Cuộc Du Hành Vào Lòng Đất

Chương 13 : Gặp Lại Saknussemm



Nhật ký củ tôi chấm dứt ở đây, may mà nó không bị chìm khi chiếc bè vỡ tan nên tôi còn viết tiếp được.

Chuyện xảy ra thế nào khi chiếc bè bị đâm sầm vào vách đá thì tôi không nói được. Tôi bị hất nhào xuống nước và thoát chết được nhờ cánh tay lực lưỡng khỏe mạnh của Hans kéo tôi ra khỏi vực xoáy. Anh đã đưa tôi vượt sóng vào bờ cát và đặt tôi xuống bên giáo sư Lidenbrock lúc đó cũng đã bất tỉnh. Sau đó, anh quay trở ra biển xem còn cứu vớt được hành lý gì không. Tôi không nói nổi vì quá mệt. Đến cả giờ sau tôi mới hồi sức được.

Trời mưa ngày càng dữ dội. Chúng tôi nhờ có một chỗ trú ẩn dưới mấy tảng đá chồng lên nhau mới tránh được cái thác nước từ trên trời đổ xuống ấy. Giáo sư Lidenbrock bảo đấy là điềm báo cơn bão sắp tan. Hans dọn ra mấy thứ thức ăn, rồi cả ba người đều lăn ra ngủ như chết!

Sớm hôm sau, khí hậu rất đẹp. Khi tôi thức dậy thì hoàn toàn không thấy dấu vết nào của cơn bão cả và nghe giọng nói vui vẻ của giáo sư Lidenbrock:

- Cháu ngủ ngon không, Axel?

- Cám ơn chú! Sáng nay trông chú có vẻ phấn khởi quá!

- Đúng vậy! Chúng ta đã tới bờ nam của biển Lidenbrock, bây giờ mình tiếp tục đi trên bộ và thực sự chui sâu vào lòng đất.

- Còn chuyến về của chúng ta thì sao?

- Đơn giản thôi cháu ạ, một khi đã tới tâm trái đất chúng ta sẽ tìm một con đường mới để lên mặt đất, cùng lắm là chúng ta sẽ quay lại theo con đường cũ.

- Vậy chúng ta phải sửa sang chiếc bè cho thật tốt.

- Dĩ nhiên rồi! Bây giờ chúng ta kiểm tra lại khâu lương thực cái đã!

Ra tới bờ biển, tôi thấy Hans đang loay hoay giữa một đống hành lý xếp ngay ngắn trên cát. Giáo sư Lidenbrock xiết chặt tay anh để tỏ ý biết ơn con người đã liều mạng vớt được những vật dụng quý nhất của đoàn. Tuy vậy, chúng tôi cũng bị mất một số món như súng chẳng hạn. Nhưng không một thứ máy móc nào bị mất cả. Chúng mới là thứ thiết yếu cho cuộc thám hiểm. Những thùng chứa thức ăn phần lớn đều còn nguyên vẹn, đủ cho đoàn thám hiểm dùng trong bốn tháng.

- Bốn tháng! – giáo sư reo lên – Dư thời gian để tới nơi và trở về. Thậm chí còn dư để đãi các giáo sư bạn tôi ở viện đại học.

Trong bữa ăn, tôi hỏi giáo sư:

- Đoàn thám hiểm đang ở địa điểm nào?

- Không thể nào tính toán nổi! – giáo sư trả lời - Mấy ngày liền có bão nên không ghi được vận tốc và hướng bè trôi. Tính từ hòn đảo Axel, chúng ta đã vượt khoảng hai trăm bảy mươi dặm và đã ở cách Iceland hơn sáu trăm dặm!

- Cứ cho trong bốn ngày giông bão, chiếc bè trôi với vận tốc khoảng tám mươi dặm trong hai mươi bốn giờ. Như vậy từ hòn đảo có mạch nước phun tới đây khoản ba trăm dặm!

- Chà! Biển Lidenbrock này dài sáu trăm dặm, ngang với Địa Trung Hải à?

- Nếu cháu không tính nhầm thì chúng ta đang ở dưới gầm Địa Trung Hải đấy!

- Thật không?

- Thật không?

- Theo cháu nếu hướng gió không thay đổi. Bờ biển này phải nằm ở đông nam cảng Grauben chú ạ!

- Lấy địa bàn ra xem thì biết ngay!

Giáo sư tìm ra địa bàn trong đống vật dụng của Hans. Ông đặt địa bàn thăng bằng trên bãi cát rồi quan sát. Bỗng không tin vào mắt mình, giáo sư Lidenbrock rụi mắt, nhìn đi nhìn lại mấy lần, cuối cùng ông sửng sốt quay về phía tôi và ra hiệu cho tôi. Kim địa bàn chỉ thẳng vào nơi mà chúng tôi tưởng là phương Nam, đáng ra phải hướng ra biển nó lại chỉ vào bờ!

Tôi lắc nhẹ địa bàn rồi quan sát thấy nó vẫn tốt. Dù xoay trở nó thế nào kim vẫn chỉ về một hướng. Vậy là trong cơn bão, gió đột ngột đổi chiều mà chúng tôi không nhận ra chiếc bè quay ngược trở về nơi xuất phát.

Tôi không thể diễn tả nổi cơn bão táp đang diễn ra trong lòng giáo sư Lidenbrock. Thoạt đầu ông kinh ngạc, lúng túng rồi hoài nghi và cuối cùng là tức giận. Thế là bao nhiêu vất vả nguy hiểm trong chuyến vượt biển vừa rồi phải làm lại từ đầu!

- Số phận đùa giỡn mình sao? – giáo sư kêu lên – Lửa, nước và không khí đều chống lại ta sao? Chúng mày muốn thử thách ý chí của Otto Lidenbrock này sao? Nhất định ta sẽ không chịu thua, không chịu lui một bước! Để rồi xem ta với thiên nhiên ai sẽ thắng ai!

- Thưa chú, – tôi cố khuyên giải – tham vọng dù lớn đến đâu vẫn có giới hạn của nó. Ta không nên cố sức làm gì! Không ai có thể vượt đại dương bằng một cái mảng ghép bằng cây với chăn làm buồm, gậy làm cột trong giông bão để vượt qua năm trăm dặm biển được. Chỉ có điên mới vượt biển thêm một chuyến nữa, chú ạ!

Những lý luận như thế tôi có thể thao thao bất tuyệt không ngừng nghỉ nhưng cuối cùng giáo sư vẫn bỏ ngoài tai.

- Lên bè ngay! – giáo sư ra lệnh.

Hans đã sửa xong chiếc bè. Hình như anh đã đoán trước mọi ý định của chú tôi. Chiếc bè đã được gia cố với vài khúc cây hóa thạch và một cánh buồm mới, giương lên phần phật trong gió.

Giáo sư Lidenbrock nói vài câu với Hans, anh vội nhanh nhẹn chuyển hết hành trang của đoàn thám hiểm lên bè và sẵn sàng để ra khơi. Bầu trời quang đãng. Gió tây bắc thổi nhẹ. Bỗng giáo sư Lidenbrock đổi ý kiến nói:

- Khoan đã Axel, ngày mai chúng ta hãy lên đường. Số phận đã mang chú trở lại phần bờ biển này, chú phải hiểu biết nó thật tường tận trước khi nhổ neo.

Để mặc Hans tiếp tục công việc, chúng tôi lên đường. Đi được một quảng trước mặt chúng tôi bỗng hiện ra bìa một khu rừng, không phải rừng nấm như ở cảng Grauben mà là rừng cây to thật uy nghi. Dưới tán cây rừng, vài con suối róc rách chảy len lỏi giữa những bụi cây dương xỉ thân gỗ, qua những thảm rêu dày êm như nhung. Duy chỉ có điều toàn bộ cỏ cây hoa lá ở đây đều thiếu ánh nắng và có một màu nâu nhợt nhạt như được làm bằng một loại giấy đã ố vàng.

Tôi thấp thỏm đi theo giáo sư vào sâu trong rừng cây khổng lồ. Với nguồn thức ăn thực vật dồi dào như thế này, sao vẫn chưa gặp một động vật nguy hiểm nào nhỉ? Đột nhiên tôi nắm chặt lấy cánh tay giáo sư và đứng sững lại! Trong ánh sáng lờ mờ của rừng rậm, tôi phát hiện những bóng đen lù lù như những quả đồi đang di động. Đó là cả một đàn voi răng mấu khổng lồ bằng xương bằng thịt, đang chọt vòi khua khoắng bẻ cành bứt lá đút vào miệng. Tiếng cành lá gẫy, tiếng những cặp ngà dài nhọn khoan vào thân cây cộng với tiếng chân, tiếng gầm của những quái vật khổn lồ vang động một khoảng rừng.

Sau khi quan sát một lúc, giáo sư Lidenbrock nắm lấy tay tôi bảo:

- Đi Axel, chúng ta tới gần nhìn cho rõ.

- Không! – tôi kêu lên – Chúng ta không có vũ khí. Chạy mau lên. Những con quái vật khổng lồ này mà nổi giận thì phiền phức lắm! Ai mà chống lại được với cả một bầy thú hung hăng như thế?

- Không có ai à? – giáo sư thì thào – Cháu lầm rồi! Hãy nhìn kỹ xem, hình như chú vừa thấy một sinh vật, một con người giống như chúng ta!

Thoạt đầu tôi nhún vai không muốn tin. Nhưng sau khi chăm chú quan sát một lúc lâu, tôi nhìn thấy ở xa kia có một người đang đứng dựa vào thân cây, chăm chú nhìn bầy thú. Đó là một người khổng lồ ười hai bộ, cái đầu to lớn ẩn sau mái tóc rậm dài, tay hắn cầm một cành cây lớn.

Thoạt đầu tôi nhún vai không muốn tin. Nhưng sau khi chăm chú quan sát một lúc lâu, tôi nhìn thấy ở xa kia có một người đang đứng dựa vào thân cây, chăm chú nhìn bầy thú. Đó là một người khổng lồ ười hai bộ, cái đầu to lớn ẩn sau mái tóc rậm dài, tay hắn cầm một cành cây lớn.

Chúng tôi đứng chết trân và vô cùng kinh ngạc. Con người này có thể cũng đã thấy chúng tôi. “Chú Lidenbrock! Chạy đi!”, tôi kêu lên và kéo tay giáo sư. Đây là lần đầu tiên ông bị người khác thuyết phục! Chỉ một loáng sau, hai chú cháu tôi đã rời xa nơi nguy hiểm.

Trải qua bao căng thẳng, giờ đây có thời gian bình tĩnh nghĩ lại cuộc gặp gỡ kỳ lạ, tôi thấy thật vô lý. Chắc là do chúng tôi hoa mắt nhìn lầm, chú làm gì có người sống ở thế giới trong lòng đất ấy? Làm gì có giống người nào sống ở những hang ngầm ấy lại không quan tâm đến đồng loại trên mặt đất và cũng không liên lạc gì với họ? Ngay cả ý nghĩ đó cũng là điên rồ rồi!

Theo tôi chẳng qua đó chỉ là một giống khỉ thời kỳ đầu địa chất có cấu tạo gần giống với con người. Có điều giống khỉ này to lớn hơn nhiều so với những giống khỉ mà khoa cổ sinh vật học đã phát hiện từ trước tới nay!

Chú cháu tôi cắm đầu cám cổ chạy trốn khỏi khu rừng đầy đe dọa ấy như bị ma đuổi. Ra tới bờ biển Lidenbrock rồi mà chúng tôi vẫn cảm thấy bàng hoàng đầu óc hoang mang không hiểu những điều mắt thấy vừa rồi có thật hay không? Bỗng phát hiện một vật sáng trên cát, tôi vội lao tới nhặt lên đưa cho giáo sư. Đó là một con dao găm lạ, tôi đoán là của Hans đã đánh rơi.

- Vũ khí này không phải của Hans. – giáo sư lắc đầu nhận xét – Đây là một đoản kiếm kiểu Tây Ban Nha mà các nhà quý tộc thế kỷ XVI vẫn thường đeo. Cháu xem này, lưỡi kiếm bị phủ một lớp rỉ khá dày, bị đá trên bờ biển ngầm làm mẻ và bị vứt bỏ ở bãi biển này có lẽ hơn hai, ba trăm năm rồi! Chà! Một phát hiện lớn đây!

- Thưa chú, không phải tự nhiên thanh đoản kiếm này tự nó xuất hiện trên bờ biển ngầm, phải có ai đó đã mang nó đến đây?

- Đúng!

- Người đó là ai nhỉ?

- Ai đã từng tự tay dùng con dao găm ngày khắc tên mình lên đá, một lần nữa vạch đường tới tâm trái đất? Còn ai vào đây nữa? Axel, chúng ta đi tìm mau lên!

Óc tưởng tượng đã cuốn hút giáo sư Lidenbrock. Ông nắm tay tôi lôi đi dọc bức thành đá hoa cương, ngó vào từng khe núi có vẻ khả nghi. Chúng tôi tới một nơi bờ biển bỗng co hẹp lại, dẫn đến một lối đi rộng giữa hai khối đá sừng sững. Chúng tôi phát hiện một cửa hang tối om, trên một phiến đá ở miệng hang hiện ra lờ mờ hai chữ đầu, tên của nhà thám hiểm táo bạo và phi thường nhất thế kỷ XVI:

- A.S! – giáo sư Lidenbrock reo lên – Arne Saknussemm! Lại là Arne Saknussemm nữa rồi!

Từ khi bắt đầu cuộc hành trình vào lòng đất, từng chứng kiến biết bao nhiêu điều kinh ngạc, tôi nghĩ chẳng còn gì đáng để ngạc nhiên nữa, vậy mà trước hai chữ cái khắc trên đá từ hơn ba trăm năm nay, tôi thật sửng sốt! Không những chữ ký mà cả con dao găm nhà bác học dùng để vạch vào đá đang nằm trong tay tôi! Không còn nghi ngờ gì nữa, nhà thám hiểm Iceland cách đây mấy thế kỷ đã từng đặt chân tới chốn này! Tôi bỗng quên hết những nguy hiểm đã qua lẫn những hiểm nghèo của đường về! Tôi ngĩ trên đời hễ có việc gì con người làm được thì tôi cũng sẽ làm được va háo hức thực hiện ngay ý nghĩ đó.

- Tiến lên! – tôi hô vang – Tiến lên!

Tôi định lao ngay vào đường hầm tố tăm ấy thì giáo sư Lidenbrock đã nắm lấy cánh tay tôi giữ lại bảo:

- Khoan đã! Chúng ta hãy quay vê gặp Hans và mang chiếc bè đến đây đã!

Tôi miễn cưỡng nghe lời giáo sư và vội vàng rời khỏi vách đá.

- Chú thấy không, - tôi nói – tính đến lúc này chúng ta toàn gặp may! Nhờ có cơn bõa biển chiếc bè mới quay về được nơi đây. Nếu đẹp trời và thuận buồm xuôi gió, chiéc bè sẽ cập vào bờ nam, không hiểu chúng ta sẽ ra sao? Nếu không gặp được tên ông Saknussemm khắc trên đá chỉ đường, chắc giờ này chúng ta đã lúng túng trên một bãi biển nào đấy rồi!

- Quả thật là chú không thể nào lý giải nổi tại sao nhắm hướng nam đi ta lại bỗng nhiên gặp bờ bắc?

- Chú nghĩ ngợi làm gì cho thêm nặng đầu! Tìm được đường của ông Saknussemm rồi, chúng ta cứ việc tiến lên thôi!

- Chú nghĩ ngợi làm gì cho thêm nặng đầu! Tìm được đường của ông Saknussemm rồi, chúng ta cứ việc tiến lên thôi!

- Cháu nói đúng. Chúng ta chỉ có một con đường là đi xuống, xuống nữa! Tới tâm trái đất chỉ chỉ còn một ngàn năm trăm dặm nữa thôi!

- Tiến lên! – tôi phấn khởi hô vang.

Chúng tôi lên bè. Tất cả đã sẵn sàng. Hans giương buồm lên, rồi lái chiếc bè men theo bờ biển tới mũi Saknussemm. Không xuôi theo chiều gió nên bè đi rất chậm. Mãi sáu giờ chiều chúng tôi mới đến nơi. Tôi muốn lên đường ngay, nhưng giáo sư khuyên nên thăm dò phần cửa hang trước khi khởi hành.

Cửa hang rộng khoảng năm bộ. Lối đi đâm thẳng vào núi và tương đối bằng phẳng như bên ngoài do trước đây chất phun trào đã từng đi qua. Dẫn đầu đoàn thám hiểm, tôi xăm xăm bước đi. Nhưng chưa được mấy bước. Chúng tôi bỗng vấp phải một khối đá lớn biét kín lối đi. Tôi xem xét thật kỹ vẫn không thấy một khe hở nào có thể lách qua được. Hans lặng lẽ chiếu đèn khắp khối đá, khắp vách hang, song cũng lắc đầu thất vọng.

Tôi ngồi phịch xuống đất. Chú tôi chắp tay sau lưng, lồng lộn đi lại.

- Ông Saknussemm có bị khối đá này cản đường không nhỉ? – giáo sư thắc mắc.

- Chắc chắn là không. Do một chấn động hoặc một hiện tượng từ tính nào đó làm rung động vỏ trái đất, khiến khối đá lăn xuống bít kín miệng hang. Sự việc ấy phải xảy ra sau khi ông Saknussemm đã trở về qua đây.

- Nếu vậy, chúng ta dùng cuốc bẩy nó!

- Đá hoa cương rắn chắc lắm, dùng cuốc sẽ không phá nổi đâu!

- Ta sẽ dùng thuốc súng và mìn cho nó nổ tung lên!

- Dùng chất nổ à?

- Đúng vậy, nó chỉ là một tảng đá thôi mà. Hans bắt đầu đi! – chú tôi kêu lên.

Hans trở ra bè và mang cuốc vào. Anh đục một lỗ trên tảng đá đủ để đặt thuốc súng. Việc này khá vất vả vì cái lỗ phải đủ lớn để nhồi nhét được chừng năm mươi cân thuốc súng. Trong khi đó, tôi làm một ngòi nổ bằng thuốc súng ẩm bọc vải.

Công việc khá vất vả, mãi đến nửa đêm mới xong. Lượng thuốc súng đã nạp đầy lỗ, ngòi nổ đã được kéo tới ngoài, chỉ cần một tia lửa nhỏ cũng đủ làm khối thuốc ấy nổ tung lên!

- Thôi, nghỉ đã! – giáo sư nói – Ngày mai hãy hay!

Biết chắc ngày mai đường sẽ mở, nhưng phải chờ thêm sáu giờ dài dăng dẳng nữa nên tôi thấp thỏm ngủ không yên.

 

 
Chương trước Chương tiếp
Loading...