Xuyên Việt Về Thời Phong Kiến

Chương 21: Câu Đối! Lại Thấy Câu Đối!



Ngồi trong phòng, Nguyễn đại công tử đối với tình huống xảy ra lúc này trong lòng quả thực là tràn đầy bất an. Mèm! Thầy đồ Trần chắc không đến nỗi lại muốn mời phụ huynh học sinh của hắn đến thư viện uống trà tâm sự đi? Là đi??? Hẳn là đi!!!

Cũng may, thầy đồ Trần là người tốt. Người đầy lòng trung quân ái quốc hơn nữa đối với Nguyễn Trọng Lăng vẫn còn nhiều hơn một phần thưởng thức. Điều này làm cho Nguyễn Trọng Lăng cảm thấy rất áy náy, kỳ thật hắn ngủ trên lớp học cũng chỉ là vô tình (vô cái con khỉ). Tại cái tư thế kia nó thật sự là… quá dụ dỗ hắn ngủ! Hắn có chút không kìm lòng được.

Chỉ nghe thầy đồ Trần cau mày nói:

-Nguyễn Trọng Lăng, thầy thấy trò đi học không nghe giảng bài mà lại nằm ngủ ở trong lớp. Hơn nữa sau khi ngủ còn ngủ ngáy chứng tỏ trò ngủ được rất ngon, rất an tâm. Chắc là trò học thức đã uyên bác đến mức không cần ở lại đây nghe ta giảng bài rồi đúng không?

Nguyễn Trọng Lăng nào dám cho thầy đồ hoạch tội tiếp, hắn vội vàng chắp tay nói:

-Học trò không dám! Học trò nhất thời sai lầm! Mong thầy khoan dung độ lượng cho học trò một lần.

Thầy đồ Trần nghe vậy nói:

-Thầy thấy trò đi đứng, nhấc tay nhấc chân đều tràn ngập tự tin. Nói vậy cũng đã thông hiểu đạo lý tứ thư ngũ kinh, kinh, sử, thi, tập. Như vậy đi! Thầy cũng không làm khó trò, ta liền ra mấy cái văn thơ đối ngẫu. Nếu trò có thể đối đáp được việc này cũng coi như là bỏ qua, như thế nào?

Thầy đồ Trần biểu tình không mặn không nhạt, trong mắt lại lộ ra ý cười.

Lại muốn dùng câu đối tra tấn ta!

Ta còn chưa có đả thông hai mạch nhâm đốc, hậu thiên hóa tiên thiên a! Ông thầy này vừa rồi rõ ràng cố ý lấy ta ra tiêu khiển xoay quanh. Nguyễn Trọng Lăng âm thầm căm giận, biết ngươi thích chơi trò văn thơ câu đối, muốn đối câu đối ngươi cứ việc nói thẳng a. Còn phải quanh co lòng vòng dọa dọa ta như vậy vui sao? Cả lớp cũng đâu chỉ ta một mình làm việc riêng cơ chứ! Thật sự là… Già rồi mà còn không đứng đắn!!!

Chỉ tiếc một đám học sinh nghe thầy đồ nói vậy, rất không có chí tiến thủ, nhao nhao nổi lên hưởng ứng:

-Đúng! Đúng! Đối câu đối hay nhất!

-Phải nên như thế!Thầy đồ Trần thật là người khoan hồng độ lượng, tâm địa thiện lương tốt bụng như Bồ Tát.

Móa! Một đám bại hoại xấu xa thích ném đá xuống giếng, thích xem náo nhiệt! Nguyễn Trọng Lăng oán hận nghĩ thầm. Vẫn là vị quan anh ở sau lưng hắn còn tốt một chút. Tuy vẻ ngoài có vẻ giới tính thứ ba nhưng đối phương vậy mà không có chút động tâm hùa theo với đám thích xem náo nhiệt kia, chỉ dùng ánh mắt nháy nháy nhìn về phía Nguyễn Trọng Lăng. Tiếc là Nguyễn đại công tử cũng chẳng hiểu hắn đây là muốn nói cái gì.

Nguyễn Trọng Lăng ánh mắt nhìn kĩ thầy đồ Trần một lần như muốn khắc ghi dáng vẻ của đối phương vào tận sâu trong khối óc. Nhìn đến thầy đồ Trần cũng cảm giác chẳng lẽ mình làm sai điều gì hay sao mà đối phương nhìn mình ghê vậy. Cái ánh mắt kia của Nguyễn đại công tử cũng thật sự là u oán triền miên nha~

-Thầy ơi! Có thể không đối câu đối được hay không? Học sinh thật sự biết lỗi rồi! Sau này nhất định thành tâm hối cải, sửa đổi làm người tốt!

Thầy đồ Trần trong mắt lộ ra ý cười, chậm rãi lắc đầu, kiên định nói:

-Không có thương lượng gì hết! Nếu trò có thể đối đáp được văn thơ đối ngẫu việc này coi như bỏ qua. Nếu không đối lại được trò cứ chuẩn bị mà chép phạt sách mỏi tay đi. Quân tử một lời bốn ngựa khó đuổi. Ta nói là làm được đấy!

Lão này quả nhiên không có hiền lành dễ nói chuyện như vẻ bề ngoài, lại đem sở thích của mình làm niềm vui trên sự đau khổ của người khác. Người ta đều nói người cổ đại đều lấy nhân nghĩa đạo đức làm đầu, như thế quái nào ta lại gặp phải một đám… Toàn bộ đều là cái hạng người âm hiểm giả dối như vậy chứ? Ngay cả lão sư dạy học cũng có bộ dạng như thế này.

Nguyễn Trọng Lăng ủ rũ nói:

-Như vậy liền thỉnh thầy ra vế đối. Cũng xin thầy nhẹ nhẹ tay dùm con!

Thầy đồ Trần bỏ qua lời cầu xin của hắn, mặt trầm ngâm nhìn ra bên ngoài cửa sổ một hồi, dường như đang hòa mình vào thiên nhiên để tìm lấy cảm hứng. Phía bên ngoài chỉ thấy là một dải sông Hồng đang êm đềm chảy. Ừ! Thư viện vậy mà cách sông cũng không xa. Nhìn từ cửa sổ vừa có thể thấy hết được phong cảnh trên sông Hồng. Thầy đồ Trần nhẹ nhàng vuốt râu, chậm rãi nói:

-Cổn cổn hồng giang đông thệ thủy. (dịch là: cuồn cuộn sông Hồng đưa nước chảy về đông)

Thầy đồ Trần khuôn mặt đượm vẻ hoài niệm, có khi là đang nhớ lại những năm tháng khi còn trẻ tung hoành tài học, dùng văn thơ đối đáp với người nơi dải lụa sông Hồng này.

-Hay!

Nguyễn Trọng Lăng bật thốt lên một câu khen ngợi. Kỳ thật vế đối này không quan trọng là hay hay không. Quan trọng là nhất định phải khen một tiếng lấy lệ, không khen lại nói rằng mình không có phẩm vị. Không khen cứ cẩn thận tý thầy đồ Trần xử lý hắn.

Phía bên kia, thầy đồ Trần nghe Nguyễn đại công tử nói vậy liền vuốt râu cười, nói:

-Vế đối thơ này cũng chỉ bình thường mà thôi, không tính là ta gây khó dễ cho trò đi!

Cả đám học sinh trơ mắt nhìn Nguyễn Trọng Lăng, diễn cảm không đồng nhất. Có người vui mừng khi người khác gặp họa, có người nhíu mày tự hỏi. Đương nhiên cũng có người đồng tình với hắn, muốn giúp hắn. Này là lấy vị quan anh ngồi bên dưới làm đại biểu.

Nguyễn Trọng Lăng bắt đầu học theo bộ dáng của thầy đồ Trần, ra vẻ nhìn phong cảnh bên ngoài cửa sổ, trầm ngâm không thôi. Phong cảnh bên ngoài thật không sai, gió thổi vi vu, liễu rủ ven bờ, thuyền hoa, kỹ nữ.

Móa!Trên sông Hồng, ban ngày ban mặt mà thấy thật nhiều thuyền hoa kĩ viện chập chùng tấp nập. Những chiếc thuyền hoa to đẹp hoành tráng đều dừng lại ven bờ. Thư sinh, công tử con nhà giàu cùng du khách khắp nơi lên thuyền hoa, làm thơ làm phú, đối câu đối thi thố tài nghệ. Đương nhiên cũng có một chút ban ngày tuyên dâm chúng ta tạm thời không nói tới. Nói chung không nghĩ tới con sông này thời cổ đại ấy vậy mà náo nhiệt như thế. Nguyễn đại thiếu gia đúng là lần đầu được thấy những cảnh sắc này.

Nguyễn Trọng Lăng đột nhiên rất muốn đi thưởng thức một chút đám thuyền kĩ viện này một lần. Đương nhiên chỉ là tới thảo luận thảo luận học vấn thuần khiết cùng với các cô gái trên đó, tuyệt đối không có thêm ý tứ gì khác. Chỉ là các cô gái bị sở học của Nguyễn đại công tử làm khuynh đảo cả tâm thần, các nàng sau đó lại dùng bạo lực bắt buộc hắn phải cùng các nàng ban ngày tuyên dâm.

Này… gặp phải chuyện này, Nguyễn Trọng Lăng cũng không có cách nào phản kháng không phải sao? Này là các nàng người đông thế mạnh a! Không phải lỗi tại hắn không kiên định nhé!

-Được chưa vậy! Mau mau đối đi chứ!

Đám học sinh trong phòng lớn tiếng thúc dục, rất khiếm nhã cắt ngang mất dòng suy nghĩ của Nguyễn Trọng Lăng. Nguyên nhân tất nhiên là cả đám thấy hắn trầm ngâm nửa ngày mà chưa nghĩ ra được vế dưới, cho nên đã không còn giữ nổi bình tĩnh.

Nguyễn Trọng Lăng nhìn trái nhìn phải cả đám, bĩu bĩu môi, chắp tay đối với thầy đồ Trần, nói:

-Cổn cổn hồng giang đông thệ thủy. Học trò xin đối vế dưới là: Lãng hoa đào khứ tận anh hùng. (dịch là: mênh mông bọt nước xóa nhòa hết anh hùng)

Vừa dứt lời, một mảnh tiếng cười vang lên. Ngay cả thầy đồ Trần trước nay tính tình điềm đạm, lông mày cũng nhếch cả lên.

Vị quan anh bên dưới Nguyễn Trọng Lăng nhỏ giọng nhắc nhở:

-Đối không chuẩn!

Đương nhiên là đối không chuẩn! Đây chính Nguyễn đại công tử hàng nhái từ thơ hắn nghe được trong phim Tam quốc diễn nghĩa (*) ngày xưa hắn xem mà ra. Dùng vế thơ để đối câu đối có thể đối chuẩn mới là lạ. Có điều Nguyễn đại công tử dám dùng thơ để đối câu đối, đã tồn tại tất nhiên sẽ có chân lý của nó.

Giữa lúc học sinh cả sảnh đường cười vang, thầy đồ Trần vẻ mặt tức giận, vị quan anh ngồi sau ánh mắt kì quái vậy mà toát ra lo lắng… Nói chung giữa cái cảnh người người xôn xao xáo động như thế Lăng đại thiếu gia đột nhiên lại thấm thía được cái cảm giác chỉ từng nghe qua trong truyền thuyết “Cả thế gian đều say mình ta còn tỉnh”.

Cảnh giới của hắn lúc này vì vậy thoáng cái dường như tăng cao lên vùn vụt. Chỉ nghe Lăng đại thiếu gia giọng trầm bổng du dương đứng đó đọc thơ. Ánh mắt hắn sâu xa khó hiểu nhìn ra nơi bờ sông xa tít, bỏ ngoài tai tiếng cười châm biếng của mọi người..

Cổn cổn Hồng giang đông thệ thủy

Lãng hoa đào khứ tận anh hùng

Thị phi thành bại chuyển đầu không

Thanh sơn y cựu tại

Kỷ độ tịch dương hồng

Bạch phát ngư tiều giang chử thượng

Quán khan thu nguyệt xuân phong

Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng

Cổ kim đa thiểu sự

Đô phó tiếu đàm trung.

(dịch:

Cuồn cuộn sông Hồng nước chảy về đông

Bọt sóng như hoa quét sạch đấng anh hùng

Đúng sai được mất ngoảnh đầu đều không cả

Núi xanh nguyên nơi cũ

Mấy độ ánh chiều hồng.

Ngư tiều bạc tóc nơi sông ấy

Nhìn quen trăng thu gió xuân

Một bầu rượu nhạt vui mừng gặp

Xưa nay nhiều ít sự.

Đều tan đi trong tiếng nói cười.

(*): ở đây Tam quốc diễn nghĩa thời điểm này còn chưa ra đời. Trong chính sử hay dân gian dù có bài thơ tương tự đó cũng là bên Trung quốc mới truyền lưu, đối với thầy đồ Trần và các học sinh lúc này mà nói bài thơ này là lần đầu được nghe.

Kết thúc chương 21.

(Truyện được đăng mới nhất tại Viptruyen /book/)
Chương trước Chương tiếp
Loading...