Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới
Chương 16
16 Mùa Đông Đến Khi thức dậy, tôi thấy mình nằm trên giường. Có hương vị quen thuộc. Giường tôi, trong phòng tôi. Vậy mà tôi cảm thấy tất cả đều hơi khác lạ so với trước. Căn phòng như một phong cảnh tái sinh trong ký ức của tôi. Những vết ố trần nhà, mạch vữa nứt trên tường, tất cả. Tôi nhìn ra cửa sổ. Đang mưa. Những giọt mưa mùa đông trong trẻo như băng trút xuống đất. Tôi nghe chúng ràn rạt quất lên mái nhà. Nhưng cảm giác về khoảng cách của tôi bị nhiễu loạn. Nghe như mái nhà áp sát vành tai tôi và đồng thời xa lắc xa lơ. Ông đại tá ngồi trên ghế đẩu cạnh cửa sổ và ngắm mưa trong tư thế nghiêm trang như mọi khi, im phăng phắc. Tôi không hiểu vì sao ông ngắm mưa một cách chăm chú như vậy. Mưa là mưa. Mưa rơi trên mái nhà, làm ướt mặt đất và chảy xuống sông, có gì mà phải bận tâm. Tôi thử nâng tay sờ lên trái nhưng không làm nổi. Nhất cử nhất động đều khó khăn. Tôi muốn nói cho ông đại tá biết điều ấy nhưng không thốt ra lời. Thậm chí tôi cũng không thể đẩy hơi thở trong ngực ra. Có vẻ như mọi công năng của cơ thể từ đầu đến chân đều đã đi mất. Việc duy nhất tôi có thể làm được là giữ ắt mở để quan sát cửa sổ, trời mưa và ông già. Tôi không hề nhớ lại được cái gì đã làm tôi kiệt quệ đến mức này. Cứ định hồi tưởng là đầu tôi lại đau như bị bổ làm đôi. “Mùa đông”, ông già nói và gõ ngón tay lên cửa kính. “Mùa đông đã đến. Giờ thì cậu đã ngộ ra là nó nguy hiểm đến mức nào rồi, đúng không?” Tôi gật đầu, rất gượng nhẹ. Đúng thế - bức tường thành mùa đông, chính nó đã làm tôi đau đớn thế này. Và sau đó – tôi đã băng qua rừng, về đến thư viện. Đột ngột tôi nhớ lại cảm giác tóc cô gái vương trên má. “Con bé ở thư viện đã đưa cậu về đây đấy. Ông gác cổng cũng giúp một tay. Cậu bị sốt cao và mê sảng. Và đổ mồ hôi nữa – khiếp quá! Đầy cả mấy xô. Hôm kia.” “Hôm kia…” “Đúng thế. Cậu ngủ li bì hai ngày”, ông già nói. “Tôi cứ tưởng là cậu không bao giờ tỉnh dậy nữa. Hình như cậu vẫn cứ vào rừng phải không?” “Xin ông thứ lỗi”, tôi nói. Ông già bắc nồi trên lò xuống và múc nước nghi ngút khói ra đĩa. Rồi ông đỡ tôi dậy rồi dựa vào tấm đầu giường. Nó kêu răng rắc như một bộ xương mệt mỏi. “Trước tiên là cậu phải ăn đã”, ông già nói. “Suy nghĩ và xin lỗi thì sau này cũng được. Đói không?” Tôi lắc đầu. Lấy hơi cũng đủ mệt. “Nhưng thứ này cậu phải uống đi một chút. Nào, ba thìa là đủ. Ba thìa thôi, được không?” Tôi gật. Nước thuốc đắng đến nỗi tôi suýt ọe ra, nhưng rồi thì tôi cũng nuốt nổi ba thìa. Sau đó bải hoải cả người. “Thế là tốt rồi”, ông già nói và gác thìa lên đĩa. “Nước hơi đắng một chút, nhưng nó hút mồ hôi độc ra khỏi cơ thể. Rồi cậu sẽ thấy, ngủ một giấc nữa là người khỏe hơn hẳn. Giờ thì ngủ đi. Tôi ở lại đây cho đến khi cậu tỉnh lại.” Khi tôi thức dậy thì bên ngoài đã tối mò. Gió thổi nước mưa ràn rạt đập vào cửa kính. Ông già ngồi ở cạnh giường. “Thế nào? Khỏe hơn rồi chứ?” “Ít nhất thì cũng khỏe hơn ban nãy nhiều”, tôi nói. “Mấy giờ rồi ạ?” “Tám giờ tối.” Tôi gượng dậy, nhưng chân cẳng còn run lắm. Tôi gượng dậy, nhưng chân cẳng còn run lắm. “Cậu định đi đâu?”, ông già hỏi. “Đến thư viện. Tôi phải đọc mơ”, tôi nói. “Cậu điên rồi sao? Với thể trạng này cậu không đi nổi mười bước.” “Nhưng tôi không thể cứ…” Ông già lắc đầu. “Mấy giấc mơ xưa vẫn còn đó. Vả lại ông gác cổng và con bé biết là cậu hiện tại không đi lại được. Đằng nào thì có lẽ thư viện cũng đóng cửa rồi.” Ông thở dài, đi ra bếp lò rót trà và quay lại. Gió vẫn đập ầm ầm vào cửa sổ. “Tôi đoán là cậu mê con bé rồi”, ông nói. “Tôi không thể bịt tai để tránh nghe cậu nói gì trong lúc mê sảng, vì tôi ngồi bên giường cậu suốt ngày. Lúc mê sảng thì người ta cứ nói thôi. Không việc gì mà phải ngượng cả. Ai trẻ mà chẳng yêu đương. Tôi nói đúng không nào?” Tôi gật đầu, không nói gì. “Con bé dễ thương đấy. Nó cũng rất lo lắng cho cậu”, ông vừa nói vừa húp trà. “Nhưng cậu mê nó thì không hợp với điều kiện hiện tại. Tôi cũng lấy làm tiếc khi phải nói câu đó với cậu, song suy cho cùng thì tôi có trách nhiệm cho cậu biết vài điều về xứ này.” “Sao lại không hợp?” “Vì nó không thể đáp lại tình cảm của cậu. Không ai có lỗi cả. Cậu không có lỗi gì, và nó cũng không. Cùng lắm là có thể nói rằng chuyện đời là vậy, và người ta không thể đảo lộn chuyện đời, giống như không thể đảo ngược dòng chảy của sông vậy.” Tôi ngồi dậy, lấy cả hai tay xoa lên má. Có vẻ như mặt tôi hóp lại. “Ông ám chỉ tâm hồn, phải không?” Ông già gật đầu. “Ông cho rằng tôi có tâm hồn, nhưng cô ấy thì không, do đó tôi yêu cô ấy đến mấy cũng vô ích – có phải thế không?” “Đúng thế đấy”, ông già nói. “Trong việc này cậu chỉ thiệt thòi mà thôi. Đúng như cậu vừa nói: con bé ấy không có tâm hồn. Tôi cũng vậy. Chẳng ai ở đây có cả.” “Vâng, nhưng ông rất thân thiện với tôi. Ông chăm sóc tôi, canh cả ngày lẫn đêm bên giường tôi. Không phải đó là biểu hiện của tâm hồn sao?” “Không, đó là chuyện khác. Thân thiện khác với tâm hồn, nó là một công năng độc lập, nói cho đúng hơn, nó là một công năng bề nổi, như một thói quen mà thôi. Tâm hồn thì khác hẳn. Nó sâu sắc và mạnh mẽ hơn nhiều. Và cũng mâu thuẫn hơn.” Tôi nhắm mắt lại, cố tập hợp những ý nghĩ đang bị tán loạn. “Như tôi hiểu”, tôi nói, “thì con người đánh mất tâm hồn khi bị mất bóng mình. Đúng thế không ạ?” “Đúng, hoàn toàn chính xác.” “Và cô ấy không thể có lại tâm hồn vì bóng cô ấy đã chết, phải không?” Ông già gật đầu. “Tôi đã đến tòa thị chính để đọc hồ sơ về bóng của con bé. Không có gì nghi ngờ nữa. Bóng nó chết rồi, hồi ấy nó mới mười bảy; người ta đã chôn bóng nó đúng quy định ngoài rừng táo. Đã ghi vào biên bản mai tang. Nếu cậu muốn biết cụ thể hơn thì cứ hỏi nó. Những gì từ miệng nó thì đằng nào cũng khiến cậu tin hơn là nghe tôi nói. Cũng nên nói thêm một chuyện: con bé bị tách khỏi bóng trước khi nó biết suy nghĩ. Có nghĩa là hình như chính nó cũng không biết mình ngày xưa đã từng có tâm hồn. Như vậy con bé là một người khác tôi, vì tôi là người từ bỏ bóng mình một cách tự nguyện và khi đã có tuổi. Ít nhất thì tôi cũng hiểu được cảm xúc trong cậu – còn nó thì không.” Ông già gật đầu. “Tôi đã đến tòa thị chính để đọc hồ sơ về bóng của con bé. Không có gì nghi ngờ nữa. Bóng nó chết rồi, hồi ấy nó mới mười bảy; người ta đã chôn bóng nó đúng quy định ngoài rừng táo. Đã ghi vào biên bản mai tang. Nếu cậu muốn biết cụ thể hơn thì cứ hỏi nó. Những gì từ miệng nó thì đằng nào cũng khiến cậu tin hơn là nghe tôi nói. Cũng nên nói thêm một chuyện: con bé bị tách khỏi bóng trước khi nó biết suy nghĩ. Có nghĩa là hình như chính nó cũng không biết mình ngày xưa đã từng có tâm hồn. Như vậy con bé là một người khác tôi, vì tôi là người từ bỏ bóng mình một cách tự nguyện và khi đã có tuổi. Ít nhất thì tôi cũng hiểu được cảm xúc trong cậu – còn nó thì không.” “Nhưng cô ấy nhớ rất rõ về mẹ mình. Theo lời cô ấy kể thì mẹ cô ấy giữ tâm hồn của mình, ngay cả khi người ta đã để nó chết. Tôi cũng không biết lý do tại sao, nhưng có thể điều ấy mang lại lợi ích gì đó chăng. Có thể cô ấy được hưởng chút gì từ tâm hồn của mẹ mình.” Ông già lắc tách trà nguội ngắt mấy vòng rồi uống cạn. “Cậu chớ tự mê hoặc mình!”, ông nói. “Tường thành không bỏ sót một mảnh vụn nào của tâm hồn! Kể cả còn sót lại một vẩy nhỏ đi nữa thì tường thành cũng thu lại. Và nếu không làm được tường sẽ tống con bé đi biệt xứ. Giống như đã từng làm với mẹ nó thì phải.” “Vậy nghĩa là tôi đừng có hy vọng gì nữa chứ gì?” “Tôi không muốn thấy cậu thất vọng. Thành phố hùng mạnh, cậu thì yếu. Hy vọng là cho đến giờ cậu đã ngộ ra điều đó.” Ông già ngó đăm đăm một hồi lâu vào tách trà trên tay mình. “Nhưng cậu có thể sở hữu nó.” “Sở hữu?”, tôi hỏi. “Ừ. Cậu có thể ngủ với con bé, cũng có thể chung sống với nó. Ở thành phố này cậu có thể sở hữu mọi thứ cậu thích.” “Chỉ tâm hồn thì không?” “Thế đấy. Tâm hồn thì không”, ông già nói. “Tâm hồn cậu cũng sắp mất rồi. Một khi nó đã biến mất thì cảm giác mất mát và tuyệt vọng cũng mất theo. Tình yêu mà không đi đến đâu cũng biến mất. Chỉ có cuộc sống ở lại. Một cuộc sống bình lặng, yên ả. Cậu thích con bé, và có thể nó cũng thích cậu. Nếu cậu muốn gì sẽ được nấy. Không ai tước đi của cậu cả.” “Tôi thấy mọi việc đều khó hiểu”, tôi nói. “Tuy rằng tôi vẫn còn có tâm hồn, nhưng đôi khi tôi cũng đánh lạc mất nó. Không, ngược lại mới đúng: hiếm khi tôi không đánh lạc mất nó. Mặc dù vậy, tôi có niềm tin mong manh rằng một lúc nào đó nó sẽ quay lại, và niềm tin ấy tồn tại, cho tôi sức mạnh. Vì lẽ ấy tôi không hình dung nổi đánh mất tâm hồn kỳ thực nghĩa là gì.” Ông già im lặng gật gù. “Cậu là người thông minh. Và còn đủ thời gian để suy ngẫm.” “Tôi sẽ tận dụng thời gian đó”, tôi nói. Trong mấy ngày tiếp theo không hề có ánh mặt trời. Khi đã hạ sốt, tôi đứng dậy ra mở cửa và hít thở không khí trong lành. Nhưng hai ngày sau cơ thể tôi vẫn yếu nhược đến nỗi không thể bám chặt vào thành cầu thang hay xoay nắm đấm cửa. Tối nào ông đại tá cũng cho tôi uống nước thảo dược đắng ngắt và ăn một thứ cháo gạo. Rồi ông ngồi xuống giường tôi và kể những chuyện đánh nhau ngày xưa. Ông không đả động đến chuyện tường thành và cô thủ thư nữa, và tôi cũng ngại không dám hỏi. Nếu còn gì để chia sẻ thì tự ông đã nói ra rồi. Ngày thứ ba thì tôi đã đi lại khá vững. Tôi mượn cây gậy chống của ông già và đi lại trong khu công chức. Trong khi đi, tôi nhận thấy mình đã sút cân khủng khiếp. Có lẽ cơn sốt làm tôi giảm cân, nhưng đó mới chỉ là một chuyện. Mùa đông đem lại cho vạn vật quanh tôi một sự nặng nề khó tả, nhưng với tôi thì không. Mình tôi được loại trừ. Tôi có thể nhìn thấy nửa thành phố từ sườn dốc của Đồi Tây. Tôi thấy con sông, tháp đồng hồ, tường thành và Cửa Tây mờ mờ tít đằng xa. Mắt tôi quá yếu để nhìn thấy các chi tiết qua cặp kính đen, tuy nhiên tôi vẫn nhận ra không khí mùa đông làm nổi bật đường viền bóng thành phố, nổi rõ hơn hẳn mọi khi. Tựa như trận gió mùa của mùa đông từ dãy núi phía bắc đã quét sạch từ xó xỉnh và thổi hết bụi bặm bám trên lớp vôi tường bạc phếch. Tôi chợt nhớ tấm bản đồ sắp phải nộp cho bóng. Do ốm mà tôi đã trễ hạn nộp mất gần một tuần. Nhất định tôi đã làm bóng phải lo lắng – hoặc nó cho rằng đã bị tôi bỏ mặc. Biết đâu nó đã tuyệt vọng. Tôi buồn vô cùng. Ông đại tá đưa tôi một đôi giày lao động cũ. Tôi tách lót giày ra, gấp bản đồ thật nhỏ đút vào rồi đậy lót giày lên. Tôi tin là bóng sẽ tháo tung đôi giày lên để tìm bản đồ. Sau đó tôi đem giày đến chỗ ông già và hỏi ông có đi thăm bóng hộ tôi và tự tay chuyển cho nó đôi giày này. “Nếu chỉ có một đôi giày thể thao mỏng, nếu tuyết còn rơi tiếp tục sẽ buốt chân”, tôi nói. “Tôi không tin ông gác cổng. Nhưng ông thì thoải mái được gặp bóng của tôi.” “Chuyện vặt, được thôi”, ông già nói và cầm đôi giày. Gần tối ông quay về nói, ông đã tự tay trao đôi giày cho bóng. “Nó lo nghĩ vì cậu lắm đấy”, ông đại tá nói. “Nó có khỏe không ạ?” “Có vẻ nó hơi bị rét, nhưng nói chung là khỏe. Chưa có gì đáng lo cả.” Vào lúc gần tối ngày thứ mười từ khi hết sốt, rốt cuộc tôi thấy đủ sức lực đi xuống đồi và tới thư viện. Vào lúc gần tối ngày thứ mười từ khi hết sốt, rốt cuộc tôi thấy đủ sức lực đi xuống đồi và tới thư viện. Tôi đẩy cửa ra. Không khí trong ngôi nhà có vẻ còn tù đọng hơn mọi khi, vô hồn và thiếu hơi người như một căn phòng lâu ngày không có ai ở. Bếp lò không đốt, ấm nước lạnh ngắt từ bao giờ. Tôi mở nắp ra – nước cà phê trắng đục. Tôi thấy trần nhà cao hơn hẳn mọi ngày. Đèn tắt, không một tiếng động, chỉ có tiếng chân tôi vang vang lạ tai trong ánh sáng nhập nhoạng bụi bặm. Không thấy bóng cô thủ thư. Trên mặt quầy phủ một lớp bụi mỏng. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi xuống ghế băng gỗ đợi cô. Cổng bên ngoài không khóa, vậy thì cô không thể đi đâu lâu. Tôi cứ thế đợi, run cầm cập vì lạnh. Nhưng cô không xuất hiện. Trời dần tối. Tôi cảm thấy như thế giới đã tàn lụi, chỉ riêng tôi và thư viện không hề hấn gì. Người ta đã để tôi một mình ở lại nơi tận cùng thế giới. Tôi vươn tay ra – và không chạm được vào thứ gì cả. Cái nặng nề của mùa đông cũng có mặt trong phòng nơi tôi đang ngồi. Mọi đồ vật như bị đóng đinh. Tôi ngồi trong bóng đêm, tay chân trở nên không trọng lượng, tách ra khỏi người tôi, tự kéo dài và thu ngắn lại. Tựa như tôi đứng trong phòng cười lát gương méo mó và làm trò với hình phản chiếu biến dạng của mình. Tôi đứng dậy bật đèn. Rồi tôi chất đầy than vào xô, nhóm lò sưởi và quay lại ngồi ở ghế băng. Ánh sáng làm mọi thứ tối hơn, bếp lửa khiến xung quanh lạnh hơn. Hoặc là tôi quá chìm sâu vào suy nghĩ, hoặc sự mệt mỏi trong cơ thể khiến tôi thiếp đi một lát – một lúc nào đó tôi chợt tỉnh, nhận ra cô gái đang đứng im trước mặt và cúi xuống nhìn mình. Ngọn đèn sau lưng cô tung ra một làn bụi sáng vàng thô thiển, khiến bóng cô thủ thư tối đen và mờ ảo. Tôi ngẩng lên nhìn một hồi lâu. Cô mặc chiếc măng tô màu lam như mọi khi, kéo đuôi tóc một bên ra phía trước và nhét vào ve áo. Người cô tỏa mùi gió lạnh. “Anh tưởng em không quay lại nữa”, tôi nói. “Anh ngồi đây đợi em mãi.” Cô cầm ấm nước ra bồn, đổ cà phê cũ đi, tráng ấm, lấy nước mới rồi đặt lên bếp. Sau đó cô kéo đuôi tóc dưới ve áo ra, cởi măng tô treo lên mắc. “Tại sao anh nghĩ là em không đến nữa?”, cô hỏi. “Anh không biết”, tôi nói. “Có cảm giác như thế.” “Chừng nào anh còn cần em thì em còn đến. Anh vẫn cần em đấy chứ?” Tôi gật đầu. Tôi cần cô, nhất định. “Vâng, có thể lắm. Lúc anh hỏi rằng chúng mình có biết nhau từ trước chưa, thoạt tiên em cũng nghĩ thế.” Cô ngồi trước bếp lò và nhìn vào lửa một hồi lâu. “Bóng của em bị tách ra và đưa ra ngoài tường thành lúc em lên bốn. Từ đó nó sống ở thế giới ngoài kia và em ở thế giới trong này. Em không biết nó làm gì. Cũng giống như nó không biết gì về em. Ngày em mười bảy tuổi, nó quay về thành phố và chết ở đây. Tất cả các bóng đều quay về đây để chết. Ông gác cổng chôn chúng ngoài rừng táo.” “Và nhờ vậy em đã thành công dân chính thức của thành phố chứ gì?” “Vâng. Cùng với bóng, phần sót lại của tâm hồn em cũng được chôn cất. Anh vẫn nói tâm hồn giống như ngọn gió, nhưng phải chăng chính chúng ta mới giống gió hơn? Chính chúng ta cứ đi con đường của mình mà không suy nghĩ gì. Chúng ta sẽ không già đi, không bao giờ chết.” “Em có gặp lại bóng khi nó quay về?” Cô lắc đầu. “Không. Nó và em không có lý do gì để gặp nhau. Đối với em, bóng là một người lạ hoắc, chẳng liên quan gì đến em cả.” “Nhưng có khi nó lại chính là em.” “Vâng, có thể”, cô nói. “Nhưng bây giờ chuyện đó không có ý nghĩa gì nữa. Mọi sự đã an bài.” Ấm nước trên lò ùng ục sôi. Tôi nghe như tiếng gió hú cách đó mười dặm. “Anh vẫn cần em chứ?” “Có, anh cần em”, tôi đáp.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương