Xa Gần Cao Thấp

Chương 42: 42: Cơn Đau Vấn Vương



Cơn đau vấn vương

......

Mấy năm nay Du Trang lại mọc lên nhiều gia đình phát tài.

Đồi trà và ao cá trong thôn có thể mang lại nguồn tiền ổn định, nhưng càng ngày càng nhiều người dân Du Trang không thèm đếm xỉa.

Số tiền thốt ra trong những lời nói chuyện lên cả hàng vạn hàng chục vạn vẫn chê ít, đầu tư phải nhắm tới hàng trăm vạn lợi nhuận.

Đến Bách Châu, thủ phủ tỉnh hoặc các tỉnh lân cận kiếm miếng bánh bất động sản, xây xưởng sản xuất điện tử, xưởng may mặc, xưởng thực phẩm, hoặc chỉ cần xách túi đi dạo giữa những người quen người lạ nhằm "cung cấp giúp đỡ tài chính" mỗi ngày, chẳng phải tốt hơn nhìn chằm chằm vài ba con cá đen, cá diếc và cá trắm sao? Chẳng phải thoải mái hơn dãi nắng dầm mưa trên đồi trà sao?

Du Văn Chiêu - đã từ chức Bí thư Chi bộ thôn - không nỡ nhìn cảng vườn trà bị bỏ hoang nên đã thuê đồi trà của những người cùng thôn, xắn tay lên bắt đầu cuộc sống điền viên mặt trời lên thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ.

Mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều xe hơi lưu thông trong thôn, đáng tiếc trục đường chính là con đường thang đá đã tồn tại hàng trăm năm, ô tô hoàn toàn không chạy được.

Bây giờ, hậu bối của ông là Du Thiên Kỳ đã nhậm chức bí thư thôn, người trẻ có nhiều ý tưởng và cũng dám nghĩ dám làm.

Anh chạy xuống quy hoạch và gây quỹ, nói dứt khoát sẽ xây một con đường cái quanh núi dọc theo đồi trà đến phía sau làng.

Ấy là chưa kể đến bộ não linh hoạt của anh, anh cho xây một bãi đậu xe trên bãi đất trống tại đỉnh đồi trà, cho bố vợ ngày đêm dắt túi ghi giờ và thu tiền.

Cựu Bí thư Du Văn Chiêu lên đồi trà gặp bố vợ của Du Thiên Kỳ, trước đây đối phương luôn khách sáo và nịnh bợ khi nhìn thấy ông, nhưng bây giờ chỉ đưa tay ra đỡ túi, gật đầu với Du Văn Chiêu một cách trịnh trọng: "Ông Du, lại đến đồi trà làm à?" Nghe giọng điệu khinh khỉnh, giống huyện trưởng hơn cả huyện trưởng.

Du Văn Chiêu cũng gật đầu, nhưng không nói gì.

Ông chú trọng một thói quen được hình thành sau khi từ chức: Người ta không nhiệt tình, ông càng phải thể hiện hai phần lạnh nhạt.

Tuy không còn mang cái mũ bí thư thôn, nhưng tôn nghiêm của cựu bí thư chi bộ không thể đánh mất.

Tại vườn trà, Du Văn Chiêu đưa nước trà cho bà xã Hồ Trạch Phân đã bận rộn ở đây được một lúc.

Công việc nhổ cỏ và cắt tỉa vất vả trong quý đã hoàn thành, mấy ngày nay họ đang bận rộn bón phân trà mùa hè và diệt sâu bọ.

Làm vườn trà cần chú ý hướng nắng và tránh gió, Hồ Trạch Phân đưa cháu gái Du Nhậm đến trải nghiệm cuộc sống, giải thích cho cháu về những loài sâu bọ gây hại vào mùa hè.

Du Nhậm ngồi dưới gốc cây trà tặc lưỡi: "Bà, bà và ông đâu cần lo cơm ăn áo mặc, cho thuê đồi trà luôn không phải tốt hơn sao?"

"Ông của cháu không thể ngồi yên, từ chức trong thôn rồi, ông ấy muốn nhập những cây trà mới từ Chiết Giang đến, thử làm bạch trà." Hồ Trạch Phân đội chiếc mũ rơm, cẩn thận kiểm tra một cây trà.

"Nơi này cho thuê cũng không dễ, người vùng khác đến trồng trà chỉ quan tâm đ ến sản lượng và chất lượng tàm tạm, sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu." Du Văn Chiêu cũng đến làm việc: "Rất hại đất."

Du Nhậm ngồi phơi nắng cũng không phải cách hay, mặc dù trong lòng nôn nóng muốn tiếp tục gọi điện cho Mão Sinh, nhưng cô vẫn đứng dậy phủi mông giúp bê phân bón: "Bố cháu từng nói, lá trà ở huyện Tùng Dương chúng ta thực chất tốt hơn trà Sóc Đông, loại trà mới ra thị trường vào tháng 4 hàng năm có mùi thơm nồng hơn, nhưng sức bán không bằng trà Sóc Đông."

"Đúng là bán không lại." Du Văn Chiêu cũng thích nói những chuyện này với cháu gái: "Trà Sóc Đông có lợi thế là quê hương của trạng nguyên, có danh là Trà trạng nguyên từ những năm 1980, xuất hiện trên thị trường từ lâu.

Trà Tùng Dương của chúng ta có trồng tốt đến mấy cũng không có một thương hiệu thống nhất, các gia đình vẫn chưa bị khẩu vị của nhau thuyết phục, giá cả cũng rất mâu thuẫn." Ví dụ như loại trà mới của hai ông bà năm nay định giá 500 tệ một cân, nhà hàng xóm Du Khai Minh đối diện vì cần gấp tiền chữa bệnh cho con trai nên chỉ bán 300 tệ một cân, làm thế sẽ liên luỵ việc nâng giá của những người trồng chè trong thôn.

"Vậy huyện Tùng Dương chúng ta nên có hành động chứ, tại sao không tạo ra một thương hiệu? Huyện bên cạnh có trà Trạng nguyên, huyện Tùng Dương ta có thể làm trà Quán quân, hoặc là..." Du Nhậm suy nghĩ một lúc: "Không được, sáng tạo tên cũng vô ích, vậy chúng ta lấy sản phẩm chính là loại trà không thêm phân bón thân thiện với môi trường này." Thực ra cô cũng không hiểu, chỉ là từng nghe giáo viên nói về khái niệm này trên lớp.

Du Văn Chiêu cười lớn: "Được, Thái Thái, hiểu tiếp thị thương hiệu đấy." Từ mấy năm trước Du Văn Chiêu đã có ý tưởng này, ông luôn muốn ra mắt thương hiệu trà Du Trang trong lúc còn đương nhiệm nhưng rất khó vì mọi người chưa đoàn kết, chưa làm được gì mà mấy người dân chủ vườn trà đã nói:

"Cùng là một thương hiệu, nhà tôi lãi 80%, nhà ông ấy lãi 50%.

Làm sao có thể bán với giá giống nhau được?"

"Cần phải làm thương hiệu lớn mạnh hơn đúng không? Thế sau này chia lợi nhuận thế nào?"

"Lập công ty thống nhất quản lý và kiểm tra chất lượng? Ai sẽ điều hành? Nếu như tên khốn đó Du Thiên Khải bước vào, tôi nhất định sẽ không làm!"

"Nếu cán bộ thôn các ông tới can thiệp, tôi cũng sẽ không làm!"

"Nếu cho tiền của người ngoài vào, họ sẽ nắm giữ bao nhiêu cổ phần? Không được để họ nắm cổ phần, đây là vườn trà Du Trang của chúng ta.

Làm sao có thể để số tiền ít ỏi của họ sở hữu danh tiếng hàng trăm năm được? Mơ đi."

Vung còn chưa mở mà mùi thối đã bốc ra, Hồ Trạch Phân thuyết phục ông xã: "Ngày xưa cũng không phải ông chưa thấy những xưởng tơ lụa người ta thành ra như thế.

Dù sao chẳng mấy năm nữa ông cũng không làm được gì, đừng chuốc hoạ vào thân, kẻo sau này lui về không dám ló mặt ra ngoài."

Cho nên bây giờ Du Văn Chiêu chỉ muốn chăm sóc cho mảnh đất của mình, tự trồng trà, không hề lo lắng về nguồn tiêu thụ, uống không hết thì đem tặng, bán không được thì nhờ chủ quán trà cùng thôn bán thay.

Ông chưa bao giờ rời xa Du Trang trừ những năm đi lính, tình cảm của ông dành cho mảnh đất này không phải là thứ mà con gái hay cháu gái ông có thể hiểu được.

Thấy Du Nhậm vẫn ủ rũ không vui, Du Văn Chiêu và Hồ Trạch Phân nhìn nhau cười, vừa dỗ vừa khuyên cháu gái: "Hôm nay sau khi xong việc ở vườn trà, ông sẽ dẫn cháu đi câu cá nhé?"

Du Nhậm nói cháu muốn về nhà đọc sách, thực ra cô vẫn muốn gọi điện thoại.

"Những cuộc gọi đi mấy lần đều không thấy bắt máy ấy của cháu, là gọi cho bạn trai à?" Du Văn Chiêu nhìn cháu gái, lo lắng chuyện xảy ra với Du Hiểu Mẫn sẽ lại xảy ra với đứa nhỏ.

"Ông..." Du Nhậm cởi mũ ra quạt cho mình: "Ông nghĩ cháu là mẹ cháu sao?" Hơn nữa, cha mẹ cô học trong cùng một ngôi trường, hẹn hò với nhau tiện biết mấy? Còn cô và Mão Sinh đã vài tháng chưa thể nói chuyện điện thoại.

Rốt cuộc Mão Sinh đang bận làm gì vậy? Chẳng lẽ tháng Bảy trường kịch tỉnh cũng dạy bù sao? Đây là lần đầu tiên Du Nhậm có cảm giác trống rỗng không thể nắm bắt được đối với Mão Sinh.

Mão Sinh chính là một thân ảnh linh hoạt và thoắt ẩn thoắt hiện dưới ánh mặt trời, cảm xúc của Du Nhậm dành cho Mão Sinh biến đổi từ gần gũi quen thuộc cho tới xa cách lạ lẫm, ấy là trong vòng chưa đầy bốn tháng.

Nhưng đúng là Mão Sinh đang bận.

Vở kịch mới đoạt giải của Vương Lê hiện đang được biểu diễn khắp năm thành phố trong tỉnh, Mão Sinh xung phong muốn nâng tầm hiểu biết với sư phụ, đúng lúc sư phụ cũng có ý đó.

Vì vậy, Mão Sinh báo giấy xin phép xin lao động tạm thời để giúp sư phụ sắp xếp trang phục, học hoá trang và trốn sau hậu trường lớn theo dõi sư phụ hát kịch, ngắm nhìn khán giả bên dưới và tưởng tượng mình hát vai chính.

Trong lúc đó, điện thoại di động phải ở chế độ tắt tiếng hoặc tắt nguồn.

Sau sân khấu, cô tiên nữ Trần Phượng Tường đang ngồi bắt chéo chân cắn hạt dưa, mở to mắt nhìn lên xuống Mão Sinh nhiều lần, kỳ lạ thay, màu son trên môi không bị lem đi chút nào.

Trần Phượng Tường nói thầm với Vương Lê bên cạnh: "Giống chị."

Thay xong trang phục kịch, Vương Lê soi gương tô lông mày đậm, nghe vậy nở nụ cười tự hào, phấn mắt hồng làm nổi bật vẻ thanh tú của khuôn mặt cô.

Phượng Tường thấy thế, lườm sư tỷ một cái, sau đó quay người nói với Mão Sinh: "Học được bao nhiêu vở kịch rồi?"

Mão Sinh bắt đầu đếm: "Tây Sương Ký."

Vỏ hạt dưa của Phượng Tường bay ra ngoài: "Còn gì nữa?"

"Về cơ bản cô bé có thể hát các bài kịch truyền thống.

Chị dạy cô bé này từ nhỏ, em không biết sao?" Thấy vẫn còn một chút thời gian trước khi rời đi, Vương Lê đưa 50 tệ cho Mão Sinh: "Đi mua một ít cánh gà nướng cho cô Phượng Tường nhé, loại không cay ấy."

Mão Sinh bước ra khỏi hậu trường, thở phào nhẹ nhõm, cô biết gần hết những diễn viên có máu mặt trong đoàn Việt kịch Bách Châu, cô không sợ ai cả, chỉ sợ mỗi Trần Phượng Tường.

Cô tiên nữ trên sân khấu có thể mềm mại như không xương, cũng có thể xinh đẹp dễ thương và vô cùng diễm lệ.

Nhưng bước xuống sân khấu, cô ấy ngồi phịch luôn xuống ghế, hễ mở miệng ra là một tràng phương ngữ Sóc Đông chanh chua, đôi mắt to như nhìn xuyên thấu mọi người.

Mão Sinh có linh cảm cô Phượng Tường có ấn tượng không tốt về mẹ Triệu Lan.

Khi Vương Lê lần đầu tiên đưa Mão Sinh vào hậu trường, mọi người đều lịch sự gật đầu, chỉ riêng cô tiên nữ kia là chẳng thèm nhìn cô lấy một cái, rất lâu sau mới nói một câu gây sốc: "Ồ, đến cả con cái cũng vứt cho chị chăm à?"

Tuy cô ấy nói nhỏ với Vương Lê, nhưng Mão Sinh vẫn nghe thấy.

Sư phụ chắp tay nhờ cô ấy quan tâm đứa trẻ, tiên nữ đùa ác ý ném vỏ hạt dưa vào mặt Vương Lê, nhưng Vương Lê vẫn hiền lành lấy xuống, trang điểm lại.

Từ đoàn Việt kịch Bách Châu cho đến trường kịch Bách Châu đều rất thú vị, Hoa Đán này so độ đanh đá với Hoa Đán nọ, trong khi những người hát Sinh thực sự không có mấy ai nóng tính.

Miêu Viên - bạn diễn của Mão Sinh trong trường kịch - lúc nào cũng mắng Mão Sinh thiếu chuyên nghiệp, không cầu tiến, chỉ biết dụ dỗ người khác dựa vào khuôn mặt xinh đẹp.

Mão Sinh mở điện thoại trong khi chờ cánh gà ở KFC, lập tức hiện lên vài số điện thoại từ Bách Châu gọi đến, trong đó có một dãy số xuất hiện bốn lần, cô giật thót tim, gọi lại không chút do dự.

Du Nhậm đang ở nhà với ông bà, vừa xem phim mẹ chồng nàng dâu vừa gặm dưa hấu, bỗng giật nảy mình khi nghe thấy tiếng điện thoại reo, vội vàng lau tay rồi bắt máy.

Khi nghe thấy đó là giọng Hoài Phong Niên, hiển nhiên cô sững sờ một lát.

Tóc Xoăn ở đầu dây bên kia cười trong cửa hàng tạp hoá: "Sao thế, tưởng bạn gái gọi à?"

Du Nhậm liếc nhìn ông bà, hai ông bà đều thẳng lưng, đôi mắt hướng về một phía liếc nhìn sang, cô thở dài: "Nói vớ vẩn, sao tối thế này lại gọi điện cho mình? Không bận ở cửa hàng à?"

"Nhân dịp trường Số 8 cho nghỉ hè hai tuần, mẹ mình về nhà rồi." Hoài Phong Niên không muốn quay lại nghe cuộc chiến tiền bạc của bố mẹ, thà nằm trên một chiếc giường đơn giản ghép lại từ ghế đẩu trong cửa hàng, bật quạt bàn, đọc sách và ăn mì gói còn hơn: "Mình gọi vì muốn hỏi cậu khi nào về Bách Châu, dạo này mình đang rảnh rỗi không cần làm gì, ngoài đọc sách ra, mình còn muốn ôn lại môn toán cùng cậu.

Chúng ta đến McDonalds đi, ở đó có điều hòa." Sau đợt chia môn học, Hoài Phong Niên rất nhiệt tình học hành, cũng biết rõ chỉ cần đạt thêm 20 điểm môn toán là cô sẽ lọt vào top 3 Bắc Kinh.

"Mình phải ở lại quê hai tuần.

Thế này đi, sau khi trường dạy bù, buổi tối không cần lên lớp nữa, chúng ta có thể cùng nhau học." Trong lúc Du Nhậm nói, tấm lưng thẳng tắp của ông bà lại mềm oặt, tầm mắt cùng lúc quay lại TV.

Khi điện thoại báo bận, Mão Sinh đã lấy xong cánh gà, thấy vẫn còn 15 phút, cô thử lại xem sao.

Lần này đã bắt máy, người bắt máy là Du Nhậm: "Trời ơi Hoài Phong Niên, sao cậu lại gọi nữa? Cậu không đủ tiền tiêu vặt à?"

"Là...!là mình." Giọng nói của Mão Sinh lập tức khiến mũi của Du Nhậm cảm thấy cay cay, cô quay người đi bịt điện thoại lại: "Ừ." Giọng nói này rõ ràng dịu dàng hơn nhiều, lưng của Hồ Trạch Phân và Du Văn Chiêu không thể không cứng lại, hai vợ chồng già sợ chết khiếp nhìn cháu gái mình với vẻ nghi ngờ và lo lắng.

Du Nhậm không tiện nói gì thêm, rất nhanh đã bình tĩnh lại: "Mình về Du Trang nhân dịp được nghỉ, làm việc trong vườn trà cùng ông bà mỗi ngày."

Nghe được giọng nói của Du Nhậm, mắt Mão Sinh cũng ươn ướt, vô số những lời uất ức và nhớ nhung đều muốn thốt ra khỏi miệng, nhưng cô biết hiện tại không phải thời điểm thích hợp: "Khi nào cậu về Bách Châu? Mình...!mình đi biểu diễn cùng sư phụ, thứ Bảy này sẽ về tỉnh lỵ."

Lại là một cuộc gặp gỡ vụt qua như một ngôi sao băng, lại là một kỳ nghỉ khác mà số phận đã định sẵn không thể lập tức gặp nhau.

Du Nhậm do dự một lúc: "Chân mẹ cậu đỡ hơn chưa?"

"Đã đỡ hơn nhiều, dần thích ứng với chân giả." Mão Sinh thầm thở dài: "Cậu vẫn ổn chứ? Mẹ cậu thì sao?"

"Đều ổn." Du Nhậm nhanh chóng trả lời, đây không phải điều cô muốn nghe, chỉ qua một cuộc điện thoại thôi nhưng dường như cô và Mão Sinh cách nhau một trời một vực, rất lâu vẫn chưa đi đến điểm chính.

"Điểm chính" chung giữa hai người là gì? Tương lai vẫn còn quá dài, Du Nhậm vẫn phải vùi đầu học hai năm cấp 3, Mão Sinh vẫn chưa biết sẽ tham gia đoàn kịch nào.

Trong khi quá khứ lại quá chậm, họ lãng phí vô số lần liên lạc với nhau suốt mấy tháng trời, không bắt kịp sự cộng hưởng ăn ý như ở trường Nhân Tài, cũng không đành lòng bỏ qua khi chưa được nếm vị ngọt.

Giờ đây thực sự quá lạnh, Mão Sinh không có thời gian, Du Nhậm thì không tiện, đi vòng quanh người thân và bạn bè, Mão Sinh nói: "Khi chuyến đi diễn kết thúc, mình sẽ đến Bách Châu gặp cậu, thời gian chúng ta hẹn trên Q nhé?"

Du Nhậm đồng ý, không nhịn được mà trách móc: "Nhưng cậu cũng đâu có để lại nhiều tin nhắn cho mình trên Q?"

Mão Sinh nói xin lỗi.

Thế giới của cô đang nhanh chóng mở rộng, và khi biên giới ngày càng vươn đến nơi xa, Du Nhậm giống như một điểm đánh dấu bất biến trên quả địa cầu.

Nếu hiện giờ Mão Sinh sở hữu một Thái Bình Dương, Du Nhậm chính là một rạn san hô sặc sỡ ẩn mình dưới mặt nước, Mão Sinh phải lặn xuống, phải yên tĩnh tới nơi sâu thẳm mới có thể nhìn thấy Du Nhậm.

Mão Sinh cũng nhớ lời của Du Hiểu Mẫn, cô chỉ khuyên Du Nhậm: "Cậu hãy cố lên, nhất định cậu sẽ thi đỗ Phúc Đán."

"Cậu thì sao?" Du Nhậm hỏi.

"Mình...! mình sẽ phấn đấu." Mão Sinh rất không tự tin về tương lai liệu có thể đến Thượng Hải hát sau khi tốt nghiệp hay không.

Trước khi nhìn thấy thế giới, đứa trẻ có thể bật nhảy cao 6 thước, sau khi nhìn thấy thế giới, cô lại ngoan ngoãn ẩn náu trong tổ tự li3m láp bộ lông.

Vương Lê nói, trong cả đoàn Việt kịch Bách Châu cùng lắm chỉ có hai hoặc ba người vào được đoàn kịch Thượng Hải.

Sự khác biệt quá lớn, phải cố gắng hết sức mới bắt kịp.

Du Nhậm không còn nghe thấy lời hứa vang dội rằng "Mình sẽ đến Thượng Hải hát kịch và chúng ta sẽ ăn khắp Thượng Hải" nữa.

Khoảng cách giữa họ gần quá, gần đến mức một đường dây liên lạc hiếm hoi cũng có thể làm thoái chí nhau.

Và cũng quá xa, xa đến nỗi mức một lời hứa trịnh trọng bỗng trở nên nhệ tênh chỉ sau vài tháng ngắn ngủi.

Mão Sinh nói mình phải về hậu trường, nhưng vẫn đợi Du Nhậm cúp máy.

Du Nhậm quay lại vườn, tiếp tục ăn dưa hấu, ếch kêu ộp ộp, đom đóm bay cách đó không xa, cô ngồi xổm bên ao cá, cắn một miếng, dưa hấu thì chua, nước mắt thì mặn.

Nhà Du Khai Minh phía đối diện truyền đến tiếng khóc ăn vạ của một đứa trẻ, ngay sau đó là tiếng hét của Du Cẩm: "Nó xé bài tập của con, con phải làm gì chứ?" Tiếp theo, cảnh gà bay chó chạy phá vỡ sự yên tĩnh của đêm hè.

Du Nhậm ngẩng đầu ngắm sao, hôm nay ngôi sao này biến mất, ngày mai ngôi sao khác lại xuất hiện.

Nhìn mãi, mắt cô lại cay, nghe thấy tiếng quạt của bà Hồ Trạch Phân từ sau lưng.

Du Nhậm quay đầu lại, chợt nhận ra bà mình trông già hơn.

Ngày xưa hồi còn học tiểu học, tóc bà hẵng còn đen nhưng giờ đây đã bạc một nửa.

Bà đã gần 60 tuổi, hàng ngày chăm sóc gia đình và lên đồi chè cùng ông.

Du Nhậm cầm quạt, quạt cho bà, Hồ Trạch Phân nói: "Du Cẩm nhà Khai Minh học rất giỏi, lần nào cũng đứng nhất lớp, lại còn giúp bố mẹ nuôi dạy em trai."

Du Nhậm đã có chút mất cảm giác trước những chuyện thế này, chỉ là hình bóng của Du Quyên dường như vẫn ở trước mắt cô, cả đứa ba nữa, nhưng cô không thể nói cho gia đình biết, nếu không sẽ bị trách là lo chuyện bao đồng.

"Đời người là như vậy, những người xung quanh đến rồi lại đi." Hồ Trạch Phân lau nước dưa hấu trên khóe miệng Du Nhậm: "Chỉ cần chúng ta không hổ thẹn với lòng là được, nếu bà là Mộc Chi, bà sẽ hổ thẹn đến nỗi ngủ không ngon." Bà cho rằng cô đang thương tâm thay Du Quyên và đứa ba.

Du Nhậm mở miệng, trong lòng chất chứa vô số sợi chỉ rối rắm, cuối cùng chuyển hoá còn hai câu:

Thử tình khả đãi thành truy ức, chỉ thị đương thì dĩ võng nhiên.

(Tình này đã thành nỗi nhớ dĩ vãng, bây giờ chỉ là cơn đau vấn vương)

.......
Chương trước Chương tiếp
Loading...