở đây, nhưng bối cảnh và thời gian xảy ra sự kiện tiếp theo thì mình viết lại hết. Chi tiết về giặc ngoại xâm thì là kết hợp giữa truyện của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh và vua Lê Thái Tổ Lê Lợi. Trong một dần dạo facebook mình ngẫu nhiên xem được một chi tiết là tại giai đoạn mượn binh đánh lại Tây Sơn, có một lần bị nhà Tây Sơn đuổi quá, hoàng tử Nguyễn Phúc Ánh đã dựa vào người 1 viên tướng mà ngủ, chi tiết này thấy dễ thương nên mượn viết vào xD. Còn về giặc xâm chiếm rồi khởi nghĩa thì là về việc nhà Minh chiếm An Nam, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, sau đó có người đi theo, có tướng tài có quân sư giỏi, cuối cùng thống nhất thiên hạ. Trừ mấy chi tiết này ra, còn lại các chi tiết khác đều là ngẫu hứng viết vào, lắm lúc có cảm giác mình chém gió quá liều, chém gió 8 phần thật 1 phần giả 1 phần không biết từ đâu ra, nhưng thôi kệ =))))))

Về tư liệu các mối quan hệ trong hoàng tộc thì trên wiki cấp cho mình ba nhân vật đặc thù: vua James I của nước Anh và công tước George Villiers của Buckingham, công chúa Isabella của Parma, và Al-hakam II.

https://en.wikipedia.org/wiki/Personal_relationships_of_James_VI_and_I

Ông vua James này trai gái đều ăn, con cái cũng có đủ, có tới mấy đời người yêu, cuối cùng thì quen với công tước George Villiers. Trích wikipedia:

"Buckingham was described as exceptionally handsome, intelligent and honest. In 1615 James knighted him and 8 years later he was the first commoner in more than a century to be elevated to a dukedom.

The King was blunt and unashamed in his avowal of love for Buckingham and compared it to Jesus' love of John.

A few years later James died with Buckingham at his side."

Lược dịch:

Buckingham (George Villiers) được mô tả là người cực kỳ đẹp trai, thông minh và thành thực. Vào năm 1615, đức vua James ban tước kỵ sĩ cho ông ta và 8 năm sau ông ấy trở thành người bình dân đầu tiên trong vài thế kỷ được tấn phong thành công tước.

Nhà vua đã thẳng thắn và không hề xấu hổ khi thừa nhận tình yêu của ông ấy đối với Buckingham và so sánh tình yêu đó với tình yêu của chúa Giê-su với John.

Khi James qua đời vài năm sau đó, Buckingham đã ở bên cạnh ông.

https://en.wikipedia.org/wiki/Princess_Isabella_of_Parma

Công chúa Isabella thì không được may mắn như vậy. Ở trên là trường hợp happy ending thì ở đây là bad ending. Công chúa Isabella kết hôn với đại công tước Joseph của Áo, là người thừa kế của hoàng tộc Habsburg. Vì kết hôn với người thừa kế cho nên cô này phải sinh con. Thế nhưng kết hôn xong, Isabella lại quen với em gái/chị gái của chồng là Maria Christina, và cực kỳ yêu cô này. Hai người quen biết vài năm và trao đổi hơn 200 lá thư. Có lẽ vì yêu cho nên cô ấy sợ tiếp xúc với chồng, càng sợ phải mang thai. Nhưng vì nghĩa vụ, cô ấy cuối cùng cũng mang thai, kết quả là bị trầm cảm quá độ do tình yêu không đạt được (mình mang thai, người yêu đi cưới người khác), cho nên cả ngày buồn bã. Mang thai cũng không thuận lợi, sẩy thai hai lần, lần cuối cùng là mang thai 6 tháng một bé gái sau do lây bệnh đậu mùa cho nên sẩy thai em bé này, và tính mạng của Isabella cũng theo đó kết thúc luôn.

https://en.wikipedia.org/wiki/Al-Hakam_II

Về Al-Hakam II thì là một trường hợp đẻ thuê điển hình. Al-Hakam II thích trai, trong nhà toàn vũ nam xinh tươi mơn mởn, càng thích body ngực lép hơn là body đường cong của nữ. Một ngày nọ, Subh, một chị mặc đồ trai, cắt tóc ngắn, giả làm trai, kết quả được anh vua chấm, cùng anh vua quan hệ rồi có thai. Anh vua vì nhu cầu có con cho nên để chị này lại, và chị này trở thành vị phi tần của anh này (có lẽ là phi tần duy nhất). Subh sau này vẫn sống, kế thừa của cải của anh vua, rồi trở thành de facto ruler, bước lên nắm quyền. Chỉ là quyền lực của chị ấy không được kéo dài, sau này lại bị một anh giai khác từ từ nắm quyền, rồi khống chế ngược lại, rồi cho con của mình lên tiếp bước nắm quyền, làm quyền thần, không nghe lời vua, khống chế vua. Đoạn lịch sử tiếp theo thì mình xem không hiểu lắm, đại khái là quyền lực tranh chấp cho nên xảy ra nội chiến, mà khi có nội chiến cũng có nghĩa là sẽ có thay đổi trong hàng ngũ quan lại lãnh đạo.

Lúc xem ba cái bài này là đã viết tới chương 20 rồi, mọi chuyện đã định rồi, cho nên ba tư liệu này là để khẳng định lại cốt truyện của mình là hợp lý và có thể xảy ra nếu tình huống thích hợp. Như có cái gì không hợp với tiêu chuẩn, người thời đó sẽ bàn, vì những người thời đó mới là người bị ảnh hưởng. Người thời nay xem chuyện thời xưa có lẽ chỉ nghĩ là "ờ, thú vị", hoặc là "ôi, có hint", cũng không ảnh hưởng bất kỳ cái gì đến những người thời đó cả.

Mình tìm hiểu cái này là để giải thích cho vụ em Lân giải tán hậu cung. Nói thẳng ra, giải tán hậu cung nói thì dễ, làm thì khó. Ở các truyện khác nếu là HE, lúc nào tác giả cũng chỉ kết một câu giải tán hậu cung rồi cho nam chính nữ chính đến bên nhau, hoặc là cho cặp nam chính đến bên nhau, nhưng giải tán hậu cung là làm như thế nào? Đang từ phi tần liền bị đuổi ra khỏi cung, thế lực phía sau vị phi tần đó không trở mặt sao? Hơn nữa, không có hài tử, cả vương quốc sẽ rơi vào nội chiến. Đã có hài tử, thân mẫu sẽ ném đi nơi nào? Cho nên một câu giải tán hậu cung không thể nào giải quyết được tất cả mọi thứ. Cho nên mình lựa chọn cho em Lân một số người thì giết, một số cho đi tha hương, trước khi giết, còn sàng lọc lại một lần, hỏi lại thật kỹ ý nguyện của cô gái kia là như thế nào. Đây đã là giới hạn cuối cùng rồi, không thể nhường nữa.

Mình đương nhiên biết làm như vậy là nhẫn tâm, nhưng trên thực tế, hậu cung vua chúa chết bao nhiêu người, âm thầm giết hay thẳng thắn giết, chết do cung đấu hay chết do sinh nở, chẳng ai biết. Khai quốc hoàng đế ở khắp các nơi, cả tại VN, cả ở nước ngoài, từ Trung Hoa, Nhật Bản, Anh, Pháp, vùng Trung Đông, Babylon, là nam hay là nữ, trước hết bọn họ là người, cho nên bọn họ sẽ có mặt tối, sẽ có lúc ích kỷ. Bọn họ có quyền, cho nên sẽ lạm quyền. Làm được tới mức nào, thành công hay thất bại, tùy thuộc khả năng của người đó. Có thể vừa chiếm được người vừa giữ được quốc gia, bản thân mình cho rằng em Lân đã làm xuất sắc. Em ấy làm ra chuyện xấu, em ấy thừa nhận, không có gì ngại ngùng. Em ấy mà nhường nhịn, kết quả hoặc là trường hợp số 3 ở trên, bị ngoại thích chuyên quyền rồi cướp lấy quốc gia mà tổ tiên em ấy cùng với Khải gia một nhà giành lấy được, hoặc là trường hợp số 2, chính bản thân em Lân sẽ phải cưới mình không yêu, nhìn em Nguyên lấy vợ, kết quả bệnh chết, vậy còn thảm hơn nhiều. Cả hai trường hợp đều không tốt, và mình là tác giả, mình không muốn nhân vật chính chết đau khổ như vậy.

Cho tới hiện tại trong sử sách có không ít người là bị thiên hạ hiểu lầm như Tào Tháo, cả mấy trăm năm bị mắng, cuối cùng đến bây giờ thiên hạ lật lại sử sách bàn tán lại. Hay như có hoàng đế một mặt trị chính rất tốt như Chu Lệ (Minh Thành Tổ), mặt khác cũng chính ông này bày ra trò giết sạch mười họ, chém chết hơn chục nghìn người, truy sát quan lại trung thành với hoàng đế đời trước, ái phi bị ám sát thì giết hết cung nhân. Còn như Lưu Bang, chuyện xấu gì cũng làm, qua cầu thì rút ván, giết hại công thần, bây giờ vẫn còn có không ít người phải thừa nhận ông ấy làm được hoàng đế. Thừa nhận mặt tối, viết ra một mảng sáng, giảm đi một chút tàn ác, giữ lại một chút ngay thẳng, này là cái mình muốn làm. Nhưng tất nhiên tại một chừng mực nào đó, nếu bản thân không lên tiếng, không phản kháng, để kẻ khác chèn ép, kết cục lập tức BE. Hạnh phúc của chính mình nếu không nghĩ cách giành lấy, vậy thì cũng chỉ xứng đáng cái gì cũng không giành được. Có người trợ giúp là động lực rất lớn, nhưng có người trợ giúp mà bản thân vẫn không tự phấn đấu mà nhu nhược, vậy thì trước hết chính mình là tác giả, mình đã cho nhân vật đó pháo hôi, gạt ra khỏi truyện của mình.

Xem truyện có sự xuất hiện của hoàng đế hoặc quyền thần, nếu không có máu tanh và tàn nhẫn thì nó không thật. Mình thừa nhận sẽ có một vài mối quan hệ là nhân vật thật tâm đi quan tâm chăm sóc, nhưng không phải là loạn phát thiện tâm. Mình chưa nghĩ đến việc viết truyện yy, hay truyện bạch liên hoa thánh mẫu siêu thực như vậy. Có thể thương yêu khắp thiên hạ thì không thể làm một người lãnh đạo tốt. Cho nên, nếu như có người xem đến chương 15 mà bị dội, mình đành nói, có lẽ truyện của mình không hợp, hẹn bạn tại bộ truyện khác :v.
Chương trước
Loading...