[12 Chòm Sao] Công Chúa Của Tôi

Chương 17



Thu lại đường nhìn, Bảo Bình lật một quyển sách trên bàn ra. Quyển này chủ yếu nói về Cổ Cầm và một vài khúc nhạc có liên quan. Ban đầu đàn Cổ Cầm có tên là Dao Cầm, gồm 5 dây: Cung - Thương - Dốc - Chủy - Vũ, sau thêm hai dây Văn - Võ là bảy nên còn gọi là Thất huyền cầm tức là đàn 7 dây. Một cây đàn Cổ cầm được làm bằng gỗ ngô đồng, có nhiều loại như ngô đồng đỏ, ngô đồng bạch,... . Đôi khi cũng có thể sử dụng một số loại cây khác.

Dao Cầm dài 3 thước 6 tấc 1 phân ứng theo 361 độ chu thiên trong năm. Mặt trước rộng 8 tấc ứng với 8 tiết, mặt sau rộng 4 tấc ứng theo bốn mùa, bề dày 2 tấc ứng theo lưỡng nghi. Đàn gồm 12 phím ứng với 12 tháng trong năm, sau thêm một phím nữa ứng với tháng nhuận. Trên mắc 5 dây ngoài ứng theo ngũ hành, trong ứng với ngũ âm: Cung - Thương - Dốc - Chủy - Vũ. Ngoài ra đàn Cổ Cầm còn có 3 loại âm sắc: "âm phiếm", "âm án" và "âm tản", tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân hòa hợp.

Trong đó bài hay nhất là bài" TĩnhDạKhúc", do một lão nhân viết ra cách đây khá lâu rồi. Nàng đã từng nghiên cứu qua nhưng vẫn không cách nào đàn hết một bài. Xử Nữ cũng đã từng đánh vài lần, tuy trọn bài những vẫn không được tự nhiên.

Tiết tấu khúc nhạc này cũng rất kỳ quái, giai điệu khúc đầu và khúc cuối dường như bất đồng. "TĩnhDạKhúc" là một trong những bản khó đàn nhất, đặc biệt từ chương năm đến sau có mấy đoạn khi đàn phải chen ngón giữa của bàn tay trái vào các dây làm âm thanh phát ra đục và giống như tiếng gươm giáo chạm nhau.

"TĩnhDạKhúc" do lão nhân viết tặng bằng hữu của mình. Vị bằng hữu ấy là công chúa nước Đại Lý, cùng thị vệ thân cận của mình lưỡng tình tương duyệt nhưng sau đó bị bắt gả cho hoàng tử nước láng giềng cầu thân. Lúc ấy thị vệ của nàng bị điều đi làm một số việc nên không hay biết. Khi trở về, chàng biết tin nên đầu quân cho nước đang đối đầu với nước của hoàng tử kia.

Sau đó hai nước khởi binh đánh nhau, thị vệ đó giữ chức tướng quân trực tiếp ra trận. Không biết có phải oan gia không mà đúng lúc gặp được vị hoàng tử kia. Hai người giao chiến mấy trận, cuối cùng hoàng tử kia tử trận. Đồng thời, hoàng thượng Đại Lý dẫn binh chi viện không ngờ trúng kế địch mất mạng.

Công chúa hay tin phụ hoàng mình qua đời, lại do người mình yêu nhất hại nên không đành lòng, nhảy giếng tự tử. Sau khi kết thúc trận chiến, thị vệ vào cung tìm người nhưng trễ một bước, không được gặp mặt nhau lần cuối. Chàng cho người vớt xác lên, sau đó ôm theo thi thể vào rừng. Từ đó không ai gặp lại chàng nữa, có người nói chàng bị điên, có người nói vì quá đau lòng chàng ôm theo thi thể nhảy xuống vực sâu.

"Tĩnh Dạ Khúc" mở đầu bằng điệu nhạc nhẹ nhàng, du dương toát lên sự hạnh phúc trong tình yêu. Phần giữa có giai điệu trầm bổng, nhưng không khoan hòa như cảm nhận được tình cảnh lúc đó của vị công chúa ấy, mơ màng chìm vào sự khổ đau tự trách. Tiếng đàn dần thanh u, có thể nghe được tiếng gươm giáo chạm nhau, tiếng gào thét của vong hồn nơi chiến trường đẫm máu. Phần cuối thể hiện sự tịch mịch, cô đơn của thị vệ khi vào rừng sâu. Tiếng đàn rót vào tay người nghe như tiếng nước chảy từ thác nước, có khi tĩnh tại như mặt hồ.

Ba quyển còn lại viết về một số nhạc cụ như tiêu, sáo, tỳ bà, tranh,... . Chủ yếu nói về những điều liên quan đến nhạc cụ đó và một số nhạc phổ phổ biến.

Bảo Bình đang lật xem được vài trang thì cảm thấy ai đó đang chọt chọt mình. Nàng quay đầu lại, chỉ thấy Thanh Thanh đang nhìn ngoài cửa. Nàng nhìn theo hướng đó thì thấy Song Ngư bước vào, hai tay chắp sau lưng vẻ mặt rất bất đắc dĩ.

Song Ngư đi vào cũng không chú ý đến ai, đi về chỗ ngồi mà thở dài. Song Tử ngồi bên cạnh dùng tay cọ cọ tay chàng ý muốn hỏi sao vậy?

Song Ngư thở dài, nói-"phiền phức"- sau đó thì không nói nhiều nữa.

"Khụ khụ" mọi người vẫn còn đoán xem có chuyện gì thì một người bước vào. Người bước vào không phải ai xa lạ mà là Thẩm Thiên, buổi sáng mọi người đã gặp rồi. Họ đứng lên hành lễ trong khi vẫn không biết đang xảy ra chuyện gì.

-"Ngồi xuống đi"- thầy phất tay-"thầy Xà Phu có việc, hôm nay thầy dạy thế một ngày".

-"Hai người có biết chuyện này không?"- Thiên Bình chống cằm hỏi Ma Kết, Xử Nữ.

Hai người nhìn nhau sau đó đồng thời lắc đầu.

-"Hoàng thượng có việc cần bàn với họ"- Sư Tử bỏ sách xuống nói.

Song Ngư nhìn trời thầm nghĩ xong rồi, chắc chắn là bàn chuyện lúc nảy.

-"Huynh biết"- Song Tử quay đầu lại, biểu cảm như đang nói biết mà không báo.

Sư Tử làm vẻ mặt vô tội, há miệng định nói nhưng lại thôi. Cùng lúc đó Thiên Yết nảy giờ tâm tình vẫn trên mây, khóe miệng bỗng nhếch lên rất khẽ.

-"Các em học tới chương nào rồi"- Thẩm Thiên hướng mọi người về chủ đề chính.

-"Dạ, quyển 1 chương 9"- Ma Kết đứng lên nói.

-"Vậy có chỗ nào không hiểu không, nói, thầy giảng lại cho"- Thẩm Thiên lật sách ngay trang 9, ngước mặt lên hỏi mọi người.

Mọi người cùng nhất quán lắc đầu, nghĩ lại lần trước thầy Xà Phu dành hết buổi sáng dạy họ lý thuyết, buổi chiều lại bắt họ đàn một vài bài, còn đi xung quanh đích thân chỉ họ. Nghĩ đến đây mọi người một lần nữa đồng loạt lắc đầu, chỉ mới không gặp thầy một lát giờ lại nhớ.

-"Được rồi, Nhân Mã đọc lại chương 9".

Nhân Mã híp mắt nhìn Thẩm Thiên, gãi gãi đầu một lúc bắt đầu đọc. Chương này kể lại câu chuyện của vị công chúa kia nên chàng cũng không đọc giống hoàn toàn trong sách, chủ yếu chỉ nói về những ý chính. Thật ra trong quyển này, Nhân Mã thấy chỉ có chương này hay, chàng vẫn thường hay đọc nên nhớ rất rõ.

Đợi sau khi Nhân Mã đọc xong, Thẩm Thiên lại gọi Xử Nữ đọc. Thiên Bình nổi giận, không phải ai cũng biết mấy hôm nay Xử Nữ bị thương nên không đi học, vậy mà còn gọi tỷ ấy đọc, không phải làm khó tỷ ấy sao. Ma Kết vỗ vài cái lên vai nàng ý không cần lo.

Đúng như vậy, Xử Nữ đứng lên đọc một lượt, đọc rất lưu loát không dấp chữ nào. Mọi người tò mò, chẳng lẽ nàng đã đọc trước rồi sao nhưng rõ ràng lúc nảy không thấy nàng giở sách lấy một lần. Chỉ có Kim Ngưu với Thiên Bình nhìn nhau âm thầm lè lưỡi. Bởi vì mỗi khi họ đi học về là Xử Nữ liền hỏi bữa nay học gì, sau đó bảo họ giảng lại một lần, không hiểu gì thì hỏi lại, nhiều lần còn bắt thầy Xà Phu dạy lại. Làm cho tối nào thầy Xà Phu cũng nói có việc tới tối mới về, còn họ bữa nào cũng thức tới khuya.

Thầy Thẩm Thiên gật đầu, thầm tán thán, không hổ là thiên chi kiêu tử.

-"Thiên Xứng, chương 6 quyển 4".

Mọi người âm thầm lau mồ hôi thay chàng, quyển bốn nói về đàn tỳ bà, mà chương đó chính là nói về lịch sử của nó và người làm ra. Chuyện đó đã mấy ngàn năm lại toàn niên biểu đặc biệt khó nhớ.

Nhưng mọi người một lần nữa kinh ngạc, Thiên Xứng không chỉ đọc đúng năm mà cò đọc rất tốt, so với Xử Nữ đúng là không thua kém bao nhiêu. Còn Thiên Long lại đắc ý, Thiên Xứng cũng thuộc loại người ít nói suốt ngày vùi đầu vào sách vở, cả ngày còn không nói được mấy câu. Hiện nay, số sách mà Thiên Xứng một mình đọc còn nhiều hơn cả tổng số sách chàng và Thiên Ngọc đọc.

Lúc mới vào, Thẩm Thiên muốn thử bọn họ một chút nhưng thật không ngờ không làm được gì. Đúng là chỉ có những người có bản lĩnh mới vào được lớp đặc biệt này. Lão gia tử cũng không làm khó gì nữa gọi thêm hai người đọc lại chương 9.
Chương trước Chương tiếp
Loading...