Vườn Hồng Của Leoches
Chương 1: Lời Dẫn
Đôi lời: Nói về Bá tước E, đây là một tác giả có nhiều tác phẩm bán chạy (như 'Vũ điệu của quỷ Satan, 'Bản sonata Thiên nga', 'Vũ điệu bảy lớp mạng che',...). Bá tước E có một lượng kiến thức rất lớn về xứ Tây phương, có thể viết về nước Anh, Pháp, có hẳn cả những series về William Shakespeare, về thành phố bị lãng quên Atlantis, ngay cả về Alexandros đại đế cũng có,... Mình vốn là một đứa yêu thích sự lãng mạn ở phương Tây và đã nghe tên Bá tước E từ rất lâu rồi (biết vì tên ngầu ==), nhưng mấy hôm nay tìm hiểu thì mới biết tác giả này viết nhiều truyện về phương Tây đến vậy, nhận xét của độc giả cũng khá tốt, vì vậy mình bắt tay vào làm thôi. Vườn hồng của Leoches viết về bối cảnh những năm 1880 của Anh quốc, cột mốc về sự bắt đầu thời kỳ hiện đại trên thế giới không được đồng nhất, vì vậy mình lấy Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 làm mốc, để xếp câu chuyện này vào bối cảnh cận đại. Lời dẫn Tôi vĩnh viễn cũng không quên được ngày hôm đó: ngày 18 tháng 4 năm 1889. Mary thân yêu của tôi khép lại ánh mắt quyến rũ mê người, chìm trong bóng tối ngủ say – đồng thời, cũng tàn nhẫn ném tôi vào vực sâu thống khổ. Mùa xuân ở 'thành phố hoa' Paris vốn xinh đẹp lại càng thêm quyến rũ, tôi từ bờ sông Seine đến quảng trường Concorde, dọc theo đại lộ Champs-Élysées từ từ tản bộ. Những cô gái nông thôn mộc mạc đang rao bán những giỏ hoa tươi cho cô tiểu thư ăn mặc lộng lẫy trước mặt: hoa huệ tây, hoa ngọc lan, hoa trà,... Những màu sắc đó thật đẹp. Nhưng tôi có chút tiếc nuối khi không nhìn thấy hoa tử la lan. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy Mary cũng là lúc này, lúc ấy nàng đang ngồi trên chiếc xe ngựa nhỏ màu đen rất đáng yêu, không nhanh không chậm đi dọc theo con phố hóng mát. Mái tóc vàng của nàng giống như tơ lụa, da trắng như sữa bò, vẻ đẹp hoàn hảo trong nháy mắt đã nắm giữ trái tim tôi. Tôi như người điên lập tức mua một bó tử la lan thật lớn – hoa tử la lan xinh đẹp giống như màu mắt của nàng – ngăn lại xe ngựa của nàng, tôi đem bó hoa kia hiến tặng cho nàng. Mà nàng lại ho sặc sụa, thân thể nhỏ bé không ngừng run rẩy, vất vả lắm mới bình tĩnh lại được. "Cám ơn ngài, tiên sinh." Nàng không hề trách tôi lỗ mãng, "Tôi thích hoa lắm, nhưng lại có bệnh dị ứng phấn hoa." Đến bây giờ tôi vẫn có thể nhớ rõ nụ cười thiên sứ của nàng, đó là nụ cười dịu dàng nhất, thiện lương nhất mà tôi từng thấy trong đời. Nhưng mà ai có thể nghĩ đến, tình yêu nảy sinh từ hoa cuối cùng cũng do hoa tống táng. Bất kể tôi hết thảy cố gắng bảo vệ Mary tránh khỏi bọn chúng, nhưng đám yêu tinh có mặt khắp nơi vẫn thông qua kẻ lỗ mãng mà bắt nàng đi. Tôi dùng hoa huệ tây mà Mary thích nhất để trang trí linh cữu, vì nàng từng cười nói với tôi, cả đời này nàng chỉ cầm hoa trong hôn lễ của chúng tôi, thật sự hy vọng có thể lần nữa chạm vào chúng. Đường phố vốn không dài nhưng tựa như không thấy được điểm cuối, các cô gái che ô giống như những bông hoa nở rộ đi ngang qua tôi, mà tôi đây chỉ muốn oà khóc. Thật đúng là chuyện buồn cười: một người đàn ông áo mũ chỉnh tề, ở một nơi nắng ấm rạng rỡ sắc xuân buồn bã lau nước mắt! Cổ họng tôi vì cật lực kiềm chế nên phát đau, nhưng chuyện làm tôi khó chịu không chỉ là những thứ này – tôi nắm tay nhét vào trong túi áo lại chạm phải phong thư chết tiệt kia. Chính phong thư này, đối với một kẻ cả tháng trời đau khổ không ngừng như tôi mà nói, chẳng khác nào dậu đổ bìm leo. Đây là bức thư gửi đến tôi vào ngày thứ bảy sau khi Mary qua đời, địa chỉ ghi trên phong thư: lâu đài Almet ở Goodwick, Anh quốc, ký tên "Garth St. Clair". Tôi nhìn tên là đoán ngay được người nào: Công tước Cernando tiếng tăm lừng lẫy, thân nhân duy nhất của Mary, là anh trai ruột của nàng, đồng thời cũng là một người tự cao tự đại. Hắn ta dùng thứ ngôn ngữ vô lễ nhất yêu cầu tôi – không, là ra lệnh tôi trong vòng một tháng phải đem Mary về nước Anh để an táng trong nghĩa địa của gia tộc. Một tên đàn ông mà em gái mình bị ốm trong hai năm chưa bao giờ tới thăm, dù là hôn lễ hay tang lễ của Mary đều không xuất hiện, thậm chí ngay cả thư hắn cũng không viết, hắn ta có tư cách gì mà sau khi Mary qua đời lại quơ tay múa chân. Tôi đối với chuyện này rất tức giận; hắn ta không có quyền quấy rối Mary đang ngủ yên, cho dù hắn là anh nàng! Vậy nên tôi định mặc kệ phong thư này, nhưng Shanna lại khuyên tôi: "Tốt nhất ngài nên làm theo, tiên sinh." Bà nhặt phong thư nhăn nhúm bị tôi vứt trong thùng rác lên, "Tôi phục vụ cho gia tộc Saint Clair hai mươi năm, cho đến khi đi theo tiểu thư đến Paris. Tôi biết rõ công tước là loại người gì. Tin tôi đi, ngài sẽ không muốn làm ngài ấy tức giận đâu. Tôi biết Shanna đáng kính sẽ không lừa gạt tôi, nhưng đó không phải nguyên nhân thật sự khiến tôi dao động – Mary yêu anh trai mình. Mặc dù hắn lạnh lùng với nàng như vậy, nhưng thiên sứ hiền lành của tôi vẫn vô cùng tôn kính miêu tả cho tôi nghe hắn ta anh tuấn như thế nào, quý phái thế nào, thông minh đến mức nào,... Nàng nguyện ý quay về, nàng vẫn nhớ nhà của mình. Bình tĩnh suy nghĩ một chút, so với việc nằm lại nơi đất khách quê người lạnh lẽo, thì có lẽ ở bên cạnh thân nhân sẽ hạnh phúc hơn. Tôi hy vọng quyết định này sẽ không sai, cho dù khiến tôi chịu đựng nỗi thống khổ khi phải nhìn thấy cả quá trình dời mộ, cho dù tôi sẽ cay đắng xác minh rằng thật sự Mary đang biến thành tro bụi, chỉ cần vợ thân yêu của tôi hạnh phúc, tôi nguyện ý làm bất cứ chuyện gì. Cho nên, ngày mai... tôi sẽ đưa Mary rời khỏi Paris, băng qua eo biển Anh đến Portsmouth, rồi từ Bideford vượt qua vịnh Bristol đến vùng đất xa lạ. Tôi chỉ còn một chút ít thời gian để ngắm thật kỹ mọi thứ tại Paris, nơi này đã từng có kỉ niệm ngọt ngào nhất của tôi, dù cho hết thảy đã hoá thành đau khổ. Gió xuân se lạnh phảng phất qua gò má, tôi hôn nhẫn cưới trên tay trái, cổ họng lại đau đớn lần nữa: Mary, Mary của anh, anh sẽ vĩnh viễn yêu em.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương