Xứ Sở Diệu Kỳ Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới
Chương 09
9 Ngon Miệng, Thất Vọng, Leningrad Trong khi đợi cô gái, tôi chuẩn bị một bữa tối đơn giản. Tôi nghiền mơ muối làm nước xốt chua ngọt trộn gỏi, chiên cá mòi, đậu phụ và khoai lang, luộc thịt bò thái lát với củ cần tây. Còn chút thì giờ, tôi luộc đậu với gừng để ăn với nước xốt vừng. Kết quả không để nỗi nào. Trong khi nấu tôi uống một lon bia, rồi tôi lăn ra giường nghe đĩa và nhìn lên trần nhà. Quá bảy giờ và bên ngoài đã tối, nhưng cô gái vẫn chưa thấy đâu. Có thể cô đã nghĩ lại. Thậm chí tôi cũng chẳng dám trách cô. Cô đến mới lạ. Đang tìm một đĩa nhạc mới thì tôi nghe tiếng chuông. Tôi nhòm qua lỗ quan sát: cô gái ở thư viện đứng trước cửa, tay cầm sách. Tôi hé cửa, để nguyên xích chằng và hỏi cô có còn thấy ai ở ngoài hành lang không. “Không, không có ai”, cô nói. Tôi gỡ xích và mời cô vào nhà, đóng ngay cửa lại và xoay chìa khóa. “Thơm quá”, cô nói và hít hà. “Tôi có được phép vào bếp không?” “Cứ tự nhiên, xin mời. Cô có thấy ai đáng chú ý ở trước nhà không, công nhân xây dựng chẳng hạn? Hoặc có người nào ngồi trong xe đang đỗ?” “Không, không có ai”, cô nói và đặt hai cuốn sách cô đem đến xuống bàn, ra bếp mở hết các vung ra. “Anh đã nấu tất cả các món này à?” “Dĩ nhiên”, tôi nói. “Nếu cô đói thì xin mời cùng ăn. Cũng chẳng có gì đặc biệt đâu.” “Sao anh nói thế? Mấy món này tôi thích lắm.” Tôi dọn thức ăn ra bàn và hài lòng ngắm cô ăn hết món nọ đến món kia. Thấy người ta ăn say sưa như thế thì cũng bõ công nấu. Tôi rán đậu phụ to lửa và rắc cải cay lên để nhắm với whiskey. Cô gái không nói một lời khi ăn. Tôi mời rượu, nhưng cô từ chối. “Cho tôi xin ít đậu phụ được không?”, cô nói. Tôi đẩy chỗ đậu phụ còn lại sang cho cô và chỉ uống chay whiskey. “Hãy còn cơm và mơ muối đấy, xúp miso nấu cũng chóng thôi”, tôi nói đề phòng cô ăn không được thoải mái. “Thế thì tuyệt quá”, cô nói. Tôi nhanh tay đun ngước xuýt, cho rong biển, hành lá vào làm một nồi súp miso, bưng ra cùng với cơm và mơ muối. Trong nháy mắt cô làm hết trơn. Cuối cùng trên bàn chỉ còn chỏng chơ mấy hạt mơ. Cô thốt lên mãn nguyện: “Cảm ơn anh, ngon quá!” Chưa bao giờ tôi chứng kiến một cô gái thon thả và xinh xắn như cô mà lại có một sức ăn đáng nể như vậy. Quả là một thành tích lớn. Sau khi cô ăn xong, tôi chỉ ngồi đó nhìn cô một lúc lâu, nửa vì khâm phục, nửa cũng vì sửng sốt không biết nói gì. “Lúc nào cô cũng ăn nhiều thế à?”, tôi hỏi thẳng thừng. “Tất nhiên. Đại khái như hôm nay”, cô nói, không đổi nét mặt. “Và cô không bị béo?” “Tôi bị giãn bao tử”, cô nói. “Ăn mấy cũng được, không bao giờ lên cân.” “Nhưng sẽ tốn tiền đi chợ chứ?”, tôi hỏi. Chả gì thì mình cô đã đánh sạch bữa tối và cả suất trưa mai của tôi nữa. “Chứ sao nữa!”, cô nói. “Gần như toàn bộ lương tháng của tôi chỉ để mua thức ăn đấy.” Tôi mời cô rượu lần nữa. Cô xin một lon bia. Tôi lấy bia từ tủ lạnh và cẩn thận ném thêm hai nắm xúc xích vào chảo rán. Bụng bảo dạ, chắc nàng cũng đầu hàng thôi. Nhưng tôi chưa kịp ăn hai cái, chỗ còn lại cô ăn tất. Sự ngon miệng của cô quét sạch mọi thực phẩm như một khẩu đại liên phạt phăng bụi cây. Trước mắt tôi, khoản dự trữ ột tuần bay veo. Tôi bưng tiếp cho cô salad khoai tây làm sẵn mà tôi đã cho thêm rong biển và cá thu. Món này cô chiêu xuống với lon bia thứ hai. “Giờ thì tôi ổn rồi!”, cô nói. Tôi mới chỉ nhấp ly whiskey thứ ba và hầu như chưa chạm đũa. Mải say mê ngắm cô ăn, tôi hầu như quên cả đói. “Tôi còn một bánh kem sô cô la để tráng miệng nữa”, tôi nói. Dĩ nhiên là cô không lắc đầu. Tôi thích nấu, nhưng ăn thì như mèo. Chỉ nhìn đồ ăn là tôi đã thấy lợm giọng. Có lẽ đó là lý do khiến tôi không cương lên được. Từ 1964 là năm Nhật Bản đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic, chưa bao giờ xảy ra chuyện đến phút quyết định mà tôi không cương lên được. “Anh đừng bận tâm, thực sự là không có gì ghê gớm đâu”, cô an ủi tôi. Sau món tráng miệng chúng tôi uống whiskey và bia, nghe vài đĩa nhạc rồi chui vào giường. Tôi đã ngủ với rất nhiều phụ nữ, nhưng trong số đó không có cô nào làm thủ thư. Tôi đoán cô lên giường với tôi vì được tôi thết đãi tử tế. Tuy nhiên, như đã nói, anh bạn nhỏ của tôi không chiến đấu được. Nghĩ đến lượng thực phẩm mà cô nhồi vào bao tử và hiện đang được nghiền bóp là đoạn dưới của tôi cứ thế nguội ngắt. Cô rúc tấm thân trần truồng vào người tôi và lấy ngón tay giữa miết lên miết xuống chừng mười phân trên mỏ ác tôi. “Ai cũng có lần bị, anh không việc gì phải bận tâm nhiều.” Nhưng cô càng xoa dịu tôi bao nhiêu thì đầu óc tôi càng quay cuồng bấy nhiêu quanh thực tế là dương vật tôi không cương lên được. Tôi đã có lần đọc ở đâu đó là dương vật trong trạng thái bình thường trông thẩm mỹ hơn lúc cương, nhưng đó chỉ là một an ủi yếu ớt. “Anh ngủ với phụ nữ lần cuối là khi nào?” Tôi lọ mọ lục lọi trong trí nhớ một hồi. “Gượm đã, ờ, cách đây hai tuần”, tôi nói. “Và lần đó ổn chứ?” “Dĩ nhiên”, tôi nói. Dạo này dường như ai cũng quan tâm đến đời sống tình dục của tôi. Có lẽ đây là mốt mới chăng. “Cô ấy là bạn gái anh?” “Gái gọi. Gọi điện đến.” “Mỗi lần anh ngủ với cô gái loại ấy… anh có cảm giác mình làm một điều gì xấu xa không?” “Hừm… không.” “Từ tối ấy đến giờ anh có thủ dâm không?” “Không”, tôi nói. Trong mười bốn ngày qua tôi bận bù đầu, đến tận hôm nay mới có thì giờ để lấy cái áo vest đắt tiền từ hiệu giặt là về. Đào đâu ra thì giờ mà thủ dâm? Cô lắng nghe tôi kể và gật đầu đầy thuyết phục. “Có lẽ vì thế đấy?” “Vì anh không thủ dâm?” “Vớ vẩn, đồ ngốc ạ”, cô nói. “Tất nhiên là vì công việc! Anh đã tối tăm mặt mũi vì công việc, đúng không?” “Ừ, hôm kia anh đã không ngủ hăm sáu tiếng liền.” “Anh làm việc gì?” “Ngành máy tính”, tôi nói. Tôi toàn trả lời như thế khi bị hỏi về nghề nghiệp. Thứ nhất là cũng chẳng sai, và thứ hai là hầu hết mọi người chẳng hiểu mấy về máy tính để hỏi tiếp. “Anh bị ức chế vì làm việc trí não trong một quãng thời gian dài, vì vậy tạm thời bị trục trặc. Hoàn toàn bình thường.” “Ra thế”, tôi nói. Có lẽ cô có lý. Tình trạng kiệt sức của tôi cộng với tất cả các sự kiện bất thường trong hai ngày vừa qua, và mới rồi là sự ngong miệng khủng khiếp đến sởn tóc gáy của cô mà tôi buộc phải mục sở thị đã khiến tôi tạm thời liệt dương. Có thể lắm. “Ra thế”, tôi nói. Có lẽ cô có lý. Tình trạng kiệt sức của tôi cộng với tất cả các sự kiện bất thường trong hai ngày vừa qua, và mới rồi là sự ngong miệng khủng khiếp đến sởn tóc gáy của cô mà tôi buộc phải mục sở thị đã khiến tôi tạm thời liệt dương. Có thể lắm. “Anh áp tai vào bụng em mà xem”, cô nói. Và lật chăn ra. Cô có một cơ thể đẹp, nhẵn nhụi, thon thả, không đâu ra một gam mỡ thừa. Ngực cô cũng không quá to. Nghe lời cô, tôi áp tai lên phần bụng phẳng lì giữa vú và rốn cô. Như một phép lạ, bụng cô chứa nhiều thức ăn như vậy mà vẫn chẳng vồng lên tẹo nào. Da cô mỏng, mềm và ấm. “Anh nghe thấy gì không?”, cô hỏi. Tôi nín thở lắng nghe. Nhưng ngoài tiếng mạch máu đập khe khẽ thì tôi chẳng nghe thấy gì. Chỉ có cảm tưởng như khi nằm trong một khu rừng im ắng và lắng nghe tiếng rìu chặt gỗ xa xăm. “Chẳng nghe thấy gì cả”, tôi nói. “Anh không nghe dạ dày làm việc à?”, cô nói. “Nó đang tiêu hóa đấy.” “Anh cũng không biết tường tận, nhưng anh nghĩ là quá trình tiêu hóa không gây ra tiếng động lớn. Dịch vị có tác dụng phân hủy, thế thôi. Tất nhiên có cả một ít nhu động nữa, nhưng chắc chắn không ầm ĩ lên đâu.” “Có thể, nhưng cảm giác của em thì rất rõ là dạ dày đang làm việc cật lực. Anh nghe kỹ lần nữa đi.” Tôi vừa tập trung cao độ vào bên tai áp trên bụng cô vừa ngắm phần bụng dưới và đám lông mu xoăn ngược lên. Nhưng không hề thấy tiếng gì từ dạ dày. Chỉ có tiếng mạch đập sau những khoảng cách đều đặn. Trong The Enemy Below cũng có một cảnh như thế. Bí mật như chiếc tàu ngầm do Curd Furgens chỉ huy, dạ dày khổng lồ của cô tiến hành tiêu hóa dưới vành tai tôi đang chăm chú theo dõi. Tôi thôi nghe, nhấc đầu khỏi bụng cô, ngả ra gối và quàng tay ôm cô. Tóc cô thơm ngát. “Anh có nước tonic không?”, cô hỏi. “Trong tủ lạnh”, tôi nói. “Em muốn uống vodka pha tonic, được không?” “Tất nhiên.” “Anh có muốn uống gì không?” “Giống em.” Cô trèo khỏi giường và khỏa thân đi vào bếp. Trong khi cô pha hai cốc vodka với tonic, tôi đi chọn ca sĩ ưa thích nhất, Johnny Mathis, đĩa Teach Me Toninght. Rồi ư ử ngân theo trên đường về giường. Tôi và dương vật dặt dẹo của tôi và Johnny Mathis. “Anh bao nhiêu tuổi?”, cô hỏi khi mang đồ uống về giường. “Ba lăm”, tôi nói. “Độc thân. Ngày xưa lắm rồi đã từng có gia đình. Không con cái. Không người yêu.” “Em hăm chín. Năm tháng nữa thì tròn ba mươi.” Tôi nhìn cô lần nữa. Chắc không bao giờ tôi nghĩ rằng cô suýt soát ba mươi. “Trông em trẻ hơn, nhưng em đúng hăm chín thật!”, cô nói. “Này anh, có phải thật ra anh là cầu thủ bóng chày không?” Tôi giật mình suýt làm sóng cả cốc vodka tonic vừa đặt lên môi. “Bóng chày?”, tôi nói. “Anh bỏ chơi bóng chày mười lăm năm nay rồi. Sao em nghĩ thế?” “Em cứ nghĩ là đã có lần thấy anh trong ti vi. Mà em thì chỉ xem chương trình bóng chày và thời sự thôi. Hay anh có việc gì bên thời sự?” “Anh chưa có mặt trong bản tin thời sự bao giờ.” “Quảng cáo?” “Không”, tôi nói. “Thế thì phải có ai đó trông giống anh… ít nhất thì trông anh cũng không như thợ máy tính”, cô nói. “Tiến hóa, kỳ lân, và những chuyện tương tự, cũng không sao, nhưng trong túi quần có dao bấm!” Cô chỉ vào quần tôi vứt dưới sàn nhà. Một đầu dao ló ra khỏi túi quần. “Việc của anh liên quan đến xử lý dữ liệu sinh học, công nghệ sinh học. Liên quan đến lợi nhuận công nghiệp. Dạo này người ta chuyên đi ăn cắp dữ liệu của nhau, vì vậy anh phải cẩn trọng.” “Ra thế”, cô nói, nhưng vẻ mặt không hoàn toàn thuyết phục. “Ta bỏ qua đi. Nói chuyện thú một sừng thì hơn. Đó là lý do chính để anh gọi em, phải không?” Tôi gật đầu, đặt hai cốc đã uống cạn xuống đất. Cô nhặt hai quyển sách ở đầu giường. Một quyển mang đầu đề Khảo cổ động vật của tác giả Burtland Cooper, quyển kia là Về những sinh thể ảo của Jorge Luis Borges. “Trước khi đến đây em đã đọc lướt qua cả hai quyển. Tóm gọn lại, quyển này (cô cầm Về những sinh thể ảo lên) nói về thú một sừng như một sản phẩm của trí tưởng tượng, đại khái như con rồng hay nàng tiên cá, trong khi quyển này (cô giơ Khảo cổ động vật lên) đại diện ột khía cạnh khoa học, lấy xuất phát điểm là không ai dám bảo thú một sừng chưa bao giờ tồn tại. Về chính con kỳ lân thì tiếc là cả hai quyển đều không nói được gì nhiều. Thậm chí quá ít, nếu so với các mô tả về rồng và các chú lùn. Nguyên nhân theo em có thể thú một sừng là một sinh vật rất trầm lặng… Thư viện chúng em không còn tài liệu gì hơn, thật tiếc.” “Thế là hoàn toàn đủ rồi. Quan trọng là anh đã nắm được đại ý. Rất cảm ơn em!” Cô đưa tôi cả hai quyển. “Em có thể tóm tắt cho anh những gì viết trong đó không?”, tôi nói. “Truyền miệng dễ nắm tổng quát hơn.” Cô gật đầu, giở ngay quyển Về những sinh thể ảo ra. “Nói về ý nghĩa của rồng thì ta cũng mù mờ như về ý nghĩa của vũ trụ vậy”, cô đọc. “Đó là lời tựa.” “Không tồi”, tôi nói. Cô lật một trang gần cuối đã được đánh dấu trước. “Điểm đầu tiên người ta phải nhớ là có hai giống kỳ lân. Giống thứ nhất là giống châu u, bắt nguồn từ Hy Lạp, giống thứ hai từ Trung Hoa. Chúng khác nhau ở bề ngoài, và cũng được con người ghi nhận trên hai phương cách hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn người Hy Lạp miêu tả kỳ lân như sau: ‘Mình ngựa, đầu hươu, chân voi, đuôi giống lợn đực. Tiếng hí của kỳ lân trầm, trán mọc một cái sừng đen, dài khoảng chín chục phân. Truyền rằng không thể bắt được con thú này.’ Ngược lại, kỳ lân Trung Hoa được miêu tả như sau: ‘Thân hươu, đuôi bò, móng ngựa. Sừng mọc ở trán, khá ngắn, và bằng thịt. Lông trên lưng có năm màu, còn bụng chỉ có màu nâu hoặc vàng.’ Khá khác biệt, anh có thấy thế không?” “Đúng đấy”, tôi nói. “Không chỉ bề ngoài, mà về bản chất của thú một sừng và ý nghĩa người ta gán cho nó cũng khác nhau hoàn toàn giữa phương Đông và phương Tây. Ở phương Tây người ta thú một sừng là một con vật rất dữ và hiếu chiến. Chả gì thì nó cũng có sừng dài đến chín chục phân, nghĩa là suýt soát một thước. Theo Leonardo da Vinci, chỉ có một cách để bắt được nó, đó là phải biết lợi dụng khoái cảm nồng nàn của nó. Người ta đặt một trinh nữ trước mặt nó, và sự đam mê khiến nó quên tấn công để rồi gục đầu vào lòng thiếu nữ ấy; thế thì sẽ bắt được nó. Cái sừng có ý nghĩa gì, chắc anh đã hiểu?” “Anh có thể đoán được.” “Còn kỳ lân Trung Hoa thì lại là một con vật linh thiêng, đem lại may mắn, thuộc về bộ Tứ Linh cùng với Long, Phượng và Quy, và nó đứng hàng cao nhất trong ba trăm sáu lăm sinh vật đi bộ dưới đất. Kỳ lân là một con vật cực kỳ hiền lành, thậm chí nó còn chú ý lúc chạy để đừng giẫm lên một sinh vật bé bỏng nào, và chỉ ăn cỏ khô chứ không bao giờ đụng đến cỏ tươi. Nó sống lâu chừng một nghìn năm và sự hiện diện của nó báo hiệu một đại hiền triết chào đời. Thân mẫu của Khổng Tử chẳng hạn, bà mang thai khi nhìn thấy kỳ lân. ‘Bảy mươi năm sau, thợ săn hạ được một con kỳ lân, thấy sừng của nó còn vương một mảnh từ dải lụa mà mẹ Khổng Tử đã thắt vào. Khổng Tử ngắm con kỳ lân và khóc, vì Ngài cảm nhận được ý nghĩa trong cái chết của con vật huyền bí vô tội này, và vì quá khứ của Người nằm trong dải lụa ấy.’ Anh thấy có lý thú không? Vào thế kỷ mười ba, kỳ lân lại tái xuất hiện lần nữa trong lịch sử Trung Hoa. Quân đội Thành Cát Tư Hãn ngày đó đang lập kế hoạch đánh Ấn Độ. Một nhóm thám thính chạm trán giữa sa mạc một con kỳ lân. Nó có đầu ngựa với một sừng giữa trán, bộ lông xanh lá cây, mình hươu và nói tiếng người: Đã đến lúc Đại Hãn của các ngươi nên quay trở về đất mình. ‘Một trong các đại thần người Hán của Thành Cát Tư Hãn được vời đến tham vấn, và ông nói, đây là “Giác thụy” – một chi đặc biệt của kỳ lân. “Từ bốn trăm năm nay, đại quân chiến đấu trên đất phương Tây”, ông nói. “Trời ghét cảnh đầu rơi máu chảy nên đã đưa Giác thụy ra cảnh báo chúng ta. Hãy vì trời mà gìn giữ sơn hà; chính điều đó sẽ đem lại sung sướng vô biên.” Và Thành Cát Tư Hãn gạt bỏ mọi kế hoạch đánh chiếm.’ ‘Một trong các đại thần người Hán của Thành Cát Tư Hãn được vời đến tham vấn, và ông nói, đây là “Giác thụy” – một chi đặc biệt của kỳ lân. “Từ bốn trăm năm nay, đại quân chiến đấu trên đất phương Tây”, ông nói. “Trời ghét cảnh đầu rơi máu chảy nên đã đưa Giác thụy ra cảnh báo chúng ta. Hãy vì trời mà gìn giữ sơn hà; chính điều đó sẽ đem lại sung sướng vô biên.” Và Thành Cát Tư Hãn gạt bỏ mọi kế hoạch đánh chiếm.’ Phương Đông và phương Tây có quan điểm khác biệt đến thế về cùng một con vật. Đối với phương Đông nó là yên ổn và hòa bình, còn phương Tây nhìn thấy trong nó sự hung hãn và nhục cảm. Nhưng dù thế nào đi nữa, thú một sừng là một con vật hư cấu, và chính vì bản chất hư cấu ấy mà người ta gán cho nó những ý nghĩa trọng đại tùy theo ý thích.” “Thực sự không có loại thú một sừng nào hay sao?” “Trong giống cá heo có một loài tên là kỳ lân biển, nhưng kỳ thực nó không mang một cái sừng, mà chỉ là một cái răng hàm trên mọc trên đầu, dài chừng hai thước rưỡi, thẳng tắp và xoắn ốc quanh trục. Tuy vậy kì lân biển là một loài động vật có vú đặc biệt sống dưới biển, thời Trung Cổ có lẽ người ta không bao giờ nhìn thấy. Trong các giống loài vô cùng phong phú của động vật có vú từng xuất hiện và lại biến mất hồi Đại Trung sinh có không ít con trông giống kỳ lân. Ví dụ như trong đoạn này…” Cô cầm cuốn Khảo cổ động vật lên và giở tới một trang ở phần ba cuối sách. “Có hai loài nhai lại sống ở lục địa Bắc Mỹ hồi Đại Trung sinh, nghĩa là vào khoảng hai mươi triệu năm trước. Hình bên trái là con cyntetokerus, bên phải là con curanokerus, cả hai con đều có ba sừng, nhưng trong đó một sừng đứng riêng hẳn.” Tôi cầm lấy quyển sách để xem minh họa. Cyntetokerus trông như lai giống giữa một con ngựa nhỏ và hươu, nó có hai sừng như bò và một sừng dài trên mõm, đầu tẽ hình chữ Y. So với nó thì hộp sọ của curanokerus tròn hơn, nó mang cặp sừng như hươu, nhưng còn thêm một cái sừng dài, nhọn, chĩa ra phía sau, đầu uốn cong. Cả hai con thú trông khá buồn cười một cách khó tả. “Cuối cùng thì các giống vật ấy có số sừng lẻ hầu như tuyệt chủng gần hết”, cô nói và lấy lại sách. “Động vật có một sừng hay số sừng lẻ, nếu ta xét riêng động vật có vú, một là cực hiếm, hai là ngoại lệ tiến hóa, hoặc nói ngược lại, chúng là những đứa con hoang của lịch sử phát triển. Ngoài mảng động vật có vú ra, ví dụ như loài khủng long, cũng có động vật ba sừng, nhưng đó là ngoại lệ tuyệt đối. Cái sừng, xét cho cùng, là một vũ khí lợi hại, nhưng ba cái thì thừa. Anh hãy tưởng tượng ra cái dĩa: càng nhiều răng thì chọc càng khó. Và khi một trong các sừng chạm phải vật cứng thì xét riêng về cơ học có thể không sừng nào đâm vào đối thủ được cả. Khi con thú ba sừng của chúng ta phải chống lại nhiều kẻ tấn công thì rất khó xiên vào một con rồi lại rút sừng ra để quay sang con khác.” “Trở lực lớn hơn, mất thời gian hơn”, tôi nói. “Chính xác”, cô nói và ấn ba ngón tay vào ngực tôi. “Đó là nhược điểm của nhiều sừng. Định lý số một: một hay hai sừng sẽ hữu hiệu hơn ba sừng hoặc nhiều hơn. Giờ thì ta xét đến nhược điểm của loài một sừng. Nhưng có lẽ trước đó em cho anh thấy tại sao hai sừng lại cần thiết. Lợi thế đầu tiên là phù hợp với sự đối xứng phải-trái của cơ thể con vật. Mô hình hành vi của mọi động vật đều dựa trên sự cân bằng phải-trái, đồng nghĩa với việc chia lực sang hai nửa. Mũi và vòi có hai lỗ, và thực tế là mồm cũng hoạt động theo hai nửa đối xứng phải-trái. Rốn thì chỉ là một, song đó là một cơ quan bị thoái hóa.” “Dương vật thì sao?” “Dương vật và âm hộ hợp thành một đôi. Như bánh mì và xúc xích.” “Ra thế”, tôi nói. Ra thế đấy. “Quan trọng hàng đầu là mắt. Cả khi tấn công lẫn phòng thủ, đôi mắt là bộ chỉ huy, do vậy sừng càng gần mắt càng tốt. Ví dụ điển hình nhất là con tê giác. Về nguyên tắc, nó là thú một sừng, nhưng cận thị nặng. Nguyên nhân vì nó chỉ có một sừng. Một dạng quái thai. Dù có nhược điểm ấy nó vẫn sống sót đến hôm nay vì nó là loài ăn cỏ và có lớp giáp kiên cố. Hầu như nó không cần tự vệ. Về mặt này và cũng về hình thể, tê giác giống như khủng long ba sừng. Thú một sừng thì, như ta thấy trong ảnh, rõ ràng không thuộc vào nhóm này. Nó không có giáp bọc, nó hoàn toàn… nói thế nào nhỉ…” “Yếm thế”, tôi nói. “Đúng thế. Như một con nai. Nếu lại còn cận thị nữa thì cầm bằng cái chết. Khứu giác và thính giác có thể phát triển đến mấy cũng vô dụng, một khi bị cắt đường tháo chạy thì thú một sừng hết đời. Tấn công một con thú một sừng cũng dễ như dùng súng bắn tỉa siêu hạng để hạ một con vịt què. Một nhược điểm nữa của thú một sừng là, nếu sừng hỏi thì toi. Tựa như đi ô tô qua sa mạc mà không đem lốp dự trữ vậy. Anh hiểu ý em chứ?” “Hiểu.” “Thêm một điểm yếu nữa: khó lấy đà để húc. Anh hãy tưởng tượng ra răng cửa và răng hàm. Rất khó đợp mạnh bằng răng hàm, phải không? Như em đã nhắc đến, đó là vấn đề của sự cân bằng. Người ta cần trọng lượng dồn vào tứ chi, càng bơm nhiều sức vào đó thì toàn cơ thể càng ổn địn. Giờ thì anh hiểu tại sao cấu trúc thú một sừng nhiều khiếm khuyết rồi chứ?” “Hoàn toàn rõ rồi”, tôi nói. “Em biết cách giải thích rất giỏi.” Mặt cô rạng rỡ. Cô miết ngón tay lên ngực tôi. “Nhưng đó chưa là tất cả. Về lý thuyết, thú một sừng luôn có một tình huống rất khó thoát khỏi họa diệt chủng và tiếp tục sống sót. Đó là điểm quan trọng nhất. Tình huống nào, anh có biết không?” “Nó không có kẻ thù tự nhiên”, tôi nói. “Tuyệt vời”, cô nói và thưởng luôn một nụ hôn. “Được, vậy anh hãy cho em biết một điều kiện để tránh được kẻ thù tự nhiên.” “Môi trường sống của thú một sừng phải được cách biệt, không để các loài vật khác xâm nhập vào”, tôi nói. “Ví dụ như trên một cao nguyên, như trong Thế giới đã mất của Conan Doyle, hay dưới một thung sâu. Hoặc được vách đá thật cao vây quanh, như dưới đáy của miệng núi lửa.” “Khá lắm”, cô nói và gõ ngón tay vào vùng tim tôi. “Hiện nay có những ghi chép về việc phát hiện một chiếc đầu lâu thú một sừng, và hiện trường có các điều kiện đúng như anh nói.” Bất giác tôi nghẹn cổ một cách vô thức, tôi đã tiến gần tâm điểm của sự kiện. “Chiếc đầu lâu ấy được tìm thấy hồi 1917 ở mặt trận Nga. Vào tháng Chín. Một tháng trước khi nổ ra Cách mạng tháng Mười, trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất. Dưới thời nội các Kersenski. Ngay trước khi phái Bolsevich ra tay hành động. Một người lính ở mặt trận Ucraina bắt được chiếc đầu lâu trong khi đào công sự. Anh ta cho là một cái đầu lâu bò hay tuần lộc gì đó và quẳng đi. Thiếu chút nữa thì nó lại tiếp tục bị chôn vùi trong bóng đêm lịch sử, nếu không có một viên đại úy đi qua. Viên sĩ quan này chỉ huy đơn vị của anh lính nọ và là nghiên cứu sinh ngành sinh học tại Đại học Tổng hợp Petrograd. Anh ta đem đầu lâu về hầm mình để nghiên cứu kỹ lưỡng và phát hiện ra nó khác tất cả những đầu lâu động vật mà anh đã từng thấy. Anh báo tin đó ngay cho trưởng khoa Sinh học ở Đại học Tổng hợp Petrograd và xin cử một toán chuyên gia, nhưng họ không bao giờ xuất hiện. Cũng chẳng lạ: nước Nga ngày ấy đang đảo điên, mặt trận thiếu lương thực, đạn dược, thuốc men, lính tráng làm binh biến khắp nơi, quả không phải là điều kiện để một toán chuyên gia tới đó nghiên cứu. Và nếu có đến chăng nữa thì họ cũng chẳng có đầu óc và thì giờ để nghiên cứu cẩn thận. Quân Nga đang thua liểng xiểng hết trận này đến trận khác, hỏa tuyến ngày càng bị đẩy lùi về phía sau, và quân Đức tràn tới lấp chỗ trống ngay.” “Viên đại úy thì sao?” “Tháng Mười một năm đó người ta treo cổ anh ta lên cột điện báo. Từ Ucraina đến Matxcơva người ta trồng san sát các cột ấy để duy trì liên lạc, hầu hết các sĩ quan nguồn gốc tư sản đều bị treo cổ lên đó. Viên đại úy cũng chung số phận, mặc dù chỉ là một nghiên cứu sinh và không dính dáng gì đến chính trị cả.” Tôi hình dung ra bình nguyên Nga bao la với dãy cột điện báo, dưới mỗi cột treo cổ một sĩ quan. “Nhưng ngay trước khi phe Bolsevich giành được chính quyền, anh ta đã kịp trao đầu lâu ột người lính đáng tin cậy được chuyển về tuyến sau vì trúng thương, gợi ý sẽ thưởng cho anh ta một khoản hậu hĩnh nếu đem về nộp ột giáo sư ở Đại học Tổng hợp Petrograd. Sau khi rời bệnh xá, mãi đến tháng Hai năm sau người lính mới đến được trường, nhưng vào thời điểm ấy trường đã bị đóng cửa. Sinh viên đang hăm hở làm cách mạng, đa số giáo sư đã trốn hay bị sa thải, chẳng ai nghĩ ngôi trường sẽ được mở lại nữa. Người lính quyết sau này sẽ kiếm tiền với cái đầu lâu và gửi nhờ ở nhà anh rể là thợ may yên ngựa ở Petrograd, sau đó đi ba trăm cây số về quê. Vì những lý do mà em không biết, anh ta không bao giờ quay lại Petrograd lần thứ hai, vì vậy mọi người cũng quên luôn chiếc đầu lâu nằm trong kho của xưởng da. Năm 1935 nó lại ra ánh sáng, khi Petrograd được đổi tên thành Leningrad. Lenin đã mất, Trotsky lưu vong, quyền hành trong tay Stalin. Trong thành phố ít ai còn đi ngựa, ông thợ bán nửa diện tích nhà xưởng đi và mở cửa hiệu bán trang bị khúc côn cầu trong phần nhà sót lại.” “Khúc côn cầu?”, tôi hỏi. “Ở Liên Xô của thập niên ba mươi?” “Em làm sao biết được? Trong sách nói thế. Nhưng Leningrad thời hậu cách mạng khá hiện đại, tại sao không có người chơi khúc côn cầu?” “Thôi được”, tôi nói. “Dù sao đi nữa, ông thợ da phải dọn kho và mở cái hộp mà ông em rể gửi lại từ năm 1918. Trên cùng là bức thư gửi cho vị giáo sư ở Đại học Tổng hợp Petrograd, trong đó nhờ thưởng xứng đáng cho người chuyển thư. Tất nhiên ông thợ da đến Đại học Tổng hợp – bấy giờ đã mang tên Đại học Tổng hợp Leningrad, tất nhiên – và xin vào gặp giáo sư. Ông này lại là người Do Thái và đã bị đày đi Siberia sau khi Trotsky bị hạ bệ. Giờ thì ông thợ da chẳng còn ai để xin trả công nữa, bụng bảo dạ, cứ giữ nó lại cho hậu thế thì cũng chẳng được xu nào, và tìm một ông giáo sư sinh học khác, kể ngọn ngành câu chuyện rồi trao lại cho trường cái đầu lâu để được vài đồng như bố thí.” “Ít nhất thì sau mười tám năm, cái đầu lâu cũng đến được trường đại học”, tôi nói. “Anh để em kể xong đã”, cô nói. “Ông giáo sư này xoay ngang xoay dọc và săm soi cái đầu lâu cho đến khi rút ra kết luận hệt như viên đại úy trước đó mười tám năm – không thể xếp con vật này vào một loài đã biết hoặc ít nhất được dự đoán là đã từng tồn tại. Hình dáng đầu lâu thì tương ứng nhất với hươu, xem hàm răng thì biết nó là loài móng guốc ăn cỏ, hai má có vẻ dày hơn hươu. Khác biệt rõ nhất giữa loài này với hươu, không nghi ngờ gì, là cái sừng mọc giữa trán. Nói ngắn gọn, đó là một con thú một sừng.” “Nghĩa là sừng còn dính trên hộp sọ?” “Vâng, sừng vẫn còn. Tất nhiên không ở dạng ban đầu, chỉ còn một mẩu gốc thôi. Dài khoảng ba phân, phần còn lại đã gãy nhưng mẩu gốc cho phép phỏng đoán là sừng phải dài đến hai mươi phân và thẳng, như sừng linh dương. Đường kính đáy gốc sừng, anh đợi chút, là hai phân.” “Hai phân”, tôi lặp lại. Đường kính của vết lõm trên cái đầu lâu ông già đưa tôi đo đúng hai phân. “Petrow – tên ông giáo sư – đi ngay Ucraina với một nhóm trợ lý và nghiên cứu sinh, tổ chức khảo cứu tại địa điểm phát hiện đầu lâu. Tuy không tìm được một đầu lâu thứ hai, nhưng ông lại phát hiện ra một số thực trạng lý thú ở khu vực này. Vùng đồi núi cao trung bình này có tên gọi chung là cao nguyên Voltafil, một trong số những trọng điểm chiến lược hiếm hoi giữa các bình nguyên đơn điệu ở miền Tây Ucraina. Vì vậy trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, quân Đức và Áo đã có những cuộc giao tranh dai dẳng với quân Nga để giành nhau từng tấc đất. Và trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai bom đạn của cả hai phe tàn phá đến biến dạng các quả đồi – nhưng đó là chuyện về sau này. Điểm thu hút sự chú ý của giáo sư Petrow là xương động vật khai quật được ở đây rất khác biệt với các loài động vật địa phương. Từ đó ông lập một giả thuyết, xưa kia đây không phải là cao nguyên, mà có dạng thung lũng với núi bao quanh và là nơi có một số dạng sinh thể đặc biệt sinh sống. Cái mà anh gọi ngắn gọn là thế giới đã mất ấy.” “Miệng núi lửa?” “Đúng thế. Một cao nguyên nằm giữa những vách đá dốc đứng. Trải qua hàng trăm nghìn năm, đá lở xuống bồi thành những quả đồi bình thường, và chính trong quá trình ấy, xa cách mọi vận động tiến hóa và mọi kẻ thù tự nhiên, con thú một sừng đã lặng lẽ sống. Cao nguyên có nhiều nguồn nước phong phú, đất đai màu mỡ, về lý thuyết thì giả thuyết này hoàn toàn có cơ sở. Giáo sư Petrow đệ lên Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô một luận án với nhan đề ‘Nghiên cứu các hình thái sinh học ở cao nguyên Voltafil’, với sáu mươi ba minh chứng về trắc địa, sinh học và động vật học cũng như về kỳ lân. Hồi đó là tháng Tám 1936. Kết quả thật đáng buồn. Không ai thèm quan tâm. Thêm vào đó là Đại học Tổng hợp Matxcơva đang chành chọc với Đại học Tổng hợp Leningrad giành vị trí hàn lâm đầu tàu và cánh Leningrad đang mất đất, vì vậy những công trình nghiên cứu kiểu ‘phi biện chứng’ bị quẳng vào sọt rác. Nhưng không ai dám phủ nhận sự tồn tại của thú một sừng: vì nó không phải là giả thuyết, mà hiển hiện hai năm rõ mười. Vậy là một loạt chuyên viên nghiên cứu cái đầu lâu một năm liền, cho đến khi họ buộc phải đi đến kết luận rằng đây không phải là đồ rởm, mà là sương sọ của một con thú một sừng, chuyện rõ như ban ngày. Cuối cùng thì một tiểu ban trong Viện Hàn lâm Khoa học tuyên bố, đây là đầu lâu của một con hươu có dị tật, chẳng có ý nghĩa gì về lịch sử tiến hóa, vô giá trị để trở thành đề tài nghiên cứu khoa học. Họ gửi về Đại học Tổng hợp Leningrad trả cho giáo sư Petrow. Chấm hết. Giáo sư Petrow thì kiên tâm đợi gió xoay chiều, mong có ngày kết quả nghiên cứu khoa học của ông được công nhận, nhưng rồi hy vọng này cũng tắt ngóm với sự kiện Đức tấn công Liên Xô năm 1941. Petrow qua đời năm 1943 trong tuyệt vọng. Chiếc đầu lâu bị thất tán năm 1941 trong trận giao tranh ở Leningrad. Trường Đại học Tổng hợp bị san thành bình địa bởi đạn Đức và bom Nga, nói gì đến chuyện đi tìm một cái đầu lâu thú vật. Đó là thời điểm mà bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của thú một sừng tan thành mây khói.” “Nghĩa là không còn bằng chứng nào cả?” “Không, ngoài các hình ảnh.” “Hình ảnh?” “Vâng, ảnh chụp đầu lâu. Giáo sư Petrow đã chụp gần một trăm bức. Một số đã thoát khỏi khói lửa chiến tranh và nghe nói là nằm trong kho lưu trữ của Đại học Tổng hợp Leningrad. Đây là một trong những bức ảnh ấy.” Cô trao sách cho tôi, và tôi nhìn bức hình cô chỉ cho. Tương đối mờ, nhưng đủ nhận ra hình đầu lâu. Nó nằm trên mặt bàn phủ khăn trắng, cạnh một đồng hồ đeo tay để so sánh kích thước. Một khoanh tròn trắng vẽ lên giữa đầu lâu đánh dấu vị trí gốc sừng. Không nghi ngờ gì, đây là một đầu lâu cùng kiểu với đồ vật mà ông già cho tôi. Giống tuyệt đối – ngoài chuyện tiêu bản của tôi thiếu sừng. Tôi nhìn lên chiếc đầu lâu trên nóc ti vi. Nhìn từ xa, chiếc đầu lâu phủ T-Shirt trông như con mèo ngủ. Tôi suy tính có nên cho cô biết tôi đang sở hữu cái đầu lâu ấy, nhưng rốt cuộc lại thôi. Một bí mật càng bí mật hơn nếu ít người biết. “Chiếc đầu lâu ấy có thực sự bị phá hủy trong chiến tranh?”, tôi hỏi. “Ai biết được”, cô vừa nói vừa lấy ngón tay xoắn lọn tóc trên trán. “Trong sách nói, chiến sự rất ác liệt, từng khu phố của Leningrad lần lượt bị san bằng, và khu phố của trường đại học thuộc những vị trí bị tàn phá nặng nhất. Dĩ nhiên không thể loại trừ khả năng giáo sư Petrow đã đem nó đi giấu trước khi chiến sự nổ ra, hoặc bọn Đức lấy làm chiến lợi phẩm… Dù thế nào thì từ đó trở đi không ai nhìn thấy nó nữa.” Tôi xem bức hình lần nữa rồi gấp sách lại, đặt ra đầu giường. Tôi suy nghĩ một hồi, liệu chiếc đầu lâu trên nóc ti vi kia có chính là tiêu bản mà người ta từng cất giữ ở Leningrad, hay của một con thú một sừng khác được khai quật ở nơi nào khác. Đơn giản nhất là hỏi trực tiếp ông già, ông đã sở hữu nó từ lâu. Và vì sao ông đem tặng tôi. Đằng nào thì tôi cũng phải đến tìm ông lần nữa để nộp các kết quả đã xáo trộn thành chuỗi số ngẫu nhiên, khi ấy tôi sẽ hỏi ông. Cho đến lúc đó thì vắt óc làm gì ệt. Tôi xem bức hình lần nữa rồi gấp sách lại, đặt ra đầu giường. Tôi suy nghĩ một hồi, liệu chiếc đầu lâu trên nóc ti vi kia có chính là tiêu bản mà người ta từng cất giữ ở Leningrad, hay của một con thú một sừng khác được khai quật ở nơi nào khác. Đơn giản nhất là hỏi trực tiếp ông già, ông đã sở hữu nó từ lâu. Và vì sao ông đem tặng tôi. Đằng nào thì tôi cũng phải đến tìm ông lần nữa để nộp các kết quả đã xáo trộn thành chuỗi số ngẫu nhiên, khi ấy tôi sẽ hỏi ông. Cho đến lúc đó thì vắt óc làm gì ệt. Trong lúc tôi ngẫm nghĩ và nhìn lên trần nhà, cô gái đặt đầu lên ngực tôi và rúc sát vào tôi. Tôi vòng tay ôm cô. Sau khi gấp lại chương về thú một sừng, tôi thấy trong người khỏe khoắn hơn một chút, tuy rằng tâm trạng ấy không lây sang dương vật. Dường như không để ý nó cương hay không, cô vẽ bằng ngón tay cơ man những họa tiết vẩn vơ lên bụng tôi. b� [ “Nhưng tôi biết. Tôi có quan hệ với các nhân vật cấp cao trong hệ thống.” “Thế thì ông hãy dùng đường dây ấy để hỏi lại xem: phương pháp chuỗi số ngẫu nhiên đã bị đình chỉ. Tôi không biết tại sao. Chỉ biết là cấm không được sử dụng nữa. Nếu lộ ra người nào sử dụng thì rút giấy phép là nhẹ nhất.” Ông già lại chìa cặp tài liệu đựng giấy ủy thác ra. “Anh đọc trang cuối đi. Trong đó nhất định có cả giấy phép sử dụng phương pháp chuỗi số ngẫu nhiên đấy.” Theo lời ông, tôi lật trang cuối ra đọc kỹ. Được phép sử dụng hệ thống chuỗi số ngẫu nhiên, không nghi ngờ gì cả. Tôi đọc đi đọc lại. Chính xác. Năm chữ ký. Có trời mà biết mấy vị trên kia có những trò ngấm ngầm gì. Bảo người ta đào hố rồi lại lấp đi. Lấp xong rồi lại đào lại. Chỉ khổ mấy quân tốt đen. “Ông cho tôi tất cả các giấy tờ giao nhiệm vụ một bản màu. Nếu xảy ra truyện gì mà không giải trình được thì tôi sẽ bị rắc rối to.” “Không thành vấn đề”, ông già nói. Anh sẽ được nhận bản sao. Anh không phải lo lắng gì cả. Giấy tờ nghiêm chỉnh và chặt chẽ đến từng dấu phẩy. Thù lao của anh hôm nay tôi trả một nửa, nửa kia trả khi nộp dữ liệu. Được chứ?” “Rất tốt. Rửa số thì tôi làm ngay ở đây. Số đã rửa rồi thì tôi sẽ đem về để sắp xếp theo dạng ngẫu nhiên ở nhà. Việc này cần mấy bước chuẩn bị. Sau khi hoàn thành các dữ liệu thì tôi lại đem qua đây.” “Nhưng chậm nhất là ba ngày nữa, vào giữa trưa tôi cần chúng…” “Đủ thời gian”, tôi nói. “Nhưng anh không được phép trễ vì bất cứ lý do gì”, ông già nhấn mạnh. “Nếu anh đến chậm thì hậu quả sẽ rất kinh khủng.” “Gì cơ? Thế giới sẽ sụp đổ hay sao?”, tôi hỏi đùa. “Xét về mặt nào đó thì đúng đấy”, ông già nói đầy ẩn ý. “Ông đừng sợ. Tôi chưa trễ hẹn một lần nào hết”, tôi nói. “Nếu được thì cho xin một phích cà phê đen nóng, và nước đá. Và một bữa ăn tối nhẹ để vừa làm vừa ăn. Tôi có cảm giác là sẽ lâu đây.” Quả thật công việc kéo dài khá lâu. Sắp xếp con số theo thứ tự là một việc tương đối đơn giản, nhưng có nhiều giá trị bậc gắn liền với trường hợp cụ thể, khiến việc tính toán trở nên mệt nhọc hơn tôi nghĩ khi mới ngó qua. Trong khi tính toán, tôi đưa các số vào bán cầu não phải, sau khi chuyển chúng thành ký hiệu khác hẳn thì lại đưa sang bán cầu não trái là nơi tôi biến các ký hiệu nhận được của bán cầu não phải một lần nữa thành các số khác hẳn, trước khi tôi đánh máy viết chúng ra giấy. Việc này gọi là rửa số - cách miêu tả ở trên đã được đơn giản hóa nhiều. Mỗi toán sư có một mật mã riêng. Nó khác dãy số tự nhiên hỗn loạn ở tính chất biểu đồ. Bí quyết nằm trong đường biên hình răng cưa giữa nửa phải và nửa trái của não (tất nhiên đây chỉ là cách phân chia cho dễ giải thích, chứ thực tế không có phân chia phải trái). Vẽ ra biểu đồ trông như sau: Nói cách khác, nếu hai mảnh răng cưa không khớp nhau hoàn toàn thì không thể biến những con số đã biến chuyển trở lại thành dữ kiện nguyên thủy được. Tuy nhiên giới ký hiệu sư vẫn cố nhận dạng các dữ liệu đánh cắp được bằng cách bắc cầu tạm: chúng tái tạo các giá trị số đã được phân tích thành dạng biểu đồ răng cưa ba chiều. Lúc được, lúc không. Chúng tôi cải tiến kỹ thuật của mình tinh vi hơn thì chúng cũng chế vũ khí chống lại tinh vi hơn. Chúng tôi bảo vệ dữ liệu, bọn chúng đánh cắp dữ liệu. Trò cảnh sát và kẻ cướp kinh điển. Bọn ký hiệu sư chủ yếu tung các dữ liệu đánh cắp được ra chợ đen và đạt lợi nhuận khổng lồ. Trường hợp tệ nhất là chúng giữ lại các dữ liệu quan trọng nhất, đem sử dụng trong tổ chức riêng của mình để sinh lợi. Tổ chức chúng tôi được gọi là Hệ thống, tổ chức của ký hiệu sư là Nhà máy. Ban đầu, Hệ thống là tổ hợp của vô số hãng tư nhân, dần dần họ phát triển về tầm cỡ và mang bản chất nửa nhà nước. Về cơ cấu, không khác mấy so với công ty điện thoại Bell Company của Mỹ. Các toán sư hoạt động độc lập trên cơ sở tự quản, giống như cố vấn tài chính hay luật sư. Nhưng họ phải có giấy phép hành nghề do nhà nước cấp và chỉ được nhận đặt hàng của Hệ thống hay các đại lý có chứng chỉ. Đó là một biện pháp bảo vệ để chống bị Nhà máy lạm dụng, ai vi phạm sẽ bị kỷ luật hay rút giấy phép hành nghề. Tôi e là không phải trong trường hợp nào biện pháp này cũng thích hợp. Các toán sư mất giấy phép thường được Nhà máy chiêu mộ, nghĩa là họ biến thành ký hiệu sư hoạt động bí mật. Tôi không rõ cơ cấu của Nhà máy. Nó khởi nguồn từ một doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và bành trướng nhanh đến chóng mặt. Có người gọi Nhà máy là “mafia dữ liệu”, và quả thực cũng có sự tương đồng với mafia là Nhà máy chỉ duy nhất buôn bán dữ liệu. Nhà máy giám sát có chủ ý các máy tính để đột nhập vào. Tôi rửa số; trong khi làm tôi uống hết ấm cà phê. Làm một tiếng, nghỉ nửa tiếng – đúng quy định. Làm khác đi thì nửa phải và nửa trái của óc không rập khớp nhau, và giá trị số sẽ bị nhiễu loạn. Trong các lần nghỉ nửa tiếng tôi nói chuyện với ông già về đủ mọi chuyện trời đất. Nói chuyện, bất kể về đề tài gì, là phương pháp tốt nhất để bộ não mệt mỏi tái tạo sức lao động. “Những số này là gì vậy?”, tôi hỏi. “Số đo trong thí nghiệm”, ông già nói. “Kết quả của một năm nghiên cứu. Hình ba chiều thể hiện thể tích của xương sọ và khẩu cái được số hóa liên kết với phân tích ba nhân tố của các âm thanh phát ra. Tôi đã kể ban nãy là tôi mất ba chục năm để nghe được các âm thanh do xương sọ phát ra: nếu tính toán xong xuôi thì chúng ta sẽ đạt trình độ không chỉ thu được âm thanh một cách thụ động, mà còn biết được cơ sở lý thuyết của chúng nữa.” “Và điều khiển được chúng?” “Đúng thế”, ông già nói. “Điều khiển chúng sẽ có ích lợi gì?” Ông già liếm môi trên và im lặng hồi lâu. “Sẽ có đủ kiểu lợi ích trên đời. Tôi không thể cho anh biết được, nhưng đó là những khả năng mà anh nằm mơ cũng không thấy nổi.” “Tắt âm thanh đi chẳng hạn?”, tôi hỏi. “Trúng đích, chính xác, hô hô hô.” Ông già cười khoái trá. “Có thể kết hợp vào tín hiệu vốn có của xương sọ người và tắt âm thanh đi hay chỉnh to lên. Hình dáng hộp sọ mọi người rất khác nhau nên không thể tắt hẳn âm thanh được, nhưng có thể chỉnh cho khẽ hẳn đi. Nói đơn giản là làm cho các sóng âm thanh và sóng phản âm thanh cộng hưởng với nhau. Việc tắt âm thanh là một trong những kết quả nghiên cứu vô hại nhất của tôi.” Nếu đó là chuyện vô hại thì tôi có thể mường tượng ra các kết quả còn lại sẽ kinh khủng đến chừng nào. Nghĩ đến việc ai cũng có thể tắt hoặc tăng âm thanh là tôi sởn hết cả gai ốc. “m thanh có thể tắt theo hai chiều, chiều nói và chiều nghe”, ông già nói. “Chiều nghe là ví dụ như tiếng nước réo ban nãy, đồng thời ta cũng có thể tắt cả chiều nói. Nói thuộc về hành vi của cá nhân, có thể tắt đến một trăm phần trăm được.” “Ông có muốn công khai các kết quả ấy không?” “Có mà dở hơi mới làm thế. Không”, ông già phẩy tay. “Một chuyện thú vị như vậy không khi nào tôi lại đưa cho người lạ. Tôi chỉ làm để tự giải trí thôi.” Ông lại cười hô hố. Tôi cũng cười. Tôi chỉ định đăng thành quả nghiên cứu của mình lên tạp chí chuyên ngành, mà chẳng có ai hứng thú với âm thanh học cả, ông nói. “Còn lũ học giả bình thường thì quá ngu để có thể hiểu luận thuyết của tôi. Thêm nữa là giới hàn lâm có thèm đếm xỉa đến tôi đâu.” “Giới ký hiệu sư cũng không ngu đâu. Về mặt giải mã thì bọn họ là những thiên tài. Họ đọc các kết quả của ông như đọc một cuốn sách mở ấy chứ.” “Tôi đã phòng xa rồi. Tôi đăng bài hoàn toàn ở dạng giả thuyết, không kèm dữ liệu, không mô tả tiến trình. Bọn nó sẽ không bao giờ hiểu nổi đâu. Giới khoa học không để ý đến tôi, nhưng có hề gì! Một trăm năm nữa luận thuyết của tôi sẽ được chứng tỏ là đúng, với tôi thế là đủ.” “Hừm”, tôi thốt lên. “Vì vậy anh hãy rửa và đảo số đi.” “Vâng”, tôi nói, “thưa ông.” Trong giờ tiếp theo tôi tập trung tinh thần tính toán. Rồi đến giờ nghỉ. “Xin hỏi một câu nữa”, tôi nói. “Anh hỏi đi”, ông già đáp. “Về cô gái ở cửa. Đậm người, vận đồ màu hồng…” “Đó là cháu tôi”, ông già nói. “Con bé rất có năng khiếu, tuy còn trẻ nhưng đã giúp tôi nhiều việc nghiên cứu.” “Câu hỏi của tôi là: cô ấy bị câm, hay chỉ nói theo cách mà ông đã tắt tiếng đi?” “Thôi chết”, ông già đập tay lên đầu gối. “Tôi quên béng đi mất! Xong thí nghiệm rồi mà không chỉnh lại bình thường… Chết chết, tôi phải ra làm ngay.” “Vâng”, tôi nói.
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương