Bình Minh Nắng Ấm

Chương 4



Phút ngoài lề.

Vậy là lại một tuần nữa trôi qua. Khoảng thời gian ấy là ngắn hay dài!? Tôi không biết! Chỉ biết là khoảng thời gian chưa đủ để chúng tôi có thể sinh hoạt bình thường như mười năm trước. Tuy ở chung nhà nhưng hai đứa tôi ít khi nào trò chuyện. Dường như có một rào cản vô hình nào đó giữa hai đứa chúng tôi chăng?

Nhiều lúc tôi vẫn tự hỏi " Nhi ơi, sao bạn vô tâm lắm! Cái nơ kỉ niệm ấy vẫn theo tôi suốt bao năm tháng, vậy mà sao Nhi lại nỡ quên đi? Sao Nhi vẫn cứ mang hoài suy nghĩ rằng đó là của một người con gái khác mỗi khi vô tình trông thấy tôi nâng niu cái nơ ấy một cách âu yếm?".

Mà thật ra...cái nơ ấy đúng là vật kỉ niệm của người con gái mà tôi thương nhớ mãi mãi, phải không Nhi.....

****************************************

Từ khi Nhi đến đây cuộc sống của tôi có phần mất cân bằng, nếu không muốn nói là bị đảo lộn hoàn toàn. Tôi đã không còn được bày bừa, bê bối như trước nữa. Nói chuyện cũng phải giữ lời hơn, không được "sổ" thoải mái như xưa.

Tôi vẫn nghĩ: hè là được đi chơi với bạn bè thoải mái, nào ngờ .... Tụi kia đúng là lũ vô tình. Tụi trong xóm thì lấy lý do: Nhi lâu rồi mới về quê, còn lạ lẫm nhiều chỗ nên cứ dẫn con nhỏ đi suốt. Bỏ mình tôi ở nhà hẩm hiêu. Mấy thằng cùng với lớp tôi còn đáng ghét hơn. Dạo trước bọn nó đến thăm nhà tôi đã hiếm mà con than thở đường xa mệt nhọc, vậy mà mới bữa trước đến chơi thấy Nhi thoáng qua thôi là tuần sau tụi nó có mặt không thiếu một ngày. Đã vậy còn cười hề hề :" nhớ mày quá, sợ mày buồn nên tụi tao qua mày chơi thường hơn hen!". Chơi khỉ gì tôi chưa thấy, chỉ thấy bọn nó dòm ngó muốn xuyên thủng cả nhà tôi. Mà cũng lạ! Tụi nó dòm Nhi đến mòn con mắt, mà chả thằng nào dám đến bắt chuyện cả! Âu cũng là một điều may mắn đối với tôi.

Tôi vốn thích câu " hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng", dĩ nhiên ở trường hợp của tôi sẽ cao hơn: " Tình cũ không rũ không tới".

Số là thời điểm này trùng với mùa câu cá ở quê tôi. Tôi lại là "truyền nhân" đời thứ...7 trong nhà nên rất háo hức được trổ tài. Trò đi câu này lại đang "hot" đối với bọn con trai thôn quê chúng tôi nên đứa nào đứa nấy đã chuẩn bị "đồ nghề" từ tháng trước, chỉ chờ mùa nước về là " lên đường".

"gần mần rô, xa ra lóc"- đó là câu truyền miệng của dân "câu kéo" xóm tôi. Và đó là một triết lý luôn luôn đúng. Nhưng ngoài các câu triết lý ra chúng tôi còn có những điều kiêng kị nhất định....

Xui thay điều cấm kị đó sắp bị vi phạm khi nghe tin anh Ti rũ Nhi đi cùng. Có dịp đi chơi với Nhi thì ai mà không thích, nhưng ...đi câu mà dẫn con gái theo là điều cấm kị nhất trong mọi điều cấm kị.

Không phải tại tôi mê tín mà đó là bài học xương máu từ mấy năm trước. Những lần trước bọn tôi cũng thử dẫn bọn con gái trong xóm theo. Kết quả là chỉ mới đi được nữa quãng đường bọn con gái đã than ầm lên, nào là đau chân, nắng nóng, xa xôi.... Rồi còn bắt bọn con trai chúng tôi phải dẫn về, thành ra công cốc. Giờ nghe Nhi gật đầu cái rụp khiến tôi chột dạ vì... dù sao tôi vẫn thích đi câu hơn nên tìm mọi lý do để Nhi từ bỏ ý định.

Để làm được việc đó thì trước tiên tôi phải bắt chuyện với Nhi đã.

- Nghe nói Nhi muốn đi câu với tụi này hả?

- Ừ!

- Không được đâu!

- Sao không được?

- tại ... trời nắng lắm! Bà không sợ đen da sao?

Nghe tôi buộc miệng gọi Nhi bằng "bà" khiến nó sựng người khoảng vài giây, nhưng rồi lại cười tươi hơn trước. Tôi vốn đinh ninh rằng đem chuyện sắc đẹp ra là nó sẽ sợ mà rút lui, nhưng dường như nhiêu đó vẫn chưa "đủ đô".

- Thì đội nón! Với lại về quê mà da trắng quá cũng hơi kì. Đang muốn phơi cho đen bớt nè!

Tôi vội kể thêm một số lý do nữa mong nó sẽ hồi tâm chuyển ý.

- Nhưng đi xa lắm! Lại có bùn dơ, gai cộ, rồi rắn rít nữa! Bà,à... Nhi không sợ à?

- Ông cứ xưng hô "ông, bà" đi cho tiện. Còn về chuyện đi câu thì tui đã nhất quyết đi nên ông đừng cố gắng thuyết phục nữa. Sao bọn con trai các ông đi được mà tui đi không được. Còn quần áo dơ thì về giặt chứ có gì mà lo!

Đuối lý, tôi đành ra chiêu cuối:

- nhưng tụi này đi đến chiều, đói bụng là phải ăn cá sống đó!

Nhi cười khì:

- Thì mấy người cứ việc ăn! Tui tự đem đồ ăn theo.

Thôi rồi! Con gái trên đời này đều được đúc từ một khuôn ra hay sao ấy. Trước đây mấy con nhỏ trong xóm cũng nằng nặc đòi đi y như vậy, để rồi cuối cùng.... Chưa kể mấy con nhỏ đó là dân quê thứ thiệt, còn Nhi- một tiểu khuê các, quen ăn sung mặc sướng thì sao chiệu nổi chuyến đi này. Vì vậy chiều nay chắc mẻm là ... công dã tràng!

Trưa đó nằm ngủ không được, tôi thầm rũa tên Ti rũ con nhỏ này đi mà chi. Thiếu gì cách để mà "me" nó, sao lại chọn cái cách làm "cụt hứng" anh em vậy nè. Có rũa thì cũng đã rồi nên tôi đào rất ít trùn, sợ phí công. Người ta thường nói tính tôi hay lo xa nên nhiều lúc bỏ đi mất cơ hội. Mà dường như lần nào cũng như vậy mới tức chứ...

Chuyện đi ruộng đối với con trai bọn tôi là đồ bỏ, nhưng với dân thành thị, đặc biệt lại là con gái thì đó là cả một chặng đường khó khăn không thua gì đường... lên đỉnh Olympia. Mà muốn lên được đến "đỉnh" thì phải vượt qua nhiều cửa ải.

Ải thứ nhất là ...bùn đen. Đây là khắc tinh của bọn "công chúa" ưa ở sạch. Tôi cầu ông Địa cho Nhi biết sợ mà đòi về sớm, khỏi mất công đi xa. Nhưng ông Địa hôm nay không linh cho lắm. Nhi vượt qua được thử thách này không mấy khó khăn, lại có phần thích thú.

- Ui! Sình này coi vậy mà mát quá hen! Hổng biết có bị "ô nhiễm" gì không?

- Hổng sao đâu! cái này khi khô là tự động tróc ra hết hà! Tốt cho da lắm á!

Cu Lỳ ơi là Cu Lỳ! Lẽ ra đã có thể đuổi cổ con nhỏ này về sớm với lý do "vệ sinh phòng ngừa nhiễm độc" từ...sình. Nhưng chưa kịp mở miệng thì thằng nhóc đã nhảy vào họng tôi rồi.

Không sao cả, vẫn còn ải tiếp theo.

Chặng tiếp theo sẽ rất khó khăn. Đó là con đường mòn dọc bờ ruộng. Những đường ruộng này rất nhỏ và trơn, lại chi chít những gai trinh nữ sẵn sàng đâm thủng chân những kẻ vô tình giẫm vào.

Đi đã quen như bọn tôi đây còn "cóng róng", nói chi là đứa chân ướt chân ráo như Nhi. Nhìn khuôn mặt con nhỏ nhăn nhó vì giẫm phải gai hơi tội, nhưng rồi nó cũng vượt qua được trước sự bất ngờ của tôi.

Có một điều bất bình thường mà khi đó tôi chẳng nhận ra. Khi đó tôi với anh Ti đi trước dẫn đường nhưng mắt vẫn dõi theo Nhi. Bỗng anh Ti thúc nhẹ vào sườn tôi một cái hơi nhột.

Có một điều bất bình thường mà khi đó tôi chẳng nhận ra. Khi đó tôi với anh Ti đi trước dẫn đường nhưng mắt vẫn dõi theo Nhi. Bỗng anh Ti thúc nhẹ vào sườn tôi một cái hơi nhột.

- Ê Trung, thấy gì lạ không mầy?

- Thấy gì?

- Đó đó!- Anh tay đưa ánh mắt về phía Nhi.

Tôi ậm ừ:

- Ừ! Gai bữa này nhiều quá! nhìn nó đi mà thấy tội.

- Tao không nói chuyện đó! Gai thì đứa nào mà chẳng đạp?

- Chứ chuyện gì?

Anh Ti thì thầm một cách bí hiểm:

- Mày để ý nãy giờ nó bước đi như thế nào không?

Tôi chưng hửng:

- Thì bình thường, bằng hai giò!

- Thì hai giò chứ hổng lẽ hai cánh! Ý tao nói lạ là nãy giờ con nhỏ đó chưa trượt té cái nào. Quần áo nó còn sạch bon hà!

Đúng thế thật! Anh Ti mà không nói chắc tôi cũng không để ý. Cái đường mòn này khó đi nổi tiếng từ trước đến nay không phải vì gai trinh nữ, cái khó khăn nhất vẫn là cố gắng để không bị "chổng vó". Đi rành như tụi tôi mà đứa nào đứa nấy còn bị trượt ào ào. Vậy mà nãy giờ Nhi chỉ quan tâm đến việc đi thế nào để ít bị gai đâm.

- có thể ...tại nó là con gái!- tôi nhận xét.

- Con gái cái con khỉ! Tụi con Ngân cũng là con gái đấy thôi, vậy mà tụi nó còn chổng vó kinh hơn tụi mình!

- Thì ... chắc tại nó ốm nên giữ thăng bằng tốt.- tôi cố đưa ra một lý.

- chứ thằng Ti cò ma này có đứng vững được hơn ai đâu. - Anh Đen chen vào - THôi! đi nhanh, tới rồi kìa!

Cuối cùng thì Nhi cũng tự đến được địa điểm câu. Quả thật đây là điều mà tôi không lường trước được. Vượt qua hết những đám gai cuối cùng, nó khập khiễng đến cạnh tôi, buộc miệng than thở:

- Đường gì mà khó đi quá trời!

Tôi lầm bầm:

- Kêu ở nhà không nghe! Giờ thì...ráng chiệu!

Tranh thủ thời gian, Nhi lang thang ra chỗ bờ suối rồi ngồi bệt xuống một nhúm cỏ khô để "khám" lại đôi bàn chân của mình trong khi bọn tôi lặng lẽ chọn " lỗ " câu. Tôi chọn địa điểm gần chỗ Nhi ngồi, cắm cuối móc trùn vào lưỡi câu. Thấy là lạ, Nhi đứng dậy bước đến chỗ tôi. Nhác thấy con trùn đang ngo nghoe trên tay nó liền nhăn mặt lại.

Tôi biết trước đây Nhi bảo hay bắt trùn là xạo, chỉ vì muốn xỏ tui. Giờ đây trông mặt nó như vầy thì chưa biết ai sợ ai.

- Ghê quá à! Ông làm gì nó dzạ!

Tôi cười:

- Móc trùn để câu chứ chi!

- Dơ vậy mà ông cũng làm được! đúng là...

Tôi hơi quê nhưng cũng cố giữ hòa khí.

- Tui móc chứ bộ bà móc sao mà la lối hoài. Ráng mà câu cho được cá to, chút nữa nướng ăn luôn.

Nhi nhoẻn miệng tặng cho tôi một cái đồng tiền thật xinh trên mặt. Nhưng con nhỏ cũng chẳng đủ can đảm đứng cạnh tôi lâu để xem cảnh xỏ con trùn qua lưỡi câu sáng loáng. Đặc biệt là khi tôi giảng giải cách móc trùn phải ngắt nhỏ thế nào, quấn thế nào, làm cho con trùn...nát bét thế nào thì Nhi đã xanh mặt rồi. Cái bộ dạng chết nhát quen thuộc của con gái ấy khiến tôi bực mình nhưng cũng chẳng dám lên tiếng, sợ **ng chạm tự ái lẫn nhau.

Lát sau tôi chìa cần câu cho Nhi: - nè, xong rồi!

Giờ Nhi mới dám quay lại nhìn tôi, nhưng lại nhìn hơi lâu, mà còn cười khó hiểu nữa.

- Nhìn mặt Trung ... dễ thương ghê!

Tôi còn chưa kịp hiểu ý thì Nhi đã bước tới nhẹ nhàng lau mặt cho tôi.

- Móc trùn thế nào mà lại để cho nó " tè " lên mặt thế?

Tôi khịt mũi: "đi câu mà sợ dơ à! Đúng là con gái!"

Tôi khịt mũi: "đi câu mà sợ dơ à! Đúng là con gái!"

Nhi chẳng buồn cãi với tôi. Nó bị hút vào mấy cái khác ngớ ngẩn hơn nhiều.

- Ý! Cái " trắng trắng " này là gì vậy Trung?

Tôi thở dài:

- cái phao chị ơi!

- Em ngoan! Nhưng làm ơn cho chị biết: bộ ... em sợ con giun bị chết đuối hả?

Như đấy sụp dưới chân, tôi ướt gì mình rớt xuống dưới chết luôn cho rồi. Trời ơi là trời! Con nhỏ này giả ngu hay cố tình chọc tức tui vậy nè trời!

- Chị hai ơi là chị hai! Đây là cái phao câu cá chứ đâu phải là phao cứu sinh! NGHE CHO KĨ : thả lưỡi câu xuống, nhìn cái phao, khi nào phao chìm xuống thì giật mạnh lên! ĐƯỢC CHƯA Ạ!

Giờ chẳng cần biết Nhi hiểu hay chưa tôi vội "bay" qua bờ bên kia vì sợ phải trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn của nó lắm rồi.

Con nhỏ đó cũng chẳng vừa. Nó giật lấy cần câu rồi lủng lẳng đi tới mé khác, ta vẻ như ta đây không cần ai giúp đỡ. Tôi nhủ thầm: Thôi kệ nó!

Tôi đến cạnh anh Ti nhìn ảnh câu cho đỡ ghiền. Nhưng nhìn ảnh giật lia giật lịa khiến áu ghiền của tôi càng lúc càng... "ghiền" hơn. Đúng là "người tính không bằng trời tính", ngay từ đầu tôi đã không ngờ Nhi có thể lội bộ từ nhà ra tới đây nên không chuẩn bị thêm "đồ nghề". Bây giờ đành "rữa tay gác kiếm" ngồi chơi xơi nước. Tất cả cũng chỉ tại...

Miệng thì nói mặc kệ nhưng mắt tôi vẫn luôn quan sát động tĩnh của Nhi, dù sao tôi cũng có nhiệm vụ phải trông nom nó mà. Nhưng lạ một chỗ là ở bên đây anh Ti giật lia lịa thế mà Nhi lại ngồi trờ ra, chẳng buồn nhúc nhích. Ngẫm nghĩ một hồi rồi tôi lại quay sang bờ của Nhi.

- Bà sao vậy? Cá không ăn à?

Miệng méo xệch, Nhi ngồi gật đầu trông thật thảm hại.

- Cái phao không chìm hay sao?

- Ừ! Nó cứ nổi lều bều hoài!

Tôi lia mắt xuống khu mặt nước chỗ Nhi thả cần, nhưng lia nổ cả mắt mà tôi chẳng thấy cái phao "nổi lều bều" của Nhi ở đâu.

- Cái phao đâu?

- Kia kìa!

- Chỗ nào?

- Đó, chỗ cọng cỏ bị gãy đó!

- Trời ơi là trời!- tôi kêu lên- đó là cọng rơm! Vàng khè vậy mà bảo là phao à! Cá ăn rồi, GIẬT LÊN!

Tội nghiệp!

Nghe tôi rống lên như bò bị cắt tiết, Nhi quí cả tay vội "nhấc" (lẽ ra là giật mới đúng) cần câu lên. Đúng là con Nhi mất căn bản đi câu trầm trọng.

Quả như tôi dự đoán, phía đầu dây câu là một con cá rô mề to cỡ ba ngón tay.

- Ý! Con cá kìa!- Nhi thích thú reo lên.

- Thì con cá chứ bà nghĩ là gì? Ê Ê! Đem vô đây mau! Để đó nó vuột mất bây giờ!

Nghe tôi hối như vậy Nhi vội kéo cần vô bờ. Nhìn điệu bộ chậm rãi của nó thật ngứa con mắt. Nhưng tôi lo lắng cũng bằng thừa vì con cá chẳng thể nào chạy đi đâu được nữa. Tội nghiệp con cá, để lâu quá nên nó nuốt luôn cả lưỡi vào bụng. Tôi phải cố gắng lắm mới gỡ ra được nhưng con cá cũng ói máu tùm lum. Nhi thấy vậy liền nhăn mặt lại làm tôi nổi cáu.

- không muốn thấy cảnh này thì làm ơn để ý phao giùm một cái!

- Nhìn mặt ông là tui muốn tôi mắt rồi, nhìn phao sao thấy!

Mém chút xiếu là tôi lộn nhào xuống suối rồi! Con nhỏ này ác mồm thật, mới la có một câu mà nó đã xỏ tôi lại rồi. Như không để cho tôi kịp trấn tính, nó sai luôn:

- Ông gỡ phao ra đi! Khó chiệu quá!

- Gỡ phao sao câu!

- Chứ anh Sơn thì sao? Ổng cũng đâu có phao đâu?

- Đó là câu chì! Khó hơn câu phao à nha!

- Khó đến đâu cũng đỡ hơn nghe lời ông!

Tôi đã cố hòa bình mà sao con nhỏ cứ muốn gây chiến hoài. Thấy tôi mím môi lại nên nó đành im bặt. Tôi cũng chỉ mong có vậy nên đột ngột giật lấy cần câu trên tay nó nhưng con nhỏ chẳng- tỏ-vẻ- gì- là-...Chùn bước. Nó biết tôi sẽ chẳng dám xin nó "tí huyết" nào đâu nên vẻ mặt vẫn cứ kênh kênh dễ ghét. Mà thật... tôi đâu có định xin xỏ nó gì đâu. Tôi chỉ ...kéo phao lên sát mũi cần thôi. Kéo xong tôi nhanh chóng "vọt" qua bờ bên kia mặc cho con nhỏ "tự sinh tự diệt".

Tôi đã cố hòa bình mà sao con nhỏ cứ muốn gây chiến hoài. Thấy tôi mím môi lại nên nó đành im bặt. Tôi cũng chỉ mong có vậy nên đột ngột giật lấy cần câu trên tay nó nhưng con nhỏ chẳng- tỏ-vẻ- gì- là-...Chùn bước. Nó biết tôi sẽ chẳng dám xin nó "tí huyết" nào đâu nên vẻ mặt vẫn cứ kênh kênh dễ ghét. Mà thật... tôi đâu có định xin xỏ nó gì đâu. Tôi chỉ ...kéo phao lên sát mũi cần thôi. Kéo xong tôi nhanh chóng "vọt" qua bờ bên kia mặc cho con nhỏ "tự sinh tự diệt".

- Ê! - Nhi gọi giật lại.

- Gì nữa? - tôi nổi cáu.

- chưa móc trùn!

Ặc ! Tôi quên mất là còn có chuyện này.

Tôi nhào qua bờ bên kia xem tình hình "lũ quỉ" thế nào. Coi bộ dạng đứa nào cũng làm ăn khấm khá, khổ nỗi chỉ toàn là cá rô. Nhớ mùa câu năm ngoái tôi cũng có máu sát cá với biệt tài một buổi được 5 con cá trê "bợm". Nhà tôi nổi tiếng về nghề cá nhất xóm, nay tôi lại là đời tiếp theo nên tay nghề cũng khá cao. Với kinh nghiệm của tôi thì câu ruộng cho chắc ăn. Chứ câu suối kiểu con Nhi thì có nước ...chiều ra chợ mua cá.

Nhưng dù có ba hoa tài nghê thế nào đi chăng nữa thì cũng vô ích, hôm nay tôi sẽ chẳng có cơ hội để trổ tài. Nhưng bù lại chỉ cần Nhi vui thì tôi cũng...đỡ buồn chút chút.

Ở đời nào ai đoán được chữ "ngờ". Tôi càng lúc càng thắm thía câu nói đó.

Khi tôi đang lững thững đi đến chỗ anh Ti xin câu "ké" cho đỡ ghiền thì bỗng nghe một tiếng "Soạt" xé cỏ từ bờ bên kia. Theo kinh nghiệm lâu năm nên cả bọn cùng giật mình quay sang mà trố mắt.

Nhi đang luống cuống với chiếc cần câu cong hết cỡ.

Quỉ thần ơi! Nơi lẽ ra chỉ là một lưỡi câu bé xíu thì giờ đã thay thế bằng một con cá lóc khổng lồ đến mấy lạng chứ không ít. Tiếc là Nhi không có kinh nghiệm trong tình huống này nên sau hôm nay tôi sẽ phải "mai táng" chiếc cần này là chắc chắn. Nhưng giờ không phải lúc lo chuyện đó.

- kéo nó vào bờ đi! Kéo vào! Trời ơi! Nhanh lên!- cả bọn cùng là ì xèo cả lên càng khiến cho Nhi lúng túng.

Tôi sốt ruột vội "phi thân" qua bờ bên kia mặt kệ nó trơn cỡ nào.

Tiếc là đã chậm.

Một tiếng "rắc" khô khốc vang lên mang theo bao nỗi sầu đau. Nhưng cũng may là con cá bay thẳng lên bờ. Tôi chỉ kịp nhào tới chặn đầu con cá, không cho nó cơ hội xuống nước.

- Đưa giỏ đây! Nhanh lên!- tôi hét lên trong khi Nhi vẫn chưa kịp hoàn hồn. Tôi không biết sau vụ này Nhi có ghét tôi hay không nhưng nếu bây giờ để sổng con cá thì tôi sẽ mãi không tha thứ ình.

Phù! Sau một hồi vật lộn cuối cùng con cá cùng nằm gọn trong rọng. Một con cá khổng lồ đúng nghĩa, thuộc hàng cực hiếm ở đây.

Tôi vẫn luôn tự hào mình là tay sát cá chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa bao giờ dám mơ đến cá lóc, đặc biệt là một con to thế nầy. Mà người câu được lại là một con nhỏ chưa- từng- có-kinh- nghiệm- câu- kéo- ngày- nào. Thiệt là chẳng còn lời gì để diễn tả bằng câu: " chó ngáp phải ruồi...già".

Cả đám sau một phen hoảng loạn giờ bu lại trầm trồ đấu giá con cá, đưa nó lên tới tận câu lạc bộ Hàng Không khiến con Nhi sung sướng đến đỏ mặt. Bình phẩm chán chế rồi ai về chỗ nấy tiếp tục "sự nghiệp" của mình.

Chỉ có tôi và Nhi là lại vô công rồi nghề bởi cái cần duy nhất đã "đi tong" còn đâu.

- Giờ làm gì?- Nhi lắm lét nhìn tôi như thể tôi sắp ăn thịt nó không bằng.

May cho nó là giờ tôi có tấm lòng của bồ tát nên nhẹ giọng:

- Gãy thì về chứ sao!

Tôi từ tốn thu cả lưỡi lẫn nhợ rồi cầm rọng cá đứng lên. Oái ăm thay cái mé đất này bị bét nhè do cuộc chiến khi nãy, giờ đây lại trơn khủng khiếp. Vừa mới đứng dậy thì tôi đã chổng hai vó lên trời, trượt một cú dài xuống suối.

Sự việc xảy ra trong chớp mắt. Một tay cầm rọng, còn tay kia không biết quơ quào thế nào mà túm được một thứ. Hình như thứ đó không chắc cho lắm nên cũng bị kéo ùm xuống theo.

Bị uống vài ngụm nước một cách bất ngờ, tôi vội ngoi đầu lên ho sặc sụa. Cũng may tôi bơi cũng không đến nỗi tồi. Nhưng hồi nãy mình túm được gì vậy ta? Thon thon...mềm mêm...? Thôi chết rồi!

Tôi giật mình ngước lại lên bờ thì không còn thấy Nhi ở đó nữa.

- Hay thât! Ông định "thủ tiêu" tui bằng cách này hả?

Nghe giọng Nhi sặc sụa sau lưng tôi vô cùng mừng rỡ như gỡ được mối lo trong lòng. Tôi chỉ sợ nó xảy ra chuyện gì ( dù mực nước ở chỉ cao tới cổ tôi là cùng).

Bỗng giọng anh Ti trên bờ lảnh lót:

- Định nắm tay "em" đến bao giờ nữa hả cu?

Tôi đỏ mặt khi nhận ra là tôi vẫn chưa buông tay Nhi ra. Nhi nhẹ nhàng rút tay, chẳng để ý đến lời chọc ghẹo của anh Ti.

- con cá còn không?

Tôi gật đầu rồi quay lưng đặt rọng lên bờ, định nhảy lên. Nhưng chưa kịp nhảy thì Nhi đã túm lấy cổ áo tôi kéo giật lại khiến tôi té nhào ra sau. Đang choáng váng do bị tấn công bất ngờ, tôi cố ngoi đầu lên thì bỗng giật mình. Cả năm tên Ti, Lỳ, Mốm, Méo, và cả anh Đen đều nhảy ùm xuống khiến tôi uống nước liên tục.

Nãy giờ tôi với Nhi "quậy" ầm ầm động cả khu nước thì cá nào dám ăn nữa nên cả bọn bỏ cần đó, nhào xuống nước "thủy chiến". Tất cả 7 đứa nhưng chỉ có mình Nhi là con gái, nó cũng chẳng ngại ngùng gì mà không nghịch nước cùng bọn con trai chúng tôi. Thân thiết như anh em từ nhỏ tới giờ chưa từng xa cách.

Sau buổi đi câu tràn đầy kỉ niệm đó, tôi với Nhi lại có thể trò chuyện thân thiết như xưa. Hòa bình đã được thiết lập, dẫu lâu lâu cũng còn chiến tranh vài nơi. Nói là nói vậy chứ giữa chúng tôi nào giờ có chiến tranh gì đâu, chẳng qua hai đứa bọn tôi vẫn còn ngại ngùng sau mười năm xa cách nên khó mở miệng trước được. Có lẽ là lỗi do tôi trước nhất do cái vẻ mặt lạnh lùng trời đánh của mình đã để Nhi hiểu lầm. Cũng có nghĩa là sau này tôi sẽ còn khổ nữa, khổ dài dài....
Chương trước Chương tiếp
Loading...