Dạ Hành

Chương 9 : Gọi Hồn



CHƯƠNG 9 : GỌI HỒN

Tôi nhìn về phía rừng cây nhỏ, trong rừng cây nhỏ trống huơ trống hoắc, ngay cả một bóng người cũng không có khiến lòng tôi bất chợt căng thẳng: “Chị gái mà em nói đâu rồi?”

Tiểu Hào lại chỉ vào rừng cây nhỏ: “Đó, đang đứng ở đó đó.” Nói xong không quên vẫy vẫy tay chào với rừng cây.

Một cảm giác lạnh thấu xương từ trong lòng tôi lan tỏa khắp toàn thân.

Hai tay hai chân không tự chủ được bắt đầu run rẩy.

Tiểu Hào nói: “Chị, đây là anh Đồng của em.”

Tôi không nói lời nào liền ôm Tiểu Hào co cẳng chạy dài.

Bên tai vẫn còn văng vẳng tiếng của Tiểu Hào: “Tạm biệt chị, lần sau em lại tới chơi với chị.”

Tôi nín thở chạy một lèo đến chỗ đông người trong thôn mới thả Tiểu Hào xuống, xung quanh có nhiều người lui tới khiến tôi an tâm hơn hẳn.

Tiểu Hào hỏi tôi: “Anh, tại sao không để em chơi chung với chị ấy.”

Tôi hạ thấp giọng xuống hung dữ nói: “Tiểu Hào, em nhớ cho anh, sau này không được phép đến trường chơi một mình, anh mà bắt gặp lúc nào sẽ đánh lúc đấy, nhớ không ?”

Vành mắt của thằng nhóc liền đỏ lên, ấm ức bĩu môi.

Tôi cũng không muốn ra vẻ hung dữ với nó, nhưng hết cách rồi, nếu không hù thằng nhóc này lỡ như thật sự xảy ra chuyện thì biết làm sao.

Sau khi đưa Tiểu Hào về nhà tôi liền chạy thẳng tới nhà thầy.

Rồi kể lại câu chuyện của Tiểu Hào với người mù.

Người mù nói: “Cô ta không ra tay với em họ của cậu thì chắc là sẽ không hại nó đâu, cậu đừng lo lắng, đợi xong chuyện của thầy cậu, tôi sẽ nghĩ cách để thu phục cô ta.”

Tôi gật đầu nói: “Chỉ có thể như vậy mà thôi.”

Nhà của thầy là nhà giàu, Tiên Tiên đặc biệt mời một vị đại sư âm dương trên tỉnh về chọn đất xây mộ cho thầy, nghe nói là truyền nhân của phái Bố Y Thần Tướng.

Vị đại sư này rất phô trương.

Anh ta lái xe hơi tới, thung lũng nghèo nàn này của chúng tôi chưa từng có xe hơi tới nên khiến cho người dân trong thôn xôn xao một phen.

Có một anh chàng trẻ tuổi đẹp trai, ước chừng chỉ mới hai mươi bước xuống xe, trên người mặc một bộ áo dài màu xanh, dáng dấp trông có vẻ hơi cao và gầy, tướng mạo anh tuấn, khí chất nho nhã, trên tay còn cầm một cây quạt giấy.

Rất trẻ.

“Để tôi giới thiệu một chút, vị này là đại sư Nhất Diệp.”

Tôi khẽ nói: “Người mù, tên này liệu có phải là kẻ lường gạt không.”

Người mù nói: “Người này rất lợi hại, trông trẻ tuổi vậy thôi chứ vai vế rất cao, một vài vị đã hơn tám mươi tuổi còn phải gọi cậu ấy một tiếng tiền bối đấy.”

Chàng trai gật đầu chào hỏi với những người dân trong thôn đang đứng xung quanh xem, sau đó nói với Tiên Tiên: “Nhân lúc mặt trời chưa xuống núi, chúng ta nhanh lên núi tìm mộ đi.

Những người trong thôn đã qua đời đều sẽ chôn ở sau núi.

Đại sư Nhất Diệp đi ra phía sau chân núi rồi ngẩng đầu nhìn, còn khóe miệng thì nở nụ cười tự tin, quả thực là có chút thần bí.

Anh ta đập tay một cái cây quạt liền xếp lại: “Càn khôn vạn vật ở trong lòng bàn tay.”

Nói xong thì dẫn đầu đoàn người lên núi.

Suốt cả chặng đường anh ta không hề dừng lại, còn cái quạt xếp trong tay không biết đã đổi thành la bàn từ khi nào, cứ thế mà đi một mạch lên đỉnh núi.

Càng đi lên chú Hai càng mất hứng.

Ông ta ngừng lại nói: “Tiên Tiên, đi tới đây là được rồi.”

Tiên Tiên thở hổn hển gạt mồ hôi lấm tấm trên trán: “Đại sư Nhất Diệp là cao nhân, hãy nghe lời anh ta.”

Chú Hai chống mạnh cây gậy xuống: “Tới đây là được rồi.”

Tiên Tiên rời thôn đã hai năm nên có một vài chuyện trong thôn mà cô không biết.

Đất xây mộ của chú Hai đã được chọn xong, cách không xa phía trên kia, nên dĩ nhiên là ông ta không muốn nơi xây mộ của người có vai vế thấp hơn lại cao hơn mình.

Tôi nói với Tiên Tiên chuyện này.

Người trong thôn cũng đều khuyên cô, tìm một nơi gần đây là được.

Tiên Tiên nói: “Trước tiên cứ chờ đại sư Nhất Diệp xác định được vị trí xây mộ rồi nói tiếp.”

Nếu như vị trí của ngôi mộ mà Nhất Diệp chọn trúng thấp hơn chú Hai thì có thể tránh được những cãi vã không cần thiết.

Trong lòng chú Hai không được vui cho lắm nên ông ta vung tay, không đi nữa mà tìm một tảng đá ngồi xuống ngay tại chỗ.

Ông ta không đi nên có rất nhiều người trong thôn cũng dừng lại.

Tiên Tiên giả bộ ngó lơ rồi đuổi theo đại sư Nhất Diệp đi lên đỉnh núi.

Chú Hai thở phì phò nói: “Mộ của ông nội nó cũng ở trên đó, tôi thấy con bé này học nhiều quá riết ngu luôn rồi, một chút quy củ cũng không biết, không có giáo dục, không có giáo dục.”

Người trong đoàn đưa tang đã đi theo, tôi cũng đi theo.

Đại sư Nhất Diệp đứng trong một khu rừng rậm, anh ta thấy chúng tôi lên tới nơi thì đứng luôn ở đấy.

Cao như vậy!

Vị trí hiện tại rất gần đỉnh núi.

Mùa hè trong núi rất oi bức, trong rừng cây lại càng bức bối ngột ngạt, nhưng cánh rừng này lại lạnh lẽo, từng trận gió âm thổi lướt qua.

Người mù cau mày nói: “Cánh rừng này rộng ở hướng đông nhưng hướng tây lại thu hẹp, mang hình dáng điển hình của một cỗ quan tài. Chôn quan tài xuống đất, há chẳng phải là trong quan tài thêm một quan tài nữa sao, chẳng lẽ, người mù tái mặt sợ hãi nói: “Phong mộ tuyệt mộ.”

“Phong mộ tuyệt mộ.”

Tôi hỏi: “Phong mộ tuyệt mộ là cái gì?”

Người mù nói:

Phong mộ tuyệt mộ là một loại mộ huyệt, không phổ biến lắm đâu, cơ bản là không có ai biết sử dụng cả. Người được chôn trong mộ huyệt này sẽ cắt đứt hết thảy thiện ác phúc lộc với thế giới bên ngoài, con cháu đời sau cũng không thừa nhận từng có người này, hoàn toàn bị cô lập, bị ngăn cách.”

Người mù nói cả đời này của ông ta chưa từng nhìn thấy ai được chôn xuống loại mộ này, nếu không phải từng đọc trong sách thì ông ta thậm chí cũng chẳng biết trên đời có loại mộ huyệt vô nghĩa này.

Tôi hỏi: “Cái mộ huyệt này không có chút ý nghĩa nào?”

Nếu cái mộ huyệt này không có chút ý nghĩa nào, thì tại sao người được xưng là âm dương đại sư rất tài giỏi này lại giúp Tiên Tiên chọn một mộ huyệt như vậy chứ.

Người mù nói: “Đúng, không có chút ý nghĩa nào.”

Tác dụng của tuyệt mộ chính là khiến cho người đã nằm xuống ngăn cách âm dương, đoạn tuyệt quan hệ với con cháu, xấu tốt gì cũng không còn tác dụng nữa.

Đã như vậy thì chỉ cần dùng một cây đuốc thiêu cháy thi thể là được rồi, cần gì phải làm mộ huyệt để uổng công vô ích chứ.

Tôi nói: “Tên đại sư Nhất Diệp này nhất định là một tên lường gạt.”

Người mù lắc đầu nói: “Cậu ấy có thể tìm được một khu đất hình quan tài trong cả ngọn núi lớn như vậy chứng tỏ cậu ấy thật sự có bản lĩnh.”

Tôi nói: “Chẳng lẽ anh ta muốn hại thầy tôi.”

Tôi lập tức bãi bỏ suy đoán của mình, người mù vừa mới nói loại mộ huyệt này chỉ có tác dụng ngăn cách mà thôi, nếu anh ta muốn hại thầy thì hoàn toàn có thể chọn một cái tà huyệt.

Nhưng tại sao anh ta phải làm như vậy chứ ?

Tiên Tiên hỏi: “Nơi này được không?

Đại sư Nhất Diệp phẩy một cái quạt giấy liền bung ra, quạt mấy cái rồi vô cùng tự tin nói: “Nơi này rất tốt.”

Tiên Tiên nói: “Được, vậy thì nơi này.”

Biết Tiên Tiên chọn một nơi cao như vậy làm mộ huyệt cho thầy, chú Hai cùng người trong thôn dĩ nhiên là không chịu rồi.

Hai bên rùm beng.

Tiên Tiên trong ấn tượng của tôi là một nữ sinh rất dịu dàng, lần này lại tỏ thái độ rất quật cường, nói sao cũng không chịu nhượng bộ.

Hai bên giằng co không ngừng.

Tiên Tiên vì muốn trong thôn đồng ý nên đành phải nói đại sư Nhất Diệp chọn lại đất xây mộ cho chú Hai, còn đền cho người trong thôn ba triệu.

Trả một cái giá đắt như vậy chỉ vì một mảnh đất hình quan tài?

Điều này khiến cho người ta cảm thấy rất kỳ quái.

Người mù nói cái chết của thầy tôi có thể còn có ẩn tình khác.

Chuyện này quả thật khiến cho người ta rất khó hiểu, nhưng quyết định của Tiên Tiên lại càng làm cho người ta khó hiểu, cô ấy khăng khăng lấy lý do trời nóng sẽ khiến thi thể bốc mùi nên phải chôn thầy trước thời hạn.

Chưa qua bảy ngày đã chôn rồi?

Người mù hỏi: “Chuẩn bị chôn cất vào giờ nào để đội mai táng chúng ta chuẩn bị cho kỹ càng.”

Vị đại sư Nhất Diệp đó tiếp lời: “Giờ Tý đêm nay.”

Vừa nói xong thì người trong đội mai táng đều bàn luận sôi nổi.

Trước thời hạn một hai ngày thì thôi nhưng như vậy thì chẳng khác nào trực tiếp chôn luôn, tuy nhiên không một ai dám đứng ra phản đối, bọn họ là những người ăn cơm âm dương, nhà không được vào, phòng không được vô, gia chủ nói thế nào thì làm như thế đó thôi.

Người mù nói riêng với tôi, tập tục dân gian tồn tại đều có nguyên nhân tất nhiên của nó.

Bảy ngày là khoản thời gian để hồn quay về, hồn phách còn chưa trở lại đã chôn thi thể thì thầy sẽ trở thành cô hồn dã quỷ.

Tôi dĩ nhiên không muốn thầy trở thành cô hồn dã quỷ liền hỏi ông ta: “Có biện pháp gì không?”

Người mù nói: “Trừ phi tìm được hồn phách của thầy cậu về trước khi chôn cất.”

Lưng gù sắc mặt nặng nề nói theo: “Đây là cách duy nhất.”

Tôi hỏi tiếp: “Làm sao tìm được?”

Người mù giải thích: “Thầy của cậu bị đụng chết ở cổng thôn, cách nhà rất gần, theo lý thuyết tối hôm qua hồn phải trở về rồi, nhưng tối hôm qua ông ta lại không có quay về, rất có thể là ông ta không qua sông được nên không vào thôn được.

Trước cổng thôn của chúng tôi quả thật có một con sông tên là Sông Hoa Lưu.

Người mù nói: “Thổ địa giữ bờ, hà bá giữ sông.”

Hình như tôi đã từng đọc câu này ở trong quyển sách nào đó: “Thổ địa giữ bờ, hà bá giữ sông.”

Nên cũng mơ hồ hiểu được một vài nguyên tắc trong ý tứ này.

Bên trên con sông quả nhiên là có cây cầu, nhưng đó là cầu dương gian, nếu thầy phải đi qua cây cầu dương gian thì nhất định sẽ bị lạc đường.

Người mù nói: “Gọi hồn dẫn đường độ thầy của cậu qua sông.”

Người mù nói nhất định phải nhanh tay trước khi chôn thầy, nếu không thi thể ra khỏi nhà rồi mà hồn vẫn chưa trở về thì hồn sẽ không đầu thai được và vĩnh viễn chỉ có thể làm cô hồn dã quỷ.
Chương trước Chương tiếp
Loading...