Dạ Hành

Chương 10: Chôn Cất



CHƯƠNG 10: CHÔN CẤT

Người trong thôn nghe nói thầy phải chôn cất trước thời hạn thì nhà nào nhà nấy đều sợ hãi đóng chặt cửa sổ vì sợ chọc phải tai ách.

Mới chạng vạng tối, trong thôn đã yên tĩnh đến đáng sợ.

Tôi cùng người mù ra bờ sông sông Hoa Lưu.

Con sông không rộng lắm chỉ cỡ bảy tám mét thôi, cầu được xây bằng đá xanh.

Tôi đặt bốn cây nến đỏ xuống bốn góc của cây cầu, sau đó vơ vét rơm để đốt.

Trong đêm tối, ánh nến lập lòe như bốn ngọn lửa ma trơi quỷ dị đang sợ hãi run rẩy trong đêm.

Đây mới đúng là đèn dẫn đường.

Người mù dặn dò: “Là cây nến đỏ, đừng có cầm nhầm đấy.”

Đỏ trắng ngược nhau.

Tôi nói: “Không sai, là cây nến đỏ.”

Sau đó tôi lại bày một cái đỉnh nhỏ bằng đồng ngay chính giữa đầu cầu rồi thắp lên một nén nhan, sau đó vô cùng cung kính cắm cây nhan vào đỉnh đồng.

Trong miệng đọc rì rầm một đoạn thần chú mà người mù dạy cho.

Đọc xong tôi liền quên mình đọc gì luôn.

Tôi lo lắng nên ngừng đọc rồi hỏi người mù: “Tôi đọc đúng không?”

Gương mặt xanh xám của người mù lộ ra vẻ tươi cười hiếm thấy nói: “Cậu còn nhớ vừa rồi đã đọc gì không?”

Tôi lắc đầu, đúng thật là không nhớ gì hết.

Người mù nói: “Quên sạch bách rồi.”

Tôi cố gắng nhớ lại, lúc người mù mới vừa dậy cho tôi xong tôi vẫn còn nhớ như in, vừa rồi đọc được một lần thì còn mơ hồ nhớ được chút chút nhưng lúc này lại hoàn toàn quên sạch.

Gặp quỷ rồi, tại sao ngay cả một chữ một âm cũng nhớ không ra.

Tôi sợ hãi nói: “Tại sao có thể như vậy.”

Người mù nói:”Cậu cố hết sức đọc lại một lần nữa đi.”

Tôi nói tôi đã quên sạch hết rồi làm sao đọc được nhưng người mù kêu tôi đọc thì tôi đọc.

Nhắc tới cũng kỳ quái, khi nhìn lư hương thì thần chú lại bật thốt ra.

Trong lúc niệm chú suy nghĩ của tôi lắng dịu lại, tôi quên hết mọi vật, trong đầu rất thanh tỉnh.

Không biết thần chú đã được đọc xong từ khi nào.

Thần chú vừa dứt tôi liền không dám tin nói: “Tôi, tôi mới vừa đọc lại sao?”

Người mù gật đầu nói: “Cậu quả nhiên thông linh.”

Thông linh?

Người mù nói: “Mỗi một nghề đều cần khả năng trời phú, ca sĩ cần có chất giọng, vận động viên cần có sức khỏe và tinh thần, còn nghề này của chúng ta cần nhất là thông linh, làm việc trước đã, khi nào có cơ hội sẽ nói tỉ mỉ với cậu hơn.”

Ông có muốn nối tôi cũng không muốn nghe đâu.

Nếu không phải gần đây chọc vào mấy thứ không sạch sẽ thì còn lâu tôi mới hỏi, làm như tôi muốn biết lắm vậy.

Người mù vốn dĩ còn kêu tôi chuẩn bị một con heo quay, nhưng tôi làm gì có tiền nên đổi thành một con gà, nhưng gà trống thì không được, bảo là dương khí trên mình con gà trống quá nặng nên phải là gà mái.

Nhưng gà mẹ là bảo bối đẻ trứng nên cũng chẳng rẻ.

Cuối cùng tôi đành phải lén lút trộm con gà mái già trong nhà tôi ra, chuyện này mà để cho mẹ tôi biết được thì không biết sẽ làm gì tôi nữa.

Đặt con gà mái già được nướng chảy mỡ ngon mắt vào cái đĩa đặt phía trước đỉnh đồng nhỏ.

Làm xong hết những chuyện này tôi mới chạy về bên cạnh người mù.

Người mù nói: “Tốt lắm, bắt đầu gọi đi.”

Tôi hỏi: “Làm sao gọi?”

Người mù nói: “Cậu chưa từng nghe người ta gọi hồn sao? Những người chết đuối dưới sông không tìm được thi thể hoặc là khách chết xứ lạ đều phải gọi hồn.”

Người mù vừa dứt lời thì tôi liền giống như từng nghe thấy người ta gọi hồn nên bắt chước gọi lên: “Quay về đi, thầy, quay về đi.”

Người mù nói: “Phải kêu tên, ai biết thầy là ai?

Thầy tôi họ Trần tên Kiên.

Tôi gọi: “Quay về đi, Trần Kiên.”

“Quay về đi.”

“Trần Kiên.”

Tiếng gọi vang lên trong đêm tối, mặc dù biết là mình đang gọi nhưng tiếng vọng về vẫn khiến tôi cảm thấy sờ sợ.

“Quay về đi.”

“Trần Kiên.”

Gió âm thổi từng trận từng trận khiến cho ánh nến ở đầu cầu không ngừng chập chờn.

Người mù nói: “Rải một vài tờ tiền vàng mã đi.”

Tôi nắm một nắm tiền vàng mã trong túi nylon ra rồi vứt thật cao lên trời, vừa rải tiền vàng mã vừa kêu: “Trần Kiên quay về đi, Trần Kiên quay về đi.”

Những thứ này đối với chúng ta chẳng qua chỉ là tiền vàng mã nhưng trong mắt thầy chính là tiền thật chói lòa.

“Quay về đi.”

“Trần Kiên.”

Gọi hồn phải gọi suốt mười lăm phút, quá thời gian này sẽ vô dụng, nhưng có kêu mười mấy hai mươi phút vẫn không thấy tăm hơi của thầy đâu.

Người mù nói: “Sợ rằng thầy của cậu sẽ không quay về nữa, hoặc giả có thể nói là ông ta không về được.”

Nghĩ tới cảnh thầy phải trở thành cô hồn dã quỷ dầm mưa dãi nắng chịu đủ khổ cực, tôi cảm thấy trong lòng lợn cợn. Tại sao có thể như vậy, tại sao thầy của tôi không trở lại?

Người mù nói: “Có thể là ông ta muốn về nhưng về không được.”

Lúc này trong thôn có tiếng kèn xoa-na vang lên, cùng với tiếng kèn là những tiếng khóc lóc.

Sắp chôn cất rồi.

Dân quê cũng mê tín, họ cho rằng chôn trước thời hạn sẽ gọi tai ách đến nên rất nhiều người thân và bạn bè đều không dám đến.

Người đưa tang thì ít.

Đội ngũ thưa thớt đi từ nhà thầy lên núi.

Người mù nói: “Chúng ta cũng nhanh đến đó đi.”

Đoàn người đi đầu tiên là đội đưa tang, vừa đi vừa tung tiền vàng mã lên trời rồi gọi lớn: “Người mới chôn cất, người sống tránh ra.”

Phía sau là Tiên Tiên ôm ảnh thờ của thầy đi theo.

Ngay sau đó chính là quan tài.

Nhất Diệp cũng ở trong hàng ngũ, anh ta mặc nguyên một bộ quần áo của đạo sĩ màu vàng đất, sau lưng là hình vẽ bát quái nổi bật.

Tôi cùng người mù đuổi theo hàng người.

Lưng gù liền nói với người mù: “Không đặt tiền đồng vào miệng, đinh con cháu không luồn dây đỏ, quan tài cũng không chêm gỗ sam.”

Những điều mà lưng gù nói tôi đều đã từng thấy trong cuốn sách mà người mù đưa.

Tiền ngậm trong miệng thường là tiền đồng cổ, bỏ vào trong miệng rồi lấy ra, nghe nói không để lại thì kiếp sau sẽ là người câm, nhưng nếu không lấy ra mà nói thì gia tài sẽ bị mang đi.

Còn đinh con cháu chính là cây đinh ở chính giữa bảy cây đinh trấn yểm nhất định phải được luồn một sợi dây đỏ, rồi để đứa con có hiếu kéo một chút, thợ mộc nhẹ nhàng gõ một cái coi như xong chuyện, ý là để lại cho đời sau.

Quan tài nhất định phải thêm gỗ sam vào, nếu chỉ dùng mỗi gỗ sồi để làm quan tài sẽ dẫn dụ sấm sét, thời tiết mưa gió sấm sét thì bạn sẽ thấy từng đợt sét đánh xuống mộ.

Người mù nghe nói vậy liền biến sắc: “Anh chàng Nhất Diệp này rốt cuộc đang nghĩ gì vậy?”

Vừa dứt lời thì một trận gió đêm dữ dội nổi lên.

Tiền vàng mã bị thổi bay đầy trời.

Một đám mây đen che lấp ánh trăng, màn đêm lập tức tối thui.

Bầu không khí âm u quỷ dị.

Có người run lẩy bẩy nói: “Trời sắp mưa sao?”

Nhất Diệp kêu lên: “Mọi người giữ chặt một chút, chúng ta nhanh chóng lên núi thôi.”

Bầu không khí quỷ dị cũng khiến cho người của đoàn mai táng không thể không bước nhanh hơn.

Tôi cũng đuổi sát theo bước chân của mọi người, nhưng đi chưa được vài bước đã cảm thấy sau lưng có người kéo áo tôi lại.

Tôi quay lại nhìn nhưng sau lưng chẳng có ai cả.

Mà chỉ nhìn thấy một con đường hẹp thông đến khu rừng nhỏ của trường học.

Trong nháy mắt, toàn thân tôi rợn tóc gáy.

Mẹ ơi.

Tôi vội vàng lủi lên phía trước thì bên tai có tiếng con gái văng vẳng: “Không nên lên núi.”

Đừng đi.

Đêm khuya mà vào núi có rất nhiều điều kiêng kỵ.

Phải cẩn thận khi nói chuyện, có khi lỡ miệng nói câu nào đó sẽ chọc vào tai ách đấy.

Cũng phải cẩn thận đường đi, đặc biệt là trước khi đi ngang qua mộ của người khác phải tỏ thái độ cung kính, lỡ như chạm phải hoặc đạp phải thứ gì thì nhất định phải nhớ xin lỗi.”

Trong núi thỉnh thoảng vang lên tiếng lầm bầm kỳ lạ của cô ta.

Đường núi vốn dĩ khó đi, mây đen lại che lấp ánh trăng khiến cho việc đưa tang càng thêm khó khăn, thêm quỷ dị.

Bốn người đang vác quan tài thở hồng hộc vì mệt.

Nhưng quan tài sau khi được nhấc lên khỏi mặt đất thì không thể đặt xuống lại trừ khi đưa đến nơi rồi, cho nên bọn họ chỉ có thể cắn răng kiên trì.

Một cái bóng vọt ra.

Tất cả mọi người đều bị dọa giật mình, quan tài suýt chút nữa bị rơi xuống đất.

Nhất Diệp lớn tiếng nói: “Là mèo rừng, mọi người vây quanh quan tài, ngàn vạn lần không được để nó đến gần.”

Cái bóng đáp lên một nhánh cây của một cái cây lớn, đen thùi lùi, từ hình dáng thì thấy đúng thật là một con mèo rừng, đôi mắt màu xanh lục sáng quắt.

Meo!

Đột nhiên nó ngao lên một tiếng rồi bốn chân bật mình, nhánh cây đung đưa, bóng đen chợt lóe lên rồi xông về phía quan tài.

Chớp mắt cả đoàn người rối loạn.

Mèo rừng bổ nhào vào mặt của một người trong số những người khiêng quan tài, người đó thét lên rồi vung tay loạn xạ, vuốt mèo bén ngót cào xướt cánh tay của anh ta.

Mèo rừng thừa cơ nhảy lên quan tài.

Một người trong đội đưa tang vội vàng cầm cành cây lên xua con mèo rừng, nhưng cành cây trong tay anh ta còn chưa quơ trúng con mèo rừng thì cơ thể của con mèo rừng đột nhiên giật lên một cái, giống như bị điểm huyệt, quay mòng mòng rồi tuột từ trên quan tài xuống đất.

Ngã xuống đất không nhúc nhích.

Hiện trường đột nhiên lại yên tĩnh trở lại một cách quỷ dị, tất cả mọi người đều trợn to hai mắt, trong mắt ngập tràn hoảng sợ.

Chết rồi?

Không phải nhiều người như vậy mà bị một con mèo rừng hoang dã hèn mọn dọa sợ, mọi người sợ đến thế là có nguyên nhân.

Mèo là động vật âm linh, nếu nó nhảy lên quan tài thì dương khí của còn mèo có thể sẽ thông qua quan tài truyền vào thi thể bên trong.

Thi thể đã chết lại có lại dương khí đó ắt sẽ dẫn đến thi biến.

Đây cũng là lý do vì sao thấy mèo ở nghĩa địa là điều xui xẻo.

Sẽ không chết thật đấy chứ.

Toàn thân con mèo rừng cứng ngắc té xuống đất không nhúc nhích.

Nếu như mèo rừng chết như vậy thì chứng tỏ là dương khí của mèo rừng đã thật sự truyền vào tử thi bên trong quan tài rồi.
Chương trước Chương tiếp
Loading...