Găng Tay Xanh
Găng Tay Xanh – Phần 12
“Họ có thể ăn được đồ bỏ đi còn mình thì không. Anh không biết là trong hoàn cảnh phải như vậy, anh có thể bốc thứ đồ bỏ đi cho vào mồm ăn ngon lành được không. Anh không chắc… Nhưng anh không thấy kinh tởm họ. Anh thấy buồn”. Tôi mang tâm trạng chơi vơi sau câu nói của anh Dương về kí túc lúc sáu giờ sáng, trong tình trạng móng tay cáu bẩn, người bốc mùi khó ngửi và trời thì mưa bụi nhạt nhòa. Vài cô lao công quét lá trong sân ngoái lại nhìn khi bốn đứa chúng tôi mệt mỏi bước vào cổng trường, chẳng thèm ba chân bốn cẳng trú mưa. Tu Tub không nói gì nhiều, trầm ngâm suốt cả chặng đường về. Trạng thái này có vẻ không hợp lắm với tính cách sôi nổi của cậu. Tôi quay sang định hỏi cậu đói chưa thì phát hiện Tú không hề đeo găng tay – chiếc găng xanh quen thuộc hở ngón của cậu mất tích không dấu vết. - Găng tay của cậu? - À, tớ để ở phòng… Cậu về nghỉ đi. Tớ đi trước nhé! Tu Tub mỉm cười và rảo bước bắt kịp hai anh khóa trên. Ánh mắt cậu có tia buồn bã. Tôi cũng không thể diễn tả nổi cảm giác của mình lúc này khi nhìn vào đôi mắt ấy. Muốn cùng chia sẻ, muốn hỏi tại sao nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu. Đà Lạt chắc đã vào mùa mưa. Bước chân nhẹ như người thiếu nữ đang nhón gót mở cửa căn phòng nhỏ, tinh nghịch nhòm ra ngoài. Những cơn mưa vùi, hạt li ti như mưa bụi đêm giao thừa ngoài Bắc. Có lẽ chính vì nó mà tôi thèm một cảm giác quây quần giữa những người thân quen. Mà cũng có thể vì nó mà tôi thấy cảm giác xao xuyến hơn khi nhìn vào đôi mắt Tu Tub. Mưa Đà Lạt không làm ướt đẫm vai áo, nhưng đủ sức níu những đôi vai của hai người đi bên cạnh sát nhau hơn. Vài bạn chạy lạch bạch xuống cầu thang và bịt mũi khi đi qua tôi. Có người đầu tóc bù rù chưa kịp buộc gọn cũng khẽ thốt lên “Kinh quá!” và nép nép người vào lan can như tránh dịch hủi. Tôi không thấy chạnh lòng, thản nhiên bước qua. Trước đây khi chưa tiếp xúc với chuyến đi thực tế đến trần trụi này, tôi cũng thường đi xa những người có vẻ ngoài không sạch sẽ, phóng xe thật nhanh qua điểm tập kết rác, lầm bầm rủa thầm mong cho cái mũi của mình không phải ngửi quá lâu mùi phân hủy của các vi sinh. Còn giờ đây, tôi thấy mình khác, một phần nào đó trưởng thành hơn. Tuần sau sẽ có một buổi thảo luận chuyên đề, tôi hy vọng những cảm nhận, trải nghiệm của ngày hôm nay sẽ có ích cho buổi học hôm đó. Huyền có vẻ là người chăm chỉ nhất lớp. Cậu thường lên thư viện đọc mượn sách nghiên cứu. Để chuẩn bị cho bài thảo luận, chắc cậu phải tốn nhiều công sức và tâm huyết lắm. Tôi thầm ngưỡng mộ và ngậm ngùi đọc lại bài thuyết trình đơn giản chỉ vẻn vẹn hai trang A4 của mình. Thực sự nếu nói tôi không mong muốn được điểm cao thì sai, nhưng quan trọng hơn cả tôi muốn chia sẻ suy nghĩ với mọi người về một thế giới khác mà có lẽ đa phần những tài tử giai nhân ở đây chưa biết tới. - Này, cậu định làm đề tài gì thế? – Huyền kéo ghế ngồi xuống bên cạnh tôi. - À, về truyền hình thực tế… - À, về truyền hình thực tế… - Cúc có vẻ thích đề tài Đà Lạt với câu chuyện tình mộng mơ. Tớ cá là thầy sẽ phẩy tay vứt bài đó qua một bên thôi. - Thế à. Thế còn cậu viết về cái gì? – Tôi tránh đề tài về Cúc một cách quyết liệt. - Tớ viết về mỹ thuật trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. - Chà, đề tài hay quá! Mắt Huyền lấp lánh niềm vui và sự tự tin: - Tớ sẽ làm thật tốt, tớ muốn điểm cao nhất An ạ! - Tớ cổ vũ cậu! Ở trường cấp ba, những cô gái mặc áo bó chẽn, quần cạp ngắn hay những anh chàng đầu xanh đỏ, vuốt keo bóng mượt vẫn thường bị liệt vào danh sách bất hảo. Không biết từ đâu tất cả mọi người đều cho rằng những người như thế không thích học, chỉ thích chơi, không có khả năng tạo ra kì tích và thường chẳng được coi trọng trong một cuộc hội họp nào. Nhưng ở đây khác, ít nhất là có khác tới già nửa. Nghe cách họ trình bày, phản biện và lập luận cũng như đưa ra ý kiến của mình, tôi đồ rằng nếu thầy cô giáo cấp ba của mình đang có mặt ở đây sẽ phải đồng loạt há hốc miệng. Tôi khâm phục họ và thầm cảm thấy có lẽ mình đã đánh giá sai lệch, quá phiến diện về con người. Hình săm trổ mãnh xà chi chít có thể khiến một khuôn mặt con người trở nên dữ tợn hơn, những không thể làm thay đổi bản chất thực sự của họ. Tốt hơn hết hãy nói chuyện với họ mười phút, sẽ ra vấn đề ngay. Ở trường cấp ba, những cô gái mặc áo bó chẽn, quần cạp ngắn hay những anh chàng đầu xanh đỏ, vuốt keo bóng mượt vẫn thường bị liệt vào danh sách bất hảo. Không biết từ đâu tất cả mọi người đều cho rằng những người như thế không thích học, chỉ thích chơi, không có khả năng tạo ra kì tích và thường chẳng được coi trọng trong một cuộc hội họp nào. Nhưng ở đây khác, ít nhất là có khác tới già nửa. Nghe cách họ trình bày, phản biện và lập luận cũng như đưa ra ý kiến của mình, tôi đồ rằng nếu thầy cô giáo cấp ba của mình đang có mặt ở đây sẽ phải đồng loạt há hốc miệng. Tôi khâm phục họ và thầm cảm thấy có lẽ mình đã đánh giá sai lệch, quá phiến diện về con người. Hình săm trổ mãnh xà chi chít có thể khiến một khuôn mặt con người trở nên dữ tợn hơn, những không thể làm thay đổi bản chất thực sự của họ. Tốt hơn hết hãy nói chuyện với họ mười phút, sẽ ra vấn đề ngay. Huyền bước lên giữa lớp với một khí thế ngút trời. Cách cầm giấy trong tay và ánh nhìn mạnh mẽ khiến cậu trở nên nổi bật, thu hút mọi sự chú ý. Cũng phải thôi, người đạt điểm cao nhất sẽ được cộng tác với khoa thực hiện đề tài thật sự, chứ không chỉ nằm lại trên giấy nữa. Đây sẽ là điểm cộng khi ghi vào CV xin việc cuối năm ba. Bài thảo luận của Huyền nhắm đến chủ yếu vào yếu tố mỹ thuật. Kỹ càng đến độ tôi cảm tưởng mình đang tham gia buổi diễn thuyết của một họa sĩ nào đó đạt tới trình độ nhất định. Thầy giáo có hỏi thêm vài câu nữa, mọi thứ đều trơn tru và hợp lý, có vẻ thầy rất hài lòng và gương mặt Huyền tươi tỉnh hơn cả mặt trời. “Dĩ nhiên, về góc độ mỹ thuật đó là một bài thuyết trình tuyệt vời. Nhưng về góc độ truyền hình, em chưa nêu rõ các cảnh quay cần tập trung, hiệu quả cần phải đạt được… Tóm lại, tôi không nghĩ nó có tác dụng lớn cho lắm”. Nửa lớp bật cười, tôi lại thấy sửng sốt. Huyền sầm mặt bước xuống không tranh luận thêm câu gì. Cảm giác như cậu không còn hơi để thở nữa. Tôi quay sang nắm lấy cổ tay của cậu thật chặt thay ọi lời nói giờ trở nên quá vô ích, rồi bước lên giữa lớp. Tu Tub vỗ tay khích lệ, kèm một nụ cười tươi rói. Tuy tiếng vỗ tay không to lắm vì chiếc găng tay xanh đã cản bớt, nhưng cũng kéo theo được hiệu ứng đám đông uể oải vỗ theo. Bài thuyết trình của tôi ngắn gọn, chỉ chia làm ba phần: lý do chọn đề tài, dựng cảnh như thế nào và điểm nhấn ở đâu để tạo hiệu quả. Thầy trầm ngâm nhìn tôi một lúc lâu khi kết thúc, đoạn bật cười xoa đầu nói: “Em vẫn còn non lắm, nhưng đề tài rất cảm động!”. Dưới lớp một vài tiếng nói cất lên: “Có những thứ mắt thường thấy thì hay nhưng khi quay khó đạt như mong muốn!”… Tôi hơi hoang mang, lia mắt tìm những ánh nhìn quen thuộc làm chỗ dựa. Cúc chăm chú đọc bản thuyết trình mà không mảy may chú ý tới thế sự, Huyền lại mê mải tán dóc với cô gái ngồi bàn dưới. Chỉ có Tu Tub giơ ngón cái lên, gật gật đầu ngầm ý nói “Tuyệt lắm!”. “Không sao, chúng mình sẽ không bị điểm tệ đâu mà”, Huyền quay lại an ủi khi tôi vừa bước về chỗ ngồi. Xác định ngay từ đầu là bài nói có thể không được điểm cao, nhưng phải truyền đạt được cảm xúc thật ọi người. Xem chừng đã đổ bể hết cả. Cảm giác kinh khủng nhất đối với tôi lúc này, khi tay vẫn còn đang run lên khe khẽ, không phải vì hồi hộp mà vì thấy chơi vơi. Những lời nói có thể khiến người khác hạnh phúc đến tột đỉnh, nhưng cũng hoàn toàn dễ dàng kéo người ta ngã xuống hố sâu. Xử Nữ là người tưởng như bỏ ngoài tai tất cả xì xầm của người khác, nhưng chẳng phải. Họ thậm chí nghĩ nhiều hơn và còn cảm thấy bị tổn thương vô cùng. Thầy giáo nới lỏng cà vạt và đi trả bài. Lớp học mười lăm người im phăng phắc đón nhận kết quả. Một cậu bạn người Malaysia ngồi ở dãy đầu tiên bật ra một câu cảm thán có vẻ không được hài lòng bằng ngôn ngữ địa phương. Huyền bụm miệng cười, vẻ mặt tươi tỉnh nhìn điểm B+ đỏ chót trong bài. Dường như đây là điểm cao nhất lớp. - Cậu chưa có bài à? Sao lại thế nhỉ? Hay là thấp quá? – Huyền thúc vào mạng sườn hỏi. - Tớ không biết được. Tôi hơi hoang mang quay người khi đi khắp nơi. Ai cũng đã cầm bài của mình trên tay. Người chau mày, kẻ hớn hở, không khí ồn ào hẳn lên vì sự ganh tị, ngưỡng mộ và trao đổi. Huyền liên tục nhận được những cái nhìn đầy thiện cảm của bạn bè xung quanh. Cô gái sướng đến nỗi khuôn miệng tươi cười không khép nổi, trái ngược hẳn tình trạng tưởng thảm bại lúc nãy bước xuống chỗ ngồi. Thầy giáo quay lưng về bàn, xấp giấy trên tay đã hết veo từ lúc nào. - Mấy điểm? – Tu Tub đứng lên hỏi tôi.- Mấy điểm? – Tu Tub đứng lên hỏi tôi. Tôi nhún vai lắc đầu, giơ hai tay lên lắc lắc. - Thưa thầy, bạn An chưa có bài! – Tu Tub hỏi ngay khi mặt tôi xịu xuống vì lo. - Bài này tôi cho điểm B. Thầy giáo quay về bàn lấy bài của tôi và giơ lên. Con điểm đỏ chót, ngay ngắn và rất to ở phần lề trái như rất hân hoan với vị trí của nó. Tôi ngỡ ngàng, thấy tay mình run hơn cả lúc này và mắt bắt đầu hơi cay cay. Chỉ là một điểm B rất thường, sao thầy lại phải giữ tới tận cuối giờ? Có phải nhiều chỗ nực cười đến mức cần phải thảo luận thêm không? Vài tiếng nói lao xao bên dãy Tu Tub ngồi vọng tới: “Ôi, thế mà tưởng điểm A”, “Bằng mình”… “Đôi khi các bạn không biết rằng văn hóa thể hiện ở ngay trong những điều bình dị nhất của cuộc sống. Truyền hình thực tế đòi hỏi tính chân thực, nhưng luôn có chỗ cho nghệ thuật lên ngôi. Và nghệ thuật trong đề tài của An nằm ở chỗ biết hòa mình vào cuộc sống của một bộ phận có lẽ ít khi biết tới truyền hình. Bố cục rõ ràng, tập trung vào các cảnh quay cần đạt được, tính nhân văn sâu sắc. Nhưng vẫn còn non về tay nghề. Như tôi đã nói, người đạt điểm cao nhất sẽ được cộng tác với khoa thực hiện đề tài. Tuy nhiên, sau khi xem xét kĩ càng, tôi quyết định chọn bài của An để làm việc. Đây là điều mà chúng tôi đã tìm kiếm bấy lâu. Các bạn có thể ra về được rồi.”. Tu Tub vỗ tay ngợi khen, nháy mắt với tôi như cậu mới chính là người được điểm tốt. Một vài người rồi cả lớp cùng đồng loạt chúc mừng. Tôi quay sang Huyền ngại ngần che giấu hạnh phúc. Cô bạn nhoẻn miệng cười, tay cầm chặt tờ A4 vỗ vỗ khích lệ. Điểm B+ bị che đi gần hết. Công sức của cô ấy, số điểm cao đáng mơ ước ấy cuối cùng cũng như bao người khác, nhường chỗ lại cho đề tài của tôi. Hơi ái ngại nhìn Huyền khoác túi xách ra khỏi cửa, tôi thấy mình vừa vui, vừa tiếc. Đọc tiếp Găng tay xanh – phần 13
Bạn có thể dùng phím mũi tên
hoặc WASD để
lùi/sang chương