Cuộc Du Hành Vào Lòng Đất

Chương 14 : Trong Lòng Núi Lửa



Thứ năm 27 tháng tám là một ngày đáng ghi nhớ nhất. Đến bây giờ, qua bao năm tháng, cứ mỗi lần nghĩ đến tôi lại thấy rùng mình kinh hãi.

Sáu giờ sáng, chúng tôi thức dậy. Sau khi ăn uống qua loa, giáo sư cùng Hans xuống mảng. Tôi vinh dự được châm ngòi nổ để mở đường nên ở lại trên bờ, tiến tới cửa hang và chuẩn bị châm ngòi. Cầm đồng hồ bấm giờ, giáo sư ra lệnh:

- Châm ngòi đi, rồi lên bè ngay! Chúng ta chỉ có mười phút trước khi nó nổ!

Châm ngòi nổ xong, tôi vội vàng lao lên bè. Hans tì mạnh vào cái sào. Trong chớp mắt, chiếc bè đã cách bờ một khoảng khá xa. Giáo sư chăm chú theo dõi kim đồng hồ. Những giây phút ấy hồi hộp đến nghẹt thở!

- Còn năm phút! – giáo sư đếm to – Bốn phút! Ba phút! Hai!...Một!...

Hình như không ai nghe thấy tiếng nổ! Chỉ thấy ca khối núi tự nhiên biến dạng, chúng vẹt ra như một tấm màn! Cả một khoảng bờ biển bỗng sụt xuống thành vực sâu. Sóng biển chợt cồn cao như núi, dựng đứng chiếc bè, hất chúng tôi văng xuống nước. Trong chớp mắt chiếc bè bị nước cuốn rơi thẳng xuống vực! Bóng tối bỗng trùm lên tất cả. Tôi gào lên để gọi giáo sư, nhưng tiếng nước réo ầm ầm át đi tất cả.

Tôi chợt hiểu chuyện gì xảy ra. Khối núi đá ở góc biển Lidenbrock giống như một cái nắp khổng lồ úp trên một vực sâu không đáy. Sức công phá của lượng thuốc nổ quá lớn, đã hất tung cái nắp ấy đi. Vực thẳm bỗng dưng được mở toang ra. Nước biển ngầm dồn xuống đáy, kéo theo chiếc bè của đoàn thám hiểm. Tôi cảm thấy mình đang bị rơi vào chỗ chết.

Tôi không rõ chiếc bè trôi như thế bao lâu. Chúng tôi phải nắm tay nhau cố bám lấy bè để khỏi bị văng xuống nước mỗi khi nó nó bị va vàng thành hang. Cũng may đường hang ngày càng mở rộng ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, đúng đây là con đường xưa kia ông Saknussemm đã từng qua. Nhưng có điều đáng lẽ xuống một mình, chúng tôi lại kéo theo cả đại dương ngoài kia nữa!

Đột nhiên có ánh sáng bên cạnh tôi, soi rõ gương mặt bình tĩnh của Hans. Anh thợ chăn vịt biển đã khéo léo thắp được một ngọn đèn bão. Ngọn lửa tuy leo lét nhưng cũng để hắt vài tia sáng mờ mờ trong bóng đêm khủng khiếp.

Đường hầm khá rộng đên độ chẳng nhìn thấy được hai bên vách đá. Nước tuôn ào ào và chúng tôi lao đi với tốc độ khoảng ba mươi dặm một giờ. Giáo sư Lidenbrock và tôi nhìn quanh tuyệt vọng. Chúng tôi phải ôm chặt lấy thân cột buồm gãy, xoay lưng lại hướng gió thổi cho dễ thở. Thời gian vẫn trôi. Hoàn cảnh chúng tôi vẫn không có gì sáng sủa. Hầu hết hành trang bị mất khi mìn nổ. Kiểm lại, tôi thấy chỉ còn địa bàn, đồng hồ, vài mẩu thừng và… chút lương thực đủ cho chúng tôi sống một ngày. Toàn bộ lương thực dự phòng chỉ vẻn vẹn một miếng thịt khô và ít bánh.

Tôi bàng hoàng cả người! Nhưng thật tình trước cái đói và cái chết tôi thấy lưỡng lự không biết lên sợ cái nào hơn. Tại sao chúng tôi sợ đói trong khi cái chết đủ kiểu đang đe dọa? Liệu chúng tôi còn đủ thời gian để chết vì đói hay không?

Tôi có ý nghĩ nói với giáo sư tất cả mọi việc, cho ông thấy rõ chúng tôi còn lai những gì và tính toán chính xác xem chúng tôi còn có thể sống được bao lâu nữa, nhưng cuối cùng không muốn làm ông thoái chí tôi lại thôi. Ngay lúc đó, ngọn đèn mờ dần và tắt hẳn, chúng tôi lại chìm vào bóng tối. Như một đứa trẻ, tô vội nhắm mắt lại để khỏi nhìn thấy bóng tối xung quanh.

Đường hang càng lúc càng sâu, càng dốc đứng. Chiếc bè lao ào ào như rơi thẳng xuống. Không có Hans và giáo sư túm chặt lấy cánh tay có lẽ tôi đã văng khỏi bè từ lâu rồi. Chiếc bè bỗng khựng lại. Hình như nó đâm bổ xuống một mặt nước nào đó. Phải chăng chúng tôi đã tới đáy vực? Một khối nước khổng lồ chụp xuống đầu, nhận chìm tôi đến nghẹt thở. Ba chúng tôi vẫn bám chặt lấy bè. Cũng may, chỉ mấy giây sau chiếc bè đã ra được nơi có không khí thoáng đãng.

Tôi đoán chừng lúc ấy khoảng mười giờ đêm. Hầu như ngay lập tức, đường hầm rời vào im lặng, thay cho tiếng nước gầm rú bên tai suốt mấy giờ qua. Rồi tiếng chú tôi thì thào bên tai:

- Axel anỳ, chúng ta đang đi lên!

- Chú nói cái gì? – tôi kêu lên.

- Chú nói cái gì? – tôi kêu lên.

- Chúng ta đang đi lên, cháu ạ!

Tôi chìa tay ra, bỗng vội rụt lại ngay. Bàn tay tôi bị quệt mạnh vào thành hang, bật máu! Chiếc bè đang dâng cao với một vận tốc ghê gớm.

- Chúng ta còn sót một cây đuốc giắt ở khe bè đấy! – giáo sư quát to – Đốt đuốc lên mau, Hans!

Khó khăn lắm Hans mới thắp được ngọn đuốc và chúng tôi có đủ ánh sáng để nhìn ra chung quanh.

- Đúng như chú nghĩ! – giáo sư nói – Chúng ta đang ở trong một giếng hẹp. Nước biển ngầm đổ xuống tới đáy vực liền dâng lên ngay đẩy chúng ta cùng lên theo.

- Chúng ta sẽ đi tới đâu?

- Điều đó chú không biết được! Có điều là phải luôn luôn sẵn sàng trước mọi sự cố! Chúng ta lên khá nhanh với vận tốc ba dặm rưỡi một giờ! Cứ đà này, chúng ta sẽ lên khá cao đấy!

- Nếu có lối ra thì không sao, cháu chỉ sựo cái giếng này bị bịt kín ở trên, dần dần không khí bị nén chặt sẽ ép chúng ta nát bét ra, còn nếu không thì cũng bị chết đuối!

- Axel này, - giáo sư bình tĩnh nói – đúng là chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh đầy tuyệt vọng, chúng ta đang lao tới chỗ chết, nhưng chú thấy tại sao chúng ta không nghĩ rằng mình sắp thoát khỏi cải vực thẳm tối đen này. Theo chú, chúng ta nên chuẩn bị để bắt kịp thời cơ này!

- Nhưng chúng ta phải làm gì bây giờ?

- Ăn uống để lấy lại sức!

Thấy tôi và Hans nhìn nhau với vẻ lo sợ, giáo sư bỗng chợt hiểu. Ông quát lên:

- Sao! Mất hết lương thực rồi à?

- Đúng vậy! Tất cả chỉ còn có một miếng thịt khô và mười cái bánh! Liệu chúng ta có thể thoát chết được không?

Giáo sư im lặng không trả lời!

Một giờ trôi qua. Cả ba chúng tôi đều đói nhưng không ai đụng đến chỗ thức ăn còn sót lại. Chiếc bè vẫn dâng lên rất nhanh. Có điều là càng lên, chúng tôi càng thấy nóng ghê gớm. Nhiệt độ xung quanh phải đến bốn mươi độ C.

Một giờ trôi qua. Cả ba chúng tôi đều đói nhưng không ai đụng đến chỗ thức ăn còn sót lại. Chiếc bè vẫn dâng lên rất nhanh. Có điều là càng lên, chúng tôi càng thấy nóng ghê gớm. Nhiệt độ xung quanh phải đến bốn mươi độ C.

Tại sao lại có sự tăng nhiệt độ như vậy nhỉ? Đến nay mọi sự việc đều có vẻ đúng với lý thuyết của ông Davy và của giáo sư Lidenbrock, những tình trạng đặc biệt đã làm sai lạc hết quy luật chung của tự nhiên, đã tạo cho chúng tôi một nhiệt độ điều hòa ở gần với lò lửa trung tâm!

Phải chăng mảng đang đưa đoàn thám hiểm vào nơi có nhiệt độ khủng khiếp đang nung đá thành nước? Tôi thông báo điều đáng sợ ấy với giáo sư, nhưng chú tôi chỉ nhún vai không nói gì.

Trong khi đó nhiệt độ vẫn cứ tăng. Rồi cả ba chúng tôi đều phải cởi áo khoác ra.

- Vách đá nóng khủng khiếp!

Ngay lúc đó bàn tay tôi vô tình chạm vào mặt nước và rụt về thật nhanh.

- Nước cũng muốn sôi kìa! – tôi kêu lên.

Một sự ghê sợ dai dẳng không gì cưỡng nổi bỗng xâm chiếm tâm hồn tôi. Tôi linh cảm một tai biến rùng rợn sắp tới, ngoài trí tưởng tượng của con người. Thoạt đầu chỉ là một ý nghĩ lơ mờ, nhưng dần dần nó được định hình, rồi bám chặt lấy suy nghĩ của tôi. Tôi nhận ra những lớp đá hoa cương bắt đầu lay động. Nhiệt độ càng ngày càng tăng đang hừng hực khắp khoảng không gian nhỏ hẹp của cái giếng này. Tôi quyết định lấy địa bàn ra xem.

Nhưng hình như nó cũng điên lên! Kim của nó chỉ loạn xạ từ hướng này sang hướng khác. Tôi biết rất rõ rằng tác động của từ trường dưới lòng đất rất mạnh, do vậy chuyển động của kim địa bàn cũng không làm tôi sợ.

Nhưng có những hiện tượng khác khiến tôi không thể bỏ qua. Đâu đây bắt đầu cso những tiếng nổ ì ầm, nghe càng lúc càng liên tục hơn. Rồi chẳng mấy chốc nó trở thành tiếng ầm vang không dứt. Không còn nghi ngờ gì nữa, vỏ trái đất sắp bị phá vỡ, chúng tôi sắp bị nghiền nát.

- Chú ơi! – tôi kêu lên – chúng ta sắp nguy đến nơi rồi!

- Cháu lo sợ gì vậy? – giáo sư bình tĩnh hỏi – Có chuyện gì thế?

- Chú nhìn mà xem, vách đá đang chuyển động, nước sôi sùng sục, hơi nước càng ngày càng dày đặc, kim địa bàn giật giật như lên cơn động kinh… toàn là những triệu chứng của động đất.

- Động đất à? Không phải đâu! – giáo sư nhẹ nhàng lắc đầu nói – Theo chú, đây là những dấu hiệu báo trước sắp có một vụ phún xuất!

- Núi lửa sắp hoạt động! Chúng ta đang ở trong miệng ống của một núi lửa sắp phun trào?

- Đúng vậy! – giáo sư tươi cười nói – Chú nghĩ chúng ta đang gặp may đấy!

Gặp may? Chú tôi phát điên rồi sao? Ý ông muốn nói gì? Mà sao ông lại bình thản và mỉm cười thế kia?

Gặp may? Chú tôi phát điên rồi sao? Ý ông muốn nói gì? Mà sao ông lại bình thản và mỉm cười thế kia?

- Cái gì? – tôi gào lên – Mình sắp bị phun lên trời cùng với lửa và nham thạch, một trận mưa tro bụi! Vậy mà chú cho là mình gặp may sao!

- Đúng vậy! – giáo sư bình thản nhìn tôi qua cặp kính trắng và nói – Bởi đây chính là dịp may duy nhất để chúng ta có thể trở lại mặt đất.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy giáo sư nói đúng, hoàn toàn đúng! Chưa bao giờ tôi thấy ông có vẻ can đảm và tự tin hơn khi ông bình tĩnh tính toán cơ hội thoát chết của chúng tôi.

Suốt đêm, chiếc bè vẫn cứ đi lên. Tiếng nổ ì ầm càng âm vang dữ dội. Tôi thở không muốn nổi và cứ nghĩ giây phút cuối cùng của mình sắp cận kề. Tuy vậy, trí tưởng tượng là một thứ kì lạ đến độ tôi bỗng thấy mình cũng bình thản ngẫm nghĩ về tình trạng hiện tại. Bên dưới chiếc bè là một khối nước sôi và bên dưới nữa là một khối dung nham với đá tảng. Một khi bắn ra khỏi miệng núi lửa, những tảng đá đó sẽ văng khắp nơi. Vì chúng tôi đang ở trong đường ống của một ngọn núi lửa nên không còn nghi ngờ gì về điều đó nữa.

Nhưng lần này, thay vì một ngọn núi lửa đã tắt như ngọn Sneffels, chúng tôi lại ở trong một ngọn núi lửa nào đó đang hoạt động. Do vậy, tôi bắt đầu tự hỏi ngọn núi này ở đâu và mình bị bắn ra ở phần nào của mặt đất. Chắc chắn là đâu đó phía cực bắc. Trước khi bị hư, kim địa bàn luôn chỉ cho thấy chúng tôi đi về phương bắc. Phải chăng chúng tôi đã trở lại dưới lòng đất Iceland? Phải chăng chúng tôi sẽ bắn ra theo một trong tám ngọn núi lửa của hòn đảo này? Dĩ nhiên ở đó có nhiều miệng núi lửa, nhưng tôi muốn biết chính xác là mình sẽ ra theo miệng núi lửa nào.

Về sáng, nhiệt độ xung quanh cũng như vận tốc đùn lên của những chất phun trào càng tăng. Đó là hiện tượng bình thường của núi lửa khi tới gần mặt đất. Giếng cũng rộng ra, thoáng hơn, nhuốm ánh sáng vàng hung. Từ nhiều đường hầm sâu tun hút đâm ngang thành giếng, hơi nước ùn ùn tuôn ra, trong khi lửa lưu huỳnh bắt đầu cháy trên vách đường hầm.

- Chú ơi, - tôi gọi – nhìn những ngọn lửa lưu huỳnh kìa! Chúng ta sắp chết vì ngạt và lửa đốt rồi! Lại còn khối nước đang sôi sùng sục dưới chân chúng ta nữa!

- Ở bên dưới bè bây giờ không phải nước nữa mà là dung nham! Dung nham sẽ tiễn chúng ta tới tận miệng núi lửa!

Thật vậy, cột nước đã biến mất, nhường chỗ cho những chất phún xuất khá đặc đang sôi sùng sục. Xung quanh nóng không chịu nổi. Người chúng tôi đầm đìa mồ hôi. Cũng may là chúng tôi vọt lên khá nhanh nên không đến nỗi chết ngộp. Khoảng tám giờ sáng, khối dung nham ngừng lại không ùn lên nữa! Chiếc bè của đoàn thám hiểm hoàn toàn bất động!

- Chú ơi! – tôi hoảng quá kêu lên – Núi lửa thôi không phun trào nữa!

- Cháu đừng lo, nó chỉ ngừng lại vài phút rồi lại tiếp tục đưa chúng ta lên thôi.

Giáo sư Lidenbrock chưa nói dứt lời, chiếc bè đã vọt lên rất nhanh. Chúng tôi phải bấu chặt các xà gỗ mới khỏi bị văng ra ngoài. Rồi khối dung nham bên dưới bè bỗng dừng lại.

Cứ vậy lặp lại bao nhiêu lần tôi cũng không nhớ, chỉ biết mỗi đợt như thế mảng lại bị bắn vọt lên mạnh hơn.

Càng lúc tôi càng thấy ngột ngạt. Tôi bị choáng rồi mê man, không được Hans níu lại có lẽ tôi đã bị va đầu vào thành đá hoa cương rồi.

Tôi không thể ghi nhớ chính xác những gì đã xảy ra sau đó. Những tiếng nổ rền rĩ, những khối đá hoa cương lay động, chiếc bè của đoàn thám hiểm xoay tít… Một cơn bão lửa ào ào từ lò lửa trung tâm bỗng cuộn lên, trùm lên chúng tôi. Tôi chỉ kịp thoáng thấy khuôn mặt của Hans bừng lên trong ánh lửa và ngất lịm đi trong cảm giác kinh hoàng của một người biết chắc mình sắp chết.
Chương trước Chương tiếp
Loading...