World War Z

Chương 2: Cảnh Báo (3)



Mục tiêu đầu tiên của họ là hội trường xã. Bệnh nhân được chuyển trên cáng, tứ chi trói chặt, miệng bịt giẻ kín. Kế đến họ tiến về phía cậu bé. Cậu ra ngoài bằng túi đựng xác. Đâu đó bên kia, tiếng mẹ cậu gào thét trong đớn đau, chung cảnh dân làng bị quây thành hàng chờ xét nghiệm. Tên tuổi được khai và mẫu máu được lấy. Người này nối tiếp người khác, bị lột trần và chụp toàn thân. Người cuối cùng trong số đó là một bà lão già cả với thân hình gầy còm ốm yếu.. Khuôn mặt bà mang hàng ngàn nếp nhăn, vết nhám, những thứ dường như đã được định đoạt kể từ ngày bà còn thanh xuân. Bàn tay gầy gò run lẩy bẩy của bà nắm thành quả đấm mà hướng về "những vị bác sĩ: "Đây là sự trừng phạt dành cho các người!". Bà hét lên: "Đây là sự trả thù cho Phong Đô!".

Bà đang nói về Thành Phố Ma, nơi với những đền đài lăng miếu dành cho việc thờ tự người cõi âm. Cũng như Cựu Đại Xưởng, Phong Đô không may trở thành một vật cản trước bước tiến trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt của Trung Quốc. Thành phố bị sơ tán, phá hủy và gần như đầm mình dưới lòng nước sâu. Bản thân tôi chưa bao giờ là một người mê tín và cũng chưa bao giờ cho phép mình bị lôi vào cái guồng quay dị đoan của con người. Tôi là một bác sĩ, một nhà khoa học. Tôi tin vào những thứ mà mình có thể đặt đôi tay. Bấy lâu tôi chỉ nhìn Phong Đô như là một nơi hào nhoáng rẻ tiền, một nơi dùng để bẫy khách du lịch. Tất nhiên những câu từ kia chẳng hề suy suyển được tôi, nhưng cái giọng điệu, cái sự giận dữ đó... Bà ta đã chứng kiến biết bao thăng trầm trong những năm tháng sống trên cõi đời.. nào là Địa chủ, là cơn ác mộng ghê gớm của cái thời Cải cách ruộng đất. Và bà biết một cơn bão khác đang tới gần.. cho dù bà chẳng có đủ học thức để hiểu nó.

Bạn tôi, bác sĩ Quý, thì lại hiểu quá rõ sự vụ. Anh thậm chí còn liều mạng sống của mình để báo tin, cho tôi đủ thời gian gọi điện hay thậm chí đánh tiếng những người khác trước khi "Bộ Y Tế" kịp tới. Lời cảnh báo là một câu nói mà đã từ rất lâu anh chưa hề cất lên... một câu nói từ tận cái thời đường biên giới Trung Quốc còn đang diễn ra vài cuộc "xung đột chẳng mấy đáng kể" với Liên Bang Xô Viết. Đó là vào năm 1969, khi chúng tôi đang trong lô cốt bên bờ con sông Ussuri, gần một cây số từ hạ lưu sông Trân Bảo. Lính Liên Xô đang chuẩn bị tái chiếm hòn đảo trong khi pháo binh của họ nã xuống đầu chúng tôi không ngớt.

Khi đó, Quý và tôi đang cố gỡ mảnh đạn từ bụng một cậu lính chẳng mấy xanh đầu hơn hai đứa. Phần ruột thừa của chàng lính trẻ bung rách toạc từ trong ra ngoài, máu cùng với phân bắn khắp quần áo. Cứ bảy giây lại có vài loạt đạn pháo nện trên mặt đất, và cứ mỗi lần như thế hai đứa lại nhoài mình chắn vết thương khỏi bụi đất trút xuống phía trên đầu. Mỗi lần nhoài mình, hai đứa lại lắng tai gần hơn tới tiếng rên yếu ớt của anh lính gửi về người mẹ. Nhưng còn những âm thanh khác, những giọng nói khác, vọng từ cõi tăm tối ngay phía bên kia lối vào. Chúng nghe tuyệt vọng, nghe giận dữ, những tiếng nói lý ra không phải xuất phát từ phía bên này của con sông. Đầu bên kia lối vào, chúng tôi có hai lính bộ binh đứng gác, một trong số họ gào to: "Spetsnaz!" (tiếng Nga, chỉ lính đặc nhiệm) và bắt đầu bắn vào màn đêm. Chúng tôi nghe thấy tiếng súng khác nối sau, nhưng từ địch hay ta, khó mà phân biệt.

Khi đó, Quý và tôi đang cố gỡ mảnh đạn từ bụng một cậu lính chẳng mấy xanh đầu hơn hai đứa. Phần ruột thừa của chàng lính trẻ bung rách toạc từ trong ra ngoài, máu cùng với phân bắn khắp quần áo. Cứ bảy giây lại có vài loạt đạn pháo nện trên mặt đất, và cứ mỗi lần như thế hai đứa lại nhoài mình chắn vết thương khỏi bụi đất trút xuống phía trên đầu. Mỗi lần nhoài mình, hai đứa lại lắng tai gần hơn tới tiếng rên yếu ớt của anh lính gửi về người mẹ. Nhưng còn những âm thanh khác, những giọng nói khác, vọng từ cõi tăm tối ngay phía bên kia lối vào. Chúng nghe tuyệt vọng, nghe giận dữ, những tiếng nói lý ra không phải xuất phát từ phía bên này của con sông. Đầu bên kia lối vào, chúng tôi có hai lính bộ binh đứng gác, một trong số họ gào to: "Spetsnaz!" (tiếng Nga, chỉ lính đặc nhiệm) và bắt đầu bắn vào màn đêm. Chúng tôi nghe thấy tiếng súng khác nối sau, nhưng từ địch hay ta, khó mà phân biệt.

Loạt đạn pháo tiếp theo bay tới, hai đứa lại nhoài mình che chắn thân người bệnh. Mặt Quý cách mặt tôi chỉ vài phân. Trên trán anh là những giọt mồ hôi đổ xuống. Thậm chí ngay cả dưới ánh đèn dầu mờ ảo, tôi vẫn thấy anh đang run và tái đi. Anh nhìn bệnh nhân, nhìn phía lối vào, nhìn vào tôi.. và bỗng nhiên anh nói: "Đừng lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi."

Đây, chính câu nói này, từ chính con người này, một con người mà cả đời chưa cất lên nửa lời tích cực. Quý là một gã chuyên lo lắng, một gã hà tiện tâm thần bất ổn. Nếu anh ta đau đầu, thì đích thị đó là u não. Nếu trời có vẻ sắp mưa, thì chắc chắn năm nay mất trắng mùa vụ. Đây là cách để anh khống chế tình hình, với anh, nước cờ sống chết ở đời là luôn bước trước một bước. Và nay, khi hiện thực đang trở nên tăm tối hơn cả những dự đoán tồi tệ nhất trong tâm trí, anh chẳng biết làm gì khác ngoài việc quay lại và đâm thẳng đầu về hướng đối diện.. "Đừng lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi." Lần đầu tiên, mọi thứ an bài đúng như anh dự liệu. Quân Liên Xô không bao giờ vượt sông và chúng tôi may mắn cứu được tính mạng chàng lính trẻ.

Hằng nhiều năm sau, tôi vẫn cứ trêu anh là liệu có cái gì trên đời này khiến ánh sáng mặt trời ngày đó thắp lại, và anh luôn trả lời rằng sẽ phải đánh đổi cả núi những điều tồi tệ sắp tới để câu đó thốt lên một lần nữa. Giờ đây, chúng tôi đã thành những lão già, và một điều tồi tệ khác sắp xảy ra. Câu nói tới ngay sau khi anh hỏi tôi rằng có súng hay không. "Không" - Tôi đáp. "Mình có thì để làm gì cơ chứ?". Bên kia, một thoáng im lặng bất chợt, nhưng chắc hẳn anh đã nghe rõ lời tôi.

Hằng nhiều năm sau, tôi vẫn cứ trêu anh là liệu có cái gì trên đời này khiến ánh sáng mặt trời ngày đó thắp lại, và anh luôn trả lời rằng sẽ phải đánh đổi cả núi những điều tồi tệ sắp tới để câu đó thốt lên một lần nữa. Giờ đây, chúng tôi đã thành những lão già, và một điều tồi tệ khác sắp xảy ra. Câu nói tới ngay sau khi anh hỏi tôi rằng có súng hay không. "Không" - Tôi đáp. "Mình có thì để làm gì cơ chứ?". Bên kia, một thoáng im lặng bất chợt, nhưng chắc hẳn anh đã nghe rõ lời tôi.

"Đừng lo" - Anh nói. "Mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi". Lúc đó tôi nhận ra đây là một đợt cách ly đại dịch. Tức thì tôi dập máy và gọi tới số cô con gái mình ở Quảng Châu.

Chồng nó làm việc cho Công ty Viễn Thông Trung Quốc, ra nước ngoài mỗi tháng một tuần. Tôi bảo nó sẽ là ý hay nếu theo chồng ra nước ngoài lần tới. Mang cả con cái đi cùng và ở đó càng lâu càng tốt. Tôi không có thời gian để giải thích dông dài. Tín hiệu điện thoại bị nhiễu ngay khi những chiếc trực thăng tới. Câu cuối cùng mà tôi kịp cất lên với con gái mình đó là... "Đừng lo, mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi."
Chương trước Chương tiếp
Loading...